What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Người ta tiếp tục chia khu vườn ra với những ô vuông. Con đường đi cũng lát đá sa thạch đỏ. Ở giữa ngã tư khi các con đường gặp nhau thuường là một bồn hoa hay là cái cây cổ thụ. Những chiếc ghế ngồi nghỉ ở đây cũng bằng đá sa thạch. Mà ngồi ở trên cái ghế đá 4 trăm năm tuổi cũng phê phết các bác à


 
Tôi đi ra khỏi Red Fort theo lối đã đi vào (qua cổng Lahore) trên đường đi còn nhìn thấy mấy ngôi nhà của người Anh xây trong đó. Bất giác lại nghĩ đến Thành nội Thăng long của mình cũng bị người Pháp phá và xây nhà kiểu của họ lên.
Những đế quốc châu Âu này rất tệ. Trong khi chiếnb tranh ở châu Âu, họ chỉ lấy các tác phẩm nghệ thuật, vàng bạc đem về nước, rất ít đập phá các công trình. Thì khi họ đến xâm chiếm những nước châu Á, họ san bằng tất cả và xây các công ttinhf của họ lên. Tôi cũng chưa có thời gian đọc sách xem những toà nhà thuộc địa này, được xây trên Red fort họ có đập phá cái gì không? Nhưng Nội thành Thăng long của mình thì không còn gì hết trừ mấy cái cổng. Nghĩ mà đau xót các bác ạ





 
Tôi đi qua cửa Lahore, nhưng do đã hẹn với Ravi ở cửa Delhi nên tôi phải đi bộ một đoạn khá xa. Đến nơi không thấy Ravi đâu. Chắc ông này tranh thủ lúc đợi tôi có khách lại đi làm 1 cuốc nữa.
Gọi điện thì mãi đến nửa tiếng sau ông mới đến. Chúng tôi lại tiếp tục lên đường đến điểm đến tiếp theo của ngày hôm nay. Nhà thờ Jama Masjid








 
Nhà thờ Jama Masjid cũng nằm trong khu Old Delhi, không xa Red Fort là mấy. Nhưng nó nằm trong khu chợ trung tâm nên chúng tôi phải luồn lách khá vất vả mới vào được tới nơi. Trên đường đi qua chợ, Ravi nói với tôi "Ở đây cậu có thể mua tất cả những thứ của Delhi" tôi hỏi lại "Có thịt không?" Khổ nỗi trong đầu tôi lúc này chẳng quan tâm mua bán gì khác ngoài thịt. Ravi cười bảo rằng: "Chỉ có thịt gà thôi, thịt bò bị cấm, người Hồi không ăn thịt lợn, như vậy cậu chỉ có thể mua được thịt gà." Nghĩ tới cảnh về tới KS lại không có gia vị nên tôi cũng chẳng buồn mua thịt gà nữa.










 
Ravi đưa tôi đến cổng và dặn: "Nhà thờ này vào miễn phí, nhưng chụp ảnh thì mất 300 Rupee đấy" Tôi bảo "Ok!" Ravi còn bảo: "Khi cậu ở trong nhà thờ ra có thể đi chơi chợ. Khi nào xong thì gọi cho tôi vào đón, vì chỗ này chật chội tôi không thể đứng đây đợi cậu được. Nhưng nhớ khi vào chợ cẩn thận không bị móc túi đấy" Tôi cám ơn ông ta rồi xuống xe đi vào nhà thờ. Do nhà thờ này gần đây đã xảy ra hai vụ tấn công bằng súng, nên khi vào cửa phải làm an ninh khá nghiêm ngặt. Rút kinh nghiệm hôm trước ở Taj Mahal nên tôi để con dao ở nhà nên nhanh chóng qua an ninh mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Đương nhiên chỗ an ninh không được chụp ảnh, qua cửa an ninh tôi bắt đầu bước vào nhà thờ Jama Majid - nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn độ






 
Khi Shah Jahan xây dựng Red fort ông cũng cho xây dựng nhà thờ này. Cũng đúng thôi, bao giờ tín ngưỡng cũng đi cùng chính quyền phải không các bác? Hơn nữa Shah Jahan lại là người cuồng đạo Hồi. Dưới thời của ông ông đập phá đền thờ của Đạo Hindu, đạo Jain, đạo Phật rất nhiều và chỉ cho duy nhất Đạo Hồi được tự do tồn tại. Nên về tới Delhi việc đầu tiên là phải xây nhà thờ đạo Hồi cho Hoàng gia và quần chúng nhân dân ở đây đến hành lễ.
Chính vì thế nên nhà thờ này nó khá to lớn, nó có thể chứa tới 25.000 tín đồ cầu nguyên một lúc. Như thường lệ, cửa nhà thờ luôn quay về phía đông để lưng của nó quay về hướng tây - hướng tới Mecca
Cổng phía đông, cổng chính của Hoàng gia đi vào luôn được đóng. Nên du khách chỉ có thể đi vào từ cổng phía nam và cổng phía bắc


