What's new

Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

Nhóm mình đã hoàn tất chuyến 12 ngày trên đất Tây Tạng và trở về TP.HCM ngày 05/7 vừa rồi. Đi TQ trong hoàn cảnh Hải Dương 981 vẫn cắm rễ ở Biển Đông đã làm cho nhiều người "có một sự quan ngại không hề nhẹ", đã vậy lại còn đi Tây Tạng nữa, điều đó có thể làm cho các vị phụ mẫu ở nhà lên cơn tai biến :D Tuy nhiên mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Trong đó, một phần không nhỏ là nhờ vào năng lực hổ báo của "người cầm lái vĩ đại" Kevinauto :D

Bỏ qua những xung đột hai bên về vấn đề biển đảo, với vị trí địa lý "núi liền núi, sông liền sông", TQ thật sự là một điểm đến không tệ chút nào: thiên nhiên rộng lớn đa dạng, cảnh quan đặc sắc, di tích lịch sử văn hóa phong phú và cũng là nơi mua sắm rất tuyệt.

Điều đó tuy đúng với các tỉnh, thành và khu tự trị khác nhưng không đúng với Tây Tạng. Đi Tây Tạng không dễ - rào cản đầu tiên là thời gian: không thể đi Tây Tạng một cách tương đối tử tế (cho dù chỉ một vùng - phổ biến như Lhasa và vùng Trung Tây Tạng chẳng hạn) cũng không tốn ít hơn 10 ngày được, chưa tính không ai có thể trong 24h mà từ TP.HCM phi thăng tới xứ đó nổi.

Rào cản thứ hai là giấy má phức tạp: câu chuyện xin permit luôn là vấn đề gây đau tim cho các nhóm đi Tây Tạng: sau khi xin được visa TQ và gửi tiền deposit cho travel agency xong mới nói đến chuyện xin permit; nếu không xin được, hoặc trên xứ đó bất ngờ có biến cố gì đó, nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa Tây Tạng với khách nước ngoài thì khả năng khóc ra tiếng Mán là rất cao :D.

Rào cản kế tiếp là tiền - tuy vấn đề này có thể giải quyết bằng nhiều cách nên có vẻ đơn giản hơn (đi làm kiếm tiền, nhận tài trợ của thân nhân, vay ngân hàng...) nhưng cũng khá đau đớn: nếu những nơi khác ở TQ, chỉ cần 500Y/ ngày là tha hồ xông xênh nhưng ở Tây Tạng, con số đó ít nhất cũng phải 1000Y/ ngày. Lên xứ ấy buộc phải đi với công ty du lịch, không có chuyện đi bụi, không có chuyện ngủ dorm hay couchsurfing gì cả. Dĩ nhiên các travel agency có thể cung cấp dịch vụ giá rẻ (thậm chí siêu rẻ) tỉ lệ thuận với chất lượng (dĩ nhiên :D) thì thiên nhiên Tây Tạng cũng đủ khắc nghiệt để không có nhiều người có thể chịu đựng điều đó được.

Trong hoàn cảnh đó, đoàn Kevinauto đã có một chuyến đi - tuy lịch trình rất cơ bản - nhưng cũng có những chỗ độc đáo nhất định, vậy sao không làm hồi ức cho bằng chị bằng em nhỉ? :D

10154953_10201695932669269_2144863451_n.jpg


Chào mừng các bạn đến với hồi ức của bọn mình! :) :) :)
 
Ngày 2: Cung điện mùa hè Norbulingka - hoa viên trên nóc nhà thế giới

Nơi đẹp nhất trong Norbulingka là điện Takten Migyur, do chíng Đạt lai lạt ma XIV cho xây dựng năm 1954. Điện này có chu vi rất lớn, bên ngoài bao bọc bằng lớp tường vây màu vàng sậm:

10492495_10202301268042275_3090034052310556591_n.jpg


Sau cổng lớn là lối đi dài có hàng trúc u nhã, bên trái là hoa viên có hồ nước, đình tạ, cầu đá và một điện thờ Phật nhỏ:

10537882_10202301267962273_2770051476499445437_n.jpg


Bên phải là điện Takkten Migyur:

1924347_10202301267362258_2015575987387490110_n.jpg


Đây chính là nơi ở cuối cùng của Đạt lai lạt ma XIV và năm 1959 ông cũng trốn đi từ nơi đây bằng cách cải trang làm một vệ binh trong cung để theo phiên đổi gác lọt ra ngoài. Bước vào bên trong, bạn Mèo thấy rất cảm khái, mọi thứ còn nguyên (hay có vẻ là như thế) cứ như chủ nhân vừa đi đâu đó chứ không phải là đã vắng mặt gần 60 năm và có lẽ không có ngày trở về chốn xưa.

