What's new

[Chia sẻ] Dọc đường gió bụi: Cà Ná về Sài Gòn theo đường ven biển.

Tôi đang dự tính cho chuyến đi sắp tới sẽ từ TP HCM theo Openbus đi Phan Rang nhưng sẽ xuống xe ở Lạc Nghiệp rồi dùng xe gắn máy du lịch theo các điểm sau > Cà Ná - Liên Hương - Phan Rí - Bàu Trắng (Hòa Thắng) - Hòn Rơm - Mũi Né - Phan Thiết - Mũi Kê Gà - Lagi - Bình Châu - Hồ Cốc - Hồ Tràm - Long Hải - Bà Rịa, toàn tuyến đi sẽ theo đường ven biển (nếu có đường), ở lại nhiều chặng để mặc sức khám phá những vùng đất lạ.

Tuy nhiên: qua một số thông tin từ internet + bè bạn thấy một số điều làm tôi băng khoăng ngần ngại vì tiêu điểm của chuyến này sẽ dành nhiều thời gian khám phá Bàu Trắng, nhất là biển Hòa Thắng. Bạn nào nếu vừa đi tới vùng này, có nhiều thông tin liên quan thì xin cho biết, rất cảm ơn.

Điều gì làm tôi e ngại? Bạn biết không: đó chính tà titan!
Hòa Thắng từng là điểm đến hoang sơ của du lịch offroad từ khi con đường trải nhựa phẳng lỳ dài 17km hoàn thành năm 2004 chạy Lương Sơn kéo dài tới Thiện Ái.

Theo Binhthuantoday thì hồi năm 2006:
... Từ độ cao của Dốc Hầm, ta có thể nhìn ngắm được rừng và biển mờ ảo trong mây trời. Đến km thứ 15, du khách đã được thỏa thích ngắm nhìn Bàu Trắng... Nếu đến đây vào mùa hè hoặc mùa xuân sẽ không thể nào tả hết vẻ đẹp hoang sơ của bàu Trắng. Dưới tán cây dương liễu quanh năm rủ bóng mát, nhìn những làn nước trong xanh gợn sóng lăn tăn mới thấy hết sự thi vị của thắng cảnh thiên nhiên này...

DD3_8759.jpg


Phía bên kia bờ bàu là những triền cát trải dài thơ mộng uốn mình như những dải lụa mềm rất thích hợp với việc tổ chức các trò chơi trượt đồi cát. Rời khỏi Bàu Trắng chừng 5km, du khách sẽ đến được Bãi Chùa. Đây quả là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đến đây, du khách có thể thỏa thích ngắm cảnh phong thủy hữu tình núi trên cao và biển bên dưới...

Cạnh Bãi Chùa là Hòn Hồng. Nhìn từ phía xa, Hòn Hồng trông kỳ vĩ, hiên ngang, bất khuất giữa đất trời. Thực ra, Hòn Hồng là một ngọn núi nằm sát bờ biển thuộc thôn Hồng Chính, có độ cao 236m. Hòn Hồng trải dài hơn 10km dọc bờ biển với nhiều bãi đá tuyệt đẹp như: Bãi Ốc, Bãi Gành, Bãi Xếp, Bãi Dơi…
Đứng ở mũi Bãi Xếp ngay dưới chân Hòn Hồng, nơi những ghềnh đá chồng chất lên nhau, sóng biển dội vào vách đá tung bọt trắng xóa tạo nên những khúc nhạc xao động của biển khó mà tả hết được cảm xúc... v.v

hoathang.jpg


Người dân ở đây cho biết sở dĩ có tên gọi như vậy vì vào những buổi xế chiều nhìn lên đỉnh núi dễ nhận thấy ánh hào quang màu hồng tỏa ra từ núi đá. Nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Hòn Hồng không thể nào giống với những ngọn núi khác bởi nét đặc trưng riêng của nó. Hòn Hồng có cấu tạo địa chất Granít pha lẫn trầm tích núi lửa. Nhưng có điều kỳ thú là trên núi đá ấy là một cánh rừng xanh tươi, tạo thành 3 gam màu khác nhau: xanh, trắng và đỏ xen kẽ... (Theo Binhthuantoday)

