What's new

[Chia sẻ] Annapurna circuit trek

Annapurna là một cung đường trek được Lonely Planet và các trang du lịch nổi tiếng bầu chọn trong 10 cung đường trek đẹp nhất trên thế giới.
Chưa từng nghĩ mình sẽ đi trek và cũng chưa bao giờ tưởng tượng được đến một ngày mình có thể trek trên một trong những cung đường nổi tiếng. Ấy vậy mà đến một ngày, đề xuất đi trek Annapurna được đưa ra, đồng ý cái rụp và rồi lên kế hoạch, chuẩn bị cho chuyến đi cứ lần lượt được thực hiện nhanh đến không ngờ.

22/04/2014: Lên đường đến Nepal để biến một điều không tưởng của mình thành sự thật.

04/05/2014: Đoàn 12 người (2 nam và 10 nữ) đã hoàn thành cung trek Annapurna. Không ai bỏ cuộc, qua đèo Throng la Pass (5416m) đủ 12 người. Có 01 thành viên bị sốc độ cao nhẹ.

Một số thông tin về chuyến đi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có kế hoạch trek cung đường này trong thời gian tới.


Bản đồ Annapurna circuit. Để đi trọn vẹn cung này, thông thường mất từ 20 - 30 ngày.

 
Last edited:
Đoạn đường đến Ghusang quả thật hơi bị đuối lúc đầu do 2 ngày xả hơi giãn gân cốt ở Manang nhưng do được chuẩn bị tinh thần nên đoạn sau đó có vẻ khá êm với bọn tớ. Chân đã được quen guồng theo quán tính và định hình phản xạ theo hơi thở của mỗi người. Các thành viên hầu như không có sự thay đổi về vị trí cũng như tốc độ, việc chiêm ngưỡng sự nhỏ bé trong vô cùng bao la cũng được chăm sóc hơn


Có một điểm dừng chân nhỏ xinh trên đường đến Ghusang: vẫn có một người bán hàng những đồ lưu niệm ngồi bên đường túm ngay sự ham hố nuối tiếc của một vài thành viên trong đoàn khi chưa thỏa mãn sự mua sắm ở Manang. Những vòng tay, hoa tai, mặt đeo khảm đá xanh da trời truyền thống của người Tạng, những dây dợ khăn mũ lơ thơ nhưng độc đáo lạ mắt. Với hành trình bất ổn kiểu tỷ phú thời gian hoặc phong độ trồi sụt thì đây lại là một điểm nghỉ khá lý tưởng, à, nhưng không có quyền lựa chọn nhiều nhé vì chỉ có 1 - 2 nhà nghỉ. Thế nhưng nhà nghỉ 1 là dựa vào xách núi với những ô cửa gỗ xanh coban như Langthang đã up ở trên thì còn có nhà nghỉ nhô mình ra phía thung lũng, cửa số 3 phía có thể nằm trên giường quấn chăn thò mặt ngắm bình minh hoàng hôn qua lại trên đỉnh núi tuyết phủ như thế này


Hay ngắm những con đường như sợi chỉ trắng ánh mình dưới nắng lúc ẩn lúc hiện trong các bụi cây bên triền núi


Có hẳn một ban công rộng rãi để phơi nắng ngắm cảnh, để ườn mình thõng thượt uống trà bạc hà và chém gió tới...khuya. Mấy ngày nay thời tiết ẩm ương tự dưng nhớ cái giây phút này quá thể, chẹp


Cái điểm này bé xinh nhưng cũng rất đáng nhớ. Tớ luôn ấn tượng với cách các bạn Nepal tận dụng những góc nhìn rất đẹp để làm nơi dừng chân, chỗ uống trà, phòng nghỉ. Ấn tượng vì đối với những người sống giữa núi mây quanh năm, đã quá quen thuộc với khung cảnh đấy thì sẽ chẳng thấy gì đặc biệt hay thú vị bởi có thể là ố á với bọn miền xuôi thành thị chứ lại là mệt mỏi với người bản xứ. Ấy vậy mà các bạn ấy vẫn đem được cái chất của văn hóa lối sống vào với những góc cảnh thiên nhiên luôn làm thỏa mãn nhất tai mắt khẩu vị của đám người tứ phương trên các châu lục với sự cần mẫn và đôi khi tinh tế trong cách quan sát để điều chỉnh phù hợp. Bảo sao có những bạn đã trek ở đây một lần thì cứ muốn quay lại mãi, ca tụng mãi, nâng niu mãi dù lắm lúc đi thở không ra hơi, đuối muốn vắt mình lên con la con ngựa cho nó đi đâu thì đi:D.
 
