What's new

V/v xác định Cực Đông của Việt Nam

(Vì có nhiều người hỏi thăm thông tin đi cực đông nên quỷ pót lại bài hướng dẫn. Mong nó sẽ góp phần nhỏ cho bạn đặt chân đến cực đông tổ quốc)

Chào các bạn,
Việt Nam có 4 cực 1 đỉnh, đó đều là những nơi mà dân ham mê du lịch đều mong được chinh phục và khám phá.
Theo định nghĩa, Cực của Quốc gia là phần đất liền xa nhất về 4 hướng. Vậy về mặt địa lý mỗi quốc gia đều có 4 cực: Đông, tây, nam.bắc.
Theo xác nhận của nhà nước Việt Nam:
- Cực bắc: là cột cờ Lũng Cú - thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Nhưng thực tế điểm cực bắc cách cột cờ khoảng 1.7km đường chim bay về hướng bắc, theo thông tin của anh Dũng báo Tuổi Trẻ. Có chứng cứ minh họa)
- Cực tây: là Mốc 0 A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Nơi con gà gáy một tiếng 3 nước cùng nghe.
-Cực Nam: Mũi Cà Mau thuộc Vườn Quốc gia Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. (Nhưng không phải cái cột mốc nhà nước xây có ghi vị trí tọa độ đâu nhé)
- Cực đông: là Mũi Đôi, thuộc Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa.

Trong bài viết này mình muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm đi cực đông bằng đường bộ, có nhiều lý do để bạn nên đi bằng đường bộ.
Bạn cho mình hỏi bạn dựa trên cơ sở nào mà nói Cực Đông là Mũi Đôi, thuộc Khánh Hoà. Đừng bao giờ nói câu khẳng định khi mà chưa có gì chắc chắn nhé làm ảnh hưởng đến các bạn đi sau.
Tất cả các cực đều có mốc quốc gia. Cực Bắc có Cột cờ Lũng Cú, Cực Tây là Mốc 0 Apachải , Cực Nam là mốc toạ độ QG. Tất cả các cực này chỉ duy nhất có Cực Tây Apachai là Cực có điểm đặt chính xác nhất, còn lại Cực Bắc và Cực Nam còn cách 1 đoạn khá xa. Nhưng tất cả những điểm này vẫn coi là cực vì đó là điểm có mốc Quốc Gia.
Riêng cực Đông thì rất nhiều tranh cãi từ trước đến giờ mà chưa có hồi phân xử. Hai địa điểm hiện nay đang tranh cãi đâu là cực đông VN đó là Mũi Đôi và Mũi Điện.
Mấy năm về trước tôi có đi Cực Đông và cũng tìm hiểu rồi quyết định nên đi Mũi Điện. Ở Mũi Điện có Hải Đăng là mốc, hải đăng này mới được xây dựng lại trên nền Hải Đăng cũ từ thời Pháp ==> Người Pháp cũng công nhận điểm toạ độ quan trọng này.
Mũi điện là 1 doi đất nằm trên đất liền và khi bị thuỷ triều ngập nước thì nó đứng độc lập như 1 hòn đảo ==> tôi ko chọn Mũi Đôi là Cực Đông.
Ngày trước tôi nhớ có mấy bạn báo tuổi trẻ chấm GPS và có viết trên báo là Mũi Đôi nhô ra so với Mũi Điện là 00001’46”. Nhưng trong bài Báo không thấy nói họ dùng hệ toạ độ gì để so sánh. Đại đa số GPS đều dùng hệ WGS84 nhưng nếu dùng đo đạc địa chính và xây dựng thì phải dùng hệ VN2000. 2 hệ toạ độ này có độ sai số tương đối và nếu muốn chính xác 100% thì phải chuyển từ WGS84 về VN2000. Cả tác giả và người dùng GPS lúc đó ko hiểu và ko làm được điều này.
Ngoài ra chưa ai tính đến Trái đất quay nghiêng 1 góc 23,5 độ thì thằng nào sẽ nhô ra biển hơn.
Tôi viết bài này không phải là để phân tích đâu là Cực Đông của VN mà để các bạn nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Còn bạn nào nói Cực Đông là nơi đón ánh nắng đầu tiên ở VN thì sai hoàn toàn, nơi đó là đảo Tiên Nữ thuộc QD Trường Sa. Nếu tôi có gì sai xót mong được chỉ giáo.
 
