What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Cuộc thám hiểm thứ 3 và sự xâm lăng của người Tây Ban Nha


Vào năm 1531 Pizarro tổ chức cho cuộc thám hiểm thứ 3. Đầu tiên ông đến đảo Coaque, ở đây quân của ông đã đánh nhau với người thổ dân hung dữ. Khi ông tiến lên đảo Puna ông nhận được sự đón tiếp khá thân thiện. Nhưng khi những người TBN cướp phá vàng trong những đền thờ của họ thì họ phẫn nộ và tấn công những người TBN. Họ định đốt tàu của người TBN nhưng những kẻ xâm lược đã nhanh chóng trốn thoát thành công

Chỉ với 180 người trong đó 150 lính. 62 con ngựa, và 02 khẩu pháo mà những người TBN dám tấn công vào đế chế Inca. Và đặt một nền móng cai trị gần như toàn bộ châu lục này. Họ đổ bộ lên Tumber, thị trưởng Chullmasa đã cố gắng ngăn cản bước tiến của họ. Liên tục gửi người về Cusco cầu cứu. Nhưng không bao giờ có sự viện trợ từ Cusco vì lúc này đang trong cuộc nội chiến giữa Huascar và Atahualpa. Chullmasa đã phải đầu hàng những kẻ xâm lược và cố gắng bảo vệ thị trấn này không bị cướp phá thêm nữa. Nhưng làm sao cản được những kẻ cướp này. Những người TBN bỏ tù vị thị trưởng và tàn phá thì trấn không còn một dấu tích gì.

Sau đó Pizarro tiến đến Chira mà không gặp sự kháng cự nào. Tiếp tục tiến đến Piura rồi pháo đài Cajamarca có vị trí chiến lược mà như đi vào vùng đất trống. Đoạn này họ đổi chiến lược không cướp phá nữa mà như những người khách dễ bị tổn thương và không đe dọa đến ai trên đường họ gặp.

Còn người Inca nhìn thấy người Tây Ban Nha thì ngạc nhiên và mừng rỡ lắm. Vì trong truyền thuyết của họ, vị thần Viracocha – người sáng tạo thế giới của họ cũng có râu ria, to cao và đi từ biển vào. Người Tây Ban Nha cũng thế. Cũng to cao, râu ria xồm xoàm, trang phục và vũ khí của họ khá lạ lùng. Và đáng chú ý hơn là con ngựa họ cưỡi. Đây là một con vật đáng sợ mà chưa ai nhìn thấy bao giờ. Người Inca nhầm những người này là hiện thân của thần Viracocha nên đón tiếp rất nồng hậu. Nhưng ảo tưởng này chẳng bền lâu. Titu Cusi – một trong những người Inca cuối cùng nói “Lúc đầu tôi tưởng họ là những người tốt do thần Viracocha phái đến. Nhưng tôi thấy tất cả diễn ra hoàn toàn trái ngược với những gì tôi nghĩ. Đối với tôi và những người anh em của tôi theo những bằng chứng họ để lại thì họ không phải con của thần Viracocha mà là con của quỷ”. Chẳng phải riêng Cusi mà sau này tất cả những người Inca đều coi người TBN như là hiện thân của quỷ Suetiva và gọi người TBN là Suegagua ( Con quỷ mang ánh sáng)

Trong khi đó Atahualpa cũng nhận được tin về những người TBN này. Ông chủ quan coi họ là những kẻ yếu đuối và dễ xơi. Ông ước lượng họ có khoảng 200 người và số lượng người ấy quá nhỏ bắt lúc nào mà chẳng được. Và ông hoàn toàn không nhìn ra mối đe dọa từ phía những người TBN này. Khi người TBN cử sứ giả đến nói họ chỉ đi phượt mà thôi.
Atahualpa đã đồng ý cấp Visa cho họ đi đến Cajamarca. Khi được hỏi về những con quái vật họ cưỡi (ngựa) thì sứ giả của Pizarro trả lời rằng nó cũng chỉ giống con Llama ấy mà. Khổ nỗi ông Atahualpa này ki bo không bỏ tiền ra sắm con Iphone Tàu. Nếu có thì chỉ một cú phone ông cũng biết tình hình ở Tumber như thế nào. :D

