What's new

[Tổng hợp] Từ Yên Tử đến Yên Phụ

Phân vân khi viết topic này, vì tớ vốn định viết về một vùng đất rộng lớn hơn cái Yên Tử.

Định topic về Trấn Hải Đông, cho đủ bộ Tứ Chính Trấn của Thăng Long xưa: Trấn Kinh Bắc, Trấn Sơn Tây, Trần Sơn Nam, Trấn Hải Đông. 3 Trấn kia đều đã có topic cả rồi. Chỉ sợ cái tên trấn Hải Đông xa lạ với mọi người quá.

Hoặc là định viết về cả Yên Tử - Yên Phụ với dấu tích nhà Trần, vì nhiều người nói đến nhà Trần là chỉ nghĩ đến Nam Định là hoàn toàn sai lầm. Với nhà Trần thì đất An Sinh - Đông Triều và Hưng Hà - Thái Bình có lẽ còn quan trọng hơn đất Nam Định.

Nhưng thôi cứ từ từ đã, viết đến đâu hay đến đó.

Còn cứ bắt đầu từ Yên Tử.
 
Đọc topic này, thấy nhớ nhà quá. Hatde ở cách chân Yên Tử khoảng 10 km, năm nào cũng đi, như đã thành thói quen ăn vào máu thịt. Thick nhất chui vào Bán Thiên Tự uống nước trời. Hồi còn ở nhà, mùa hè vẫn thường vào chùa Lân giúp các sư quét dọn và nấu cơm. Bây giờ cuộc sống xô bồ quá, thỉnh thoảng muốn vượt quãng đường hơn trăm cây về với cảm giác thanh tịnh nơi cõi Phật niết bàn (hông phải đi tu). Nhớ bữa ăn chay ngày Phật đản, không biết bao giờ có lần thứ hai.
 
Trước đây đọc topic này, Mèo thấy có một bài nói là ở Yên Tử có linh khí nên leo núi ở Yên Tử không thấy mỏi mệt và ít có tai nạn; Mèo chỉ cười, cho là chuyện không tưởng. Cuối tháng 5 rồi Mèo đi Yên Tử, khi đứng ở An Kỳ Sinh nhìn chùa Đồng chót vót trên đỉnh núi, Mèo đã thấy nản. Sao mà không nản khi Mèo có vấn đề về thần kinh tim, chỉ cần leo bộ 2 tầng lầu đã thở dốc rồi. Nhà Mèo đi 4 người thì chị họ và em út Mèo xác định là không leo tiếp vì đau khớp gối; em kế Mèo thì rất phấn khích, nhất định đòi leo. Mèo buộc lòng phải đi theo, dù lòng nghĩ là "Không biết giữa chừng lên cơn mệt thì làm sao xuống được".

Điều Mèo không ngờ là Mèo đã leo thẳng một mạch lên chùa Đồng, hoàn toàn nhanh nhẹn và mạnh khoẻ, gần như không phải dừng lại nghỉ lấy sức, hơi thở và nhjp tim cũng bình thường (Mèo leo lên bằng con đường tự nhiên bên cánh trái). Sau đó 2 chị em xuống núi bằng con đường bậc thang bên cánh phải nhanh như sóc. Tối đó ở Hạ Long, bạn Mèo mời đi ăn tối, 4 người xoay vòng uống hết 2 chai Vokka, thường ngày chỉ vài ly là thấy biêng biêng rồi nhưng hôm đó Mèo tỉnh như ruồi, không say tẹo nào cả.

Hôm đó rõ ràng cảm giác trong người Mèo rất khác lạ, không giống như mọi ngày. Có lẽ câu chuyện ở núi Yên Tử có linh khí là có thật.
 
mình leo Yên Tử có nhiều đoạn không phải là "leo" mà là "bò" ý.
Hihi, không ngộ được cái linh khí này của Yên Tử. :D
vì sau đó đi Phanxipang còn ít mệt hơn YT, có lẽ vì ở Yên tử phải leo bậc thang nhiều, chùng chân lắm. trong khi leo Phan thì đường núi tự nhiên, nên đi dễ chịu hơn/
 
Vậy là tôi có may mắn đến được với chùa Ngoạ Vân khi chùa vẫn còn yên ả.

Ngày xưa vua Trần sang am Ngoạ Vân bằng cách từ chùa Hoa Yên vượt núi sang đây. Còn ngày nay người ta đi theo con đường từ dưới chân núi lên, gần hơn.

