What's new

V/v xác định Cực Đông của Việt Nam

(Vì có nhiều người hỏi thăm thông tin đi cực đông nên quỷ pót lại bài hướng dẫn. Mong nó sẽ góp phần nhỏ cho bạn đặt chân đến cực đông tổ quốc)

Chào các bạn,
Việt Nam có 4 cực 1 đỉnh, đó đều là những nơi mà dân ham mê du lịch đều mong được chinh phục và khám phá.
Theo định nghĩa, Cực của Quốc gia là phần đất liền xa nhất về 4 hướng. Vậy về mặt địa lý mỗi quốc gia đều có 4 cực: Đông, tây, nam.bắc.
Theo xác nhận của nhà nước Việt Nam:
- Cực bắc: là cột cờ Lũng Cú - thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Nhưng thực tế điểm cực bắc cách cột cờ khoảng 1.7km đường chim bay về hướng bắc, theo thông tin của anh Dũng báo Tuổi Trẻ. Có chứng cứ minh họa)
- Cực tây: là Mốc 0 A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Nơi con gà gáy một tiếng 3 nước cùng nghe.
-Cực Nam: Mũi Cà Mau thuộc Vườn Quốc gia Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. (Nhưng không phải cái cột mốc nhà nước xây có ghi vị trí tọa độ đâu nhé)
- Cực đông: là Mũi Đôi, thuộc Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa.

Trong bài viết này mình muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm đi cực đông bằng đường bộ, có nhiều lý do để bạn nên đi bằng đường bộ.
Bạn cho mình hỏi bạn dựa trên cơ sở nào mà nói Cực Đông là Mũi Đôi, thuộc Khánh Hoà. Đừng bao giờ nói câu khẳng định khi mà chưa có gì chắc chắn nhé làm ảnh hưởng đến các bạn đi sau.
Tất cả các cực đều có mốc quốc gia. Cực Bắc có Cột cờ Lũng Cú, Cực Tây là Mốc 0 Apachải , Cực Nam là mốc toạ độ QG. Tất cả các cực này chỉ duy nhất có Cực Tây Apachai là Cực có điểm đặt chính xác nhất, còn lại Cực Bắc và Cực Nam còn cách 1 đoạn khá xa. Nhưng tất cả những điểm này vẫn coi là cực vì đó là điểm có mốc Quốc Gia.
Riêng cực Đông thì rất nhiều tranh cãi từ trước đến giờ mà chưa có hồi phân xử. Hai địa điểm hiện nay đang tranh cãi đâu là cực đông VN đó là Mũi Đôi và Mũi Điện.
Mấy năm về trước tôi có đi Cực Đông và cũng tìm hiểu rồi quyết định nên đi Mũi Điện. Ở Mũi Điện có Hải Đăng là mốc, hải đăng này mới được xây dựng lại trên nền Hải Đăng cũ từ thời Pháp ==> Người Pháp cũng công nhận điểm toạ độ quan trọng này.
Mũi điện là 1 doi đất nằm trên đất liền và khi bị thuỷ triều ngập nước thì nó đứng độc lập như 1 hòn đảo ==> tôi ko chọn Mũi Đôi là Cực Đông.
Ngày trước tôi nhớ có mấy bạn báo tuổi trẻ chấm GPS và có viết trên báo là Mũi Đôi nhô ra so với Mũi Điện là 00001’46”. Nhưng trong bài Báo không thấy nói họ dùng hệ toạ độ gì để so sánh. Đại đa số GPS đều dùng hệ WGS84 nhưng nếu dùng đo đạc địa chính và xây dựng thì phải dùng hệ VN2000. 2 hệ toạ độ này có độ sai số tương đối và nếu muốn chính xác 100% thì phải chuyển từ WGS84 về VN2000. Cả tác giả và người dùng GPS lúc đó ko hiểu và ko làm được điều này.
Ngoài ra chưa ai tính đến Trái đất quay nghiêng 1 góc 23,5 độ thì thằng nào sẽ nhô ra biển hơn.
Tôi viết bài này không phải là để phân tích đâu là Cực Đông của VN mà để các bạn nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Còn bạn nào nói Cực Đông là nơi đón ánh nắng đầu tiên ở VN thì sai hoàn toàn, nơi đó là đảo Tiên Nữ thuộc QD Trường Sa. Nếu tôi có gì sai xót mong được chỉ giáo.
 
