What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT


Đến Pachacamac mà không hiểu các truyền thuyết của họ thì cũng giống như bạn ăn cơm mà không có gia vị, nghe hòa nhạc mà bị khiếm thính nên tôi lại kể lể một chút về các truyền thuyết nơi đây.

Nền văn minh Pachacamac có trước Inca khá lâu, sau này bị người Inca chiếm và đồng hóa vào văn hóa của họ. Truyền thuyết về các vị thần ở đây cũng khá thú vị. Pachacamac là tên một vị thần tạo ra thế giới..(Nghe giống chuyện Thiên Chúa tạo ra vạn vật của người Do Thái.) Trước thần Pachacamac là vị thần Con. Ông này thấy bảo từ phương bắc đến. To cao, đẹp trai và là con của vị thần mặt trời đầy quyền năng. Nhưng thời đó, máy bay thì không. Thuyền bè thì làm sao đi được từ phương bắc tới được nếu không bị sóng biển đánh cho tan xác? Thế là ông này chọn cách đi bộ vượt qua các ngọn núi. Ông di chuyển bằng ý chí của mình. VD gặp núi cao ư? Ông chỉ tay một cái thế là núi biến thành thung lũng cho ông đi qua. Đến Peru ngày nay, ông thấy buồn quá, không có người uống rượu chém gió cùng. Thế là ông tạo ra đàn ông và đàn bà và phù phép cho những đồng cỏ xanh tươi để họ có thể trồng cấy. Nhưng bọn này vô ơn. Ăn quả không biết kẻ trồng cây nên ông biến những đồng cỏ tươi tốt thành vùng đất khô cằn và chỉ cho một số nơi, trên đỉnh núi tuyết sẽ có nước chảy xuống để người sinh sống.

Một hôm sau khi đã ngà ngà say thì Con gặp người em cùng cha khác mẹ của mình là Pachacamac đi đến. (Ông này là con của Thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng). Tuy là anh em nhưng không biết bảo nhau. Sau một cuộc chiến kinh hoàng, khủng khiếp Pachacamac đã giành phần thắng và đuổi thần Con đi. Nhìn thấy bọn người mà Con tạo ra chỉ có những tật xấu. Pachacamac biến bọn này thành khỉ, vượn, chó, mèo và đuổi vào rừng. Ông lại tạo ra giống người của riêng mình và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng vốn tính cẩn thận, ông tạo ra 1 người đàn ông và 1 người đàn bà đã, giống như Thiên Chúa tạo ra Adam và Eve vậy. Nếu như trong Kinh Thánh, Adam là một chàng trai ngoan ngoãn hiền lành ngờ nghệch và bị vợ xỏ mũi thì ngược lại ở đây ông đàn ông này chắc suốt ngày rượu chè, cờ bạc đánh đập vợ con nên Pachacamac nổi giận và giết đi. Khi người đàn bà còn lại ở một mình buồn quá đến cầu khẩn cha mình là Pachacamac thì ông cho bà là mẹ của tất cả nhân loại. Nhưng bà này không chồng thì làm sao có con? Thế là thần Pachacamac ban cho bà một phép mầu tự sinh sản chắc kiểu như sinh sản vô tính vậy. Xem ra cha đẻ của cừu Dolly còn đi sau ông này nhiều lắm. :) Trên thực tế người đàn bà này đã có một người con trai với người chồng cũ (bị Pachacamac giết) nhưng thần Viracocha đã cứu và đem giấu đi sau này ông đánh bại Pachacamac và ném Pachacamac xuống biển

Nền văn minh Pachacamac được đặt theo tên của vị thần mà họ tôn thờ như một vị thần tối cao nhất. Khi người Inca đến chinh phục nơi này họ lại đặt ra truyền thuyết Thần Viracocha (Wiracocha) mới là vị thần tạo ra thế giới (làm cho mặt trời và mặt trăng phát sáng di chuyển mặt trời và mặt trăng tạo ra thời gian và mùa trên trái đất….) và người Inca cho rằng họ là con của Thần Mặt trời, cháu của vị thần này. Thần Pachacamac chỉ tạo ra mỗi loài người mà thôi. Nhằm nâng cao vai trò của mình và hạ thấp vai trò của thần Pachacamac.
Nhưng có một cái hay là người Inca vẫn đưa thần Pachacamac vào hệ thống các thần của mình. Thậm chí ông còn được coi là người cùng với Wiracocha là người sáng tạo thế giới.


