What's new

[Chia sẻ] Xuyên Việt 2009 - tường thuật trực tiếp của bạn Còi To

Vài hình ảnh bác Còi To trong chuyến đi Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:

Bữa sáng đầu tiên tại Thủ Dầu Một:

BuGiaMap_001.jpg


Trong điều kiện đường như thế này, có thể chạy tốc độ cao:

BuGiaMap_011.jpg


Nhìn xuống đồng hồ, giật mình thấy kim chỉ 110 km/h. Nhìn xuống lần nữa thấy kịch kim, 120. Rồi kim vượt nữa, tụt lõ hết cỡ và đứt cái toạch.

Lúc nghỉ này, bác Còi To bảo: em chỉ chạy có 60!:

BuGiaMap_010.jpg


Hehe, đồng hồ của bác ý không đo theo “ký-lô-mếch” mà theo “mai”.

Băng qua những cánh rừng cao su mát mẻ:

BuGiaMap_019.jpg


(về sau phải trả giá vì vừa chạy nhanh vừa chụp ảnh một tay này)

Bác Còi To lần đầu vào Nam, ngắm nghía cây cao su:

BuGiaMap_013.jpg


Vùng này là nơi chiến tranh từng diễn ra ác liệt. Những ông già tuổi này đi qua chiến tranh với đôi chân cụt, nay bán vé số trong rừng vắng vẻ:

BuGiaMap_014.jpg


Quắc thước nhưng vẫn vui vẻ, tính cách người miền Nam:

BuGiaMap_017.jpg
 
Ối zời ơi em có mấy cái răng để cố thủ lúc thất bát vặt ra bán mà bác show hết ra thía. Cái lần sau của bác là bác phải bảo hi sinh vì nghệ thuật. Đường 741 bác chơi kiểu vừa đi vừa chụp vừa đi vừa lắc máy ảnh từ tay này sang tay khác nên bác đo đường đầu tiên.Tác phẩm nghệ thuật là phần của bác còn hậu quả để em. Thêm chút xíu nữa là con xe zin của bác dudi sên chạy ngoài hộp.
CIMG1341.jpg

Em chưa dc phổ biến kinh nghiệm là xe có đổ thì 1 bác kíu còn 1 bác phải chụp ảnh :)) nếu còn có ngày mai em quyết tâm đứng nhìn để sáng tác :LL
 
Cặp bên trái hồ Dầu Tiếng:

BuGiaMap_027.jpg


Vào chiến khu TW cục miền Nam:

BuGiaMap_033.jpg


Trong lúc mọi người tra cứu đường:

BuGiaMap_040.jpg


Thì bác Còi To từ lán TW cục oánh giây thép báo cáo live với TW:

BuGiaMap_036.jpg


Ăn trưa ở Kà Tum, ngã ba vào đồn biên phòng, cách biên giới Cam vài trăm mét:

BuGiaMap_045.jpg


Ai cũng biết cầu Sài Gòn ở ngã tư Hàng Xanh, cửa ngõ phía bắc Sài Gòn. Nhưng còn có một cây cầu khác cũng mang tên cầu Sài Gòn, trên rừng, ranh giới giữa Tây Ninh và Bình Phước, bắc qua đầu nguồn sông Sài Gòn:

BuGiaMap_049.jpg
 
Trong khu FPT thì em biết có, về khu cầu giấy có nhiều để em tiền trạm rồi báo bác nhé. Đối diện bến xe Mỹ Đình là kho ngoại quan và ICD :D. Em biết Tổng công ty Bưu chính ngay cạnh quán bia :p hình như số 5 Phạm Hùng thì phải. Bao giờ bác đến HN thế.

:(( sao giờ vào phuot.com khó thế nhỉ ngồi cả tiếng f5 mới vào dc hix hix


Mình ra vào làm việc chỗ Tổng Bưu đó.
Chánh xác là 05 Phạm Hùng,
tel của mình là 091-3455-099 Hoàng
Cảm ơn bạn đã hỗ trợ.
Quán bia đó là quán Erisson Beer bạn ạ
 
Lộc Ninh. Dưới gốc cây đa này có tấm biển bằng đá đánh dấu đoạn cuối của đường HCM:

BuGiaMap_061.jpg


Trên ấy ghi thế này:

BuGiaMap_053.jpg


Ở đó cũng có ngôi nhà từng là trụ sở của MTDTGP, cũng là nơi tiếp các đại sứ nước ngoài:

BuGiaMap_060.jpg


Nhưng em nhớ là ngày xưa nó bằng gỗ, rất sơ sài. Nay thì kiểu dáng vẫn vậy, nhưng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Ba ngày trước đó (7-4), Lộc Ninh kỷ niệm ngày giải phóng (năm 1972, vùng giải phóng đầu tiên, lấy làm căn cứ chính thức).

