Bon chen chia sẻ tí kinh nghiệm vá xe và thay săm/ Lốp ( ruột/ vỏ )
- phát hiện xe bị đinh cắm, xì hơi : Xe đi bị lạng tay lái. nếu đi chừng 5m mà vẫn lạng thì dừng ngay lại. nhìn, kiểm tra bánh
- Nếu bị thì , dựng chống giữa, kiểm tra trên Lốp xem có đinh, đá, mạt sắt găm vào không, nếu có thì dùng Dao, Kéo, kìm, Móc chìa Khóa, sang hơn thì LeatherMan, Victorinox, để rút đinh ra.
- Ép mạnh tay vào phần lốp ở van hơi, và cố gắng nới lỏng cái ốc siết ở cổ van cho van hơi lỏng xuống ( Các bác thợ thường để ốc này rất lỏng, dễ vặn bằng tay hoặc 1 cái kẹp phụ nào đó, kìm thì tốt rồi )
- Dắt xe khi không thể vá tại chỗ: Một số thói quen xấu là nổ máy rồi vặn ga thay vì đẩy. Cách này sẽ làm cho lực xoắn bánh xe kéo vành trượt trên lốp. kết quả là săm dễ bị xé do vành xe trượt trên lốp trong quá trình động cơ chuyển động, Nên cố gắng nếu muốn bảo vệ cái săm thì đẩy bằng cơm may ra.
- Đừng ngồi lên xe rồi đẩy bằng chân: Khi Lốp hết hơi. Vành bánh xe rất gần mặt đường đá và không có đệm hơi đẻ bảo vệ. Khối lượng người khoảng 60kg + xe 100 Kg sẽ là khoảng 150 kg ( chưa kể đồ ) dằn xuống, rất dễ khiến vành xep bị méo, móp vành xe nếu đẩy khỏe và va phải đá cục trên đường .
Trong trường hợp có đồ tự vá. Thì làm theo các bước trên đến đoạn Nới ốc van ra. hết.
Dùng chiếc nắp nhựa ở Đầu van, lật ngược lại úp vào đầu van Xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo hạt gạo.
Bóp dàn đều trên toàn bộ lốp xe : có tác dụng phá các lớp cao su của lốp dính chết trên vành và giãn các phần do lúc trước bị kéo căng. Làm vài vòng việc mở lốp sẽ rất nhanh và nhẹ tạy, nếu không có bước này thường sẽ rất nặng tay khi cạy lốp
Nên mua tối thiểu 3 móc lốp loại tốt, có ngàm móc vào Đũa/ nan hoa xe . Khi bắt đầu nạy lốp thì sử dụng khoảng cách nhỏ, Từ chiếc móc lốp thứ nhất đến chiếc thứ 2 nên là khoảng 5cm, sẽ dễ hơn và tận dụng được độ mở của chiếc thứ nhất. Chiếc thứ 3 cũng ở khoảng cách tương tự. , Đến khi mở được khoảng 1/2 lốp thì có thể dùng tay móc nốt ra được. Chú ý phần gần van hơi dễ có săm bị dồn toa, cần cẩn trọn.
Để gọn nhẹ các bác có thể dùng giấy nhám loại sần lớn, gấp gọn lại trong ba lô được, chú ý độ cứng của giấy ( dầy dặn 1 chút ) .
Việc đánh sần chỗ bị thủng có tác dụng giúp cho keo dán ngấm được vào cao su.
Sau khi đánh ráp và bôi keo, cần chờ khoảng 30 giây cho keo khô se se mặt, lúc bôi keo xong nên bóc luôn miếng dán để sẵn. dán xong, Nên dùng 1 thanh củi, búa nhỏ ( lót vải ) ... đập dằn đều trên mặt vết dán ( cho keo bắt sâu vào Săm và miếng dán đồng thời ép các bọt khí trong ra ngoài. Bơm kiểm tra qua xem còn lỗi không.
Lắp săm vào vành : Lắp van vào trước. Dùng ốc siết chính giữa và chặt tay một chút. . Dàn đều săm về 2 phía rồi ép vào trong vành ( chú ý miếng lót vành dễ bị xô lệch, nếu miếng lót này xô lệch có thể gây thủng săm do gờ thép trên đũa xe chọc vào khi bơm căng)
Lắp lốp vào : Chọn vị trí chân van lắp vào trước và dàn dần đều ra 2 bên ( vì chỗ chân van khó vào nhất.
Cố gắng ép đển khoảng 7 cm cuối cùng thì không cần dùng Móc lốp ép nữa. có thể dùng bằng tay ép mạnh. sau đó bóp dằn đều lốp. để lốp được cân đều trên toàn bánh xe ( công đoạn này lên làm nếu không muốn lái xe loạng choạng do lốp chưa cân khiến tạo ra những chỗ lồi lõm )
Lắp lại hạt gạo, Tương tự lúc mở ra. bơm hơi, kiểm tra độ kín của hạt gạo, nắp lại , xong.
Thay săm hay vá
Kinh nghiệm của em cho thấy, nếu chặng đi của mình liên tục trên đường bằng với tốc độ cao, ví dụ phượt đường HCM chẳng hạn thì gặp sự cố nên thay luôn săm. vì khi chạy tốc độ cao ( 70-80 km/h) trên đường bằng. Ma sát mặt đường và lốp xe rất lớn, miếng cao su vá rất dễ bị bong ( kể cả việc bác đã vá từ lâu ), Các bác để ý mấy ông thợ vá xe muốn bóc lớp vá cũ. chỉ lấy quẹt hơ nhẹ lên 2 ba lượt, là bóc miếng dán ngon ơ ( cao su non mà ), còn muốn biết sức nóng của ma sát tạo lên thì cứ đi khoảng 70 km với tốc độ 70km./h rồi dừng lại sờ lốp xe. biết ngay mà. Nhất là những cung đường đi vào ngày hè, nắng nóng, thì mặt đường nhựa đã luôn có độ nóng chừng 40 độ rồi.
Chúc các bác Lái xe an toàn
( nghe như ban an toàn giao thông quốc gia í )