What's new

[Chia sẻ] Venice - Florence - Rome, tháng 5/2010

Đầu tiên em xin cảm ơn các bác Chitto, Danngoc vì các thông tin bổ ích qua các topic trong box Châu âu. Chính là qua những bài viết của các bác đã làm tăng quyết tâm của em cho chuyến đi này.

Năm nay nhân kỷ niệm 10 năm ngày cưới, tụi em quyết định làm 1 chuyến du hí Italy. Lúc đầu em tính đi Hy lạp và Italy nhưng sau một hồi nâng lên đặt xuống, em quyết định chỉ đi Italy thôi cho nó tập trung, Hy lạp sẽ để năm sau (hay một số năm sau, hehe). Lên Phượt đọc các bài viết về Italy, nghiên cứu lịch trình, tham khảo các nguồn khác như tripadvisor và lonely planet, tụi em quyết định đi theo hành trình Venice - Florence - Rome - Paris.

Mọi thứ thu xếp xong xuôi, 2 nhóc tỳ phân bổ cho ông bà ngoại phụ trách một nửa thời gian, ông bà nội nửa còn lại, 2 vợ chồng hăm hở lên đường. Chuyến bay đi Paris khởi hành vào buổi đêm, còn khá nhiều chỗ trống. Theo kinh nghiệm, tụi em lên máy bay gần như muộn nhất, vào đến khoang là mắt láo liên xem còn hàng ghế nào chưa có người là mình phi vào ngồi ghế giữa luôn và từ lúc đó thì hồi hộp chờ máy bay đóng cửa. Nếu không có khách nào vào ngồi cùng là thở phào nhẹ nhõm. Lần này thật may mắn, cả hai vợ chồng đều chiếm được cho mình mỗi người 3 ghế trống, nâng tay vịn lên là cũng thành 1 cái giường nhỏ, quá tiện nghi cho một chuyến bay dài.

Xuống Paris lúc 7h sau hơn 12 tiếng bay, tụi em ngồi chờ gần tiếp 3 tiếng để bay đi Venice trên Air France. Lúc gần tới Venice, qua cửa sổ máy bay có thể nhìn thấy trùng điệp các ngọn núi tuyết phủ trắng xóa, cảnh tượng đẹp không máy ảnh nào tả nổi nên em quyết định không chụp, bác nào tính đi hành trình giống em thì nhớ đăng ký chỗ ngồi cửa sổ để chiêm ngưỡng cảnh này nhé.

11h30, máy bay đáp xuống sân bay Marco Polo. Từ sân bay em mua 2 vé xe bus của hãng ATVO về trung tâm Venice, mỗi vé mất 3 đồng bạc, đi khoảng 15 phút là tới quảng trường Pizzale Roma. Tại đây muốn di chuyển tiếp thì chỉ có đi thuyền, ca nô hay đi bộ thôi. Phương tiện phổ biến nhất tất nhiên là vaporreto hay còn gọi là water bus(nó hoạt động y chang xe bus thông thường, cũng theo tuyến, theo giờ và cũng dừng trả khách, đón khách đúng nơi quy định. Chỉ khác là một cái trên bộ, một cái trên nước thôi). Em làm 2 vé 72h vì em ở đây 3 đêm, mỗi vé hình như 26 đồng thì phải, tính ra đi 4 chuyến là hòa vốn (vì mỗi vé đơn là 6.5Eur, đắt lòi mắt). Vé có giá trị 72h từ lúc validate đầu tiên(tại các bến đỗ có những máy đọc vé, chỉ cần dí cái vé vào đó là xong). Bác nào muốn tra lộ trình, giờ giấc thì vào đây tham khảo http://www.actv.it/en , rất hay và tiện lợi. Tuy nhiên cũng vì quá tin vào tính chính xác của nó nên em cũng bị ăn đòn, cái này em sẽ kể sau.