Cậu guide chỉ cho mình một căn phòng nhỏ, nhỏ đến mức không biết có nên gọi là căn phòng không nữa. Bên trong có một trường kỷ hẹp và một ban thờ cũng rất nhỏ hẹp. Cậu ấy bảo đó là phòng ngủ của ngài Đạt lai lạt ma. Không ngờ khi đó Đạt lai lạt ma là cậu thanh niên chỉ hơn 20 tuổi, đứng trên đỉnh cao quyền lực mà cuộc sống lại đơn sơ như thế. Trên võng cửa ngoài phòng có treo một bức tranh nhỏ vẽ ba con mèo con đang chơi đùa. Bạn Mèo hỏi cậu guide: thế đức Đạt lai lạt ma ngài yêu mèo lắm sao mà có bức tranh mèo treo ở đây? Cậu ấy trả lời: đúng vậy, ngài rất thích mèo nên mới bảo treo bức tranh đó ở đây. Một người vĩ đại vẫn có thể có những thú vui rất bình thường, điều đó không làm cho người đó kém cỏi đi mà càng nâng người đó lên cao hơn: một người rất bình thường nhưng đã làm được những điều to lớn; chứ một người vĩ đại mà làm những điều to lớn thì lại quá bình thường, đâu có gì để nói nữa - đúng không nào?

Norbulingka nhìn qua rất đẹp, rất tươi tắn; toàn xứ Tây Tạng không có nơi nào được như thế. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ, các thứ hoa cỏ sặc sỡ đó đều trồng trong chậu và được đưa đến sắp xếp thành hình dáng; trông hời hợt và giả tạo sao sao ấy; có lẽ cũng không khác mấy với sự phồn thịnh và hiện đại của một Lhasa mới với các trung tâm thương mại và những tòa nhà cao tầng nhiều như nấm.

P/S: bonus tấm ảnh mà bạn Kevinauto ưng ý nhất trong vô vàn hoa cỏ ở Norbulingka, bạn ấy đặt tên cho nó là "Để gió cuốn đi".

10553405_10202301265762218_1937606979341426906_n.jpg
 
Re: Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

Thấy một phong cách Nhật Bản trong Khu nghỉ dưỡng Thụy Cát
 
Ngày 2: Jokhang rực rỡ nắng hè

Hic, đặt cái title nghe cho hấp dẫn thôi, thực ra là nắng rát như bào!

Ở Norbulingka bà con trong đoàn bị thu hút bới liễu xanh hoa đỏ mà quên bén mất thời gian.

Điểm đến kế tiếp là Bào tàng Tây Tạng. Bảo tàng này là một dự án tiêu tốn nhiều triệu dollar, nằm ngay gần điện Potala với phong cách kiến trúc pha trộng giữa truyền thống Tây Tạng và hiện đại. Bảo tàng gồm 3 khu chính: nhà triển lãm chính, vườn văn hóa Tây Tạng và khu hành chính. Sảnh triển lãm rộng hơn 10,000 m2, trưng bày các hiện vật từ thời tiền sử, các thời kỳ lịch sử của Tây Tạng cũng như văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán của người Tạng.

Đáng tiếc là khi đến nơi, bảo tàng lại đóng cửa; vì vậy chỉ có thể nhìn nó từ bên ngoài:

10518651_10202312594285424_3815773086980474164_n.jpg


Vì nhà tour thông báo rằng vé tham quan Potala chỉ đặt được vào xuất 3.00PM ngày mai, thế là mọi người quyết định đi thăm đền Jokhhang.

Jokhang là nơi thiêng liêng nhất đối với người Tây Tạng. Nhiều người đã đi bộ hàng tháng hay nhiều tháng từ quê nhà về hành hương Jokhang, còn những người đi bằng phương thức tam bộ nhất bái thì thời gian đó có khi phải tính bằng năm. Tương truyền rằng Jokhang được xây ngay đúng vị trí trái tim của con nữ quỷ Srinmo để phong ấn quyền năng của nó. Trước Jokhang là quảng trường rộng mênh mông. Đầu quảng trường có tượng con bò Yak vàng chóe:

10513324_608140675966178_7508457009415933981_n.jpg


Để vào khu Bakhor và đền Jokhang có rất nhiều ngõ ngách nhưng ngõ nào cũng có chốt cảnh sát canh giữ, mỗi góc quảng trường đều có đồn cảnh sát. Khách đi qua phải cho hành lý vào máy soi, tất cả bật lửa gaz và diêm đều bị tịch thu. Nghe giang hồ đồn rằng làm thế để hạn chế tối đa việc người Tạng vào khu này để tự thiêu. Trên các mái nhà quanh khu Bakhor đều có cảnh sát chìm mặc thường phục đứng giám sát. Vì vậy bạn Mèo thề rằng khu Bakhor và đền Jokhang là nơi an toàn nhất thế giới đối với du khách: nếu bạn đứng giữa khu đó quạc mồm ra gào lên, bất kể là "Help me!" hay "Jiu ming a!" thậm chí là "Cứu tôi với!" đi nữa thì không có đến 30 thì cũng phải có đến mười mấy hai mươi tay cảnh sát chìm nổi đổ tới. Có lúc đầu đường bên kia quảng trường còn đậu sẵn cả xe chở phạm nữa cơ, sợ chưa?