Được đằng chân lân đằng đầu. Pizarro đòi hoàng đế Atahualpa đến gặp ông ta. Mà ông Atahualpa này cũng hèn bỏ mẹ. Đường đường là hoàng đế của một nước việc dell gì phải đi gặp mấy thằng phượt thủ. Nhưng ông này chết vì tính tò mò, muốn gặp người nước ngoài xem như thế nào.

Vào ngày 15/11/1532, Pizarro vào bên trong pháo đài Cajamarca. Lấy một khách sạn 5 sao tại đây để tiếp Atahualpa. Và lên sẵn kế hoạch bắt Atahualpa làm con tin.
Ngày hôm sau mọi cái bẫy đã được giương lên. Pizarro và đoàn tùy tùng đợi sẵn. Nhưng mãi tới trưa Atahualpa mới đi tới. Ông Hoàng đế này ngồi trên một cái ngai bằng vàng đặt trên cái kiệu. Một đoàn tùy tùng hoành tráng nhưng đi tay không. Quân đội của Atahualpa (khoảng 5.000 người) đóng ở bên ngoài thành phố đợi lệnh. Vì họ đã được lệnh không được tấn công những vị “khách quý” này. Nên binh lính của Atahualpa cũng chủ quan. Tuy đóng quân bên ngoài thành để bảo vệ Hoàng đế nhưng toàn uống rượu, chơi bời và đương nhiên là không có kỷ luật.

Cuộc đời luôn gặp những sai lầm mà chính mình đã có nhiều kinh nghiệm. Atahualpa đã dùng chính bài này để đánh lừa anh trai mình là Huascar để đem quân vào Cusco mà không gặp sự kháng cự thì hôm nay ông lại bị Pizarro lừa bằng chính bài cũ.
Atahualpa và đoàn tùy tùng bước vào quảng trường của Cajamarca với nhiều nghi thức trống dong kèn mở. Trong khi quân của Pizarro đã ém ở những vị trí chủ chốt.

Pizarro cho Cha Valverde thay mặt cho mình tiếp Atahualpa. Còn mình ở ngoài chỉ huy quân đội. Lúc này tin tức về cuộc tấn công ở Tumber mới bay về tới tai Atahualpa.
Vào bên trong lúc đầu cũng rất trang trọng. Cha Valverde gửi lời chào từ Hoàng đế TBN tới Hoàng đế Inca. Sau đó Cha nói nhiệm vụ của người TBN đến đây là truyền giáo. Cha đưa cho Atahualpa hình cây thánh giá, giải thích về Chúa Jesus như là hiện thân của Đức Chúa trời. Sau đó Cha Valverde đưa cho Atahualpa cuốn Kinh thánh và yêu cầu Atahualpa rửa tội.

Atahualpa cầm cuốn Kinh Thánh ném xuống đất và nói rằng: “Các ngươi tưởng ta không biết các ngươi đến đây vì cái gì à? Các ngươi phải trả lại cho ta tất cả những thứ các ngươi lấy trên đất của ta.” Nói rồi ông ta đứng lên gọi kiệu đi về. Nhưng đâu có dễ thế, gà đã vào miệng cáo thì làm sao mà thoát được. Có tiếng loảng xoảng của vũ khí, một người lính TBN chạy ra gí vào cổ Atahualpa một con dao găm. Những người bảo vệ Atahualpa rất kinh ngạc họ không biết làm gì khi mạng sống Sapa của họ bị đe dọa, họ đầu hàng. Thế là Atahualpa bị bắt sống và bị nhốt vào ngục.

