What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Chuyện về Cavillaca và Cuniraya

Ngay sau đền thờ Thần Mặt trời là biển Thái bình dương. Ngay trên biển có 02 ngọn núi một nhỏ, một lớn. Đến đây chị HDV kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện Thiên tình sử vô cùng diễm lệ giữa Cavillaca và Cuniraya

Ngày xửa ngày xưa, lâu lắm rồi. từ hồi người ta chỉ biết kể chuyện truyền miệng, chưa có mạng xã hội như bây giờ, và đương nhiên trong những câu chuyện thời đó chỉ có thần thánh chứ làm gì có Nữ hoàng nội y hở ngực rồi cướp hiếp giết mà ta vẫn gặp ở các quán nhậu thời nay

Cuniraya là một vị thần, chàng rất thương loài người,(chắc cũng anh em họ với thần Prometheus bên Hy lạp), Chàng lên những vùng núi, dậy dân chúng làm ruộng bậc thang, dạy họ làm những hệ thống tưới tiêu thủy lợi…..Nhờ có chàng mà người dân ở các vùng này đạt được kết quả bội thu, không còn lo về chuyện đói ăn nữa. Nhưng vô tình như thế nó lại động đến quyền lợi của các vị thần khác vốn chỉ quen ban cho loài người con cá chứ không phải cái cần câu. Nên Cuniraya bị kẻ yêu thì ít mà kẻ ghét thì nhiều.

Ở Vương quốc Achicocha có một nàng công chúa đẹp như tranh vẽ tên là Cavillaca. Nàng đẹp đến nỗi các thần khi bay qua cũng phải dừng lại ngắm nàng. Tả thì nó khó nhưng cứ đại khái là nếu nàng đi thi hoa hậu thì chắc chắn phải giành giải nhất chứ ko có chuyện giải nhì. Chính vì thế nên nhan sắc của nagf được rất nhiều các vị thần và các đại gia thời đó thèm muốn
Bao nhiêu kẻ si tình đem Rolls Royce rồi Ferrari đến mời nàng đi chơi, nhưng nàng đều từ chối (chuyện em đẹp em có quyền) ngay cả các vị thần quyền năng vô hạn đến chơi nàng cũng đuổi ra khỏi cửa. Nàng này có một sở thích là chỉ thích dệt vải dưới bóng cây Lucumo ( tôi cũng dek biết là cây gì).

Cuniraya lại đem long say mê nàng như điếu đổ. Tiếp cận không được, chàng nghĩ mãi cuối cùng cũng ra một cách là làm cho nàng có thai trước rồi cưới sau. Vừa ăn chắc lỡ đâu cưới về nó tịt, hơn nữa khi nàng có thai rồi thì đỡ kiêu kỳ hơn và cưới hỏi chắc cũng dễ. Nghĩ đây là bài nhất tiễn hạ song điêu nên chàng khoái chí và rắp tâm thực hiện.
Chàng bèn biến thành con chim và đậu trên ngọn cây Lucumo nơi nàng hay ngồi dệt vải. Kiếm một quả ngon và chin chàng bèn đưa “tinh binh” của mình vào trong đó. Đợi đến gần trưa, lúc này Cavillca đã đói. Con chim (Cuniraya) mới hẩy quả chín đó rụng vào đầu Cavillaca.

Không như Isaac Newton, khi quả táo rụng vào đầu thì tìm “Định luật vạn vật hấp dẫn” nàng Cavillaca vốn tham ăn mà đầu óc chắc cũng kém nên chẳng nghĩ gì mà cầm lấy ăn cmnl.
Ăn vào vài ngày sau cái bụng nàng cứ phồng to ra. Đến 9 tháng sau nàng đẻ ra một đứa con trai kháu khỉnh.
Khi đứa trẻ biết bò cũng là lúc nàng thấy mình phải có một tấm chồng chứ không thể làm single mom được mãi nên nàng mời các vị hoàng tử, các vị thần đến để nàng kén chồng.

