Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.
1.9.3. Đường ra biên giới.
Theo đường Hồ chí Minh,chạy tới Trường Đại học Đà Nẳng,phân hiệu Kontum,ôm vòng xoay,rẻ trái,tiếp tục đi thẳng là bắt đầu rời khỏi thành phố Kontum.Con đường 14E sẽ tiếp tục vượt Trường Sơn chạy mãi về phía Tây,khi ấy nó sẽ gặp đường 14C,tức là đường Trường Sơn,từ phía Nam(cụ thể là từ Bù Gia Mập,chạy dọc theo biên giới Việt-Cam,Việt-Lào,ra các tỉnh phía Bắc).Khỏi phải nói chắc ai cũng biết đây là con đường hoang vắng,bởi vì nó vượt qua một vùng rừng núi điệp trùng của đại ngàn sơn cước.
14E sẽ chạy qua những địa danh một thời nổi tiếng,trong chiến tranh.Trước mắt,có một nơi mà khi nghe tên cũng phải sởn óc,giật mình: Dốc Đầu Lâu !Cách thành phố Kontum khoảng 17km về phía Bắc.
Trước đây người Ba Na gọi dốc này là K’Rang Loong Phă,nghĩa là dốc có nhiều cây gỗ trắc.Còn thuật ngữ quân sự thì gọi đó là “Cao điểm 601”,một cao điểm cực kỳ quan trọng,ai nắm giữ sẽ khống chế cả Kontum và địa bàn Đăk Tô,Tân Cảnh.Vì vậy nơi đây liên tục xãy ra những cuộc giao tranh ác liệt giữa quân đội 2 bên.Năm 1972,sau khi mất Đăk Tô,quân đội Sài Gòn trên đường rút về Kontum bị phục kích nơi đây,chỉ còn sống sót vài chục người.Hàng trăm xác chết sau nhiều tháng năm phân hủy,rửa trôi,chỉ còn lại xương cốt và đầu lâu.Sau 1975,người dân địa phương đã thu nhặt lại,gom thành đống trên đỉnh dốc,nên gọi là “Dốc Đầu Lâu”
Ngày nay chính quyền Kontum đã cho xây dựng tại đây đài tưởng niệm “Điểm cao 601”và Dốc Đầu lâu cũng nằm trong danh sách du lịch của tour “Về thăm lại chiến trường xưa”.
He he,tôi chỉ chạy ngang thôi,không dám ghé.
Kontum là một tỉnh nghèo,nghèo nhất Tây Nguyên,những cố gắng của người dân và chính quyền cũng đang làm cho bộ mặt tỉnh này biến đổi.Một vùng đất bazan màu mỡ,một trong những con đường ra biển của Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia,chắc chắn không xa,Kontum sẽ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm.Mong rằng,sự phát triển hợp qui luật,có trách nhiệm,bởi những nhà lãnh đạo sáng suốt,tâm huyết,sẽ đưa Kontum sớm trở thành tỉnh giàu đẹp tiếp theo trên vùng Hoàng triều cương thổ xưa.
Qua khỏi Dốc Đầu Lâu cũng là bắt đầu rời khỏi địa phận thành phố Kontum,đường 14E chạy xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn,dốc lên,dốc xuống nhẹ nhàng trên vùng đất Tây nguyên cao độ 500m.
Con đường 14E,nối liền thành phố Kontum với cửa khấu Bờ Y,báo chí hay gọi là con đường “ngàn tỷ”,rất tốt,nhưng dường như chưa phát huy hiệu quả.Có điều tôi và chiếc Daehan rất vừa ý con đường bởi sự thông thoáng của nó.
Xin lưu ý ,con đường chỉ cách Sa Thầy khoảng mươi cây số đường chim bay,mà trong quá khứ ,cọp Sa Thầy cũng thuộc loại có “số má” trên chốn giang hồ;nhắc thế để ai “ yếu bóng vía” thì cứ run khi đi ngang đây;riêng tôi và con Daehan đang chạy rất “bốc”,chẳng cọp nào theo nổi.Và vì “bốc” quá nên dây cáp đồng hồ trên gáo đèn bị đứt lúc nào chẳng biết.Điều này khiến tôi không kiểm soát được tốc độ,dẫn đến kém an toàn trong khi điều khiển xe,tôi tự nhủ sẽ nhớ thay cáp vào chiều nay, khi đến Plei Kần .
Biển báo giao thông cho biết sắp vào khu vực dân cư,ấy là huyện lỵ Đăk Hà,vì tôi vừa nhìn thấy cột ăng ten của Bưu điện huyện,tấp ngay vào xin dấu rồi đi ngay,lúc ấy là 11h15’.
Xin dấu Bưu điện huyện Đăk Hà.
11h17’ chúng tôi tới trung tâm huyện lỵ.
Cũng như các huyện khác trên vùng cao nguyên này,xây dựng nơi khu vực vừa mới đây còn hoang sơ,mặt bằng rộng nên việc qui hoạch trở nên dễ dàng và cũng dễ đẹp đẻ,khang trang.Là vùng thưa thớt dân cư,lại chưa thoát khỏi đói nghèo,huyện lỵ Đắc Hà đẹp đẻ một cách duyên dáng bởi cái không khí êm đềm của một thị trán vùng cao.
Các cửa hàng buôn bán,theo tôi thấy,chắc chỉ nằm trên trục quốc lộ này,he he,có cửa hàng xe máy Vinh Hưng,khoe con Daehan trên bảng hiệu,tôi khoái chí chộp 1 tấm ảnh kỷ niệm chơi.
Chưa vào mùa mưa,chúng tôi tuy đang ở trên cao nguyên,mặc dù đường vẫn đang chạy qua các rừng cao su xanh lá,nhưng ngày càng gần biên giới Lào,thì cảm nhận về cái sự nóng của Lào ngày càng rõ nét.Nhất là khi bây giờ nắng đã lên cao.
Từ đây đi Đăk- Tô khoảng chừng 20km và thêm 19km nửa thì tới Plei Kần.
Nhưng trước hết chúng tôi sẽ tới Tân Cảnh trong khoảng chừng 20 phút nửa.Giờ này cũng chỉ mới 11h40’,học trò đang trên đường về nhà.
TânCảnh,ĐăkTô,Tu-Mơ-Rong…những địa danh một thời nổi tiếng,khiến trong tôi bỗng thấy trạnh lòng,nhớ lại những tháng ngày khốc liệt đạn lửa khi xưa.Nhiều người Việt Nam,cả 2 phía, đã ngã xuống nơi đây,để một thời thanh xuân,bổng đứt đoạn giửa chừng.Bây giờ,bên kia thế giới,chắc họ chẳng còn phân biệt địch-ta!