Lúc này nhận được tín hiệu, Pizarro ra lệnh cho Đại úy pháo binh khai hỏa. Tiếng đại bác gầm xé trời, làm cho quân lính Inca ngơ ngác không hiểu gì cứ tưởng Thần thánh phẫn nộ. Đang ngơ ngác thì quân lính của Tây Ban Nha ở đâu tràn tới. Những tiếng súng, rồi những con ngựa chở những chiến binh xông vào giữa đám lính Inca khiến họ hoảng sợ. Hoàn toàn không nghĩ tới chuyện chống cự mà chỉ nghĩ tới chuyện chạy trốn. Hàng ngũ tan tác và đoàn quân 5.000 người này bị hơn 100 người Tây Ban Nha giết chết khoảng hơn 1.000 người, số còn lại chạy thoát. Chính họa sĩ, nhà chép sử Andes thế kỷ thứ 16 là Huaman Poma nói rằng “ Người TBN đã giết hại những người Inca trong trạng thái hoảng loạn như giết những con kiến”





Trận đánh Cajamarca (Ảnh St)







Cái ảnh tôi chụp được trong bảo tàng Inca ở Cusco nói về trận Cajamarca







 
Với việc bắt cóc Hoàng đế Inca cùng với đánh tan đội quân bảo vệ, Pizarro đã đặt đế chế Inca vào trong tầm tay.
Tất nhiên người TBN không thể chinh phục đế chế Inca bằng một trận đánh này. Nhưng đây là trận đánh quan trọng nhất nó mở đường cho người TBN hoàn toàn kiểm soát đế chế Inca.

Chúng ta có thể thắc mắc tại sao người Inca không tập hợp lại lực lượng phản công? Vì tuy chế độ có suy đến mấy thì họ vẫn còn cả triệu lính. Hoàn toàn có thể đè bẹp hơn trăm người TBN. Nhưng người Inca không thế. Họ cho rằng Sapa của họ là con thần mặt trời, Sapa ở đâu thì mặt trời ở đấy. Họ như rắn mất đầu. Không có người lãnh đạo, và cũng không ai dám bổ nhiệm Sapa mới cả. Và hơn nữa họ quý trọng, sợ hãi Sapa của mình nên ngây thơ tin rằng đáp ứng mọi yêu cầu của người TBN thì Sapa sẽ được thả.

Nhưng Pizarro đâu phải tay mơ, cái giá ông đưa ra chuộc Atahualpa bằng vàng chỉ là cái cớ. Nhưng người Inca tin rằng Pizarro thật lòng thật. Vàng được chuyển về chất đầy phòng giam của Atahualpa. Người ta ước tính khoảng từ 20- 30 tấn vàng đã được chuyển đến. Nhưng nó chỉ kích thích lòng tham của Pizarro mà thôi và đương nhiên Atahualpa vẫn không được thả.

Trong thời gian Atahualpa ở nhà tù của Pizarro thì các thầy tư tế, các thầy bói được phép đến thăm. Nhưng Atahualpa kinh miệt mấy ông thầy bói ở Đền Sấm ra mặt. Ông gọi lính gác đến bảo hãy bắt trói những người này lại xem thần thánh của họ có giải thoát được cho họ không? Khi được hỏi tại sao Atahualpa lại đối xử với những thầy bói như thế. Ông trả lời rằng bọn này là bọn phản bội toàn phán bừa. Trước khi đi đến đây ông đã hỏi ý kiến của các thầy bói về 3 việc và họ đoán sai tất cả

- Thứ nhất: Các thầy bói đã tiên đoán là cha ông – Hoàng đế Huayna Capac sẽ hết bệnh Đậu mùa nếu ông phơi ra trời nắng. Nhưng chính vì thế mà Hoàng đế này đã chết
- Thứ hai: Các thầy bói này nói rằng trong cuộc nội chiến Huascar – anh trai ông sẽ là kẻ chiến thắng. Nhưng thực tế là ông này đang nằm trong ngục.
- Thứ ba: Các thầy bói khuyên ông tấn công những người TBN và tiên đoán là ông sẽ thắng họ. Nhưng ông lại đang nằm trong ngục