Nhưng từ năm 2007 cho đến nay, các công trình khai thác Titan đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thiên nhiên tại nơi này:
Vùng động cát ven biển xã Hoà Thắng và Hồng Phong huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được xem là nơi có trữ lượng khoáng sản titan lớn nên UBND tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường đã có văn bản hướng dẫn, cấp giấy phép cho một số công ty chịu trách nhiệm thăm dò, khai thác nguồn khoáng sản có giá trị kinh tế này từ năm 2007. Tuy nhiên, việc khai thác của các công ty khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn xã Hoà Thắng lại thực hiện không đúng với những gì đã cam kết nên dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, không bảo đảm về môi trường đã làm tác động lớn đến hệ sinh thái, cuộc sống người dân nơi đây…

1283213563_nv.jpg


- Theo kết luận của Viện Địa lý tài nguyên TPHCM thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau khi thực hiện khảo sát hiện trạng môi trường do quá trình khai thác titan tại đồi cát ven biển Hòa Thắng và Hồng Phong đã khiến nơi đây thay đổi một phần cảnh quan, địa hình đoạn đường dân sinh được làm từ nguồn vốn từ chương trình 135 của Chính phủ bị phá hủy…

- Các phân tích mẫu quan trắc môi trường cho thấy: Hoạt độ phóng xạ alpha, bêta trong các mẫu nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam (hoạt độ phóng xạ alpha cao hơn quy chuẩn từ 2,49 đến 8,88 lần và hoạt độ phóng xạ bêta cao hơn từ 5,43 đến 10,35 lần); phông phóng xạ gamma tại nơi tập kết sa khoáng rất cao so với mức tối thiểu của dị thường phóng xạ, có nơi cao gấp 26-36 lần so với phông phóng xạ tự nhiên.

khaithac+tian02.jpg


- Nước sử dụng khai thác và nước thải sau khi khai thác titan đều nhiễm mặn. Đây là hệ quả dễ thấy vì các đơn vị khai thác đã dùng nước biển để tuyển titan thay vì nước ngọt như cam kết. Trong khu vực khảo sát, nước ngầm đã bị nhiễm mặn đến độ sâu khoảng 10m. Người dân thôn Hồng Chính (xã Hòa Thắng) chịu ảnh hưởng trực tiếp vì ở gần khu khai thác, đã có 19 nhà với khoảng 100 khẩu có giếng nước bị nhiễm mặn.

Nguồn 1 - 2 - 3 - 4 ...

Và nhận xét trong một lần offroad của nhóm XV Off-road Club cuối năm 2009:
Sau khi vượt qua đầm lầy và một đồi cát chuyến đi bị gián đoạn do đường đi đã bị công ty chuyên khai thác mỏ Titan chặn lại, nhất định không chịu thua hai xe lại tiếp tục chinh phục thêm một đồi cát nữa để tìm đường thoát ra bãi biển với hy vọng từ đó có đường băng qua mõm đá cắm trại. Qua mỗi đồi cát là một cảnh trí khác nhau, địa hình và hệ thực vật thay đổi, phong cảnh thay đổi, độ khó thay đổi và cảm xúc cũng thay đổi theo từng đoạn đường đi.

Vượt qua vùng đồng cỏ bằng Dmax 2 xe len theo những con đường mòn, thỉnh thoảng không có đường thì băng qua những ngọn đồi nhỏ hướng ra phía bờ biển - tổng chiều dài đoạn đường khoản 5 km tìm đường từ Bàu Ông ra bãi. Lên tới đỉnh của một ngọn đồi cao bắt đầu nhìn thấy một ngọn núi mà địa điểm cắm trại dự tính nằm ngay sau lưng. Ngọn núi phía xa cách chừng 2 km và phải băng qua hai đồi cát rất cao, nhưng cho dù có tới được chân núi thì cũng không có gì bảo đảm là sẽ qua được phía bên kia chân núi.

khcntitan1.jpg


Dừng xe xuống cuốc bộ dò đường: một sự thật phũ phàng ngỡ ngàng đang chờ phía trước, toàn bộ bờ biển xinh đẹp đã bị chủ mỏ titan băm nát bấy không thể vượt qua được kể cả đi bộ, núi bị khoét tạo thành những vực sâu thăm thẳm, bờ cát thơ mộng hóa bãi lầy, nước biển chuyển màu do bùn từ các máy khai thác titan đổ ra. Tới đây thì không còn cách nào khác là phải quay ra lại Bàu Ông để tìm đường khác.

