What's new

V/v xác định Cực Đông của Việt Nam

(Vì có nhiều người hỏi thăm thông tin đi cực đông nên quỷ pót lại bài hướng dẫn. Mong nó sẽ góp phần nhỏ cho bạn đặt chân đến cực đông tổ quốc)

Chào các bạn,
Việt Nam có 4 cực 1 đỉnh, đó đều là những nơi mà dân ham mê du lịch đều mong được chinh phục và khám phá.
Theo định nghĩa, Cực của Quốc gia là phần đất liền xa nhất về 4 hướng. Vậy về mặt địa lý mỗi quốc gia đều có 4 cực: Đông, tây, nam.bắc.
Theo xác nhận của nhà nước Việt Nam:
- Cực bắc: là cột cờ Lũng Cú - thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. (Nhưng thực tế điểm cực bắc cách cột cờ khoảng 1.7km đường chim bay về hướng bắc, theo thông tin của anh Dũng báo Tuổi Trẻ. Có chứng cứ minh họa)
- Cực tây: là Mốc 0 A Pa Chải thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên. Nơi con gà gáy một tiếng 3 nước cùng nghe.
-Cực Nam: Mũi Cà Mau thuộc Vườn Quốc gia Cà Mau, Tỉnh Cà Mau. (Nhưng không phải cái cột mốc nhà nước xây có ghi vị trí tọa độ đâu nhé)
- Cực đông: là Mũi Đôi, thuộc Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh hòa.

Trong bài viết này mình muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm đi cực đông bằng đường bộ, có nhiều lý do để bạn nên đi bằng đường bộ.
Bạn cho mình hỏi bạn dựa trên cơ sở nào mà nói Cực Đông là Mũi Đôi, thuộc Khánh Hoà. Đừng bao giờ nói câu khẳng định khi mà chưa có gì chắc chắn nhé làm ảnh hưởng đến các bạn đi sau.
Tất cả các cực đều có mốc quốc gia. Cực Bắc có Cột cờ Lũng Cú, Cực Tây là Mốc 0 Apachải , Cực Nam là mốc toạ độ QG. Tất cả các cực này chỉ duy nhất có Cực Tây Apachai là Cực có điểm đặt chính xác nhất, còn lại Cực Bắc và Cực Nam còn cách 1 đoạn khá xa. Nhưng tất cả những điểm này vẫn coi là cực vì đó là điểm có mốc Quốc Gia.
Riêng cực Đông thì rất nhiều tranh cãi từ trước đến giờ mà chưa có hồi phân xử. Hai địa điểm hiện nay đang tranh cãi đâu là cực đông VN đó là Mũi Đôi và Mũi Điện.
Mấy năm về trước tôi có đi Cực Đông và cũng tìm hiểu rồi quyết định nên đi Mũi Điện. Ở Mũi Điện có Hải Đăng là mốc, hải đăng này mới được xây dựng lại trên nền Hải Đăng cũ từ thời Pháp ==> Người Pháp cũng công nhận điểm toạ độ quan trọng này.
Mũi điện là 1 doi đất nằm trên đất liền và khi bị thuỷ triều ngập nước thì nó đứng độc lập như 1 hòn đảo ==> tôi ko chọn Mũi Đôi là Cực Đông.
Ngày trước tôi nhớ có mấy bạn báo tuổi trẻ chấm GPS và có viết trên báo là Mũi Đôi nhô ra so với Mũi Điện là 00001’46”. Nhưng trong bài Báo không thấy nói họ dùng hệ toạ độ gì để so sánh. Đại đa số GPS đều dùng hệ WGS84 nhưng nếu dùng đo đạc địa chính và xây dựng thì phải dùng hệ VN2000. 2 hệ toạ độ này có độ sai số tương đối và nếu muốn chính xác 100% thì phải chuyển từ WGS84 về VN2000. Cả tác giả và người dùng GPS lúc đó ko hiểu và ko làm được điều này.
Ngoài ra chưa ai tính đến Trái đất quay nghiêng 1 góc 23,5 độ thì thằng nào sẽ nhô ra biển hơn.
Tôi viết bài này không phải là để phân tích đâu là Cực Đông của VN mà để các bạn nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Còn bạn nào nói Cực Đông là nơi đón ánh nắng đầu tiên ở VN thì sai hoàn toàn, nơi đó là đảo Tiên Nữ thuộc QD Trường Sa. Nếu tôi có gì sai xót mong được chỉ giáo.
 