Đến giờ tôi có ý kiến của tôi:


(3) Ý kiến cho rằng Mũi Đôi bị tách ra khi thủy triều lên cũng chỉ là một "ý kiến", chưa có bằng chứng nào (ảnh chụp chẳng hạn) xác nhận điều đó. Đã bạn nào ở đây có ảnh chụp đó chưa ? Từ xưa đến nay tôi chưa thấy ảnh nào minh chứng, do đó tôi nghi ngờ đó là luận điểm bịa.

Em nhìn bức ảnh chụp từ google thấy cái vùng khoanh nó ko có màu xanh của cỏ, vậy thì cũng có thể nó bị ngập nước lắm chứ. Do vậy chưa ai kiểm chứng thì cũng ko nên nghi ngờ nó là luận điểm bịa.
Bên cạnh đó, kể cả có lúc nào đó (trong ngày hoặc trong năm) phần đất nối bị ngập dưới nước, thì nó vẫn là một phần lãnh thổ. Ý kiến cho rằng bị tách khi triều lên nên Mũi Đôi thành đảo lại cũng chỉ là một ý kiến không đúng. Các luật địa lý công nhận phần đất không bị ngập trong toàn bộ thời gian trong ngày là lãnh thổ, và do đó kể cả bị ngập một phần trong ngày thì Mũi Đôi vẫn là lãnh thổ nối liền.
Cái luật địa lý này em chưa được đọc và cũng chưa biết đọc ở đâu nhưng em có xem cái này:
http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/thuatnguphapluatquocte-nd-9c852118.aspx
"Bãi cạn lúc chìm lúc nổi: Vùng đất nhô cao tự nhiên có nước biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì ngấn nước thủy triều thấp nhất ở trên bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải".
Đọc cái này nhưng cũng chưa hiểu lắm, ai biết chỉ giáo dùm.

Lưu ý là từ hàng trăm năm nay rồi khái niệm Đông Tây trong địa lý không còn tính theo Mặt Trời nữa. Trái đất nghiêng thì ảnh hưởng đến vị trí và thời gian Mặt Trời mọc và lặn. Tại một điểm cố định trên mặt đất, vị trí Mặt trời và tia nắng đầu tiên mỗi ngày đều thay đổi. Do đó lấy tia nắng đầu tiên để xác định vị trí địa lý là điều trong khoa học không ai làm cả. Lấy cớ nhìn thấy tia nắng trước để nói là Cực Đông chỉ là ý kiến cá nhân, không có cơ sở khoa học và cũng không đơn vị khoa học nào công nhận.
Có tài liệu nào về cái này ko anh? Anh share cho mọi người cùng đọc.

Như mình đã nói mình muốn mọi người nhìn vấn đề khách quan hơn, người viết bài chia sẻ có 1 cách nhìn nhận khách quan hơn để mọi nguời hiểu thêm được vấn đề. Mong mọi người hiểu.
 
Cảm ơn bạn Zorbagm,
bài về vấn đề này đã được đăng trên báo từ cách đây hơn 2 năm 2 tháng 20 ngày với cái tựa "Đi đường bộ đến ... cực đông"






{[Hãy leo lên ngọn hải đăng cao 110m so với mực nước biển ở Đại Lãnh (Mũi Điện) lúc 5g15 phút để đón ánh nắng đầu tiên. Rồi tiếp tục ngâm mình xuống biển ở Mũi Đôi để đón những đợt sóng vỗ đầu tiên từ biển Đông. Tôi hạnh phúc đã đến được 2 điểm đó, và tôi muốn chia sẻ hạnh phúc đó với mọi người. Hãy đi, đến và cảm nhận đi các bạn ơi. }]
 
Last edited:
Cái luật địa lý này em chưa được đọc và cũng chưa biết đọc ở đâu nhưng em có xem cái này:
http://biengioilanhtho.gov.vn/vie/thuatnguphapluatquocte-nd-9c852118.aspx
"Bãi cạn lúc chìm lúc nổi: Vùng đất nhô cao tự nhiên có nước biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải thì ngấn nước thủy triều thấp nhất ở trên bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải".
Đọc cái này nhưng cũng chưa hiểu lắm, ai biết chỉ giáo dùm.