Nay có mốc ghi lại:

BuGiaMap_058-1.jpg


Và cả một tượng đài kỷ niệm nữa:

BuGiaMap_063.jpg
 
Bù Gia Mập là khu rừng quốc gia hoang sơ thuộc tỉnh Bình Phước, sát với biên giới Cam, nơi bắt đầu cong phía đuôi chữ S trên đất Việt.

- Bù Gia Mập? Các anh không đi được đâu! Đường khó lắm, mà không có đường nữa. Chỉ có xe be đi thôi– Những ánh mắt ngạc nhiên và nghi ngờ của người địa phương ở tít bên ngoài Bù Đốp đã cảnh báo như vậy.

Xe đi rồi, ngoái lại vẫn thấy những ánh mắt tiễn đưa e ngại và thương hại nữa.

Đến cửa rừng, gặp mấy bác nói lơ lớ tiếng Kinh:
- Xuyên qua rừng? Khó lắm à, tụi tôi cũng không đi đâu, chỉ đến đây rồi quay ra thôi. Ở trong ấy không có cái gì hết.
- Đi! – Em nghe tiếng bác Minh LA với bác Còi To quả quyết. Quay lại nhìn, thấy gương mặt hồ hởi. Nói xong, ba bác phắn luôn, trong khi em còn đang nói chuyện với bác địa phương này.

- Không có chỗ ngủ đâu- bác này nói- (trong đầu em nghĩ chả cần chỗ ngủ, dù không mang theo lều chõng), không có cái ăn đâu (ồi, chả cần ăn), không có xăng đâu…

Nghe đến đây mới thấy sợ. Em hỏi ở đây có xăng không? Bác này khoát tay chỉ vào mấy nóc nhà tuốt ngã ba quẹo phải, qua mấy quả đồi.

Thế là em la om sòm để kêu mọi người lại, chí ít cũng phải đổ xăng. Nhưng chả ai nghe thấy, cứ vun vút lao vào rừng tối om. Đành phải chạy theo, cốt để níu lại.

Được chừng cây số, gặp một cái ngã ba, mỗi người đi một ngả.
Chạy theo gọi lại để tập trung đi theo một hướng, quẹo trái thì gặp con dốc cao và cái cầu này:

BuGiaMap_065.jpg


Hết đường, phải quẹo ra:

BuGiaMap_067.jpg


Đang loay hoay thì gặp lại bác địa phương lúc này tò tò chạy vào:

- Trong này làm gì có đường, đường này đi lên rẫy thôi à, phải quay lại ngã ba rồi chạy thẳng…

Nhưng cái chỗ ấy là trạm gác rừng, người ta không cho qua. Trời trong rừng xầm tối. Thôi, quay lại thị trấn Bù Gia Mập, tìm chỗ đổ xăng và qua đêm vậy.

Đó là khu dân cư cuối cùng, như một ngõ cụt. Người ta vào đấy rồi đi ra, không ai đi xuyên rừng để sang Đắc Nông cả.
 
Thị trấn Bù Gia Mập (những ảnh dưới đây đều chụp vào sáng hôm sau, vì lúc đến trời đã tối) là một cái ngã ba có chợ, dăm nóc nhà, 1 cây xăng và 2 quán nhậu.

BuGiaMap_075.jpg


Mua bán cũng chẳng cần vào chợ, ngay đường cho tiện:

BuGiaMap_085.jpg


Các cơ quan hành chính nằm giữa ngã ba cùng với cái đài liệt sĩ.

BuGiaMap_078.jpg


Khu nhà uỷ ban:

BuGiaMap_080.jpg


Không có nhà nghỉ, khách sạn nào. Có chợ thì có cái ăn rồi, nhưng ngủ vào đâu đây?

Chắc chỉ có 3 nơi có thể chứa chấp: Biên phòng, uỷ ban, kiểm lâm. Trên rừng, chắc kiểm lâm là oách, nên đi tìm kiểm lâm. Mò tới trụ sở hạt kiểm lâm ở cuối đường, có cổng to và chòi bảo vệ gác cổng.

Nhân viên đang đánh séc bóng chuyền cuối cùng trong ánh sáng nhập nhoạng. Rón rén vào phòng bảo vệ, một người gầy, đen, gương mặt căng thẳng ngồi khoòng lưng trong đó, hỏi chả buồn ngước lên.

Rồi anh ta nói ú ớ cái gì đó, nửa tiếng dân tộc, có lẽ có chút tiếng Kinh, nhưng không hiểu là nói gì.

