Doigiaymoi
Phượt gia
Qua khỏi cầu,chúng tôi rẻ phải,chạy xuyên qua dãy phố đầu tiên,tìm đường ra phia bờ sông.Các con đường có tên rất khó đọc,nên cố gắng nhắm hướng mà đi.Chợt tôi thấy một tên đường quen thuộc,đường Pasteur,tôi rẻ phải và cuối cùng cũng đến được bờ Cửu Long.Khách sạn Mekong,vẫn còn nguyên kiến trúc cũ thời thuộc địa,nằm ngay tại góc đường,mặt hướng ra sông,thật hợp ý chúng tôi,giá cả thật dễ chịu(có máy lạnh,15 USD/đêm).Cũng như mọi khi,chúng tôi tắm rửa,nghĩ ngơi rồi bắt đầu đi thăm thành phố lúc 16 giờ.
Giống như 2 thành phố Stung Treng và Kratie mà chúng tôi đã ghé qua,Kampong Cham không có nhà cất trên sông,cho nên trước một mênh mông của Mekong hùng vĩ,tầm nhìn không hề bị che khuất,mọi cảnh vật hiện ra trước mắt thật dễ chịu và xinh đẹp biết bao.Nổi bậc trên giòng sông lặng lẽ,sáng rực bên màu xanh dịu mát phía bờ kia,là chiếc cầu Kizuna mềm mại vắt qua giửa trời chiều nghiêng nắng.
Tôi chợt nhớ tới một cảnh quan y hệt,đó là cầu Hùng Vương ở thành phố Tuy Hòa,vắt ngang qua sông Ba,cũng rất đẹp,với con đường bờ sông không bị che khuất tầm nhìn.Tuy nhiên,do Tuy Hòa là thành phố trẻ,mới xây dựng,nó không có cái “hồn” mà Kampong Cham đang có.Cái “hồn” ấy chính là nét cũ kỷ của con phố xưa,là vẻ sang trọng của cái vĩa hè thoáng mát gió sông với các du khách phương Tây,đang nhàn nhả ngồi uống cà phê,ngắm sông hay xem báo.Cái hồn ấy còn là sự kết hợp vô hình của lịch sử cùng nét đặc trưng của nền văn hóa Phật giáo tiểu thừa thể hiện trên các ngôi chùa Khmer nằm rải rác trong thành phố hoặc dọc bờ sông.
Bên kia sông là xóm người Chăm với ngôi thánh đường có kiến trúc đặc trưng của Hồi Giáo.
Giống như 2 thành phố Stung Treng và Kratie mà chúng tôi đã ghé qua,Kampong Cham không có nhà cất trên sông,cho nên trước một mênh mông của Mekong hùng vĩ,tầm nhìn không hề bị che khuất,mọi cảnh vật hiện ra trước mắt thật dễ chịu và xinh đẹp biết bao.Nổi bậc trên giòng sông lặng lẽ,sáng rực bên màu xanh dịu mát phía bờ kia,là chiếc cầu Kizuna mềm mại vắt qua giửa trời chiều nghiêng nắng.
Tôi chợt nhớ tới một cảnh quan y hệt,đó là cầu Hùng Vương ở thành phố Tuy Hòa,vắt ngang qua sông Ba,cũng rất đẹp,với con đường bờ sông không bị che khuất tầm nhìn.Tuy nhiên,do Tuy Hòa là thành phố trẻ,mới xây dựng,nó không có cái “hồn” mà Kampong Cham đang có.Cái “hồn” ấy chính là nét cũ kỷ của con phố xưa,là vẻ sang trọng của cái vĩa hè thoáng mát gió sông với các du khách phương Tây,đang nhàn nhả ngồi uống cà phê,ngắm sông hay xem báo.Cái hồn ấy còn là sự kết hợp vô hình của lịch sử cùng nét đặc trưng của nền văn hóa Phật giáo tiểu thừa thể hiện trên các ngôi chùa Khmer nằm rải rác trong thành phố hoặc dọc bờ sông.
Bên kia sông là xóm người Chăm với ngôi thánh đường có kiến trúc đặc trưng của Hồi Giáo.