Khiếp có cái vụ này mà các bác nhà ta lại cãi ầm lên
Em thì cứ cái mũi Đôi mà oách
Nắng hay không nắng cái đó không quan trọng
Quan trọng: sa mạc cát, xuyên rừng, nhảy ghềnh đá ---> sướng

Cái gì đã đựợc khẳng định thì không nên đem ra tranh cãnh
Cứ đi rồi cảm nhận
Nhiều bác cứ cóc ngồi đáy giếng, giống y chang em hồi đó
Nãn
:LL
 
Last edited:
Hố hố, bạn cứ nêu lý thuyết thoải mái, mình chỉ đố ai đo đếm được thôi.

Tôi lý thuyết nhưng dựa trên lập luận toán học, còn bạn "chỉ đố ai đo đếm được thôi" thì "ai" cũng bó tay. (NO)


Lại giả sử tiếp là nếu ở Nha Trang mà xây cái tháp cao 300m thì đứng trên tháp sẽ là nơi nhìn thấy tia nắng đầu tiên luôn á.

Độ cao đỉnh hải đăng chỉ 110m, thì so với cái tháp cao 300m sẽ xây của bạn ở bờ biển Nha Trang nhưng phần thụt vào trong của kinh độ là 00 độ 26'47" rất lớn so với phần doi ra của Mũi Đôi chỉ 00 độ 01'46" thì tôi nghĩ bạn phải xây cái tháp cao lên rất nhiều nữa.

thân mến!


"Hãy đi, đến, nghe và cảm nhận đi các bạn ơi"
 
Tôi lý thuyết nhưng dựa trên lập luận toán học, còn bạn "chỉ đố ai đo đếm được thôi" thì "ai" cũng bó tay. (NO)

Uh, mình thì chả thông thạo về mấy cái món kinh vĩ độ này. Nếu bạn nắm lý thuyết và lập luận toán học thì tính hộ xem giả sử như có trường hợp đo đếm được tia sáng đầu tiên thì ở Mũi Đôi và Mũi điện chênh nhau là bao nhiêu nhé (tính bằng phút hay tính bằng giây hay phần trăm giây :D) , vì thấy nhiều bạn cứ đưa ra câu nói nhìn thấy tia sáng đầu tiên như 1 thứ bùa chú ý, mặc dù mình chả nghĩ là các bạn ý hiểu nó là như thế nào.

Độ cao đỉnh hải đăng chỉ 110m, thì so với cái tháp cao 300m sẽ xây của bạn ở bờ biển Nha Trang nhưng phần thụt vào trong của kinh độ là 00 độ 26'47" rất lớn so với phần doi ra của Mũi Đôi chỉ 00 độ 01'46" thì tôi nghĩ bạn phải xây cái tháp cao lên rất nhiều nữa.

Chẹp, nói ví dụ là thế để thấy rằng cái lý thuyết lấy nơi nhìn thấy tia nắng đầu tiên để làm nơi xác định điểm cực Đông là nó cực kì buồn cười, có thế thôi. Mình không có kiến thức về mấy thứ đấy, số liệu chính xác cũng chả biết nên có tính toán gì cũng chịu. Bạn có công thức rồi số liệu GPS thế thì làm thử cái tính toán xem sao nào.

(Ở đây đều là nói chuyện lý thuyết chứ chả có tính thực tiễn đâu :D, thực tiễn thì còn nhiều điều tác động lắm, ví dụ như trời quang mây hay nhiều mây chẳng hạn :D)
 
Tranh luận là tốt nhưng dẫn đến tranh cãi thì để làm gì?
- Phân định thắng bại? Cả hai thằng đều thua tao :D
- Xác định chính xác cực đông là điểm nào để nghiên cứu khoa học hay viết sách giáo khoa?
- Để đi chơi cho nó sướng cái đời? Đâu chả thế, cứ chơi là sướng
Hé hé... Thế là mình cũng ngứa mồm mà tham gia vào rồi, mình thật rỗi hơi :D
 
Thảo luận (chứ không phải tranh luận) có nhiều bài viết để mở mang kiến thức đấy chứ, như các bài viết với nghiên cứu đầy đủ của Chitto, trantin84 hay 4 cuc1dinh, còn kiến thức đấy có người thấy cần thiết và tốt cho mình, có người thì thấy nó vô vị và chả để làm cái gì (như 3 cái gạch đầu dòng của bạn Last đưa ra chẳng hạn).