Cái B&B em ở nằm ở bến Arsenale, gần cuối hành trình, theo tính toán thì đi tuyến số 1 là nhanh nhất, mất 26' nhưng em chọn tuyến 41, mất 46 ' vì tuyến này chạy dọc theo Grand Canal. Đằng nào cũng phải đi hết cái Grand Canal này một lần nên nhân tiện phải về ks thì đi luôn cho xong 1 việc :D

Venice đúng là thành phố độc nhất vô nhị, riêng cái ý tưởng xây thành phố trên biển cũng đã điên rồi, mà rốt cục ý tưởng đó lại được thực hiện thành công thì còn điên hơn nữa. Đây là một quảng cáo của Diesel treo tại Venice, đối diện nhà ga Santa Lucia, lúc đầu em không hiểu nghĩa lắm nhưng ngẫm kỹ thì nó vô cùng phù hợp với Venice.

img_0652.jpg


Một số ảnh em chụp trên đường về khách sạn, dọc theo kênh lớn. Đây là 1 cầu tàu, một bến tàu có thể có nhiều cầu tàu thế này, mỗi cầu đi theo 1 tuyến nhất định.

Water bus
img_0111.jpg


Còn đây là cano và thuyền của dân địa phương

img_0117.jpg


Thực phẩm, đồ dùng cũng được chuyên chở bằng phương tiện thủy thế này
img_0129.jpg


Đây là cầu Calatrava (Ponte di Calatrava), đặt theo tên của kiến trúc sư người Tây Ban Nha thiết kế cầu này là Santiago Calatrava. Đây là cầu duy nhất bắc qua kênh lớn(Grand Canal) được xây dựng trong vòng 75 năm qua, mang phong cách hiện đại với kính và sắt thép, khá đối lập với các cầu còn lại của Venice.
img_0116.jpg
 
Vâng, David ngoài bàn tay to thì cái đầu cũng to hơn bình thường nữa. Bác Danngoc giải thích đúng đó, vì tượng này khá cao nên nếu nhìn từ dưới lên thì sẽ không có cảm giác to nữa.
Cái Venus bác TravelBug nói thì quả là hơi mất cân đối, cánh tay lớn quá so với người. Có thể vì vậy mà hàng trăm năm nay biết bao nhiêu nhà điêu khắc đã tìm cách đắp thêm tay cho Venus mà không thành công. Còn "The rape of Proserpina" của Bernini thì đẹp cực kỳ, tiếc là trong Galleria Borghese họ không cho mang máy ảnh vào nên em bó tay.

Công nhận bác giói quá, lại còn chụp được hình David nay trong bảo tàng Accademi nữa. Lần đó em cũng vào vừa giơ máy lên chụp được 1,2 cái gì đó là security women hét ầm lên, chả dám ho he:) công nhận David đẹp thật đấy, ngoài ở bảo tàng Venus gần cầu Vecchio cũng thật là tuyệt, mê nhất mấy cái tranh tường, trần đi xem lang thang cả ngày không biêt chán....
 
Vâng, David ngoài bàn tay to thì cái đầu cũng to hơn bình thường nữa. Bác Danngoc giải thích đúng đó, vì tượng này khá cao nên nếu nhìn từ dưới lên thì sẽ không có cảm giác to nữa.
Cái Venus bác TravelBug nói thì quả là hơi mất cân đối, cánh tay lớn quá so với người. Có thể vì vậy mà hàng trăm năm nay biết bao nhiêu nhà điêu khắc đã tìm cách đắp thêm tay cho Venus mà không thành công. Còn "The rape of Proserpina" của Bernini thì đẹp cực kỳ, tiếc là trong Galleria Borghese họ không cho mang máy ảnh vào nên em bó tay.