10448781_10202312594725435_2448298202432681162_n.jpg

Quảng trường trước đền Jokhang, nắng mờ cả mắt

Trước đền có một căn hầm nửa nổi nữa chìm, đó là xưởng làm nến của nhà đền. Bên hông đền có một nơi luôn có rất đông người hành hương làm lễ ngũ thể nhập địa bái vọng vào trong đền:

10547529_10202312595685459_4596663103742641455_n.jpg


Bao quanh khuôn viên Jokhang là con đường để người hành hương đi Khora theo chiều kim đồng hồ.

10553529_10202312596925490_6840226531703617975_n.jpg


Mọi người đi rất trật tự, chả ai nói chuyện hay cười đùa. Họ tay lần chuỗi hay quay chuyển kinh luân, miệng rì rầm đọc kinh:

10494751_690715214299308_589789552141294266_n.jpg


Trên con đường này có thể thấy những người đi khora theo phương thức tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa. Có người đi 3 bước thì lễ ngũ thể nhập địa đủ 4 hướng; có người tàn tật cũng làm hành lễ ngũ thể nhập địa nhanh như máy:

10500261_10202312598205522_6986293888212689831_n.jpg


Trong khu Bakhor có một bảo tàng nhỏ:

10553544_10202312597365501_7833431861337902635_n.jpg


Dù đọc chữ chẳng chữ chuộc nhưng bạn Mèo và bạn Kevin vẫn lập tức tóm ngay được đuôi của con chuột cống: nó được lập ra để chứng minh rằng Tây Tạng đã có quan hệ chặt chẽ với TQ từ nhiều triều đại trước và đến thời Mãn Thanh thì triều đình đã thiết lập sự quản lý về hành chính ở xứ này; thế nên chuyện ngày nay TQ có tiếp tục quản lý vùng đất này cũng là chuyện thiên kinh địa nghĩa, không có cái gì gọi là "xâm lược" ở đây cả, không giống như luận điệu của các thế lực thù địch vẫn tuyên truyền. Cái này nghe quen quá nhỉ?

Quanh Bakhor và vô vàn các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quần áo, mũ mãng, pháp khí, tranh Thangka, tượng Phật, đồ trang sức... Đồ mới, đồ cổ, đồ giả cổ... gỉ gì gi đều có. Có điều giá cả thì vô chừng, bị chém nặng hay nhẹ là tùy vào kinh nghiệm giang hồ của mỗi người nhưng không thể tránh khỏi chuyện bị chém, trừ khi bạn không mua gì cả.

10403297_10202312596125470_6658379606512250220_n.jpg


Bạn tuhailanha luôn có những bức ảnh quá độc: bạn ấy leo lên tận mái nhà của đền Jokhang cơ đấy:

10488144_690034114367418_6467901153781908113_n.jpg


Còn bạn ấy đã làm điều đó như thế nào thì bạn ấy sẽ giải thích cặn kẽ sau. Mọi người hãy đợi đấy!
 
Last edited:
Ngày 2: Jokhang rực rỡ nắng hè

JoKhang - Đại Chiêu Tự

Đại chiêu tự (Jokhang tempel) là ngôi chùa theo Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, nằm trong danh sách di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000 thuộc Lhasa, là một ngôi chùa nổi tiếng ở Barkhor. Đối với người Tây Tạng đó là ngôi chùa linh thiêng nhất nước và là nơi diễn ra ngày hội chùa Đại Chiêu lớn nhất của người Tạng . Chùa do vua Tùng Tán Cán Bố xây vào thế kỷ thứ 7 (năm 647)

attachment.php


Vì là chùa linh thiêng nhất và lâu đời nhất trong Lhasa, Jokhang Temple có lượng người hành hương cũng như khách du lịch tứ phương đông, sức chen lấn cũng không kém gì hội chùa chiền của nước ta! Chỉ khác là không ai mang lễ vật hương hoa; riêng người Tạng thì mỗi bước đi đều lẩm nhẩm câu kinh Phạn-Tạng

attachment.php


attachment.php


Nếu nhắm mắt mà tưởng tượng, người ta có thể nghe thấy bài ca tôn giáo nghìn lời hoà chung đang ngân nga dưới mái chùa Đại Chiêu trong ánh nắng vàng tưởng chừng như vô tận của Lhasa; bài ca đó thay tiếng trống chiêng, thay âm chuông mõ, cứ ngân nga nhịp nhàng đều đặn, mới đó mà đã cả hơn ngàn năm rồi ... ai cũng để lại Jokhang một chút hồng trần và mang đi một phần thanh tịnh ...