Nhưng cái sai lầm chết người tiếp theo của Atahualpa là ra lệnh giết Huascar. Do lo ngại về việc mình đang bị cầm tù. Huascar có thể trốn thoát và lấy lại đế chế nên Atahualpa đã bí mật ra lệnh giết anh trai mình. Bố khỉ, ngồi trong tù không lo đối xử với ngoại xâm mà còn lo diệt lẫn nhau nên ông Atahualpa này chết là phải lắm. Chính vì lòng dạ hẹp hòi, nếu như Atahualpa có tầm nhìn hơn, vì dân tộc hơn thì ông ta hoàn toàn có thể trao lại quyền cai trị cho Huascar đang bị cầm tù. Từ đó Huascar có thể lãnh đạo tập hợp lực lượng những người Inca mà đánh đuổi những người TBN này không mấy khó khăn. Nhưng ông ta đã hành động ngược lại và không may đó chính là cái cớ để cho Pizarro kết tội Atahualpa và tuyên án tử hình ông ta. Và đến ngày 26/7/1533 Atahualpa bị tử hình bằng hình thức xiết cổ đến chết.

Sau đó Pizarro bước chân vào Cusco mà không gặp lại sự kháng cự đáng kể nào. Ông đưa Manco Capac II lên làm Vua Inca. Sau này lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Pizarro và Amagro Manco Capac vùng lên chống lại. Nhưng ông không thành công và phải rút chạy về Vilcabamba. Và sau này Toledo đã cho quân đến Vilcabamba bắt Hoàng đế cuối cùng của người Inca là Tupac Amaru thì sức kháng cự của người Inca hoàn toàn bị bẻ gãy


Năm 1536 Manco Capac II dẫn 200.000 chiến binh đến đánh Cusco nhưng cũng thất bại. Sau này các Hoàng đế Inca phải rút về Vilcabamba (ảnh sưu tầm)



 
Hôm sau chúng tôi tách đoàn đi khám phá Cusco. Tại sao lại tách đoàn? Xin thưa với các bác là team của tôi có 4 người nhưng mỗi người một ý thích. Tôi thì say mê bảo tàng, anh Hải cũng thích bảo tàng nhưng mức độ vừa phải, anh Thái thì dị ứng với bảo tàng (không bao giờ vào) chỉ thích lang thang chụp ảnh đời thường. Còn Jo thì thích ngồi làm một lon beer rồi tán gái. Thế nên tôn trọng ý thích của nhau nên chúng tôi tách đoàn và hẹn nhau tối gặp ở KS

Anh Hải bị tôi thuyết phục đi bảo tàng cùng thế nên đi cũng với tôi. Nhưng không may là hôm đó vào chủ nhật nên tất cả các bảo tàng đóng cửa. Nhưng không sao, không vào bảo tàng thì ta vào nhà thờ. Thế là tôi và anh Hải đi dạo phố một vòng rồi đi ra nhà thờ

Ngay cạnh khách sạn chúng tôi ở là Đền thờ thần mặt trời ngày xưa Coricancha hay Qurikancha tùy cách viết. Đây chính là nơi lễ hội Inti Raymi nổi tiếng diễn ra. Nhưng đấy là tháng 6 còn chúng tôi đi vào tháng 2 nên không có gì. Sau khi người TBN chiếm Cusco họ đập Đền thờ Thần Mặt trời đi và xây dựng Tu viện Santo Domingo trên đó


Đây là khoảng sân mà người ta làm lễ











Bên cạnh là vỉa hè, người ta làm những cái ghế rất đẹp để cho những ai hoài cổ ngồi đây ngẫm nghĩ chăng?