Last edited:
Mải đắm đuối với cái điểm nghỉ quá nên tớ có chút nhầm lẫn. Trên chỉ là điểm nghỉ chân mà tớ rất thích trên đường còn Ghusang là một khu dân cư có kha khá nhà nghỉ nhưng quây quần lại nên không phóng khoáng được như điểm nhỏ xinh kia.

Bọn tớ bỏ qua Ghusang đến thẳng điểm cao hơn Yak Kharka để ăn trưa. Cứ điểm cao Yak Kharka có một phòng ăn lãng mạn và thơ mộng. Chính vì thế ngay khi ngồi thở cho điều hòa xong 1 lúc thì tớ nhón nhén đi vào chọn ngay cho mình góc cửa sổ có tấm đệm lông cừu thô để...ngủ. Nói chung là thơ thới và phê phan vô cùng. Nhưng vì lén lút nên không bị Achut đang xắn tay nấu nướng cùng các bạn trọng đoàn biết chứ không sẽ bị dựng cổ dậy ngay. Lệnh được ban ra là: không được nằm ngủ trưa trên độ cao này. Tớ hiểu đại khái chắc liên quan đến các lý do: cơ bị dão do thả lỏng khi ngủ, tư thế nằm không tốt cho cơ thể khi tiếp tục ngay hành trình vận động tiếp sau đó ở độ cao này...v...v...Túm lại chỉ được ngồi nghỉ, đứng nghỉ chứ không được...nằm nghỉ vì như thế dễ nằm ở đấy nghỉ luôn rồi vìa:Dam.

Điểm nghỉ đêm là Ledar. Về mặt chơ vơ thì cái Teahouse của bọn tớ ở cũng chơ vơ chả kém nhưng lại dựa vào núi để tránh gió nên phải lên ban công tầng 2 hoặc thò mặt ra ngoài mới thấy được sự hùng vĩ của cảnh vật xung quanh. Cơ bản chỉ là teahouse thôi nhưng các bạn ở đây cứ có chỗ ăn chỗ ngủ là tự phong Hotel ví lị Restaurant hết. Nhưng ở đây lại có khu nhà ăn bao quanh bởi kính có thể ngắm mưa tuyết mịt mù, ngồi dúi vào nhau bấm huyệt xoa chân và...uống trà sữa. Đứa nào cũng quấn khăn đội mũ, khoác cả chăn sùm sụp co ro hít hà nhấp những ngụm trà nóng hổi kể câu chuyện đường đi, tiếng cười giòn tan trong những hạt tuyết rơi hối hả, lòng ai cũng ấm áp, thích gì đâu, chẹp:L:L

Buổi sáng sớm mát lành trong trẻo quanh khu nhà nghỉ


Cả bọn lại hăm hở lên đường trong những bông tuyết mỏng đang cố vương lại trước khi nắng mặt trời làm chúng tan chảy vào trong đất


Đường chênh vênh, tiếng nhạc từ cái điện thoại bé tí của tớ cũng chênh vênh còn đầu thì tung tăng những giai điệu vô lo vô nghĩ. Ngắm một chút cây cối ở đây đang lấp lánh trong tuyết nhá


Những cành gai nhọn cũng mềm đi, ánh lên sức sống tiềm tàng

 
Cuộc hành trình đến Thorung Phedi của ngày hôm nay không quá khó một phần vì những thứ hôm trước bọn tớ tận hưởng, vì những thứ bọn tớ đang cảm nhận thấy xung quanh nhưng sự thận trọng thì càng ngày càng được đề cao. Bài toán chia thuốc chống sốc bằng tuýp nước được phân bố từ tối hôm trước để sáng ai cảm thấy không chắc chắn thì cứ chủ động tự uống. Cơ thể mình mình hiểu nên tốt nhất đừng để người khác phải nhắc, thế thôi. Còn biểu hiện lâm sàng của chứng sốc độ cao thì tốt hơn hết với hành trình này các bạn nên tự tìm hiểu hoặc cùng lắm thì đến Manang nhớ tham gia lớp phổ cập thông tin này - hoàn toàn miễn phí - để tránh những tình trạng đáng tiếc, tiếc nhất là phải quay về:LL.