attachment.php


Tôi thích cái không khí tĩnh lặng chỉ sột soạt tiếng của các động tác quỳ bái ngũ thể nhập địa đầy mê hoặc và hết đỗi thành kính của dân Tạng.Với bản thân tôi nghĩ nó là "món ăn" ngon nhất trên bàn tiệc đầy thịnh soạn mang tên Tây Tạng - hạnh phúc và thầm cười mỗi khi chứng kiến 1 em bé Tang thực hiện lễ nghi này bởi nó thể hiện sức sống tinh thần mãnh liệt của những người con đất Tạng trước sự xâm lấn văn hoá ồ ạt của người Hán

attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Ngày 2: Jokhang rực rỡ nắng hè

Ngay trước cửa Jokhang Temple là 2 cây cột lớn quấn kỳ ngũ sắc của Phật giáo. Những nơi nào có 2 cột lớn như vậy là biểu trưng thánh địa được Phật giáo hộ trì, bên trong sẽ thờ tượng Đức Phật cùng chư vị Bồ Tát và các Hộ Pháp nhà Phật.

attachment.php


Thực ra ban đầu chùa được vua dựng để thờ tượng Phật mà công chúa Nepal Ba Lợi Khố Cơ mang vào Tây Tạng, nhưng sau tượng này được chuyển sang Tiểu Chiêu Tự còn Đại Chiêu Tự lúc đó bắt đầu thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thập Nhị Tuế Đẳng (Twelve-years old Shakyamuni, hay Jowo Rinpoche) do công chúa Đường quốc Văn Thành mang vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7.
Bước vào sân chùa Đại Chiêu, du khách sẽ bị cuốn hút bởi sự trang nghiêm toát lên từ kiến trúc rực rỡ pha trộn tinh hoa Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, và cả nhà Đường của Trung Hoa.

attachment.php


Ấn tượng nhất trong muôn vàn kiến trúc Tạng chính là những khung cửa sổ đầy hoa tràn ngập sức sống
attachment.php


attachment.php


Trước cửa của chính điện Jokhang là tấm màn che lớn có hình ảnh quen thuộc của Phật giáo: Bánh Xe Pháp Luân - tượng trưng cho Phật giáo muôn đời (Buddhism Forever), 2 con hươu trong truyền thuyết Phật Thích Ca thuyết giảng nơi vườn Lộc Uyển (Sarnath), và ngoài cùng là tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) nơi Đức Phật giác ngộ và giải thoát.

attachment.php


Chùa Đại Chiêu xây theo hướng Tây, cao 4 tầng và rộng tổng cộng 25km2; bên trong chùa ngoài tượng Đức Phật Thích Ca dát vàng được bảo vệ cẩn mật, còn có các bức tượng và gian điện thờ sư tổ Hoàng Mạo Giáo - đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) cùng các đại đệ tử, tượng các Tạng Vương Thổ Phồn

Hình toàn chụp lén thôi vì bên trong đền cấm chụp nên chất lượng không như ý
attachment.php


attachment.php


Ánh sáng bên trong chùa lấy ánh sáng tự nhiên là chính, kết hợp với những ngọn đèn nến làm từ mỡ bò Yak khiến màu sắc bên trong chùa thêm ảo diệu. Khác với chùa của Trung Quốc hay Việt Nam, các chùa ở Tây Tạng không nghi ngút khói hương, thay vào đó là mùi nồng nồng của mỡ bò bởi theo người Tạng, mỡ bò Yak khi đốt không tạo ra khói nhờ đó không gây hư hại đến các bức tượng hay tranh thangka treo trong chùa, ngược lại, mỡ bò Yak như phủ một lớp bóng đặc trưng lên các pho tượng. Những người hành hương mộ đạo khi vào lễ bái các tu viện và chùa chiền đều không quên mang theo một chiếc phích nhỏ chứa mỡ bò Yak mà họ sẽ thành kính rót vào các lư đèn như một sự dâng hiến nhỏ vinh danh Phật pháp

attachment.php
 
Last edited:
Re: Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

View trên cao ở Jokhang thì khỏi phải chê - mò mẫm theo dòng người du khách là lên tới sân thượng