Tượng thần Pachacamac đứng trên muôn loại chụp ở bảo tàng Pachacamac






Thần Wiracocha (ảnh sưu tầm)


 
Khu vực khảo cổ Pachacamac khá rộng lớn. Ở đây gồm có các tòa nhà, cung điện, và quan trọng nhất là 3 đền thờ. Thần mặt trời, đền thờ thần Pachacamac và Painted temple (dek biết dịch là gì vì bên trong đền này vẽ tranh)
Nhưng trước tiên chúng ta cùng vào bên trong bảo tàng đã.


Đón tiếp chúng tôi là chị HDV người gốc Quechua (đọc là Két chu) rất nhiệt tình và am hiểu rất sâu về nền văn hóa này (đương nhiên rồi, công việc của chị mà).





Mấy anh em cùng anh chủ nhà Javier chụp ảnh check in trước khi vào.




 
Bên trong bảo tàng trưng bày các cổ vật chủ yếu là đồ dùng và đồ thờ cúng được khai quật và ngạc nhiên là chúng khá tinh xảo. Người dân ở đây đã biết dệt vải, làm đồ gốm….















CHị HDV rất nhiệt tình và nói khá thuyết phục





 
Những chiếc mặt nạ này làm ra với một mục đích là để tế lễ. Trong đó người ta dùng người để tế (Human sacrifice)






Sau khi giết người để tế, họ ướp xác vào và đây là hình ảnh khai quật được xác ướp. Về chuyện Human sacrifice tôi sẽ nói sau



 
Bước ra ngoài bảo tàng. Đến khu vực khảo cổ, đầu tiên chúng tôi gặp công trình Mamacona. Đây là công trình còn khá nguyên vẹn của khu bảo tồn này. Được được người Inca xây dựng để dành cho những phụ nữ trông coi việc thờ cúng đền thờ thần Mặt trời. Cũng như sản xuất các loại hàng hóa tốt nhất để dâng lên vị thần này. Tự nhiên tôi thấy giống Cung điện của các Vestal ở Roma Forum quá các bạn ạ. Có chăng là người La mã có chữ viết khá sớm nên họ cho biết cuộc sống của các Vestal như thế nào. Nhưng do người Inca không có chữ viết nên cuộc sống của những người giữ đền ở đây hoàn toàn bí mật.
Tòa nhà này điển hình kiểu kiến trúc Inca, với những cửa hình thang và chia làm 3 khu vực: khu vực ở, khu vực sản xuất và khu vực chuẩn bị đồ tế lễ. Gần đây người ta tìm ra một số Pond (dịch tạm là hồ nước) chắc là để giành cho một nghi lễ nào đó



Toàn cảnh khu Mamacona, tất nhiên là chúng tôi không được vào bên trong






Tranh thủ check in cái



 
Old Temple of Pachacamac hay Temple for millennium

Nghe cái tên cũng đã thấy lâu rồi phải không các bạn. Đây là đền thờ từ thời Tiền Inca. Nơi mà người dân ở đây trước khi bị đế chế Inca xâm chiếm họ thờ thần Pachacamac. Sauk hi đế chế Inca xâm chiếm họ vẫn cho người dân ở đây thờ vị thần này và tư tế của họ độc lập hoàn toàn với các quan Tư tế Inca. Khu này gồm rất nhiều Kim tự tháp bằng đất. Nhwung đang được bảo tồn nên chúng tôi không được vào mà chỉ đứng xa zoom lại như thế này thôi







 
Painted Temple

Dịch ra là đền tranh hay đền vẽ thì cũng dek đúng. Thực ra ngôi đền này là của thời kỳ Ychma. Ychma trong tiếng Quechua là tên của một loại cây mà họ dùng để vẽ lên cơ thể mình. Văn hoá Ychma phát triển rực rỡ sau khi Wari sụp đổ. Nhà nước này gồm thung lũng Lurin và Rimac và Pachacamac là thủ đô.