Còn những bài viết như của bạn Last Walkman, bạn anhchinhs hay của mình thì không đáng gọi là thảo luận, và đương nhiên là trong 1 góc độ nào đấy chả có ý nghĩa gì hết, chỉ là tán nhảm cho vui thôi.
 
Uh, mình thì chả thông thạo về mấy cái món kinh vĩ độ này. Nếu bạn nắm lý thuyết và lập luận toán học thì tính hộ xem giả sử như có trường hợp đo đếm được tia sáng đầu tiên thì ở Mũi Đôi và Mũi điện chênh nhau là bao nhiêu nhé (tính bằng phút hay tính bằng giây hay phần trăm giây :D)

Xin chào, tôi cũng như các bạn cũng là một ngươi mê du lịch bụi, mê khám phá, thích tìm hiểu nhưng cái mới, học hỏi những gì mình chưa biết. Nếu bạn cần sự chính xác gì gì đó thì có lẽ bạn nên liên hệ g/s toán học Ngô Bảo Châu. Riêng tôi chỉ có thể lập luận và chứng minh bằng những điều đã nói ở trên, bạn có muốn xem hay đọc qua thì tôi cũng không dám ép.



(Ở đây đều là nói chuyện lý thuyết chứ chả có tính thực tiễn đâu :D, thực tiễn thì còn nhiều điều tác động lắm, ví dụ như trời quang mây hay nhiều mây chẳng hạn :D)

Trời nhiều mây hay có bão thì chúng ta ở nhà chơi thôi(beer), ra đó làm gì.




"Hãy đi, đến, nghe và cảm nhận đi các bạn ơi"
 
Nếu bạn cần sự chính xác gì gì đó thì có lẽ bạn nên liên hệ g/s toán học Ngô Bảo Châu.

Bạn ơi, GS Ngô Bảo Châu cũng không tính được cái này đâu, vì đây không phải chỉ là Toán học. Nó thuộc về Thiên văn học và áp dụng các công thức của Thiên văn.

Trước đây khi còn chơi nihều với hội Thiên văn, tôi cũng có cài phần mềm xác định được chính xác thời điểm mặt trời mọc tại từng điểm trên mặt địa cầu theo từng ngày (cái này thay đổi liên tục à nha). Tuy nhiên lâu rồi không dùng, và cũng không nhớ phần mềm đó có tính theo cao độ nữa không. Nhân topic này, tôi cũng đã sang diễn đàn Thiên văn và nhờ các bạn trẻ chuyên nghiên cứu ở đó tính hộ và lấy mốc là ngày Hạ Chí, là ngày có thời gian Mặt Trời "lộ diện" dài nhất trong năm với Bán cầu Bắc. Vì post bài hôm qua nên các bạn ấy chưa có đáp án, nhưng tôi hi vọng là sẽ có sớm. Tôi tạm lấy tọa độ mà bạn 4cuc1dinh cung cấp để làm tọa độ tính toán.
 
Đàng nào thì cũng lạc đề đi rồi, tôi tán phét tí về chuyện lấy cái gì làm mốc xác định.

Xa xưa lắm lắm thì người ta có lấy Mặt Trời để xác định, và hướng mà Mặt trời mọc được coi là hướng thiêng liêng. Tuy nhiên, ngay từ vài nghìn năm trước CN thì các nền văn minh lớn đã thấy rằng Mặt Trời té ra cũng không chịu mọc từ cùng một hướng, mà cũng chạy lung tung trên đường chân trời vào mỗi buổi sáng (cái này do trục Trái Đất nghiêng).