Potala hùng vĩ sừng sững kiêu hùng trong nắng mưa - chưa đến Ai cập nhưng gọi nó là kim tự tháp "Tạng" có ổn ko nhỉ :))
attachment.php


Xung quanh thật bất ngờ là nguyên 1 trung đội quân đội đang rèn luyện thể lưc
attachment.php


Ở quanh Jokhang tất cả các cứ điểm quan trọng từ trên cao đều có các lính canh gác để nắm bắt mọi động tĩnh của mọi người - vì đơn giản ở đây là địa điểm thích hợp nhất để nếu có muốn bạo động ôn hòa ( cách tôi gọi về việc tự thiêu) gây đựoc chú ý nhất

Đây là tấm ảnh ưng ý nhất ngày 2 - nó may mắn được che đi lá quốc kì trung quốc từ góc nhìn phù hợp - rùng mình trứoc cái đẹp này
attachment.php



Lạm bàn ý kiến cá nhân
May mắn được đi và chụp lén được một số ảnh bên trong khu vực cấm - điều đọng lại và nó ám ảnh luôn trong tâm trí tôi suốt những ngày còn lại khi đến các tu viện khác - không rõ đây là điều bình thường trong văn hóa Tạng trước đây hay không - các bạn xem hình sẽ rõ
attachment.php


attachment.php


Các núi tiền NDT ở ngay trước mặt các nhà sư được cho bởi khách thập phuơng,họ cầu đạo??? Và được chấp thuận.... Tôi thấy ở đây là sự tầm thường,thâm tâm cảm thấy buồn cho xứ đạo mơ ước của hàng triệu người
Việt nam cũng thế - mua thần bán thánh trong mọi dịp lễ - bởi vậy tôi không thích đi chùa vào dịp lễ
Nếu so sánh với Myanmar thì Tây Tạng thua đứt mọi khoản trong cách hướng đạo - tôi thích những bữa cơm chay đầy nhân văn bên myanmar - các thùng công đức không quá lộ liễu và các nhà sư luôn có nụ cừoi đầy thiện cảm

Và từ đó ưu tiên của tôi khong còn là bước vào trong các tu viện nữa - không phải là gửi gắm tinh thần vào sự vô hồn ở đó - mà thay vào đó là khung cảnh hùng vĩ của nó và thần thái của những người con Tạng mộ đạo - cảm thấy thật sự thất vọng và tự nghĩ có phải ngừoi Hán đồng hóa văn hóa Tạng không hay chính họ tự đồng hóa mình trong sự cám dỗ

Tôi không hề có một miếng bùa vắt vai để tặng người thân cũng như các đồ vật xinh xắn được trấn yểm bởi các sư đơn giản vì tôi đánh giá nó vô hồn ( đụng chạm vô số ngừoi trong đoàn) - nhớ mãi một vòng tay đựoc một dalatlatma ở shangrila tặng mà trân trọng - ở len lỏi đâu đó vẫn có gì đó vĩ đại
 
Last edited:
Ngày 3: tu viện Deprung, nơi Đạt lai lạt ma từng tu học

Khi ngồi xe từ sân bay về thành phố, sau khi qua trạm kiểm soát ở ngoại vi Lhasa, anh Lhakpa có chỉ cho chúng tôi một quần thể tu viện trên lưng chừng núi và bảo "Tu viên Deprung đấy!". Bạn Mèo nhìn một cụm lô xô giống như đồ chơi lego nghĩ "Không phải thế chứ, sao mà to vậy! Dễ thường đi đủ một vòng có khi rụng chân mất!".

Tu viện Deprung nằm trên núi Gambo Utse, cách vùng ngoại ô thủ phủ Lhasa khoảng 5km về phía Tây, nơi đây đã từng là một trong ba tu viện lớn có tầm ảnh hưởng rộng nhất trên đất Tây Tạng. Tu viện Drepung được thành lập vào năm 1416 bởi một trong số những đệ tử của Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkapa), ngài Jamyang Choge Palden Tashi (1397-1449). Tu viện này đã từng là nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến khi Cung Potala được xây dựng lại vào thế kỷ 17. Ngày nay, tuy Deprung không còn huy hoàng như thuở xưa nhưng vãn luôn đứng đầu danh sách các tu viện "phải đến" trong chương trình của mọi đoàn khách đến Lhasa.

Nằm trên lưng chừng núi, từ Deprung có thể nhìn thấy toàn cảnh thung lũng Lhasa:

10559693_10202318275587453_7608285591087032000_n.jpg

Lhasa là thành phố trên núi cao, liệu có cần quá nhiều nhà cao tầng như thế không?