Hehe, theo em, vào thời kỳ phục hưng có hẳn một phong trào xét lại những giá trị cổ điển Hy-La, nguyên do là Giáo hội trước đây quá sa đà vào tư tưởng cao siêu và xem việc mô tả (đồng nghĩa với ca ngợi) những khía cạnh con người là tà giáo heresy bởi chúng lôi kéo con người ta xa rời việc thờ Chúa. Thời trung Cổ người ta sùng tín và mê muội vào Chúa bao nhiêu thì thời phục hưng con ta cuồng đắm vào những cái "con người" bấy nhiêu. Bên cạnh việc ca ngợi "Pieta" - Tình xót thương rất "con người" của Đức mẹ, là việc ngoại tình, dâm ô, đồng tính, ăn chơi thác loạn v.v. mặc nhiên được thừa nhận là những đức tính của xã hội, xâm nhập thẳng vào nội cung của Giáo hoàng. Thực ra, để đạt tới việc mô tả da thịt con người "thực" khủng khiếp như nhóm tượng "Bắt cóc Prosephine" không phải là việc khó nhất với các nhà điêu khắc phục hưng (và cả với các nghệ sĩ ngày nay - tất nhiên). Cái khó hiểu nhất và giá trị nhất là tính tư tưởng của tác phẩm.

Lão Michelangelo ký hợp đồng làm tác phẩm này khi mới 26 tuổi. Và có lẽ để gây ấn tượng khác thường nên David của lão này không giống chút nào với David trong suy nghĩ nhiều người cùng thời, cả về diện mạo David lẫn dáng điệu (hỏng có tính chiến đấu chi hết, õng ẹo như thằng nghẹo vậy - theo mắt em). Chính vẻ õng ẹo này cực kỳ tương phản với sự khổng lồ của pho tượng, đã tạo 1 cảm giác nghệ thuật khó tả.

Ngay việc trym của bác David không bị cắt bì cũng đã gây tranh cãi om sòm, bởi lão David Do Thái thì chắc chắn phải cắt bì khi mới sanh.
 
Last edited:
Ngay việc trym của bác David không bị cắt bì cũng đã gây tranh cãi om sòm, bởi lão David Do Thái thì chắc chắn phải cắt bì khi mới sanh.

Cái này hay à nha. Vợ em sau khi xem xong cũng thắc mắc sao trym anh David chả giống thật gì, đúng ra nó phải tù tù chứ :)). Mà em cũng chưa thấy tượng nào trym được cắt bì hết trơn nhé. Có lẽ nếu tả chân quá thì thành khiêu dâm?
 
Đúng! tôi nhìn các hình tượng David vẫn không hiểu tại sao nó vang danh: hai bàn tay quá to và quá thô ráp không cân đối với dáng hình - so với tác phẩm The Winged Victory of Samothrace (tác giả vô danh) của Hy Lạp cổ thì The Winged cân đối hơn hẳn Venus de Milo nhiều lắm. Nhưng tôi giữ lấy nhận xét đó cho riêng tôi vì tôi là ai và có tư cách gì mà dám nhận xét như thế về Michelangelo? Hôm nay nhìn hình chót trong nhóm hình của David do HungGal chụp tôi mới biết tại sao: Đá cẩm thạch cứng rằn là thế mà cho ta cái cảm giác mỏng manh như da như thịt thiệt! Nó cho tôi có cùng cảm nhận như khi tôi xem hình bức tượng " The rape of Proserpina" của Bernini: nhìn vết lõm của da thịt nơi bàn tay bấu vào mới thấy thiên tài là như thế nào!


Theo em thì tác phẩm "Nữ thần chiến thắng có cánh xứ Samothrace" (còn gọi là nữ thần Nike) không cùng thể loại với Vệ Nữ thành Milo. Có lẽ vì tác phẩm Vệ Nữ Milo cho ta một tiêu chuẩn cực chuẩn của cái đẹp phụ nữ Hy Lạp cổ đại, là tiêu chuẩn của nền nghệ thuật phương Tây. Tỷ lệ của khuôn mặt, vóc người, dáng vẻ cách sắp xếp đôi chân, cánh tay, góc xoay khuôn mặt, nếp gấp của áo v.v. đưa ra phong cách bố cục tiêu chuẩn. Giá trị của tác phẩm Nike lại khác. Nó mang giá trị một biểu tượng hơn là tác phẩm nghệ thuật, mặc dù tỷ lệ và dáng vẻ của nó rất đẹp.

