Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.
1.8. Ngày 10-4-2012.
Qui Nhơn--Pleiku : 180km.
1.8.1. Qui Nhơn,sáng ngày 10-4-2012.
Các bạn thân mến,
Hôm qua,khi vừa tới Qui Nhơn tôi không có nhiều thì giờ để thăm thú các nơi,chỉ có thể lòng vòng một số chỗ cho biết.
Buổi tối,như đã kể,chúng tôi còn có một nhiệm vụ là thăm Bác gái,mẹ của Ông Suôi trai,đang sống tại thành phố này,vì không dễ gì đi gần cả ngàn cây số để thăm viếng nhau,nay là dịp để chúng tôi thực hiện điều đó.
Sáng nay,như thường lệ,chúng tôi thu xếp hành trang,sẳn sàng cho cung đường kế tiếp,trong khi chờ đợi vợ chồng Dượng 7 Â. đến đón đi ăn sáng.
06h50’,2 ông bà 7 Â. đến,chụp 1 tấm ảnh kỷ niệm truớc nhà nghĩ rồi hướng dẫn chúng tôi đến chỗ ăn sáng.Quán bình dân,ngồi bàn thấp ,lượng khách đông và nhiều người trong số họ đến bằng xe 4 bánh,chứng tỏ quán có “số má”trong “lãnh vực” điểm tâm!
Và quả thật,chúng tôi đã được đãi một bửa bún giò heo thật tuyệt vời,vừa ngon miệng vừa no bụng!
07h14’.chúng tôi chào từ giã vợ chồng Dượng 7 Â.,lên đường.
Hôm nay,như dự kiến,cuộc rong chơi sẽ ngược trở lên Tây nguyên,mà điểm đến là Pleiku,cách Qui Nhơn khoảng 180km.
Giã từ vùng biển xanh nắng ấm,2 kẻ thích lang thang ,hôm nay,sẽ ngược lên đại ngàn Trường Sơn để tiếp tục cuộc hành-trình-dường-như-chưa-thấy-mệt!Thật sự,ngủ sớm và đủ giấc,khiến chúng tôi luôn cảm giác mọi ngày đều bình thường như nhau và bắt đầu đoạn đường mới như khi…mới bắt đầu!Tuy nhiên,không như những ngày thong dong dưới cái nắng đồng bằng,dập dìu xe xuôi ngược,chắc chắn vượt Trường Sơn sẽ vắng vẽ hoang vu,những cung đường sắp tới vẫn sẽ cam go,đầy thách thức như đã từng bắt gặp lúc khởi đầu.Lo lắng là điều đương nhiên,thách thức là điều chúng tôi phải đối mặt,bởi vì chúng tôi vẫn “nhị thân,nhứt mã”…độc hành ! Điều đó khiến tôi không thể để 1 sai lầm “chết người”lập lại lần thứ 2 : phải mua cho được ống bơm,để nếu lở bể bánh xe dọc đường cũng có cách …thoát nạn!Còn nửa,lỡ gặp…dã thú hay bọn ác,trong tay không tấc sắt thì cũng có…vài tất nhôm,nghinh địch !!!
Thôi,đó là chuyện chút nửa,khi bắt đầu con đường 19 lên Tây nguyên.Còn bây giờ,chúng tôi tận dụng sự thuận lợi trên đường đi để ghé thăm những nơi đặc biệt mà không mất thời giờ.
Thành phố Qui Nhơn hình như “già” hơn Tuy Hòa,cũng có nhiều chỗ đáng để ghé thăm. Gành Ráng nổi tiếng với bãi tắm Hoàng Hậu và mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử,nằm cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Đông Nam,là một thắng cảnh với bãi đá trứng,nước trong xanh.Vua Bảo Đại chọn bãi biển này làm nơi nghĩ mát,đã xây một nhà nghĩ 3 tầng nhìn ra biển Đông,nay không còn.Chúng tôi đã 2 lần đến đó,bây giờ không cần thiết phải ngược đường trở lại,vì vậy chúng tôi chỉ muốn ghé thăm một di tích nằm trên con đường mình sắp sửa đi qua : Tháp Đôi.
Cầu đôi cùng với Tháp Đôi
Quanh năm quấn quít như tôi với nàng.
Hai câu ca dao thật dễ thương,không biết xuất phát từ lúc nào nhưng rõ ràng nó diễn tả 1 thực tế là có 1 cầu Đôi,bắc ngang sông Hà Thành gần Tháp Đôi,nằm trên đường Trần Hưng Đạo.Đây là con đường mà chúng tôi sẽ chạy qua trước khi vào Q.lộ 19 đi Pleiku.
07h40’.
Chúng tôi ghé thăm Tháp Đôi.Tuy nhiên không như Tháp Nhạn,miễn phí tham quan,xem Tháp Đôi phải tốn tiền,dù chỉ 5 hoặc 10 phút.Thấy hơi tiếc mấy chục ngàn nên chúng tôi chỉ đứng nhìn từ xa và len lỏi theo con đường hẽm phía ngoài để chụp ảnh.
Đây là một cụm 2 tháp,nằm song song,cao lần lượt 18m và 20m,có hình dạng khối vuông,khỏe khoắn rất đặc trưng,khác với phần lớn các tháp Chăm truyền thống.Phần trên của tháp có khắc nhiều phù điêu xung quanh.Hai tháp nằm trong một khuông viên đầy cây xanh đẹp đẻ và tương đối yên tĩnh,rất thích hợp để thư giản và chụp ảnh kỷ niệm.
Đất Bình Định còn có nhiều tháp khác nửa,nằm rải rác trên 8 địa điểm như: Tháp Dương Long (3 tháp) ở H.Tây Sơn,Tháp Bánh Ít (4 tháp) ở Phước Lộc,H.Tuy Phước,Tháp Cánh Tiên ở An Nhơn…
Nhiều tháp Chăm đã được tu bổ, phục hồi những phần hư hỏng,trả lại hình dáng nguyên thủy mà không làm mất di nét đẹp cổ kính xưa.Trong đó có Tháp Đôi,vốn được người Chăm xây dựng vào khoảng giửa thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.
Tuy nhiên cho đến nay,việc tu bổ,bảo tồn các tháp Chăm vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cải.Ngay cả việc khám phá ra bí mật của việc chế tạo gạch Chăm,chất kết dính các viên gạch này trong xây tháp…cũng vẫn chưa có kết luận rõ ràng.Có tháp các chuyên gia phục chế đã mài bỏ vài phân gạch bị hư hại để làm cho tháp bớt “sứt mẻ”;nhưng điều này khiến phần gạch bên trong có thể nhanh chóng bị xâm hại bởi môi trường chung quanh.Hoặc có trường hợp việc tu bổ đã “làm trẻ” tháp Chăm có tuổi “già” hàng ngàn năm,khiến cho giá trị “di tích” bị tổn hại nghiêm trọng.Đó là trường hợp của các tháp Hòa Lai(Ninh Thuận),tháp Khương Mỹ (Quảng Nam).
Về vấn đề này,chúng ta nhớ lại vào những năm 80 thế kỷ trước,cố kiến trúc sư người Ba Lan, Kazimiers Kwiatkowski (Kazic),đã dành nhiều năm tìm tòi thử nghiệm cùng sự giúp sức của những cán bộ bảo tồn,đã khôi phục một phần di tích Thánh địa Mỹ Sơn.Đến nay đã gần 20 năm thành quả này vẫn có giá trị,sao các nhà chuyên môn không áp dụng để bảo tồn các tháp Chăm khác?