Tớ theo hành trình của nửa đoàn đầu, qua cây cầu mà đường xuống phủ đầy đám cỏ gai màu đỏ đun như của một hành tinh khác


Vì chả ở tốp đầu cũng chả ở tốp cuối, tớ thõng thượt rơi ở giữa nhóm nên lên cũng khó mà ở lại cũng chả xong. Lên được đến điểm nghỉ chân uống nước thì đợi 1 lúc mới thấy nhóm sau đi theo lối cầu gỗ phía dưới đi lên mặt bạc phếch và thở hổn hển vì đoạn leo dốc ngược để đến chỗ bọn tớ. Nghe phong phanh hình như bạn guide phụ nhắc nhở bạn guide chính vì tớ bị tụt lại tít sau mà không biết để để ý còn bạn guide chính thì nhắc nhở bạn guide phụ vì dẫn đi đường khác làm cho bọn rùa bị leo mệt :D.

Sau khi nghỉ ngơi bạn Achut hội ý và nhắc nhở đoàn sẽ phải đi bám sát nhau ở đoạn này vì đây là điểm dễ có đá lở, địa chất không ổn định do xốp và toàn cát với đá nhỏ rất dễ trượt và gây hiệu ứng trôi đá cát. Anh trưởng đoàn vui miệng bảo: đi sát nhau có vấn đề gì chắc là để rủ nhau domino cùng cho đỡ lẻ loi nhể =))
 
Cây cầu gỗ nhỏ, ở hướng đường 2 trước khi lên đến Tea house. Qua cầu đường lên gần như dốc ngược




Đoàn chúng tôi đã tiến gần đến cuối thung lũng Kone Khola. Cảnh quan, núi đá, thung lũng dài, hẹp ở đoạn này rất ấn tượng với tôi.



Trước khi lên đến chỗ nghỉ chứng kiến một bạn quốc tịch Hàn Quốc thì phải bị AMS khá nặng phải hạ độ cao khẩn cấp để cấp cứu. Mặt bạn ý tái nhợt, nằm thõng thượt như không còn cảm giác gì trên lưng bạn poter. Nhìn cảnh Poter và Guide vừa cõng vừa đỡ bạn ý đi như chạy trên con đường mòn nhỏ xuống dốc mà thấy sợ.

Mọi người trong đoàn tuy chưa có trường hợp nào bị AMS rõ nét nhưng nói chung cũng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bị ảnh hưởng nhẹ: mặt, tay và bàn chân của mọi người đều hơi phù so với khi ở độ cao 3000m. Một số người đã bị bắt đầu mất ngủ và váng đầu. Việc vận động nhiều cũng khiến cho mọi người trở nên nhanh mệt mỏi hơn.

Càng gần cuối chuyến trek càng có nhiều suy nghĩ, thắc mắc, hồi hộp và cả lo lắng.
Nhiều lúc mệt phờ nghĩ lại vẫn chả hiểu sao mình lại chọn chuyến đi này. Nhưng rồi lại tự động viên khắc đi khắc đến, đã gần đến đích rồi nếu không đạt được nữa thì cũng chỉ vì “Lỗi bản thân thôi” ;)


 
Tea house dừng nghỉ tương đối nhỏ và nằm ở độ cao khoảng 4600m. Đường mòn từ Tea house hướng đến Thorung Phedi được cảnh báo là một trong những đoạn đường nguy hiểm nhất trên cung trek Annapurna - ở đây thường xuyên xẩy ra những vụ lở đất đá. Thậm chí trên một số bản đồ, khu vực này được in mầu đỏ để cảnh báo mọi người đề phòng và cẩn thận khi đi qua. Đường mòn dài, nhỏ, hẹp và dốc, chỉ cần một cú trượt ngã cũng đã rất nguy hiểm, chưa nói đến chẳng may gặp đá lở.
Bạn Achut đề nghị mọi người nên đi gần nhau để bạn có thể chủ động hướng dẫn hoặc giúp đỡ mọi người nếu như có vấn đề gì xẩy ra.



Đoạn đi tập trung cùng nhau và nếu gặp đá lở thì có lẽ cũng “chịu chung”, :) :))




Tiếp tục rồng rắn, vừa cố gắng đảm bảo an toàn, vừa cố gắng đi nhanh để qua khỏi đoạn đường nguy hiểm







Thorung Phedi đã ở phía trước

 
Áo màu mè là một lợi thế không chỉ đơn giản cho trò chụp ảnh pose hình mà còn là lợi thế ở chốn màu núi thâm trầm sẽ giúp kẻ lữ khách được nhận biết từ xa nếu chẳng may có đi lạc (như vụ đi về từ Ice lake í ;) ). Đoàn tớ thì được cái quán triệt ngay từ đầu nên rặt màu chóe. Đây là đoạn đường có ảnh khá đầy đủ thành viên nhất của đoàn do Achut dồn bọn tớ lại thành hàng bám nhau như kiến. Cái dải màu sắc chóe lóe này rồng rắn trên sợi đường mảnh giữa núi nâu vàng nhìn cũng rất thú vị


