Về vấn đề trộn xăng để tăng lợi nhuận cho cây xăng. Cái này em copy bên Web.tre.tho cho mọi người cùng tham khảo
Theo ý kiến cá nhân mình – một người làm trong ngành liên quan tới kỹ thuật (kìm búa tuốc nơ vít…tuy không phải là ngành xe máy!!! – thì nguyên nhân chính trong những vụ cháy xe gần đây là có liên quan trực tiếp tới chất lượng xăng! Như các bạn và rất nhiều người khác đã từng nhận xét trên WTT này cũng như ở các diễn đàn khác.
Xin nói rõ hơn:
Hiện nay tại miền Bắc, mọi người khi đổ xăng cho xe máy, tuyệt đại đa số đổ loại xăng A92 hay còn gọi là RON92. Nói nôm na, số 92 là chỉ số ốc-tan của loại xăng ta đang dùng. Ngòai ra còn có xăng A95/RON95 mà người đi ô-tô hay đổ hơn là xe máy! Chỉ số này càng cao thì giá xăng càng đắt hơn.
Xăng chúng ta đang dùng có những thành phần chủ yếu sau:
- Bản thân xăng (xăng gốc thường chỉ có chỉ số ốc-tan RON khoảng 60-70 hoặc 83)
- Phụ gia có RON cao để làm tăng chỉ số ốc-tan (RON60/70 lên RON 92, 95 hoặc cao hơn)
- Phụ gia tạo màu
- Phụ gia chóng tạo rêu bẩn trong xăng
- Phụ gia làm sạch động cơ
- …
Đại loại có mấy thành phần chính như vậy. Mình không đi sâu vào các chi tiết hóa học. Trong mấy cái phụ gia đó thì chất phụ gia làm tăng chỉ số ốc-tan là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành xăng. Có một loạt các tiêu chuẩn quốc tế cho các phụ gia này như chủng loại, công thức pha chế tương ứng.v.v…
Vấn đề ở chỗ là có thể một số công ty/hợp tác xã mua bán xăng dầu đã nhập xăng có chỉ số RON thấp rồi tự pha thêm phụ gia vào để có được chỉ số ốc tan là 92 tương đương với xăng A92 (mà giá RẺ hơn xăng A92 thật) nhằm qua mắt cơ quan kiểm tra rồi bán cho khách.
Trên thế giới cũng đã có những vụ “mông má” xăng tương tự như vậy. Ngoài ra, dân chơi xe, độ xe họ cũng có những công thức trộn xăng để nâng cao chỉ số RON. Có điều, họ nhận thức được cái lợi và cái hại khi làm như vậy.
Chẳng hạn, có thể trộn 4 lít xăng A87/RON 87 với 1 lít chất toluen (một loại dung môi thông dụng có chỉ số RON 112) thành 5 lít xăng có chỉ số ốc tan tương đương xăng A92! Dễ tính thôi mà! 4x87 + 1x112 = 5x92.
Nhà mình, những loại dung môi có RON cao như toluen (RON112), xylene (RON118?) rất phổ biến, hoặc các loại cồn như methanol, ethanol (RON 106) cũng vậy. Đợt vừa rồi, chính trong miền Nam đã phanh phui vụ một số cây xăng trộn cồn methanol vào xăng RON thấp (A83) để có được xăng RON92.
Mình e rằng các bố ngoài này chơi công thức trộn xăng A83 với mấy loại dung môi kể trên (toluen, xylene hoặc cái gì nữa mình cũng chịu nhưng đại loại là dung môi như vậy…) để giảm giá thành xăng A92. Cách đây vài năm cũng đã có tiền lệ với vụ xăng trộn dung môi acetone ròai!!!
Những loại dung môi này thực ra không có hại gì lắm cho động cơ nhưng rất có hại cho các ống dẫn xăng bằng cao su hoặc nhựa tổng hợp. Chúng gây lão hóa (làm nứt nẻ, rạn, vỡ) các ống cao su/nhựa với tốc độ rất nhanh. Các xe máy, nhất là xe tay ga phun xăng điện tử như hiện nay khi xăng bị phun cưỡng bức, gặp chỗ ống rách, nứt kiểu gì cũng ộc ra ngoài nhiều. Sở dĩ xe không bị cháy nhiều là do xăng cũng khó bắt cháy khi bị chảy ra ngoài đấy! Nó phải thêm một số điều kiện cần/không may mắn như tia lửa điện do chạm chập, nhiệt độ quá cao… thì mới bắt lửa cháy được! Cũng theo thiển ý mình, một việc không may nữa có thể hiện tại, các liên doanh lắp ráp xe máy sử dụng ống dẫn xăng với chủng loại cao su/nhựa không “xịn” như ở chính quốc hoặc xe Thái (chẳng hạn!) nên khi bị xăng đểu, khả năng bục ống dẫn xăng dễ xảy ra!
Từ kết luận như vậy, có mấy kinh nghiệm khi sử dụng xe máy trong thời gian hiện tại như sau:
- Buổi sáng, trước khi nổ máy đi làm, nên để ý ngửi xe!!! Xem có mùi xăng bốc ra nhiều không? Nếu có phải mang đi sửa ngay!
- Đối với xe máy có phun xăng điện tử, khi bật công tắc xe, phải để đèn báo bơm xăng tắt rồi mới đề khởi động để tránh hỏng bơm xăng. Trong quá trình đi, nếu thấy đèn bơm xăng sáng lên hoặc nhấp nháy thì phải dừng xe đưa kiểm tra.
- Chỉ đổ xăng ở những nơi đáng tin cậy: cửa hàng lớn, nơi có bản cả xăng A95, nơi có nhiều xe ôtô vào đổ xăng.
- Thường xuyên đưa xe đi “khám” hơn, chú ý vào đường điện và cấp xăng!