NGUYÊN VĂN CẢ BÀI

Tôi thất vọng vô cùng khi có được những thông tin này!
Ước mơ về một chuyến đi hiện thực trên vùng đất có nhiều sa mạc cát rộng lớn nhất Việt Nam liệu có thể thành hiện thực không khi các mỏ Titan vẫn còn đó và phát triển thêm?
Ô nhiễm phóng xạ có quá nguy hại khi mình phải tiếp xúc trong thời gian ít nhất vài ngày tại đó? Lối nào có thể ra Bãi Chùa, Hòn hồng... mà không "chạm mặt" bảo vệ mỏ titan?
Các lối mòn tôi đã theo dõi rất nhiều lần trên bản đồ vệ tinh nhưng chắc chắn những hình ảnh đó có từ vài năm trước - Vậy hiện tại, bạn biết nó ra sao không?

Mong bạn nào vừa có chuyến đi đến vùng biển Hòa Thắng - Bình Thuận cho xin các thông tin liên quan, thông tin càng mới càng tốt.
Cảm ơn nhiều.
 
Last edited by a moderator:
Anh Diengiadung nhận định rất đúng, con đường này còn lâu mới thay đổi. Em xin góp vài tấm nhé.

Rất hoang sơ, về Phan Rí Cửa cũng mấy chục km lận,nếu hỏng xe là căng đấy.

P1370247.jpg


P1370242.jpg


Hôm đó em đi mà tối về 2 tay muốn rời luôn.

Thỉnh thoảng có trại bò.

P1370245.jpg
 
Cảm ơn các bạn đã cùng sẻ chia - Tiếp bài nhé:

Chí Công quanh co với hàng trăm con hẻm nhỏ đầy nhà cửa san sát, đông cư dân và đa số làm nghề biển. Người dân cũng hiền lành, hỏi đường đi ai ai cũng tận tình hướng dẫn khách phương xa.
Cái túi đựng chân máy ảnh có lẽ do hàng TQ rẻ tiền nên toạt chỉ, bà xã bèn ghé vào một hàng tạp hóa mua cây kim và cuộn chỉ đen giá chỉ 1k - dự định đến trưa về Mũi Né sẽ khâu lại chứ không thì cái chân máy rớt mất lúc nào không hay. Quanh quẩn một hồi, tụi tôi ra xóm chài ngay khu chợ chồm hổm cạnh biển.

Ven bãi biển xã Chí Công này, ngư dân trải lưới trên bãi cát rồi họ phơi một loại hải sản trên đó. Thứ đo đỏ tươi tắn mà bạn thấy ở hình bên chính là con ruốc đấy. Loài ruốc nhỏ này có hình dạng như con tôm với độ dài chỉ vài ba phân và chỉ xuất hiện ở vùng biển Chí Công trong tháng 11 âm lịch.

IMG_2156.jpg


Mùa ruốc năm nay dân vùng biển Chí Công tất bật rộn ràng: dưới biển, tàu thuyền tích cực vớt, lưới, trên bờ bà con ngư dân khẩn trương phơi khô, đóng gói. Trước đây ruốc được chế biến thành hai mặt hàng chính là mắm ruốc và ruốc phơi khô, tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng mấy năm gần đây ruốc tìm được đầu ra ổn định, xuất sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Không chỉ ruốc qua sơ chế (luộc đóng gói), các nước này còn tiêu thụ rất mạnh ruốc khô, đặc biệt là ruốc tẩm đỏ- được ưu chuộng ở Nhật. Ở xã Chí Công chỉ có một số đại lý làm ruốc phơi khô tẩm màu, mỗi đại lý thu mua và sơ chế cả chục tấn ruốc. Hiện tại, 1 kg ruốc tươi tại biển giá 8.000 đồng, sau khi tẩm gia vị, phơi khô bán lại cho các công ty xuất khẩu ở Khánh Hòa với giá 40.000 đồng/kg loại 1 và 25.000 đồng/kg loại 2.

Loại ruốc màu đỏ tươi lạ lẫm này khiến chúng tôi thoạt đầu cứ ngỡ là... những cánh hoa phượng!
IMG_2155.jpg


Kỹ thuật công nghệ tẩm được các công ty xuất khẩu tiếp thu từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc và chuyển giao đến các đầu mối thu mua, cũng như hướng dẫn quy trình, tỷ lệ pha tẩm ruốc theo yêu cầu của đối tác. Ruốc tươi sau khi ngâm tẩm, được đưa phơi trên mành lưới, khi khô có màu đỏ tươi, bóng loáng rất bắt mắt. Với phương pháp này, ruốc được bảo quản lâu. Tết Nguyên đán Canh Dần đang đến gần, với vụ ruốc năm nay, bà con ngư dân sẽ có thêm những khoản để lo tết.