Còn nếu so sánh Gian Lorenzo Bernini với Michelangelo thì bác Michel vẫn ở đẳng cấp cao hơn, chính vì tính tư tưởng trong bác này rõ và sắc hơn.
 
Cái này hay à nha. Vợ em sau khi xem xong cũng thắc mắc sao trym anh David chả giống thật gì, đúng ra nó phải tù tù chứ :)). Mà em cũng chưa thấy tượng nào trym được cắt bì hết trơn nhé. Có lẽ nếu tả chân quá thì thành khiêu dâm?

Vợ bác vạch áo nhà cho người xem ... Hehe
Có thể do lão Michelangelo này cũng kinh tế thị trường, rất chi là nịnh hót nhà tài trợ không thích Do Thái. Cũng có thể là do tiêu chuẩn điêu khắc thời ấy nó thế. Cũng có thể lão ấy lơ đãng quên mất...
 
Thật ra tôi nói là về vấn đề con mắt trần của người thưởng ngoạn (tôi), cảm xúc tức thời khi ánh mắt tôi chạm vào tác phẩm chứ không nói về vấn đề của nhà chuyên môn (không phải tôi) là phải lấy thước đo các số đo :) . Tôi cho rằng các nếp áo ướt của The Winged ép vào cơ thể đó tuy là đá hoa cương vẫn có thể làm các cô hoa hậu áo tắm thời nay đỏ mặt (nếu các cô ấy còn biết đỏ mặt!)

Nhưng thôi, xin lỗi HungGal đã làm loãng topic của tác giả. Bác Già ngoan ngoãn ngồi im chờ đọc tiếp đây :)
 
Có một chi tiết em thấy là bên Ý các điểm Internet Wifi rất hay lấy tên mạng với tiền tố là Alice. ví dụ Alice-3452993 hoặc Alice-3449324.
À, vụ này là vì chữ Alice là tên của dịch vụ điện thoại & internet DSL của Telecom Italia. Vì thế chữ Alice thường là tên mặc định khi cài đặt mạng wifi của khách hàng. Dịch vụ internet DSL Alice cũng khá phổ biến ở Đức, Pháp, Hà Lan. Nhà em cũng đang dùng internet của Alice đây. :D
 
Cái Venus bác TravelBug nói thì quả là hơi mất cân đối, cánh tay lớn quá so với người. Có thể vì vậy mà hàng trăm năm nay biết bao nhiêu nhà điêu khắc đã tìm cách đắp thêm tay cho Venus mà không thành công. Còn "The rape of Proserpina" của Bernini thì đẹp cực kỳ, tiếc là trong Galleria Borghese họ không cho mang máy ảnh vào nên em bó tay.

Phải chăng cái "đẹp cực kì" lại khiến cho người ta dễ cảm thấy không còn gì để ngắm, để nghĩ, để suy, để tưởng nữa ?

Nếu "Rape of Proserpina" của Bernini đẹp hoàn hảo thế, thì Pietà của Michealangelo cũng có cái đẹp kiểu đó. Bàn tay của bà Maria cũng làm hằn trên nếp da của Giêsu theo cùng phong cách đó.

Có điều trùng hợp là cả hai điêu khắc gia đều tạc hai pho tượng cực đẹp đó vào thời khá trẻ (23 - 24 tuổi). Nhưng sau đó cả hai đều không tạo tác những pho tượng kiểu quá sức chỉn chu, hoàn hảo theo kiểu đó nữa, mà chuyển sang sự gai góc, thô ráp, cứng rắn hơn.