 
Cái này rất hay, thay vì những khẩu hiệu cấm chó hay camdai bay như mình. Người Cusco có những cái biển nhắc rất khéo. Cái biển này có nghĩa là "Chó là của bạn, nhưng thành phố là của mọi người" ý nhắc nhở không nên cho bọn chó chạy lung tung đái ị lên chỗ này





Nhưng bọn chó này nó không biết chữ nên cứ chạy lung tung ;)






Toàn cảnh quảng trường Coricancha, nhìn từ Tu viện Santo Domingo lại



 
Cái nhà mầu trắng phía xa xa kia ngày xưa là "Nhà của các trinh nữ trông coi đền thần Mặt trời" Ngày nay là nơi ở của các nữ tu sĩ Catholic. Đâu cũng thế, người TCG đi đến đâu cũng đập chính đền thờ tôn giáo của người khác đi và xây dựng nhà thờ của mình trên đó. Khu Roman Forum cũng vậy nên tôi cũng không lạ lắm






Nhà thờ thánh Domingo



 
Đối diện với nhà thờ Domingo là một tòa nhà kiến trúc kiểu thuộc địa được xây trên nền của một ngôi nhà thời Inca










Còn ngôi nhà này được xây toàn bằng gạch gì mà nhìn như đất vậy. Vô tình có một người Quechua đi qua tôi nhìn thấy hợp cảnh lắm


 
Bà già Quechua bán bánh ngọt trên vỉa hè. Bà này mà sang Saigon gặp anh Hải chắc là không còn chỗ mưu sinh :)). Nói vui vậy thôi chứ tôi recommend các bạn đến đây hãy ăn bánh của người Quechua. Cực ngon mà rẻ. Bổ hay không thì tôi không biết nhưng có một điều chắc chắn là không độc vì chắc không có phụ gia của Tàu





Cửa hàng bán đồ nướng của người Quechua



 
Thành phố Cusco được quy hoạch theo hình con báo. Người Inca tôn thờ 3 con vật. Con Ó hay con kền kền (Condor) tượng trưng cho sức mạnh trên trời. Con báo (Puma) tượng trưng cho sức mạnh dưới đất, và con rắn (Snake) tượng trưng cho sức mạnh trong lòng đất. Nên Cusco được xây dựng theo hình con báo như tượng trung cho sức mạnh của các Sapa vậy







 
Cái biển Bitel bên trái kia chính là Viettel của mình sang đầu tư đấy các bác ạ. Nói đến chuyện đem chuông đi đánh xứ người cũng buồn. Trong khi các nước trong khu vực đem hết tập đoàn nọ kia sang đầu tư nước khác. Biến chúng thành những tập đoàn đa quốc gia. Vietnam mình chẳng có cái nào, có mỗi ông Viettel đi đầu tư được mấy nước.Còn các tập đoàn Vinashin, Vinaline hay Vinacomin.... ngày xưa cựu thủ tướng nhà mình gọi là "Quả đấm thép của nền kinh tế" nhưng ngài nói hơi sai phải gọi là "Quả đấm thép vào nền kinh tế" mới đúng. Nó đấm cho em và các bác ngồi đây nhe hết cả răng ra :D Còn tư nhân đầu tư nước ngoài ư? tuyệt nhiên không có (thực ra là có mỗi ông Đức HAGL đem vốn đầu tư sang nước ngoài nhưng bây giờ thấy bảo cũng đang khó khăn lắm) Còn một ông tỷ phú gì đấy lại rút vốn từ nước ngoài về đầu tư trong nước. Thấy báo chí tung hô ầm ĩ lắm. Nhưng làm như thế thì làm sao chúng ta đem được lợi nhuận về nước? chẳng qua em đánh giá cũng là dạng trục lợi rồi "Gà què ăn quẩn cối xay" thôi các bác à








 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,716
Bài viết
1,135,917
Members
192,471
Latest member
tuvicohoc2025
Back
Top