Tin này bay ra thôi thì đủ các thể loại đại gia đi xe sang đến. Từ ông địa gia bán đất mới nổi, cho đến đại gia ngân hàng rồi đại gia lâm tặc…. ai cũng mặc đồ đẹp, đi xe sang đến. Đến nỗi dân tình vùng đó tưởng có bọn câu lạc bộ xe sang nào đó offline.
Vào cuộc Cavillaca hỏi từng người một xem ai là bố của đứa con nàng. Tất cả đều lắc đầu, ngu gì mà nhận. Mà có thật chúng nó còn quất ngựa truy phong kia kìa. Hơn nữa đây khong phải là con của các vị ấy. Tự nhiên nhận vào có mà toi à.
Thất vọng Cavillaca không biết làm cách nào. Chẳng nhẽ lấy hết máu của các người đàn ông ở đây mà đi làm AND, như thế thì biết bao giờ mới xong. Hơn nữa lại rất tốn kém. Nghĩ mãi nàng tìm ra cách thả đứa con của nàng vào đám đàn ông ấy. Xem nó bò lên lòng ai thì nàng sẽ nhận người đó làm chồng.
Thằng bé bò ra sân, chẳng ngồi vào lòng ai cả. Tự nhiên nó bò hẳn ra cửa. Nơi có kẻ ăn mày rách rưới ngồi đó mà trèo lên lòng. Cả hội trường ngạc nhiên. Nhưng đau đớn nhất là Cavillaca, tưởng nó bò đến chỗ ông đại gia ngân hàng hay đại gia truyền thong gì đó, không thì chí ít thì cũng phải bò ra chỗ mấy ông bán đất nhà giầu mới nổi. Ai ngờ lại bò ra chỗ thằng ăn mày thế kia thì chịu sao nổi. (Chắc nàng này cũng hạn chế về nhận thức, chưa được học bộ môn Mác Lê trong đại học nên còn phân biệt giai cấp lắm).

Nghĩ thế nên nàng ôm con chạy về phía biển. Lú này kẻ ăn mày mới đứng dậy rũ bỏ bộ quần áo ăn mày, mặc vào bộ quần áo bằng vàng ròng. Hóa ra kẻ ăn mày này chính là vị thần Cuniraya hóa trang. Và đuổi theo nàng. Vừa đuổi theo vừa gọi.
Nhưng ông này đầu óc cũng kém. Muốn lấy le thì làm trước đi, bây giờ mới mặc quần áo bằng vàng vào. Mà khổ nỗi vàng nó nặng, đeo một đống trên người như thế thì đuổi làm sao nổi? Nên cứ lạch bạch chạy theo.

Đen một nỗi là nàng Cavillaca không thèm ngoái đầu lại. và khi tới biển nàng bế con nhảy tùm xuống biển. Và khi chết nàng biến thành hòn đảo lớn, và ngay cạnh đó hòn đảo nhỏ là do con trai nàng biến thành

Câu chuyện này ngày nay vẫn lưu truyền trong dân gian Peru như là chuyện một nàng công chúa vội vàng mà chọn cho mình cái kết không có hậu


Đảo lớn









Đảo nhỏ



 
Rất hâm mộ bác chủ thớt- một người có kiến thức chuyên sâu với lối kể chuyện dí dỏm, hài hước. Follow bác từ otofun sang phượt. Mong bác cứ tiếp tục up bài để em mở rộng tầm hiểu biết. Cám ơn bác chủ thớt nhiều nhiều.
 
Human sacrifice – Lễ hiến tế người cho thần linh​

Tiện thể tôi viết luôn về tục hiến tế người ở Peru giai đoạn tiền Columbus.

Như đã nói, người ta tin vào những sự vật thiên nhiên như Động đất, sấm chớp, mất mùa… là sự nổi giận của các thần linh. Và để xoa dịu các cơn tức giận đó. Họ phải hiến tế cho Thần linh những thứ gì đó. Mà sinh vật lớn lao và thiêng liêng nhất là con người. Nên họ đem người ra làm lễ hiến tế.

Nghe thì rùng rợn, lạc hậu dã man quá phải không các bạn. Nhưng thật sự so với ngày nay thì chúng chẳng là cái gì cả. Ngay vào thế kỷ 20 đầy văn minh. Những bạo chúa như Aldolf Hitler, Polpot, Mao…. Không chỉ hiến tế 1 vài người mà cả triệu người cho “Chúa” của họ vậy