Đường này từ phía sau khu lăng mộ An Sinh, vòng qua bên cạnh đập nước tạo thành hồ nhân tạo, tiến sâu vào núi. Không phải ai cũng biết đường, nên có thể bị lạc.

38078736.jpg

Từ chân núi, nơi có đền Trình, phải trèo lên một con dốc gọi là dốc Voi, băng ngang rừng thông. Mùa có mưa thì con đường này gần như vô vọng.

38078744.jpg
 
Năm trước leo Yên Tử, rất may mắn được ngắm bình minh trên An Kỳ Sinh cùng với một người bạn. Đấy là kỷ niệm vô cùng đẹp trong những chuyến đi của tôi. Khi đó mới là 5h30 sáng, 2 đứa chúng tôi tập thể dục sáng từ AKS lên Chùa Đồng. Thật là đẹp! Mây ngập trời, theo ánh nắng dập dìu trườn lên đỉnh núi. Từ đỉnh núi có thể nhìn khắp bốn bề xung quanh, một màu xanh rợn ngợp trước mắt. 6 giờ thì cáp treo bắt đầu hoạt động, lúc đó mới có người lên núi.

Đoàn nào leo Yên Tử, có thể liên hệ ăn nghỉ với tiểu đội lính thông tin Yên Tử ở chân núi. Ăn ở tại đó rẻ, và ko sợ bị chặt chém như mấy nhà nghỉ bên ngoài.
 
Vượt qua dốc Voi, qua mấy quả đồi khá dốc, với những khối đá dựng lô nhô, có một ngôi quán nằm chơ vơ trên đỉnh một con dốc. Ở đó có một chiếc quán nhỏ, là nơi dừng chân của bất cứ ai muốn vào Ngoạ Vân theo lối này. Chiếc quán nằm nép dưới một tảng đá lớn, còn bốn phía gió thổi lồng lộng suốt đêm ngày không nghỉ, nên người qua đường hay gọi đùa là Quán Gió.

Lại bỏ Quán Gió sau lưng, tiếp tục theo con dốc nữa leo lên, là đến khu rừng trúc.

Đường đi ngang lưng núi, xuyên qua những rặng trúc mọc khá dày, xanh tốt rậm rạp, lá rụng đầy đường. Dọc đường này người dân nói còn có thể gặp gà rừng, lợn rừng nữa. Chỉ mong chúng đừng để bị bắt và... bỏ vào nồi.

38079115.jpg

Qua rừng trúc, sẽ đến khu rừng già, với lối đi gập ghềnh đá, khó đi hơn nhưng cũng thú vị hơn

38079123.jpg
 
Cuối cùng, con đường dẫn đến một cầu thang đá, mà trên đỉnh là chùa Ngoạ Vân, chốn linh thiêng vốn bị lãng quên khoảng năm mươi năm.

38130362.jpg
 
Anh Chitto có thể chỉ rõ đường hơn được không! Đi từ chân núi lên am Ngọa Vân, mất bao nhiêu thời gian(trung bình, như a đã đi) và lúc đi có thể hỏi thăm đường ko a?

Thanks a!
 
Anh Chitto có thể chỉ rõ đường hơn được không! Đi từ chân núi lên am Ngọa Vân, mất bao nhiêu thời gian(trung bình, như a đã đi) và lúc đi có thể hỏi thăm đường ko a?

Con đường mòn do người dân đi nhiều mà thành, không có trên bản đồ. Nếu đi từ ngoài thị trấn Đông Triều, bạn hỏi khu đền An Sinh. Từ đền An Sinh đi vòng ra phía sau, đường đi qua khu lăng vua Trần, hỏi đường vào đập Bình Khê.

Gặp đập nước thì đi lên mặt đập, sang bên trái, đi đường cạnh hồ, hỏi lối vào Ngoạ Vân, (nếu ngày Rằm, mùng Một thì sẽ có người). Đến được cái am gọi là đền Trình ở chân núi, gửi xe ở đó rồi leo tiếp. Con đường cũng có nhiều lối rẽ, nên nếu không biết có thể sẽ lạc. Vì tôi đi cùng một người dân ở đó, đi chậm hơn tôi một chút, thì từ chỗ gửi xe, kể cả hai lần nghỉ, mất khoảng hơn 2 - 3 giờ mới lên đến chùa. Lúc xuống nhanh hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,670
Bài viết
1,171,114
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top