What's new

Xuyên Việt ... Mùa thu .

Sáng nay chủ nhật ... chạy con ngẽo ra Ký con , con đường xe máy của Sài gòn xúc lại bình xăng con , thay nhớt và kiểm tra lại máy móc . Qua tuần tôi lại lên đường ra Bắc ... trước đây tôi thường ra Bắc vào dịp cuối năm ... mùa đông hoặc mùa hè . Lần này dự định đi vào lúc chớm Thu ... lúc các ruộng lúa bậc thang vùng Tây bắc , Đông bắc bắt đầu chín vàng ...

Con ngựa của tôi đã sẵn sàng lên đường ... máy móc mọi thứ đều ok .



DSC_7124 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7127 của tuan_coi, trên Flickr

Lang thang ở Ký con tìm mua được cái túi để đồ linh tinh ... có 300k giá rẻ bất ngờ , tìm mua được 1 bộ áo mưa Givi rất tốt cho mùa mưa ...



DSC_7159 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7157 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7133 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7136 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_7139 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Tôi tới Quảng trị vào lúc giữa trưa ... trời nắng gắt ... đúng là cái nắng đổ lửa . ghé một quán cơm ven đường ăn dĩa cơm và uống chai bia sau đó chạy vào thành cổ ....



DSC_0945 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0927 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0928 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0929 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0930 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0931 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0932 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0933 của tuan_coi, trên Flickr
 
Last edited:
Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành - Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).

Ban đầu thành được đắp bằng đất, tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là gần 2.000 m, cao 9,4 m, dưới chân dày 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc.

Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập.

Tại nơi đây đã có những trận đánh lớn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam trong các năm 1968, 1972. Sau chiến dịch Thành Cổ "mùa hè đỏ lửa" 1972 toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên ngoài chi chít vết bom đạn.



DSC_0941 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0942 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0943 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0944 của tuan_coi, trên Flickr
 
Tôi lại đi qua 1 địa danh nổi tiếng ... đó là cầu Hiền lương ...


Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam[. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia (trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975). Còn ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của "nỗi đau chia cắt".




DSC_0954 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0955 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0956 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0957 của tuan_coi, trên Flickr
 
Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931 cây cầu này được thực dân Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.

Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch. Tháng 5 1952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.


" Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm. "
 
Cũng bình thường như bao mảnh đất khác ở khắp miền đất nước, song đến khi hai miền bị chia cắt trong cuộc chiến (1954 - 1975) thì dòng sông Bến Hải và mảnh đất đôi bờ trở nên nổi tiếng, được cả nước và cả thế giới biết đến. Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành "nhân chứng lịch sử" trên 20 năm mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến cảnh tang tóc, đau thương nhưng vô cùng anh dũng kiên trung của nhân dân đôi bờ Nam - Bắc vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Cụm di tích gồm tại đôi bờ Hiền Lương: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17...




DSC_0958 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0959 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0960 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0961 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0962 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0963 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0964 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0965 của tuan_coi, trên Flickr
 
Khi Mỹ tìm cách phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, thì cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá hàng đầu. Ngày 8-02-1965, tướng không quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ đã lái chiếc máy bay AD6 bắn phá cột cờ, nhưng pháo cao xạ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn trả bị thương....



DSC_0967 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0969 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0966 của tuan_coi, trên Flickr
 
Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.

Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.




DSC_0976 của tuan_coi, trên Flickr




DSC_0979 của tuan_coi, trên Flickr



DSC_0981 của tuan_coi, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,756
Bài viết
1,136,962
Members
192,585
Latest member
Dungpham112
Back
Top