Việc xác định chính xác đâu là cực đông theo em nghĩ đó là công việc của chính phủ và giới khoa học chuyên ngành...trong vấn đề này chúng ta thực ra đều là dân amate mà thôi .Việc tranh luận trong diễn đàn này chỉ cốt để cho vui ,Cũng không nên căng thẳng quá làm gì..Vì vậy đề nghị ban quản trị nên khép lại toppic này
 
Sao lại fải khép nhỉ?
Bạn có thấy căng thẳng gì trong topic này không ?
Cốt để cho vui là sao tôi không hiểu ?
Mọi người kể cả anhchinhs đang đưa ra quan điểm của mình để cùng thảo luận cho rõ ràng hơn mà thôi
 
Chào mọi người !
Topic rất hay và mình luôn theo dõi để rút ra những điều cần thảo Luận. Thật lòng mà nói làm khoa học thì niềm vui lớn nhất được phát hiện và đặt tên cho loài mới. Nhưng đặt tên thế nào cho hay cũng là điều cần bàn, chính vì vậy mình muốn biết chắc chắt vùng cực Đông có phải là ở Ninh Hoà hay không để khi công bố loài mới mình sẽ đặt tên loài này là Thằn lằn ngón Cực Đông. Trước là để ghi nhận một vùng đất liền xinh đẹp và nơi đón nhận đợt sóng, ánh bình minh đầu tiên của tổ quốc và cũng là nơi dấu ấn để mỗi lần có những nhà Nghiên cứu khoa học quốc tế đến đây họ biết thêm nhiều điều về vùng đất này và cũng muốn tìm hiểu xem ai là người đầu tiên trong họ hàng nhà Phượt đặt chân đến điểm cực Đông này để thêm phần cho bài viết hay hơn, ý nghĩa hơn (Mình đến đấy nhiều lần nhưng chưa bao giờ đến cái mũi cực Đông đó) vì tính chất công việc nên cũng hiểu biết khá rành về vùng này. Tuy nhiên tham khảo thêm kiến thức của nhiều người không bao giờ thừa.

Cám ơn các bạn tiếp tục thảo luận và cho mình ý kiến là "Đâu là Cực Đông của Việt Nam"


:(
 
Chúc mừng bác Trung đã tìm thêm được một loài mới!
Hôm vừa rồi em có treking một chuyến khu vực này, tình hình là đi đâu cũng thấy bẫy, xem chừng bác phải làm gấp thêm một vài chuyến nữa, chứ lạng quạng sau này không còn con nào sống nổi mất!
 
Há há, xem báo nào :

http://dantri.com.vn/c135/s135-515359/phuot-4-cuc-chup-anh-cuoi.htm

anhcuoi2307112_6276c.jpg


“Phượt” 4 cực chụp ảnh cưới
Đôi bạn trẻ ở Hà Nội vừa hoàn thành bộ ảnh cưới ở bốn cực Tây- Bắc- Đông - Nam của Tổ quốc để ghi dấu hành trình hạnh phúc sau hơn một năm lang thang với ba lô, ngựa sắt.

Đinh Trọng Hải (28 tuổi) và Đoàn Ngọc Lan (24 tuổi) dường như là đôi bạn trẻ đầu tiên thực hiện được bộ ảnh cưới độc đáo này.