Thất vọng. Quay ra cổng, gặp một thanh niên mặc áo trắng, quần tây, xem chừng có thể hỏi được.

- Anh là kiểm lâm à?
- Không, em đến xin thằng em bị bắt ở đây thôi. Nó bị nhốt trong đó… Ở đây không có nhà nghỉ nào đâu, muốn thì phải quay lại Đắc Ơ, cách đây 10 cây…

Đã đến nước này, thì đành liều mình xông vào trụ sở, hỏi đại, mất gì của bọ.

Câu trả lời cũng thế, nhưng biết được thêm thông tin: muốn đi xuyên rừng phải có giấy của kiểm lâm, không thì sẽ bị chặn, mà có đến 10 trạm quanh rừng này, không thể qua nổi. Đi đường thẳng, cũng có 3 trạm gác rừng, không thể qua.

- Các anh cứ đi nghỉ ở đâu đi, rồi sáng mai đến đây xin giấy vào rừng.

Tèo, nhưng cũng là một mối thông tin tốt, chí ít cũng biết chỗ để xin giấy.

Nhưng nghỉ ở đâu? Vô phương. Mọi người đã nổ máy xe và chuyển bánh…

Em còn nấn ná ở lai tán phét, thôi thì đằng nào cũng thế, tán phét cho vui vậy, nhất là khi thấy cả chục bác kiểm lâm đã vây quanh, hỏi han về một cái sự lạ là tại sao đường quang không đi lại cứ thích đâm đầu vào rừng…

Trong tích tắc, một gợi ý xa xôi, nhưng em đánh hơi được cái sự giúp đỡ đằng sau đó. Em đề nghị xin được gặp bác hạt trưởng…
 
- Các anh cứ ra trình công an đi, rồi cầm cái giấy ấy vào đây, chứ không chúng tôi cũng chẳng biết các anh là ai, có muốn giúp cũng không được.


Nghĩ bụng, có ra trình công an, họ cũng chả biết mình là ai. Nhưng chả còn cách nào.

- Công an về nhà rồi - Một nhóm thanh niên dân tộc, ngồi hỏi mãi mới nói được mấy câu, đứng ngồi đầy cổng ủy ban, cũng là trụ sở công an xã. Họ lại còn nhìn chòng chọc, đầy cảnh giác, rồi kéo cái cổng sắt lại như đề phòng.

Lại phải giở bài dân vận, lân la. Ba bác kia đứng ngoài đường, em cởi hết đồ ngoài ra cho họ thấy và tin là không có vũ khí, xin vào bên trong đàm phán, nhân họ phải mở cổng cho một chiếc xe tải chở gạch vào trong sân.

Đám thanh niên dân tộc nói với nhau líu lo gì đó rồi cử hai người áp sát dắt em vào trong. Băng qua sân, một bác gày gò đang chỉ huy cho xe tải và một đám thợ xuống gạch. Xem tư thế và dáng vẻ điều quân khiển tướng, thì đóan bác này là quan to, em bèn bắt vô trình bày…

- Công an hả, về rồi… May quá bác ý kèo thêm: nhưng ra phòng kia đợi.

Hai thanh niên dân tộc (sau này mới biết cả nhóm thanh niên ấy là dân quân, đi dân quân tại chỗ khỏi đi bộ đội theo luật mới) bàn với nhau điều gì đó rồi bàn với ông chỉ huy, sau này mới biết tên là Công. Rồi họ bảo, cứ đi ăn cơm đi, trong khi đợi công an về đến.

Chả biết họ gọi điện bàn bạc thế nào, ra đến nửa sân rồi, một thanh niên dắt chiếc xe máy ra, chỉ em ngồi lên đằng sau, chạy vút đi, chỉ kịp ngoái nói anh em cứ chờ ở đó.

Tối mò thế này, chả biết nó chở mình đi đâu nữa, một thân phải phòng bị gậy. Đó là em tự nhủ. Giả bộ ôm nó xem nó có lận hàng gì không.

Ôm thấy kinh, người nó săn chắc như con nai, sờ lại người mình nhũ như bún. Chợt nghĩ, nó cho mình một quả tọi thì toi tức thì.

Lại còn ráng hỏi han, nói chuyện bi bô để phân tán khả năng tập trung của hắn, nếu hắn có âm miu xấu.

Nhưng cái gã này, người Stiêng, lầm lỳ chả nói gì. Gã tập trung chuyên môn, lái đâm sầm vào một toà biệt thự rộng thênh thang, đá hoa sáng loáng, cái sân rộng đậu một chiếc xe hơi oách xà lách.