Màu mè bắt mắt này


Đường có vẻ không quá khó nhưng lại là cái bẫy đối với tất cả những kẻ chủ quan hoặc...hớn hở ngắm nghía. Đá nhỏ lớp lớp 2 bên sẵn sàng trượt xuống bất cứ lúc nào nếu bước chân đặt nhầm. Và nếu đã trượt thì sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng mà trượt liên tục nên...khỏi cứu đến khi chạm đáy và vùi trong đống đá dăm. Hình dung đơn giản sẽ là gần như lở tuyết. Đường bám rất mảnh do người đi lại nhưng cũng có chỗ lên xuống trực chờ do việc lở đá trôi đá diễn ra thường xuyên nên lên hay xuống dốc đều không áp dụng được bài băng băng trùng đầu gối để đi xuống được như những nơi có địa chất rắn chắc khác. Vậy nên tuyệt đối không được lơ đãng dù trông cảnh có hùng vĩ ngút trời mà ngó ngoáy đầu để ngắm rồi tự làm mình chóng mặt mà bước không chuẩn, không được thả lỏng gân cốt khi vừa đi vừa ú á với đoạn có vẻ đều đều, muốn nghỉ thì tuyệt đối dừng hẳn lại đứng sát phía sườn núi.


Có một lưu ý nữa là ở chặng này, tất cả mọi người đều đã guồng chân theo quán tính, leo dốc theo hơi thở, mọi vận động đã được phối hợp với quãng thở cũng như là chuyển động tùy theo từng cá nhân thành phản xạ. Do đó khi đoàn đi sát nhau mà có 1 thành viên không cùng nhịp với thành viên khác trong đoàn mà lại đi trước trong trường hợp chậm hơn sẽ gây cản trở rất nhiều. Những thành viên đi sau sẽ bị chồn và tức chân, rối loạn nhịp thở rất mệt. Vì vậy sẽ phải "ẩn" thành viên đó xuống đi cùng với những người có tốc độ cua chân vung tay phù hợp hoặc...cho hẳn xuống cuối :Dam. Vẫn duy trì việc bám sát nhưng chỉ cần bước dài hơn 2mm hoặc hơi dài hơn 2s thì bị dồn lại sau người chậm trên độ cao này là cả một cực hình. Có cả một đoạn dài để bù trừ hơi thở cơ mà. Đây cũng là lưu ý khi các bạn nhóm ít người cần tập luyện để có tốc độ đồng đều và tinh thần lạc quan thống nhất (NT).

Rất may, cả đoàn đi trong phấn chấn và không ai trót cười to nên bọn tớ đến Thorung Phedi trót lọt khi nắng bắt đầu chan hòa

 
Thật sự mà nói thì việc Achut đề nghị cả đoàn đi gần nhau trong quãng đường hay có đá lở là không được hợp lý và tương đối nguy hiểm. Nếu chẳng may có chuyện gì thì với một đội hình đi gần nhau quá như vậy việc thoát khỏi vùng nguy hiểm là hơi ít. Tuy nhiên cũng có thể bạn Guide này của đoàn mình có phương án khác hoặc cách đi khác khi đề nghị mọi người đi như vậy.

Mình tổng hợp một số lưu ý khác mình đã được chia sẻ (khác với đi tập trung như bạn guide của mình hướng dẫn) để mọi người tham khảo khi đi qua những đoạn đá lở:
- Không nên đi tập trung gần nhau, nên đi cách nhau một khoảng an toàn từ 10 đến 20m.
- Nên chú ý lắng nghe và quan sát phía trên sườn núi, nếu có tiếng động bất thường nên di chuyển nhanh, ngay lập tức (theo hướng dẫn của guide) để thoát khỏi vùng đá lở.
- Luôn nhìn phía trước để tìm chỗ an toàn tránh núp khi có đá lỡ.
- Trong trường hợp không có chỗ nấp nên chạy nhanh lên phía trước hoặc lùi nhanh lại phía sau để tránh khỏi chỗ đá lở.

Đây là đoạn cuối trước khi đến Thorung Phedi, đoạn này đã ra khỏi vùng hay có đá lở




Nhà nghỉ ở Thorung Phedi nằm lọt trong thung lũng, vây quanh là các dãy núi cao hơn 6000m

 
Chúng tôi đến Thorung Phedi vào đúng giữa trưa. Trời đẹp, nắng vàng nhưng không khí vẫn rất lạnh.