Sau khi trèo lên một đoạn dốc cao, đỉnh núi với những bức Thangka khổng lồ vẽ trực tiếp trên đá hiện ra:

10462851_10202318276347472_4374540611374137733_n.jpg


Cái mặt phẳng màu xám đen phía bên phải những tảng đá vẽ Thangka là nơi để treo bức Thangka vĩ đại khi cử hành lễ hội Shoton. Không dễ gì để đến được đây vào dịp lễ hội đó, cũng như có đến được cũng không dễ gì để mấy kẻ xương mỏng thịt mềm như bạn Mèo và đồng bọn chen lấn với cả vạn người để vào xem tận mắt, thôi thì xem ảnh do bác Gúc cung cấp vậy:

19546045.jpg


Nghe nói trong tòa điện này, những cửa sổ che màn màu vàng là nơi ngài Đạt lai lạt ma XIV đã từng ở khi ngài tu học ở đây:

10552477_10202318275707456_8697924094226947858_n.jpg


Khách tham quan chỉ được đi theo một lộ trình nhất định nên số nơi có thể đến được trong cái quần thể to lớn đó không nhiều. Đi sâu vào bên trong có những khoảng sân có cây xanh. Những tòa điện sâu nhất dựa lưng vào núi:

10561534_10202318276667480_2490893286525485583_n.jpg


Bên trong, những lối đi làm bằng đá mài màu vàng nâu cho thấy nó là của tân tạo chứ không phải là "original" :D

10422001_10202318277387498_7529777335643375677_n.jpg


Cũng phải thôi, qua bao nhiêu giông tố, bao kỳ biến động, có mấy tu viện nào ở Tây Tạng còn nguyên vẹn đâu.

10552357_10202318279427549_1869221226203125246_n.jpg

Toà điện cao nhất, ở ngoài rìa bên phải của quần thể tu viện

Lối xuống nhỏ hẹp, quanh co. Sự vắng vẻ, tĩnh lặng của nó đọng lại trong lòng người đi những cảm xúc thật khác lạ:

10502129_10202318279307546_2874429711210764801_n.jpg


Sau khi tập hợp đủ cả đoàn, mọi người đi ăn cơm ở một quán ăn bình dân dành cho khách hành hương. Hic, nhờ thế mới biết thức ăn Tây Tạng original là thế nào: bánh momo nhân thịt bò băm trộn bắp cải mặn còn hơn cả thịt kho!

Cũng tại quán này, các bạn cùng đi mới được biết toilet kiểu "traditonal" của xứ Tây Tạng nó như thế nào. Có một sự chấn động tâm lý không hề nhẹ dù ai cũng được những người đã đi Tây Tạng cảnh báo rồi. Riêng bạn Mèo thì không sốc mấy, vì bạn Mèo đã sử dụng toilet của nhà chùa từ lúc nãy rồi. Tại sao bạn Mèo lại không bị sốc nhỉ? Đầu tiên vì bạn Mèo có định lực khá tốt, nhưng quan trọng hơn cả là bạn Mèo bị hen, thường xuyên phải tập hít thở theo phương pháp hô hấp dành cho người bị hen (chủ yếu thở qua miệng) nên không thấy mùi mẽ gì đáng kể.

P/S: bonus thêm một tấm ảnh mà bạn Kevin chụp được ở Deprung, bạn ấy đặt tên là "Cánh chim tự do" - như lời chúc một tương lai tốt lành cho người Tây Tạng.

10500351_10202318276907486_1236108609315259607_n.jpg
 
Re: Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

Chị Mèo và Tu Hài ráng lênn... vừa đọc vừa mường tượng lại chuyến đi thấy thương quá
 
Ngày 3: Cung Potala, chuyến hành xác kinh hoàng

Cung Potala, biểu tượng của Lhasa nói riêng và xứ Tây Tạng nói chung, là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Cung Potala được vua Tùng Tán Cán Bố cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành. Tòa kiến trúc này tồn tại mãi cho đến thế kỷ thứ 17 mới được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 xây dựng lại.