Thế cho nên thời gian Mặt trời mọc, vị trí Mặt Trời mọc mỗi ngày mỗi khác, và sau 1 năm mới lặp lại, cùng với chu kỳ thời tiết. Rồi thế thì khái niệm "đứng bóng" cũng lung tung tuốt. Có nơi và có ngày thì bóng một cái cọc cắm thẳng đứng (lấy dây dọi làm chuẩn) sẽ đúng ở chân cọc, nhưng ngay cả một điểm thì cũng chỉ có 1 ngày chính xác thế thôi, và có khu vực không bao giờ "đứng bóng" cả.

Đền Karnar (hay Luxor - không nhớ) ở Ai Cập được xây từ nghìn năm trước CN đã được tính toán sao cho trong 1 năm, vào đúng ngày Hạ Chí, là tia nắng mặt trời đầu tiên sẽ xuyên được qua suốt 4 tầng cửa vào đến căn phòng cuối cùng. Chỉ cần ngày hôm sau, khi Mặt Trời mọc dịch sang một chút, là không xảy ra hiện tượng đó nữa. Điều đó chứng tỏ họ đã biết sự dịch chuyển của Mặt Trời từ lâu rồi.

Cũng vì thế, các nền văn minh lớn đã xác định phương hướng không dựa trên Mặt Trời, mà dựa trên các Vì sao. Các vì sao sẽ luôn mọc tại cùng vị trí trên đường chân trời. Và khái niệm Cực Bắc, được xác định là vị trí mà cả bầu trời sao quay quanh đó. Do vậy từ khi biết Trái Đất hình cầu, các nhà hàng hải đã tự xác định điểm Cực Bắc địa lý trên bản đồ - dù họ chưa bao giờ đến được đó.

Lưu ý ở đây sao (star) là các ngôi sao thực sự như Polaris, Canis Major, chứ không phải hành tinh (planet) mà ta cũng hay gọi là Sao (viết hoa) như Sao Hỏa, Sao Kim nhé.

So với Mặt Trời thì các vì sao không chỉ không "chạy lung tung" mà còn rất tiện vì nó chỉ là một điểm nhỏ, rất dễ tính góc, tọa độ, di chuyển. Trong khi đó Mặt Trời là một vật thể to trên bầu trời, tính từ đâu, tâm, hay rìa Mặt Trời ?


Với người làm lịch và thiên văn, khí tượng thì phải dùng cả Sao, Trời, Trăng rồi...
 
Nhiều bài giá trị thât, nhưng đọc xong hơi bị tẩu hỏa nhập ma :D

Cá x em nghĩ đơn giản, cái từ "tia nắng đầu tiên" chỉ là một câu văn chương mang tính ước lệ, thổi tí cảm xúc vào bài báo nào đó, mà hixhixx em cũng có tí nghi ngờ là khéo chính em là đứa đã góp phần khiến nhiều người tưởng Hải Đăng Mũi Điện là cực đông bằng - từ một vài bài báo nào đó trước cái thời phong trào 4 cực 1 đỉnh.

Em xin lỗi các bạn! Theo hiểu biết hiện tại của em thì em tin Mũi Đôi - Hòn Gốm là nơi có tọa độ cực đông, còn đón tia nắng đầu tiên hay không thì chả liên quan gì hí hí, bác Dũng nhỉ :D

@anhchinhs: người ta viết sai sót, sao mày lại viết là sai xót? thế là sai lè ra rồi, hiểu chửa :T
 
Dạo này phuot có nhiều cái hay, nào vác vespa lên Fan, đóng thuyền thả trôi sông, hết ảnh ọt, phật pháp, giờ lại qua thiên văn địa lý:D
Tóm lại thì các cực, đỉnh, chấm, hay thắng cảnh nào đó cũng chỉ là 1 điểm đến, sao phải lăn tăn - cứ đi nếu các bác có dịp, tranh cãi làm gì, cứ để việc đấy cho các nhà khoa học thực thụ nhỉ ;)
PS: Chả biết các bác PY có định chứng minh cái gì không mà đầu tư ở Mũi Điện kinh quá, làm đường, dựng mốc, lại thêm mấy quả lầu vọng cảnh nữa. Mũi Điện sắp banh chành rồi các bác, không đi mau đi ngồi đây mà cãi nhau =))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top