Em hiểu nôm na là "khi thủy triều xuống THẤP NHẤT thì mới là lúc xác định các khái niệm về đường cơ bản, bờ biển, ... Cho nên nói "khi biển lên thì Mũi Đôi [được cho là] trở thành hòn đảo riêng biệt." Là không hề vững về luận lý lẫn pháp lý. Khoản 1 Điều 4 luật Biên giới quốc gia có nói về lúc thủy triều xuống thấp nhất này.

Riêng về hệ tọa độ VN2000 và WGS84 thì đồng ý với anh Chinhs về "VN2000 chính xác hơn" nhưng chỉ ở những chỗ có khái niệm "DIỆN TÍCH, KHOẢNG CÁCH". Còn đây là vị trí của từng điểm riêng lẽ. Tức là nếu anh chuyển thì khoảng cách của 2 mục tiêu có thể thay đổi, nhưng KHÔNG BAO GIỜ bên này sẽ nhảy qua bên kia (và 2 mục tiêu này cũng gần nhau về vĩ độ nên sai lệch kinh độ cũng sẽ gần như tương đượng). Mặt khác, khoảng cách 500 mét (theo bào của bác "4cuc1dinh") thì quá lớn để có thể nghi ngờ. Ở đó rất gần với những cảng biển, nên các máy GPS như 60CSx hay ngay cả Etrex serie sẽ có thêm được DGPS, nâng độ chính xác công bố < 10 mét. Nếu không là DGPS thì sai số công bố < 15 mét. Cho là sai số máy, con người sai, thời tiết yếu kém, ... thì sai số < 100 mét. Nếu thời tiết quá kém thì máy rớt tín hiếu, không sai số > 100 mét được đâu :D

Nhưng anh cần chuyển, thì cũng nên làm cho bài thêm thông tin:

1 0001 125351.34 1092739.50 0 (Mũi Đôi)
2 0002 123854.41 1092741.81 0 (Mũi Điện)

Chuyển thành

Index Name ID B L H
01 1 0001 12 53 55.0664 109 27 33.0292 -1.736
02 2 0002 12 38 58.1363 109 27 35.3455 -2.236

The result above is calculated by
GeoTools - CoordTrans - Version 1.2

Còn vụ trái đất nghiêng thì thú thật là ... chịu. Bởi vì tất cả cái chúng ta nói: bao gồm hệ thống GPS, trái đất, biển, đất liền, con người .... đều nằm trong 1 hệ kín. Thật tình ... không rõ lắm ý này.
 
Em nhìn bức ảnh chụp từ google thấy cái vùng khoanh nó ko có màu xanh của cỏ, vậy thì cũng có thể nó bị ngập nước lắm chứ. Do vậy chưa ai kiểm chứng thì cũng ko nên nghi ngờ nó là luận điểm bịa.

Bạn chỉ "nghe nói" nó có thể bị ngập mà đã nghĩ (như ở các bài trước) rằng nó bị tách thành đảo khi thủy triều lên, thì tôi cũng có quyền nghi ngờ chứ !

Có tài liệu nào về cái này ko anh? Anh share cho mọi người cùng đọc.
- Bạn search "Hệ tọa độ địa lý", latitude, longitude, geographic system coordinate là có rất nhiều
- Sách dễ đọc nhất là bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao", quyển Địa lý và Thiên Văn
- Sách giáo khoa Địa lý học sinh, phần Thiên văn cũng đã được đưa vào Vật lý lớp 12.
- Từ điển Thiên văn học
- Trang mạng, diễn đàn http://thienvanhoc.org/haac/

Có thể lấy ví dụ đơn giản để nói về việc lấy "tia nắng đầu tiên" là bất hợp lý như sau:
- Nếu xét mũi đất phía Bắc của Nauy, thì suốt nửa năm mùa hè, Mặt Trời không hề lặn, luôn xuất hiện trên đường chân trời; còn vào mùa đông thì Mặt Trời không xuất hiện. Vậy tính "tia nắng đầu tiên" là vào bao giờ?
- Nếu so sánh mũi đất trên với Cairo mà xét "tia nắng đầu tiên" xuất hiện trước ở đâu để căn cứ thì ra cái gì? Cairo thì ngày nào cũng có Mặt trời mọc và lặn cơ mà?
- Thế thì chả nhẽ không nói được Cairo và mũi đất, nơi nào xa về phía Đông hơn à ?
=> Thực tế không ai dùng sự xuất hiện và vị trí của Mặt Trời, mà dùng Kinh độ, là đường nối hai cực Địa lý của Trái Đất.