Người Ychman tôn thờ thần Pachacamac và đương nhiên những lễ hiến tế nhằm xoa dịu vị thần này. Và họ hiến tế trẻ em và phụ nữ. Tại sao lại là trẻ em và phụ nữ? Ngoài những lý do như: Trẻ em là sinh vật trong trắng nhất, phụ nữ là để hầu hạ thần (chuyện thần nào chẳng thích gái đẹp….. mà chúng ta đọc lại truyền thuyết về vị thần này sẽ hiểu.
Tôi đã kể ở post trước, khi thần Pachacamac tạo ra 2 người: 1 nam và một nữ, nhưng do người nam mải chơi và chắc có xúc phạm đến thần nên thần nổi giận mà giết đi. Trong cơn tức giận thần định giết nốt đứa bé (con của 2 người này) nhưng người phụ nữ đã kịp thời giấu đứa bé đi và đến cầu xin thần, thần Pachacamac ban cho bà sinh sản vô tính lvaf đương nhiên bà trở thành mẹ của các dân tộc ở vùng này. Sau này thần Pachacamac bị thần Wiracocha đánh bại và ném xuống biển nên vẫn căm thù loài người lắm. Chính vì thế khi thần Pachacamac nổi giận người ta phải hiến tế Phụ nữ và trẻ em. Chứ không phải Phụ nữ và trẻ em được ưu tiên như ngày nay.

Các việc tuyển chọn người hiến tế cho thần cũng được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Thông thường các quan tư tế sẽ tìm đứa trẻ nào xinh xắn kháu khỉnh nhất vùng. Đến đưa nó vào đền thờ nuôi vỗ béo tắm rửa trai giới hàng ngày để chuẩn bị cho việc tế lễ. Điều kỳ lạ là gia đình nào có con trai “được” chọn họ lại cho đó là vinh dự và vui vẻ chấp nhận. Xét cho cùng khi ta khoác cho hành động dù thế nào chăng nữa một mỹ từ và tuyên truyền nhiều lần thì người ta cũng sẽ tin và vui vẻ chấp nhận hành động đó đúng không các bạn?

Tranh vẽ tả cảnh hiến tế trẻ em cho thần



Đến ngày làm lễ tế, các quan tư tế lập đàn đứng thành một vòng, vị tư tế trưởng tay cầm ngọn đuốc miệng cúng bái bla, bla, bla…. Cầu khẩn các vị thần hãy nguôi giận mà ban cho họ mùa màng tươi tốt, sinh con đẻ cái nhiều, không tạo ra những thứ như động đất, sóng thần, lốc xoáy…. nữa. Và dâng lên ngài những phẩm vật quý nhất của vùng đất này, như cacao, hoa quả, trái cây, khoai tây….Người hiến tế đứa trẻ ngồi giữa bịt mắt. Sau khi cúng bái xong họ bế đứa bé lên đưa lên trời như dâng cho thần. Mổ ngực đứa bé lấy quả tim ra dâng lên thần và sau đó cho tất cả vào đống lửa đốt.
Sauk hi người Inca đánh chiếm khu vực này, họ cũng dùng phụ nữ làm vật hiến tế cho Thần Mặt trời. Hiện tại người ta đã tìm ra và khai quật được rất nhiều các xác ướp phụ nữ dưới đền thờ Thần mặt trời tại đây. Trong đó còn có những xác ướp khá nguyên vẹn.

Xác ướp một người phụ nữ khá nguyên vẹn (Ảnh st)





Buổi lễ hiến tế của người Inca cũng giống như người Ychman vậy. Nhưng người Inca hay dùng phụ nữ làm vật hiến tế hơn. Quan tư tế cũng làm những nghi lễ hiến tế các đồ vật (gốm, vải….) và các loại hoa quả… Người phụ nữ bị hiến tế được mặc quần áo đẹp nằm trên một tảng đá. Và thay vì như người Ychman mổ ngực moi tim thì người Inca xiết cổ ngững người phụ nữ này bằng dây sợi bông. Sau lễ hiến tế người phụ nữ được đeo mặt nạ, ướp xác cùng với các đồ vật để đem dâng lên thần linh.


Khảo cổ tìm được 2 xác ướp tại khu vực đền thờ Thần Mặt trời tại Pachacamac



 
Rời khỏi đền thờ Thần Mặt trời, chúng tôi đi xuống dưới kết thúc buổi tham quan. Thì gặp những người ăn mặc theo lối cũ hành hương về nơi đây. Cũng chẳng cần tìm hiểu xem họ là người theo tín ngưỡng cũ hay Cty du lịch cho họ đóng giả hút khách. Trong khung cảnh này gặp họ là tuyệt vời rồi. Cần gì phải tìm hiểu rõ ràng, cứ tạm tin là họ theo tín ngưỡng cũ đi. Đôi khi mất lòng tin rồi cái gì cũng rạch ròi quá nó cũng sẽ mất đi cảm xúc phải không các bạn?





Cùng cầu nguyện Thần Mặt Trời và thần Pachacamac







Họ cũng sẵn sàng tế trẻ em và phụ nữ cho các vị thần này :))



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,429
Bài viết
1,175,860
Members
192,101
Latest member
MapVNC
Back
Top