What's new

Xuyên Việt ... Mùa thu .

Sáng nay chủ nhật ... chạy con ngẽo ra Ký con , con đường xe máy của Sài gòn xúc lại bình xăng con , thay nhớt và kiểm tra lại máy móc . Qua tuần tôi lại lên đường ra Bắc ... trước đây tôi thường ra Bắc vào dịp cuối năm ... mùa đông hoặc mùa hè . Lần này dự định đi vào lúc chớm Thu ... lúc các ruộng lúa bậc thang vùng Tây bắc , Đông bắc bắt đầu chín vàng ...

Con ngựa của tôi đã sẵn sàng lên đường ... máy móc mọi thứ đều ok .



DSC_7124 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7127 của tuan_coi, trên Flickr

Lang thang ở Ký con tìm mua được cái túi để đồ linh tinh ... có 300k giá rẻ bất ngờ , tìm mua được 1 bộ áo mưa Givi rất tốt cho mùa mưa ...



DSC_7159 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7157 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7133 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7136 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7139 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.




DSC_0841 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0795 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0782 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0781 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Khi tôi rời Huế ... Nhan AQ có dặn lúc chú trên đường đi Đồng hới cố gắng rẽ qua thăm làng cổ Phước tích một làng nghề lâu đời của Huế ... tôi hỏi đường chạy vào Phước tích .... Đúng là 1 vùng quê thanh bình và nên thơ .



DSC_0902 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0903 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0904 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0906 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0907 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0908 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0909 của tuan_coi, trên Flickr
 
Làng Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam. Phước Tích được nhà nước công nhận và trao bằng xếp hạng "Di tích quốc gia" làng cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 2009. Đây là làng cổ thứ 2 được nhà nước Việt Nam công nhận và cấp bằng "Di tích quốc gia" sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).



DSC_0910 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0911 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0912 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0913 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0914 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0915 của tuan_coi, trên Flickr
 
Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hoàng - dòng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: "Đến đời Lê Thánh Tôn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đoán biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng".

Lúc đầu Làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Phúc Giang bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Hương Trà . Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long, làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.

Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đông, như văn hóa làng nghề, dòng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ.

Theo sử sách và gia phả các dòng họ còn lưu lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 vào những năm đầu trong đợt di dân thứ 2 vào vùng Thuận Quảng, sau cuộc bình Chiêm năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng nay được gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu uốn cong hình móng ngựa.

Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ những di sản vật thể vô giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.

Điều lí thú là các ngôi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.

Theo nhận xét của KTS Hoàng Đạo Kính thì: "Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, quỹ kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống".




DSC_0916 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0917 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0918 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0919 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0921 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0922 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0923 của tuan_coi, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,758
Bài viết
1,136,980
Members
192,586
Latest member
quatangdoanhnghiep
Back
Top