Mất một ngày rưỡi leo trèo, ngủ rừng, đôi bạn đã chinh phục được nóc nhà Đông Dương cao 3.143m đúng giao thừa 1/1/2010 giữa thời tiết khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài trời là 3 độ C, cô dâu mặc váy cưới, vai trần, tóc bay tả tơi trong gió nhưng vẫn cười tươi để có những khuôn hình đẹp để đời. Giữa những cơn gió lớn rít gào trên đỉnh, tiếng cười mãn nguyện của bạn trẻ như xua đi cái lạnh trên đỉnh Fansipan.

Trọng Hải và Ngọc Lan (phía trước) chụp ảnh cùng bạn trẻ trên đỉnh Fansipan.


Mang hoa hồng từ Hà Nội, cô dâu tự trang điểm, thay đồ bằng cách quây túi ngủ. Trước khi chụp ảnh, cô dâu được bạn phượt xức dầu gió cho bớt tím tái. Các phó nháy tranh thủ chộp nhanh trong 15 phút để Ngọc Lan không bị nhiễm lạnh.



“Hành trình leo lên đỉnh, thực hiện bộ ảnh cưới rất vất vả, mất nhiều công sức. Ở trên đỉnh, giữa mùa đông, mặc bao nhiêu áo vẫn lạnh thấu xương, nhưng mình vẫn có thể mặc áo cô dâu mỏng manh. Có nhiều cảm xúc đan xen trong khoảnh khắc ấy”, Ngọc Lan chia sẻ.



Sau chuyến leo Fansipan ấn tượng, Hải và Lan tiếp tục kế hoạch chinh phục Hải đăng Đại Lãnh, nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên của dải đất hình chữ S, thuộc tỉnh Phú Yên. Ngọc Lan cho biết, hai bạn đến Đà Lạt (Lâm Đồng) thuê xe máy, chu du các tỉnh miền Nam Trung Bộ, tới các địa danh như Cà Ná, Ninh Thuận, đồi cát Nam Cương, đi chụp ảnh cừu, tìm đến cực Đông…



“Mỗi chuyến đi một câu chuyện. Đêm hôm trước khi tới ngọn hải đăng, mình phải ngủ lại trong lều giữa rừng, mọi sinh hoạt đều phải ra suối. Rừng hoang vu, vắng lặng, 10h đêm hai đứa đi lạc đường, không tìm được lối, phải gọi điện nhờ người quen hướng dẫn, đi mãi cuối cùng cũng leo được lên ngọn hải đăng và thực hiện bộ ảnh cưới đón bình minh”, Ngọc Lan chia sẻ.



Kỷ niệm song hành



Khi những bông lúa chín vàng ôm lấy thửa ruộng bậc thang cũng là lúc đôi bạn trẻ lên đường đến với cao nguyên đá Hà Giang, cùng chào cờ ở cực Tây- Lũng Cú, hát Quốc ca cùng các em học sinh tiểu học ngày khai trường 2/9/2010, thêm vào bộ ảnh cưới những khoảnh khắc sinh động.



Tết Độc lập năm 2011, đôi bạn trẻ lại trở lại con đường Hạnh phúc bên dòng Nho Quế (Hà Giang) tìm về kỷ niệm năm xưa, để chiêm ngưỡng cột cờ mới ở đỉnh Lũng Cú, theo chân người Mông đi chợ phiên Mèo Vạc.

Chụp ảnh ở Hải đăng Đại Lãnh.


Ít ai liều như Hải và Lan. Khi ngày cưới đã cận kề, với trăm thứ phải lo toan, đầu tháng 12/2010, hai bạn vẫn sắp xếp, ba lô lên đường đến với ngã ba biên giới A-pa-chải, cực Bắc của Tổ quốc để tiếp tục thực hiện bộ ảnh cưới. Không chỉ chụp ảnh, hai bạn còn tham gia làm từ thiện, giúp đỡ đồng bào Xà Quế cùng nhóm FF.



Đặc biệt nhất là hành trình đến mũi Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc. Hải chia sẻ: “Bằng nhiều phương tiện, hai đứa đi xuyên trong rừng ngập mặn, đi trên cửa sông ra biển và do la cà nên lỡ chuyến tàu về TP Cà Mau.