- Cô ơi cô – gã gọi lơ lớ - rồi xộc thẳng xuống bếp theo một cái hành lang dài. Trình bày gì đó, rồi ra cùng một người đàn bà phốp pháp, trắng đẹp của tuổi trung niên.

Em trình bày hoàn cảnh. Bà ấy nghe có vẻ chăm chú và ra điều thông cảm, rồi buông:

- À là mấy anh đi mô tô đấy hả. Chiều nay chúng tôi thấy rồi, trong rừng (em thầm phục tai mắt nhân dân kinh thật).

Rồi bà ấy rút phắt điện thoại, gọi cho con trai (đoán là công an), nói về kiểm tra giấy tờ mấy “đương sự” này và (câu quan trọng nhất nghe được) “bố trí cho họ ở đâu đó”.

Xong, bà ấy bảo chở em về ủy ban, chờ.

Thôi thì đành đi ăn, trong lúc chờ, và rủ cả cái ông Công đi.

Bia bọt bày ra, làm vài tuần với heo rừng (thơm ngon) và mấy cái món gì đó nữa. Ông Công tỏ ra thân thiện, gọi điện ý ới, gọi một bác sĩ quan biên phòng và công an xã ra quán mục sở thị mấy “đương sự” lạ có phải kẻ gian không.

Bác Công này, chả ai bảo, cứ tự nhiên hăng hái giới thiệu đi giới thiệu lại: đoàn này là “toàn các bác cán bộ cách mạng về hưu, đi du lịch thăm chiến trường xưa” =)).

Chắc là bác ý thấy mấy tay “phi công già thích lái máy bay bà trẻ” này thấy cũng có nét đứng đắn oai phong, nên bổ cho cái chức ấy.

Hỏi han được dăm câu, biết mặt hàng rồi, bác biên phòng cười tươi cáo lui, lấy cớ đau bụng không nhậu được. Bác công an xã còn nán lại, bộ mặt khó đăm đăm giãn dần, xuống giọng tử tế, lại có vẻ thán phục mấy “cán bộ cách mạng về hưu đi thăm chiến trường xưa”.
 
Chưa bao giờ được tham dự vào một sự kiện live đến thế, nên cả đoàn giật mình khi đang ăn, tự nhiên dân chúng xông vào quán ào ào như sôi.

Thị trấn vắng vẻ, bỗng dưng người ngợm ở đâu kéo ra đông đến thế, lại lao vào đúng cái quán này, ồn ào, nhớn nhác. Giật mình, nghĩ mình thất thố điều gì khiến cả làng kéo ra, phen này chắc chết.

Nhưng hóa ra họ chả để ý gì đến mấy ông “cán bộ cách mạng” này mà nhảy bổ vào, xúm xít quanh cái tivi kê bên trong. TV được mở hết cỡ âm thanh. Dân chúng lắng nghe rồi òa lên ban tán inh ỏi.

Thị trấn Bù Gia Mập lên tivi tỉnh Bình Phước! Chuyện của thị trấn heo hút này nổi sóng như một cơn chấn động. Xem TV mới phục các bác nhà đài. Chuyện chỉ vừa xảy ra lúc chiều, trước khi đoàn xe máy này tới vài tiếng đồng hồ, mà nhà đài có phóng sự trực tiếp từ mấy đầu cầu, từ trạm cửa rừng tới bệnh viện huyện…

Một nhóm thanh niên dân tộc vác rìu vào trạm kiểm lâm chém lìa tay một bác kiểm lâm. Máu me toe toét, lầy nhầy. Cánh tay tái ngắt được giữ định vị, bác sĩ hối hả cố nối cánh tay…

Các nhân chứng lên TV phát biểu toàn là dân ngồi chung quanh. Cái bác công an xã đang ngồi nhậu cùng bàn để kiểm tra các đương sự mới tới, cũng xuất hiện trên TV nói năng gì đó.

Dân chúng hô hoán, chỉ chỏ, gọi tên người nọ người kia đang ở trên TV. Bác công an xã, nhanh chóng rời bàn nhậu cùng bọn em, quay về trụ sở.

Tất cả diễn ra chớp nhoáng, chưa kịp hiểu ra mô tê. Thẻo nào, người ta nhìn người lạ mới đến với ánh mắt cảnh giác mang hình viên đạn.

Điều yên tâm nhất, là họ bắt được mấy tay chém giết, là người dân tộc ở địa phương. Vì vậy, mấy tay đi xe máy lên, đúng là “cán bộ cách mạng” chứ không phải đồng bọn lên tiếp cứu hay trả thù cho đám vừa bị bắt. Thở phào!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,183
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top