Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.
2.2.2.Sekong - Paksong :83 km.
09h20’.
Chúng tôi rời Sekong sau khi chụp ít ảnh kỷ niệm tại một tượng đài nằm trên quốc lộ 11,tiếp tục cuộc hành trình đi sâu vào nội địa Lào.Đường đi vẫn rất tốt và hứa hẹn nhiều lý thú.
Con Daehan đưa chúng tôi ngày càng cao lên miền đất đỏ phì nhiêu. Dân số Lào chỉ khoảng 7 triệu người,sống trên một diện tích 236.000km2, bằng 2/3 nước ta,nên mật độ rất thấp.Vì vậy chúng tôi cứ chạy mãi và con đường cứ băng qua những vùng thưa vắng người.
09h45’ ,chúng tôi dừng lại 1 quán nhỏ ven đường,vừa nghĩ ngơi,vừa ăn ổ bánh mì mới mua được.
Quán nhỏ nhưng có vẻ ngăn nắp,sạch sẽ và lạ một điều là họ có 1 bàn “Ông thiên” gắn trên cây ở bên cạnh quán,nơi lối đi vào,giống như người Việt bên nhà.
Thấy khách vào,chủ quán vội bước đến dàn máy nhạc tăng âm lượng bất kể khách có hiểu mô tê gì âm nhạc Lào.Mục đích vào đây để uống cà phê,nghĩ mệt,nhưng không thấy có cà phê trên bảng menu,chúng tôi chỉ chai Pepsi rồi ra dấu 2 ngón tay.Hai chai nước ngọt ướp lạnh trong tủ được mang ra.
Hình như gia đình họ đang “ăn Tết” với cái món gì là lạ trên bàn,ăn bóc,có một ‘chỏ’ cơm nếp bên cạnh .
Chúng tôi lặng lẽ quan sát họ và họ cũng len lén nhìn sang chúng tôi.Chủ quán chợt cười hỏi :”người Việt?” a,vậy anh nói được tiếng Việt?
- Vâng,tôi học bên Hà Nội 5 năm...Đại học thủy lợi…
-à,vậy ra anh là kỷ sư thủy lợi?
-Vâng.Bây giờ nghĩ rồi,về đây trồng ngô và cây ăn quả...
Rồi không bỏ lở cơ hội,tôi lấy cuốn Atlas nhờ anh viết ít chữ và ký tên lên bản đồ để thay thế dấu bưu điện,bên cạnh chữ ký của chị Nang Ma Ny Soy.
Từ hôm qua đến giờ chưa gặp một bưu điện Lào nào mở cửa,hình như người Lào chẳng có nhu cầu gửi thư hay bưu phẩm,họ đóng cửa suốt,nên tôi phải thay thế bằng cách nhờ người Lào ký tên vào atlas.
Anh chủ tên là Sy Li Phôn,đã nghĩ làm việc nhà nước,về đây trồng trọt và mở quán.
Bây giờ nhìn kỹ,quán của anh không mang kiểu nóc nhà đặc trưng của Lào,nó có vẻ Việt Nam hơn,nhất là có cả cái bàn thờ “Ông Thiên” đóng gá trên cây.
Ở đây đất đai mênh mông,lại chẳng ai khai thác,khí hậu rất mát mẻ,thích hợp cho rau hoa vùng ôn đới,nếu biết khai thác,sẽ thu nhiều lợi nhuận trong tương lai.Địa điểm này nằm ngay trên quốc lộ,một trạm dừng chân cho khách du lịch trên đường từ Việt Nam qua là một dự án hoàn toàn khả thi.Nhìn cái vạt đất chung quanh nhà anh mà thèm,tuy còn hoang vắng,nhưng ở cái xứ hiền hòa này,điều đó chẳng đáng để quan tâm.Sau 1giờ nghĩ ngơi trò chuyện,tôi chắp tay “khọp chài”từ giã anh Silyphôn,lên đường đi ngả 3 Thateng.
10h25’.
Từ giã anh Kỷ sư thủy lợi,chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.Trên đường tôi thấy có 2 xe gắn máy thồ đầy hàng bán dạo,lúc đến gần nghe tiếng họ nói chuyện,tôi mới biết đó là những người Việt tha phương
.
Chịu khó hơn người Lào,biết tính toán và nắm bắt cơ hội nên uyển chuyển trong kinh doanh,biết tiết kiệm,để dành,những người Việt Nam này sẽ trở nên giàu có trong tương lai không xa!Nhất là khi đất đai nơi đây rộng lớn,tài nguyên dồi dào mà dân số thì ít ỏi.Kiếp tha hương chắc chắn có nhiều điều bất cập,nhưng cơ hội thoát khỏi đói nghèo dễ đến với họ hơn.Nhiều người Việt sống được dễ dàng trên đất khách khiến làn sóng nhập cư đến từ bên kia Đông Trường Sơn ngày càng dâng cao.Họ,những người Việt tha hương,dần trở thành một lực lượng làm kinh tế mới,năng động và thực dụng!Tôi bổng thấy có chút lo cho người Lào nếu một mai họ mất đi cái bản chất nhân hậu dễ thương vốn có từ ngàn đời bởi sự giao tiếp đương nhiên do hoàn cảnh xã hội đưa đến.