Cung điện mới xây dựng gồm có hai phần chính đó là Hồng Cung và Bạch Cung. Bạch Cung (Potrang Karpo) được xây dựng từ năm 1645, hoàn thành năm 1648, sau đó, trong khoảng năm 1690 đến năm 1694, Hồng Cung (Potrang Marpo) mới được xây dựng thêm. Công trình kiến trúc đồ sộ này đã đòi hỏi sự lao động miệt mài của hơn 7000 công nhân và 1500 thợ thủ công cùng các nghệ sĩ. Đến năm 1922, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 lại tiếp tục cho cải tạo lại nhiều nhà nguyện và điện thờ chính ở Bạch Cung và xây dựng thêm hai tháp thờ mới ở Hồng Cung. Vào năm 1959, cung Potala đã bị hư hại nhẹ và vào những năm 1960 đến 1970, nhờ sự can thiệp cá nhân của Thủ tướng Chu Ân Lai, Cung Potala đã may mắn thoát khỏi số phận bị tàn phá giống như các công trình kiến trúc Tôn giáo khác trên đất Tây Tạng, và được bảo tồn gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Rất nhiều người cho là cung Potala chính là cái đinh của chuyến thăm Tây Tạng, riêng bạn Mèo và đồng bọn đề xuất bà con xem xét lại một tí. Chuyến tham quan cung Potala là sự hành xác khủng khiếp nhất trong suốt cả chuyến đi của đoàn. Vé vào Potala đắt đến kinh hoàng: 200Y/ pax. Mà không phải muốn mua lúc nào cũng được. Họ bán vé theo xuất: cứ 20' thì bán 100 vé. Vì vậy, nhà tour phải đăng ký để mua vé từ mấy ngày trước. Gần đến giờ khách phải đến xếp hàng để đợi đến lượt. Nhà tour chỉ đặt được vé xuất 3.00PM. Đó là một buổi nắng đến choáng váng, nắng rát như bào (dù không quá nóng, nóng nữa chắc cả đám chết hết rồi!).

Đầu tiên là đi bộ từ cổng vào nơi đăng ký khách đoàn kiêm kiểm soát, đoạn đường này dài sơ sơ chừng 1km thôi. Từ cửa kiểm soát trở đi, phải tuân thủ đủ thứ qui định:

- Thời gian chuyến tham quan được giới hạn trong vòng 1 giờ.
- Không mang bất kỳ loại chất lỏng nào bao gồm cả đồ uống và nước khoáng.
- Không đội mũ hoặc đeo kính mát.
- Không hút thuốc trong phòng.
- Không chụp ảnh trong cung điện (chỉ được chụp ảnh bên ngoài)
- Không bước vào những khu vực bị cấm.

Sau đó đi bộ tiếp tầm 500m nữa để vào khu vực chờ đợi. Thấy Bạch Cung cao vòi vọi, mọi người có một sự phấn khích không nhỏ:

10525877_10202324133293892_2411745648079106028_n.jpg


Tuy nhiên cảm giác đó chỉ tồn tại cho tới khi bị phơi như phơi cá khô. Ở khu vực chờ đợi, may mà có một cái mái vẩy bé teo, tạo ra cái bóng mát bé tẹo để mọi người nấp vào, không thì chết khô rồi:

1457765_686393714731458_1248690452493772522_n.jpg


Dưới ánh nắng rát rạt, mọi người bắt đầu khát nước dù đã nốc no nước trước khi qua cửa kiểm soát rồi. Thế mà nỗi khổ ải mới chỉ bắt đầu. Sau khi chờ gần nửa giờ, đoàn người bắt đầu được cho di chuyển. Thấy mấy trăm bậc thang thăm thẳm dưới ánh nắng rát rạt, mọi người bắt đầu choáng. Những kẻ yếu ớt dặt dẹo như bạn Mèo mồm ngậm tăm cắm cúi lê đi, không dám tung tẩy gì cả:

10505434_10202324133413895_619075834681868402_n.jpg


Tuy rất mệt, cứ đi được mấy bậc là phải dừng lại thở dốc nhưng cuối cùng, đích đến đã hiện ra:

10527899_10202324134373919_4042752892964834520_n.jpg


Có một cô gái, có lẽ là người TQ, quá đuối sức đã gần như ngất xỉu, sau khi hồi tỉnh, cô ấy lê từng bước, vừa đi vừa khóc rưng rức. Bước qua khung cửa có treo rèm đen, mọi người mới biết là mình còn sống. Cậu HDV cấp tốc đi mua nước ướp lạnh phát cho mỗi người một chai, không thì có án mạng chứ chả chơi! Sau khoảng sân trời nắng điên đảo là cánh cửa nách đi vào Bạch Cung, chuyến marathon tham quan Potala bắt đầu từ đây:

10530903_10202324133893907_8825985798091571135_n.jpg


Bên trong nội điện, cấm tiệt chụp hình, khách bị buộc đi theo lộ trình định sẵn. Hic, vào đây mới biết tại sao nhiều đời Đạt lai lạt ma tuy đạo hạnh cao thâm mà lại không có tuổi thọ: các ngài ở một nơi ẩm ướt, ngột ngạt và ảm đạm như thế cơ mà. Tòa Bạch Cung và Hồng Cung thật sự rất to lớn nhưng nói theo thuật ngữ của ngành xây dựng thì độ thông thủy của nó nhỏ đến đáng thương: trần rất thấp, phòng rất nhỏ, cửa sổ cửa cái rất bé, hành lang rất chật. HDV bảo nếu không bé như thế mùa đông không thể sưởi ấm được.