Chuyến đi được thực hiện trong kỳ nghỉ trăng mật của hai người vào tháng 6/2011. “Điều vui nhất là mình đã hoàn thành được tâm nguyện, đặt chân lên cả bốn cực của Tổ quốc sau hơn một năm đường dài”, Ngọc Lan nói.



Trước khi cùng bạn đời lang thang mọi miền, Trọng Hải từng làm về du lịch, có dịp đi nhiều nơi, hiểu nhiều cung đường. Trong Hải bắt đầu phượt từ năm 2007 và có người yêu làm bạn đồng hành từ năm 2009. Điện Biên, Sapa, Campuchia là những hành trình đầu tiên đôi bạn phượt này rong ruổi và từ đó nảy sinh ý tưởng thực hiện bộ ảnh cưới theo chiều dài đất nước.



Cô dâu Ngọc Lan thấy mạnh mẽ, rắn rỏi hơn sau những con đường dài, khác với hình ảnh thường xuyên say tàu xe như trước đây.



Theo Hải Yến

Tiền phong
 
Cho rằng cực Đông ở hải đăng Đại Lãnh thì có thể ko bàn tới. Nhưng bài viết lại ghi cực Bắc ở Apachai, cực Tây ở cột cờ Lũng Cú thì ko thể chấp nhận được.

Đoạn mô tả buổi tối "Đêm hôm trước khi tới ngọn hải đăng, mình phải ngủ lại trong lều giữa rừng, mọi sinh hoạt đều phải ra suối. Rừng hoang vu, vắng lặng, 10h đêm hai đứa đi lạc đường, không tìm được lối, phải gọi điện nhờ người quen hướng dẫn, đi mãi cuối cùng cũng leo được lên ngọn hải đăng và thực hiện bộ ảnh cưới đón bình minh"

- 10h đêm bị lạc, sau khi có hướng dẫn thì leo được lên hải đăng. Vậy thì làm quái gì có đoạn ngủ lều giữa rừng. Chưa kể hải đăng nằm trên một ngọn núi bé tí, xung quanh toàn cây cỏ bụi, lấy đâu ra rừng hoang vu, vắng lặng.
- Lối đi lên hải đăng thì ban ngày nhắm mắt cũng đi lên được, buổi tối có khó khăn hơn chút nghe còn có lý -> Người viết bài này chỉ giỏi múa bút mà ko có thực tế.
 
Không bàn tới cái bài báo kia nhưng vừa rồi nhà nước có cho đặt bia đề mốc tọa độ Điểm Cực Đông tại ghềnh đá phía dưới chân trạm hải đăng Đại Lãnh. Vậy thực sự Điểm Cực Đông thực sự nằm ở đâu? Mời các bác tiếp tục thảo luận trên tinh thần đóng góp, xây dựng.

Từ trên nhìn xuống

299973_214702661921287_100001446659193_549406_1949766569_n.jpg


Cận cảnh

300698_214705491921004_100001446659193_549458_1139054782_n.jpg
 
Mình thì không rõ lý do tại sao các cột mốc được đặt tại vị trí hiện nay (chắc fải làm lãnh đạo mới biết). Chỉ có thể tự mày mò trên các bản đồ trực tuyến và phát hiện ra thế này: (nguồn từ Vietbando)

* Cột mốc tại mũi Cà Mau (so với điểm tận cùng phía Nam trên bản đồ còn cách khoảng 8km đường chim bay, theo tọa độ thì cách khoảng 3km)

CucNam.jpg


* Cột cờ Lũng Cú (Vietban do không thể hiện rõ vị trí cột cờ, nhưng theo mình biết thì nó nằm ở khoảng giữa trung tâm xã Lũng Cú vs điểm tận cùng phía Bắc, và cách khoảng 2km)

CucBac-1.jpg


Mình chỉ đưa ra một số thông tin mà mình tự tìm hiểu, không có ý tranh luận hay thảo luận gì. Vì với mình được đi đến những vùng đất mới, những điểm đến hay. Như thế là đủ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,162
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top