Khu nhà nghỉ ở Thorung Phedi có vị trí đẹp, hầu như ngồi ở vị trí nào trong nhà ăn cũng có view ngắm được cảnh và thung lũng phía ngoài.




Trước năm 1980, đoạn đường từ Manang đến Muktinath không có bất cứ nhà nghỉ hay chỗ trọ nào, ngay đến cả những người chăn gia súc đi qua khu vực này cũng chỉ có chỗ trú qua đêm là một lều nửa mái, lụp xụp dựng tạm. Khoảng thập niên 80, một người tên là Michung Gurung trong một lần qua đây đã nhận thấy tiềm năng và khả năng sinh lời từ việc xây dựng chỗ ăn, nghỉ trên đoạn đường này. Ông đã bỏ vốn xây dựng một nhà nghỉ phức hợp bao gồm đầy đủ buồng nghỉ và nhà ăn ở Thorung Phedi. Việc kinh doanh này đã mang lại lợi nhuận cho Gurung và góp phần thúc đẩy phát triển du lịch đường mòn trong khu vực. Hiện nay dịch vụ ăn, nghỉ ở Thorung Phedi đã rất phát triển, nhiều khu nhà nghỉ phức hợp đã được xây dựng. Khu vực Thorung Phedi luôn luôn đông khách, thậm chí vào mùa cao điểm, nếu không đặt chỗ trước khách du lịch có thể sẽ phải quay về tận Chuli Letdar mới tìm được chỗ ăn nghỉ.



Trước bữa cơm trưa, Achut vẫn quan sát sức khỏe của mọi người để quyết định đi tiếp hay dừng nghỉ. Đến lúc này, chưa ai có dấu hiệu bị sốc độ cao và phải nhờ sự can thiệp của các loại thuốc, Achut quyết định cả đoàn sẽ tiếp tục lên High Camp.

Mọi người khá hứng khởi nhưng cũng có đôi chút lo âu.

Bữa trưa ở Thorung Phedi kết thúc sạch sẽ và ngon lành, mọi người tranh thủ chợp mắt một lúc để hồi phục sức khỏe. Nhóm cuối đoàn có thể lực đuối hơn nhóm còn lại nên đã quyết định sử dụng thuốc để phòng sốc độ cao (đây là một loại thuốc nước mọi người mua trong đợt đi Tây Tạng).

Kết quả cuối cùng sau bữa trưa nhanh gọn. Phải nói đây là bữa sạch sẽ nhất trong cả chuyến, :)):)):))

 
Từ Thorung Phedi lên High Camp quãng đường không dài nhưng Achut báo trước là rất mất sức nên chúng tôi tranh thủ thêm thời gian để nghỉ ngơi ở nhà nghỉ.

14h30 chiều, chúng tôi tiếp tục lên High Camp. Đoạn đường tương đối ngắn (khoảng hơn 1km) nhưng phải nói là cực kỳ khó khăn và gần như là mệt nhất trong cả hành trình.

Đoạn đầu tiên khi vừa ra khỏi nhà nghỉ ở Thorung Phedi. Nhìn có vẻ đơn giản để tiến lên ,:)(NO)



Đường mòn cực dốc, độ cao nâng lên tương đối nhiều khoảng 300m. Đây là một trong những trở ngại gây khó khăn khi trek lên High Camp.

Đường mòn lại vừa nhỏ và hẹp. Nếu 2 người đi ngược chiều, tránh nhau thì tương đối khó khăn, nhất định phải có một người leo lên mạn sườn dốc thì người đi ngược chiều mới qua được.




Chúng tôi theo những đường zíc zắc từ từ lên cao. Các bạn Khoai Tây vẫn vượt chúng tôi ở những đoạn đường dốc trước, đến lúc này cũng chậm chạp, hì hục bám sát sau lưng chúng tôi. Hầu như không ai có ý định vượt người đi trước, tốc độ leo dốc của mọi người lúc này là như nhau, bất kể quốc tịch, sức khỏe.




Trên đường mòn có những lối đi thẳng ngược lên trên, lối đi này ngắn hơn các lối đi zíc zắc thông dụng, tôi bon chen thử đi một, hai đường nhưng rồi nhận thấy đi thế là phá sức và cực kỳ mệt. Cứ kiên trì bám theo những đường zíc zắc mà đi tuy xa hơn nhưng đỡ mệt hơn. Bản thân không quen với môi trường độ cao, sức khỏe không tốt nên không thể bon chen được với những kiểu như đi tắt, đón đầu.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top