Khách tham quan cắn đuôi nhau đi dọc các hành lang chật chội, thận trọng bước lên những bậc thang gỗ bọc thép lá bóng lộn vì hàng triệu bước chân, vội vội vàng vàng dí mắt vào những khung cửa hẹp để xem các bức tượng, các bảo tháp bằng vàng ròng khảm ngọc quí đựng xá lợi của các vị Đạt lai lạt ma. Thỉnh thoảng hiện tượng ùn tắc giao thông lại xảy ra do có hướng dẫn viên đứng lại để thuyết minh và khách vây quanh để nghe. Thôi thì tiếng Hán, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp... đủ cả.

Dù các bảo vật của Potala vẫn được giữ gần như nguyên vẹn trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa do có sự bảo trợ đặc biệt của thủ tướng Ch Ân Lai nhưng không biết có phải bạn Mèo quen nhìn thấy các thứ vàng ngọc lấp lánh dưới ánh đèn halogen trong các cửa hàng vàng bạc đá quí hay không mà sao thấy các bảo vật của Potala cũ kỹ, bụi bặm, u ám quá. Bạn Mèo nói đùa: "có lẽ nên buôn mười tấn thuốc đánh bóng kim loại lên bán cho ban quản lý Potala để họ đánh các thứ bảo vật cho bóng đẹp một chút".

Mọi người vừa đi vừa liếc đồng hồ. Hôm trước bạn Mèo có hỏi anh Lhakpa: nếu khách không đảm bảo hoàn tất chuyến tham quan trong 1h thì sẽ bị sao? Anh Lhakpa trả lời: khách sẽ không bị sao cả nhưng công ty du lịch sẽ bị. Nếu vi phạm về thời gian có thể bị cắt không cho mua vé tham quan nữa. Thật là khổ cả khách lẫn công ty du lịch lẫn những người quản lý Potala. Nhưng nếu không làm như thế thì biết xử lý lượng khách đông hơn quân Nguyên như thế nào bây giờ.

Còn chưa đầy 5' nữa hết giờ thì mọi người lục tục xuất hiện ở cửa ra. Bạn Mèo chạy ra cửa vội vàng hít thở mấy hơi không khí trong lành. Hic, nhà cửa chật chội ngột ngạt lại đầy mùi nhang khói, tẹo nữa là lên cơn hen rồi!

Mọi người phi ra lối xuống và đối diện với mấy trăm bậc thang đầy nắng:

10543641_10202324135693952_8648715212949906598_n.jpg


Nhưng lượt xuống dễ dàng hơn nhiều, mọi người đều nhanh như sóc! Trên đoạn đường ra bà con thấy choáng với cảnh cứ cách tầm 10m lại có một tổ cảnh sát 3 người: 1 người mang trường côn, 1 người mang tiểu liên bá gấp, 1 người mang dùi cui và khiên; cả ba đứng dựa lưng vào nhau, quan sát cẩn thận mọi người qua lại. Dĩ nhiên không thể làm chuyện cấm kị là chụp hình cảnh sát nên bạn Kevin bèn chụp hình Lục tự đại minh chú viết trên bức tường cạnh lối ra, đối diện với nhóm cảnh sát :D

10521972_10202324135053936_620133757558542672_n.jpg


Xem xong bài này, hẳn các bạn cũng hiểu tại sao bạn Mèo nói Potala như nhà hoang chết chủ, còn bạn tuhailanha lại bảo nó trông như cái xác chết chưa chôn rồi đấy.

P/S: ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm ở Potala, có mấy thứ bên ngoài không đâu có bán như thẻ đánh dấu sách, sách ảnh... Bạn Mèo có mua một quyển sách ảnh Tibet Scenery giá 100Y, người bán cẩn thận đóng con dấu lưu niệm của Potala vào trang đầu và bảo "mày có thể mua sách này ở nơi khác nhưng họ không có con dấu này để đóng cho mày đâu".
 
Last edited:
Re: Chuyến đi "Tìm lại bầu trời" của đoàn Kevinauto - Tây Tạng hè 2014

Lúc ra khỏi Potala, em cảm giác như bị lừa. Thất vọng tràn trề cái màn dòng người rồng rắn nối đuôi nhau. Đi toàn nhìn mông người đi trước và nhìn đường cho khỏi vấp té chứ ko enjoy được gì nhiều. Lúc cuối hành trình, Kun chạy tất tả đi nộp cái gì đó, chứng mình là đủ 10 đã ra...nhưng em ko nhớ lúc đó có ai đến đếm người không. Trước khi đi em ôm mộng đi lòng vòng Potala, kiếm các góc đẹp đẹp (dĩ nhiên là ở nhữgn chỗ người ta cho phép). Ai dè :))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top