Chỉ đơn giản thế cũng thấy lấy tiêu chí "tia nắng đầu tiên" là vô nghĩa.

Ngoài ra còn nhiều kiến thức về Thiên văn, Địa lý nữa, kể cả chuyện trục Trái đất nghiêng, và Trục đất đảo (chu kỳ tuế sai), nhưng viết ra ở đây chỉ e lạc đề mất.
 
Em nhìn bức ảnh chụp từ google thấy cái vùng khoanh nó ko có màu xanh của cỏ, vậy thì cũng có thể nó bị ngập nước lắm chứ. Do vậy chưa ai kiểm chứng thì cũng ko nên nghi ngờ nó là luận điểm bịa.

Chào bạn, tôi thấy bạn hay dùng từ "có thể" để chứng minh người khác sai, mà bản thân mình thì chưa đến đó chứng kiến tận mắt. Vậy nên tôi cho đăng hai bức ảnh và lập luận để mọi người có thể tự mình hiểu cái nào đúng cái nào sai.


attachment.php


Đây là bản đồ vệ tinh chụp Mũi Đôi, mũi tên đỏ là vị trí bạn cho là có thể bị thủy triều !?


attachment.php


Bức ảnh này do tôi chụp và vị trí mũi tên đỏ nằm ngay chỗ bạn nói là thủy triều sẽ lên. Theo GPS của tôi còn lưu lại khu vực bạn cho là trũng nhất có độ cao từ 9,5- 14m. Với độ cao này, chỉ có sóng sóng thần ở Fukushima (cao 10m- Nhật Bản bị động đất 9,0 độ richter vào ngày 11-3-2011) mới phủ hết khu vực đó thôi, thủy triều thì chắc bó tay rồi !
Lý do trên bản đồ vệ tinh nó không có màu xanh - xin thưa đó là đá & đất cát thì làm sao cây mọc được trên đó mà có màu xanh.


"Hãy đi, đến và cảm nhận đi các bạn ơi !"
 
Last edited:
Em thấy các bác đổ nước thế là đã đủ.

P/S: em cũng đã đi đến cả 2 nơi này rồi.

Em thấy không phải đổ nước hay khoe hàng đâu anh. Mà em nghĩ các anh kia muốn chứng minh bằng lập luận khoa học và sự chính xác. Chứ không phải chứng tỏ điểm của mình đến là cực đông đâu ạ.
 
Theo em nghĩ, bác anhchinhs nên lên tiếng lới nói cuối cùng kết thúc cuộc tranh luận này đi (nếu thấy đúng). Còn nếu những lập luận kia sai thì mình tiếp tục trao đổi. Được không ạ. Em xin hết.
 
Tranh luận để mình và nhiều người biết thêm thì mình nghĩ nên tranh luận. Còn những ý kiến từ đầu mình đưa ra cũng đã nói ngay từ đầu là không phải là để xét ai đúng ai sai mà.


attachment.php


Bức ảnh này do tôi chụp và vị trí mũi tên đỏ nằm ngay chỗ bạn nói là thủy triều sẽ lên. Theo GPS của tôi còn lưu lại khu vực bạn cho là trũng nhất có độ cao từ 9,5- 14m. Với độ cao này, chỉ có sóng sóng thần ở Fukushima (cao 10m- Nhật Bản bị động đất 9,0 độ richter vào ngày 11-3-2011) mới phủ hết khu vực đó thôi, thủy triều thì chắc bó tay rồi !
Lý do trên bản đồ vệ tinh nó không có màu xanh - xin thưa đó là đá & đất cát thì làm sao cây mọc được trên đó mà có màu xanh.


"Hãy đi, đến và cảm nhận đi các bạn ơi !"

Nhìn bức ảnh này mà bạn nói chỗ trũng nhất có độ cao từ 9,5 - 14m????
Xin hỏi bạn 4cuc1dinh là cao độ của bạn đưa ra là GPS dùng hệ gì? cao độ đo được là 9,5m thì điểm 0 nó nằm ở đâu?
 
Anh anhchinhs, nếu anh có luận điểm khoa học nào vui lòng trình bày để mọi người, nhất là những người từng đến cực đông, từng tìm hiểu về cực đông được học hỏi. Khoa học không bao giờ từ chối tranh luận, tôi xin nhấn mạnh là tranh luận, chứ không phải cãi cùn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,677
Bài viết
1,171,177
Members
192,353
Latest member
inhopcartoni
Back
Top