Cổng phía đông






Cổng phía nam







Cổng phía bắc



 
Nhà thờ này được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ kết hợp với đá cẩm thạch trắng. Sự kết hợp khá hài hoà này làm nó luôn nổi bật trong phu Old Delhi. Nó đứng trên một diện tích đất hình chữ nhật, mặt tiền nằm trên chiều dài với 9 vòm, trong đó vòm ở giữa (chắc dành cho Hoàng gia) nên lớn nhất và nổi bật nhất, hai bên mỗi bên là 4 vòm chắc theo các phẩm mà bước vào đây cầu nguyện chăng. Còn dân chúng ngày xưa đừng có mơ, chắc chỉ quỳ và hành lễ ở ngoài mà thôi. Chiều sâu của nhà thờ này lại nằm trên chiều rộng nên nó khá nông. Đằng trước là một bể nước để rửa chân tay cho các tín đồ trước khi vào hành lễ. Tôi thì vô thần rồi, chẳng hành lễ nên nhưng tính tò mò cũng định ra chỗ bể rửa chân tay xem như thế nào. Nhưng khi đến gần tôi rút lại ngay ý định đó vì có vẻ nước ở đây khá bẩn






 
Xây xong nhà thờ rồi, phải có thánh tích thì nó mới thiêng, người ta mới đến. Không riêng gì Hồi giáo, ngày xưa ở châu Âu các bậc quân vương cũng thế, tiền xây nhà thờ thì ít mà tiền mua thánh tích mới là nhiều. Nên nhiều ông vua sạt nghiệp vì bỏ tiền ra mua thánh tích. Ông thì mua sợ dây xích Chúa, ông thì mua quần áo của Chúa.... Và ngay ngày nay, đạo Phật cũng thế, họ thi nhau đi lùng mua xá lợi Phật đem về cho chùa của mình để tăng lên độ thiêng.
Ở nhà thờ này Shah Jahan cũng cho mua bộ kinh Q'ran bằng da dê và vài sợi râu của Mohammad, cùng với dép của vị tiên tri này nhưung được chạm vào đá. Tất cả những thánh tích đó họ giấu kín, không trưng bày ra cho khách du lịch. Không biết có thời điểm nào họ đem ra trưng bày hay không











 
Tôi bước vào bên trong nhà thờ. Như thường lệ phải cởi bỏ giầy dép ở ngoài. Bước trên nền đá cẩm thạch mát lạnh chân. Bên trong có vài tín đồ đang hành lễ, không đông lắm. Có lẽ do đây là ngày thường chứ không phải ngày thứ 6 chăng?.
Chính giữa vòm lớn nhất là một chiếc đèn chùm nhìn khá đẹp, nhưng chắc chắn là mới rồi. Vì sau khi người Anh chiếm Ấn độ, họ dùng nhà thờ này làm doanh trại quân đội của họ, và chắc chắn họ cũng sẽ làm dơ bẩn nơi đây. Thật là sỉ nhục cho thế giới Hồi giáo ngày đó với đế chế Ottoman. Bây giờ mấy nước Hồi giáo bán được tý dầu lửa, đoàn kết rồi nên mới to mồm chứ. Vào những thế kỷ 18, 19 khi gặp các quân đội viễn chinh của các nước châu Âu họ luôn ở cửa dưới. Ngay cả đế chế Ottoman hùng mạnh là thế nhưng sau WW1 lo thân mình không xong nên một loạt các nước được "độc lập" và người Anh nhanh chóng nhảy vào tiếp quản rồi vẽ những bản đồ vội vàng. Dẫn đến tận ngày nay còn gây tranh cãi

Thấy bảo ông Arab Saudi thấy nhà thờ này xuống cấp, muốn gửi tiền để tu sửa. Nhưng chính phủ Ấn độ từ chối. Chắc là sợ phong trào Hồi giáo mạnh lên trên chính trong nước họ chăng???










 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,145
Bài viết
1,173,963
Members
191,969
Latest member
kingfunplay
Back
Top