Đây là đền thờ quan trọng nhất thời kỳ Tiền Inca. Mọi người ở khắp nơi đổ về hành hương. Sau khi vượt qua những ngọn núi khắc nghiệt, họ đi vào khu vực miền duyên hải phì nhiêu và được thấy ngôi đền vĩ đại đứng cheo leo trên một ngọn đồi nhân tạo. Các bức tường gạch phủ đầy những bức vẽ lộng lẫy và có rất nhiều cửa đi ra các lối thông của tòa nhà. Nhưng không đơn giản là ai cũng được hành hương tới đây. Con đường đến chốn linh thiêng này chỉ dành cho các nhà quý tộc, các tu sĩ và những vị khách hành hương đã kiêng ăn trước đó 20 ngày để được lên tần thứ nhất. Và suốt một năm trời để được lên tầng cao hơn. Bên trên là một kim tự tháp và trên đỉnh là một miếu thần và có một bức tượng thần bằng gỗ. Trung tâm tín ngưỡng của Pachacamac. Người ta đến tham khảo tượng thần về nhiều vấn đề từ tình hình mùa gặt sắp tới cho đến những vấn đề về tình hình sức khỏe.... Nếu kẻ nào cả gan không nghe những lời truyền của ngài thì sẽ gặp tai họa. Câu trả lời của Thần qua các tư tế. Họ là những người duy nhất có thể đến chính đện và nói chuyện với tượng thần. Chính các tư tế cũng không được nhìn thấy mặt thần vì tượng thần được che phủ bằng tấm khăn trùm. Năm nào thuận lợi không sao, nhưng năm nào mà thiên tai nhiều, mùa màng thất bát, gặp nhiều điều không may thì họ lại cho rằng thần Pachacamac nổi giận. Ngay trong chính điện này họ làm những cuộc tế lễ đẫm máu để xoa dịu thần (Vụ Human sacrifice này tôi sẽ viết ở dưới)

Ấy thế nhwung có mỗi một ngôi đền thờ thần thì ít quá, con chiên thì nhiều mà đổ hết về đây thì có mà kẹt xe, tắc đường và kéo theo bao nhiêu hệ lụy khác nữa.... Nên các địa phương khác cũng xin thành lập các chi nhánh thờ thần. Ok, không sao cả, chỉ cần làm một lễ vật thật to. Dâng lên đền chính là đền này sau một hồi cúng bái nếu thần đồng ý thì một viên tư tế từ đây se đi về vùng đất mới nơi có ngôi nhà mới của thần. Và vùng đất đó phải cấp một khu đất mà các sản phẩm từ đó chỉ để dành thờ thần Pachacamac

Trong thời kỳ này người ta làm 02 con đường chạy bắc - nam và đông – tây. Chia khu phức hợp Kim tự tháp ra làm 04 phần. Hiện tại con đường đá này còn 460m dài và 3-4m rộng




Ngôi đền này chính là một kim tự tháp







Con đường đá



 
Last edited:
Templo del Sol – Đền thờ thần măt trời.

