What's new

Xuyên Việt ... Mùa thu .

Sáng nay chủ nhật ... chạy con ngẽo ra Ký con , con đường xe máy của Sài gòn xúc lại bình xăng con , thay nhớt và kiểm tra lại máy móc . Qua tuần tôi lại lên đường ra Bắc ... trước đây tôi thường ra Bắc vào dịp cuối năm ... mùa đông hoặc mùa hè . Lần này dự định đi vào lúc chớm Thu ... lúc các ruộng lúa bậc thang vùng Tây bắc , Đông bắc bắt đầu chín vàng ...

Con ngựa của tôi đã sẵn sàng lên đường ... máy móc mọi thứ đều ok .



DSC_7124 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7127 của tuan_coi, trên Flickr

Lang thang ở Ký con tìm mua được cái túi để đồ linh tinh ... có 300k giá rẻ bất ngờ , tìm mua được 1 bộ áo mưa Givi rất tốt cho mùa mưa ...



DSC_7159 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7157 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7133 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7136 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7139 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Hehe .. quả thực là chú ko biết có cái quán như vậy ... nhưng chú rất thích cafe thuốc lá ... còn về cái sự ngắm cảnh thì chắc chú ... cũng ngắm cũng tạm được ... cháu ah .
có dịp qua đó ngồi nói chuyện với anh quản lý về phật pháp và ngắm cảnh là nhất đó chú :D
8.jpg

lau3.jpg
 
Chùa Thiên Mụ (?天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.




DSC_0781 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0782 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0769 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0770 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0795 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.

Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".




DSC_0793 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0792 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0802 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0800 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0803 của tuan_coi, trên Flickr
 
Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "trời".

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng").

Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.

Vì rằng từ "Linh" đồng nghĩa với "Thiêng", âm người Huế khi nói "Thiên" nghe tựa "Thiêng" nên khi người Huế nói "Linh Mụ", "Thiên Mụ" hay "Thiêng Mụ" thì người nghe đều hiểu là muốn nhắc đến ngôi chùa này.

Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay "Bà mụ thần tiên"). Cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.




DSC_0809 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0810 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0812 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0816 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0818 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0823 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0825 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.

Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.




DSC_0815 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0826 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0828 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0831 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0832 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0834 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0836 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0838 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0839 của tuan_coi, trên Flickr





DSC_0842 của tuan_coi, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,758
Bài viết
1,136,980
Members
192,586
Latest member
quatangdoanhnghiep
Back
Top