Serguei Kouzmic
Phượt tử
Nên chọn xe nào để đi phượt đường trường? - Mặc định option là đường trường nhưng đường nhựa - onroad, cũng có đường xấu nhưng vẫn có đường. Vậy thì tiêu chí để chọn xe đi phượt sẽ tập trung vào một số điểm sau:
- Động cơ (2 kỳ hay 4 kỳ, hãng nào, kiểu ly hợp - tự động hay dùng tay điều khiển)
- Kiểu dáng - thể thao tốc độ hay thẳng lưng.
- Hệ thống treo - giảm xóc.
- Truyền lực tự động hay xe số điều khiển bằng cơm, có xích tải hay không có xích tải...
- Trang bị lốp, có săm hay không săm, kèm theo nó là vành (niền) xe.
- Khả năng chở đồ nhiều hay ít
...
Nhìn chung, theo kinh nghiệm của mình, loại động cơ nên ưu tiên 4 kỳ (hầu hết những loại xe thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay), vì 2 kỳ chủ yếu chỉ còn Minsk. Với điều kiện khí hậu Việt Nam ta thì 2 kỳ chạy đường xa rất nóng, trong khi đó mùa đông miền Bắc lạnh thường khỏ nổ hơn. Đồng thời, 4 kỳ cũng tiết kiệm xăng hơn 2 kỳ, vì hiệu suất động cơ cao hơn.
Về kiểu dáng, đi xa nên chọn những kiểu xe thẳng lưng, đi xa đỡ mỏi, không bị dồn vào tay và vai. Những kiểu xe như Dream 2; Future (1, 2, Neo...)... là những mẫu xe thiết kế ngồi khá thẳng lưng. Trong khi đó, các mẫu của Yamaha như Exiter trông có vẻ bò hơn.
Về hệ thống treo, thì với kinh nghiệm 20 năm xe máy từ 67 đến đủ các thứ, thì xe Suzuki thường có hệ giảm xóc rất khá, khỏe nhưng vẫn êm. Honda, YAMAHA kém hơn. Ví dụ, giảm xóc trước của Dream Thái rất khá, đôi giảm xóc sau thì không thể bằng Suzuki FB 100... giảm xóc trước của Jupiter R thì tàm tạm, nhưng đôi sau thì rất cứng vì hành trình giảm xóc ngắn, rất xóc. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ, như xe FX, đi đường trường thì rất thích, động cơ thuộc loại khá, có làm mát dầu bôi trơn nhưng giảm xóc cả trước lẫn sau dù chất lượng tốt nhưng do được thiết kế đi đường thành phố nên hành trình giảm xóc ngắn, đi rất xóc... Tương tự với giảm xóc sau của Future Neo, đi 2 người thì yếu, đi một mình thì cứng. Giảm xóc trước cũng cứng, không êm như Future 1.
Về truyền lực, đương nhiên nên chọn xe số, nếu có côn tay càng tốt. Nếu xe số, thường là xe truyền lực xích tải, nên mình không đề cập nhiều. Chắc ít người dùng Vespa (Sprint, Standard) để đi phượt.
Về lốp (vỏ) xe, theo kinh nghiệm của mình - do ngại móc lốp thay săm nên đã từ chục năm nay hoàn toàn dùng vành đúc (mâm đúc) và lốp không săm (tubeless). Hồi đầu mình thường mang theo bộ vá dùi, thủng cái rút đinh, dùi và bơm, đi tiếp, chưa chắc đã hết đến 10 phút. Gần đây còn lười không thèm vá, vì thủ theo mấy con vít bắt gỗ mũ hình nón, dài 1cm, và một tuýp keo chó, bôi keo vặn luôn vít vảo lỗ thủng. Chưa mất hết 5 phút.
(Còn tiếp)
- Động cơ (2 kỳ hay 4 kỳ, hãng nào, kiểu ly hợp - tự động hay dùng tay điều khiển)
- Kiểu dáng - thể thao tốc độ hay thẳng lưng.
- Hệ thống treo - giảm xóc.
- Truyền lực tự động hay xe số điều khiển bằng cơm, có xích tải hay không có xích tải...
- Trang bị lốp, có săm hay không săm, kèm theo nó là vành (niền) xe.
- Khả năng chở đồ nhiều hay ít
...
Nhìn chung, theo kinh nghiệm của mình, loại động cơ nên ưu tiên 4 kỳ (hầu hết những loại xe thông dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay), vì 2 kỳ chủ yếu chỉ còn Minsk. Với điều kiện khí hậu Việt Nam ta thì 2 kỳ chạy đường xa rất nóng, trong khi đó mùa đông miền Bắc lạnh thường khỏ nổ hơn. Đồng thời, 4 kỳ cũng tiết kiệm xăng hơn 2 kỳ, vì hiệu suất động cơ cao hơn.
Về kiểu dáng, đi xa nên chọn những kiểu xe thẳng lưng, đi xa đỡ mỏi, không bị dồn vào tay và vai. Những kiểu xe như Dream 2; Future (1, 2, Neo...)... là những mẫu xe thiết kế ngồi khá thẳng lưng. Trong khi đó, các mẫu của Yamaha như Exiter trông có vẻ bò hơn.
Về hệ thống treo, thì với kinh nghiệm 20 năm xe máy từ 67 đến đủ các thứ, thì xe Suzuki thường có hệ giảm xóc rất khá, khỏe nhưng vẫn êm. Honda, YAMAHA kém hơn. Ví dụ, giảm xóc trước của Dream Thái rất khá, đôi giảm xóc sau thì không thể bằng Suzuki FB 100... giảm xóc trước của Jupiter R thì tàm tạm, nhưng đôi sau thì rất cứng vì hành trình giảm xóc ngắn, rất xóc. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ, như xe FX, đi đường trường thì rất thích, động cơ thuộc loại khá, có làm mát dầu bôi trơn nhưng giảm xóc cả trước lẫn sau dù chất lượng tốt nhưng do được thiết kế đi đường thành phố nên hành trình giảm xóc ngắn, đi rất xóc... Tương tự với giảm xóc sau của Future Neo, đi 2 người thì yếu, đi một mình thì cứng. Giảm xóc trước cũng cứng, không êm như Future 1.
Về truyền lực, đương nhiên nên chọn xe số, nếu có côn tay càng tốt. Nếu xe số, thường là xe truyền lực xích tải, nên mình không đề cập nhiều. Chắc ít người dùng Vespa (Sprint, Standard) để đi phượt.
Về lốp (vỏ) xe, theo kinh nghiệm của mình - do ngại móc lốp thay săm nên đã từ chục năm nay hoàn toàn dùng vành đúc (mâm đúc) và lốp không săm (tubeless). Hồi đầu mình thường mang theo bộ vá dùi, thủng cái rút đinh, dùi và bơm, đi tiếp, chưa chắc đã hết đến 10 phút. Gần đây còn lười không thèm vá, vì thủ theo mấy con vít bắt gỗ mũ hình nón, dài 1cm, và một tuýp keo chó, bôi keo vặn luôn vít vảo lỗ thủng. Chưa mất hết 5 phút.
(Còn tiếp)