Người Inca vốn coi họ là con cháu của thần Mặt trời, nên đi khắp đế chế Inca cổ đại đâu đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy đền thờ thần Mặt trời. Và khi chiếm được khu vực này họ không ngại ngần gì mà xây đền thờ Thần Mặt trời trên đó. Nằm ở vị trí cao nhất của khu vực này là đền thờ thần mặt trời. Cũng được xây dựng theo hình kim tự tháp và có 6 tầng. Phần dưới xây bằng đá, phần trên xây bằng gạch. Cổng đền thờ Thần mặt trời được đặt vào hướng chính đông. Nhằm mục đích khi mặt trời mọc. Những ánh sáng đầu tiên sẽ đi vào của đền. Lưng của đền thờ quay ra hướng tây (ra biển Thái Bình dương). Ngôi đền được trát vữa và sơn lớp ngoài mầu đỏ cho đúng với mầu của mặt trời. Nhưng qua thời gian và do bọn đế quốc sài lang phá hoại ngày nay chúng ta không còn thấy nữa. Tuy nhiên đây là công trình lớn nhất của khu vực này còn tồn tại tương đối nguyên vẹn.
Và khi khảo cổ người ta phát hiện ra dưới đền thờ thần Mặt trời có nghĩa trang của các phụ nữ bị giết chết để đem hiến tế cho thần.



Đường đến đền thờ Thần Mặt Trời











Ngôi đền đứng sừng sững trên một ngọn đồi











Cửa chính quay ra phía đông







Các bức tường







 
Pachacamac​

Chiều hôm đó tôi ngồi dở cuốn Lonely Planet ra để xem các điểm đi. Tiện có anh Javier chủ nhà tôi hỏi anh luôn nên đi điểm nào vì chúng tôi có rất ít thời gian ở Lima. Được anh recommend nên đi Pachacamac chúng tôi hẹn anh sáng hôm sau đến đón chúng tôi đi đến đó.

Nằm cách Trung tâm Lima khoảng 45’ chạy xe. Pachacamac là một trong những khu khảo cổ và bảo tàng quan trọng nhất của Peru. Vì đây nó là một trong những di tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ Tiền Inca (Pre Inca).

Peru là vùng đất có nhiều dấu ấn văn hóa Lịch sử lâu đời nhất Nam Mỹ. Ở đây đã tồn tại rất nhiều nền văn minh. Cái sau đè lên cái trước nhưng đặc biệt là họ không có chữ viết cho đến tận khi người Tây Ban Nha xâm lược.
Người Tây Ban Nha đến Peru họ đánh bại những người Inca nên họ chỉ biết về nền văn minh này. Tất cả những khảo cổ sau này về các nền văn minh trước đó bị họ gộp vào gọi là Thời kỳ tiền Inca. Còn từ thời kỳ người Tây Ban Nha đến về trước người ta gọi là thời kỳ Tiền Colombus. Thời kỳ từ khi Pizarro đánh bại đế chế Inca đến khi Jose de Martin tuyên bố độc lập gọi là thời kỳ thuộc địa. Và từ sau đó đến nay gọi là thời kỳ độc lập.

Thời kỳ tiền Inca ở Peru có rất nhiều nền văn minh. Mấy ông Peru chém gió là có cả từ năm 6.000 trước công nguyên. Nhưng nghe mấy ông đấy chém làm gì, em đi đến Pachacamac thì chỉ tìm hiểu về Pachacamac đẫ đúng không các bác. Chứ chém gió thì Peru phải gọi mình bằng cụ. Bằng chứng là để cho hợp với con số 4.000 năm lịch sử của mình mấy ông sử học Việt Nam chia cmn thời Vua Hùng ra sao cho nó đủ số. Thành ra mỗi Vua sống đến mấy trăm năm vậy. Đấy là dân tộc mình còn có chữ viết (từ thời thuộc Hán) chứ mấy ông Peru này mới chỉ có chữ viết từ thế kỷ 16 thì các ông ấy chém về 8.000 năm trước cũng dễ hiểu thôi đúng không các bác. Mọi bằng chứng chém gió đều dựa vào mấy cái đồ khảo cổ mà cái đó thì dân tộc mình cũng có đầy.:))


Cụ dậy chí phải... theo như nhà cháu được biết.. lịch sử dân tộc vn ta chỉ có hơn 2000 năm thôi...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,429
Bài viết
1,175,884
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top