Theo tôi, có lẽ cách nhìn cái đẹp của người bình thường thì thấy những pho tượng cân đối tuyệt vời, hiện thực tuyệt vời... là đẹp hoàn hảo. Nhưng với các nghệ sĩ, hoặc chỉ cần trong mắt có cái nhìn nghệ sĩ, thì sự hoàn hảo đó lại không còn là đẹp như thế nữa. Sự thay đổi, phá vỡ tỉ lệ, tạo ra những điều lạ lùng mới lại trở thành đẹp hơn. Lúc đó tác phẩm vừa là mô tả những Con người, nhưng là Con người ở một tầm khác so với những pho tượng quá hoàn chỉnh về tỉ lệ, da thịt... kia rồi.
 
Phải chăng cái "đẹp cực kì" lại khiến cho người ta dễ cảm thấy không còn gì để ngắm, để nghĩ, để suy, để tưởng nữa ?

Nếu "Rape of Proserpina" của Bernini đẹp hoàn hảo thế, thì Pietà của Michealangelo cũng có cái đẹp kiểu đó. Bàn tay của bà Maria cũng làm hằn trên nếp da của Giêsu theo cùng phong cách đó.

Có điều trùng hợp là cả hai điêu khắc gia đều tạc hai pho tượng cực đẹp đó vào thời khá trẻ (23 - 24 tuổi). Nhưng sau đó cả hai đều không tạo tác những pho tượng kiểu quá sức chỉn chu, hoàn hảo theo kiểu đó nữa, mà chuyển sang sự gai góc, thô ráp, cứng rắn hơn.

Theo tôi, có lẽ cách nhìn cái đẹp của người bình thường thì thấy những pho tượng cân đối tuyệt vời, hiện thực tuyệt vời... là đẹp hoàn hảo. Nhưng với các nghệ sĩ, hoặc chỉ cần trong mắt có cái nhìn nghệ sĩ, thì sự hoàn hảo đó lại không còn là đẹp như thế nữa. Sự thay đổi, phá vỡ tỉ lệ, tạo ra những điều lạ lùng mới lại trở thành đẹp hơn. Lúc đó tác phẩm vừa là mô tả những Con người, nhưng là Con người ở một tầm khác so với những pho tượng quá hoàn chỉnh về tỉ lệ, da thịt... kia rồi.

Nghệ sĩ cũng có nhiều trường phái khác nhau nên sự thưởng ngoạn có khi cũng khác nhau bác Chit ạ! Perfectionism và Impressionism thì chắc chắn khác với Cubism; chính vì có nhiều trường phái khác biệt nên chúng ta mới có những tác phẩm để đời từ Bernini đến Michelangelo, từ Dalí Salvadore đến Rodin, từ Monet đến Picasso. Sự thật bên này rặng Pyrénée khác với bên kia nên theo tôi, khó có thể phán xét sự thưởng ngoạn của 1 người nào khác trừ chính mình :) David mà vô tay Picasso không chừng bị gắn tay xuống bụng và bẻ trym đưa lên mũi! " Each to his own" là vậy!
 
Last edited:
Có thể làm cho bác hiểu nhầm.

Cái ý của tôi là khi người như Bernini, Michealangelo đã đạt đến một đỉnh cao ngay ở tuổi rất trẻ ("Rape of.." hay Pietà là đỉnh cao rồi) thì trong mắt họ sẽ phải tìm một đỉnh cao khác. Tất nhiên không thể biết được trong mắt Bernini thì "The Rape of Proserpina" hay "Ecstasy of St. Teresa" đẹp hơn, hay với Michealangelo thì Pietà đẹp hơn hay David đẹp hơn. Theo từng giai đoạn của cuộc đời tác giả, cách nhìn cũng sẽ khác.

Và với khán giả cũng vậy. Với từng giai đoạn, cách nhìn khác nhau, cái đẹp cũng sẽ khác. Nghệ hay gừng thì cũng là một từ có thể gây nhầm lẫn và rắc rối.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,082
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top