Tạm biệt Chí Công, tụi tôi trực chỉ đường ven biển qua một khu vực đồi dương rộng lớn về Phan Rí Cửa, trong lòng vẫn hẹn lại một ngày nào đó lại sẽ ghé qua vùng dân cư đông đúc nhưng hiền hòa này.
 
Không biết diengiadung đã nếm vị ruốc kho chưa nhỉ.? Ruốc kho là món đặc sản của vùng này và cũng là của Chí Công đấy!!!Ruốc nầy khi phơi khô xong ta cho vào nồi, trước đó nếu muốn có vị ngon hơn ta bỏ 1ít dầu ăn vào và bắt lên nồi, xong ta cho ruốc vào trộn đều, tiếp đó là gia vị.... khi ruốc đã kho xong ta sẽ ăn cùng với bánh đa hay còn gọi là bánh tráng.Sẽ thật tuyệt nếu các bác nếm thứ ruốc kho này... nhắc tới đã thèm rồi nè!!!
 
Đoạn đường từ Chí Công về Phan Rí Cửa chỉ khoảng dăm cây số (một phần ba đoạn đường vẫn chạy cặp theo bờ biển) nên chỉ nhoáng một tý là chợ Phan Rí hiện ra trước mặt rồi.
Phan Rí Cửa là thị trấn ven biển nằm phía Nam của huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 2,5km với số lượng tàu thuyền gần năm trăm chiếc. Theo thông tin năm 2010 thì toàn thị trấn có trên 37.000 hộ, mật độ 13.480 người/km2. Đời sống của bà con nơi đây chủ yếu là đánh bắt hải sản và dịch vụ tiểu thủ công nghiệp.

Chợ Phan Rí Cửa:
IMG_2158.jpg


Hiện nay, do có nhiều nguồn vốn trong lẫn ngoài nước nên đường xá tại Phan Rí đều được phủ nhựa - các đường hẻm trong khu dân cư đề được bê tông hóa sạch sẽ, cao ráo, không còn tình trạng ứ đọng khi mưa về. Các lĩnh vực như vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước đều thay đổi nhờ một số dự án của Bỉ khiến mức sống địa phươnng ngày càng được nâng cao hơn.

Xe đổ xăng thì mình... đổ nước. Lúc này xăng còn nhiều lắm nhưng vụ xăng dỏm làm rốc máy nên tôi đã xã bớt một phần xuống ven đường vắng - bây giờ đổ thêm xăng mới để trung hòa.
IMG_2157.jpg


Dù gần chính ngọ nhưng chợ vẫn khá đông người. Tôi tấp xe vào lề ngồi giải khát còn bà xã thì vô trong ấy xem sơ cho biết, tiện thể trước chợ có chị phụ nữ làm nghề khâu thuê nên tụi này nhờ chị ấy đạp luôn cái túi chân máy ảnh đã bị tuột chỉ.
Xong việc, hỏi giá bao nhiêu để trả thì được tính... hai ngàn - giá cả Phan Rí mềm mại chứ chả như SG, đụng thứ dịch vụ gì cũng mắc mỏ. Bà xã gởi chị ấy luôn năm ngàn, giá này xem ra mới đáng công.

Sau nửa tiếng ngơi nghỉ, tụi tôi nổ máy xe quẹo phía phải chợ trực chỉ cầu Song Lũy (còn gọi là cầu Hòa Phú). Đây là cây cầu lớn nhất Phan Rí với chiều dài 444m - ngang 10,5m.

IMG_2161.jpg


Cầu Song Lũy:
Do thị trấn có con sông Lũy chia cắt làm hai phần nên khi chưa có cây cầu này: người dân qua lại bằng đò tại bến đò Hòa Phú. Bây giờ thì giao thông đã thuận tiện hơn nhiều rồi.
 
Không biết diengiadung đã nếm vị ruốc kho chưa nhỉ.? Ruốc kho là món đặc sản của vùng này và cũng là của Chí Công đấy!!!Ruốc nầy khi phơi khô xong ta cho vào nồi, trước đó nếu muốn có vị ngon hơn ta bỏ 1ít dầu ăn vào và bắt lên nồi, xong ta cho ruốc vào trộn đều, tiếp đó là gia vị.... khi ruốc đã kho xong ta sẽ ăn cùng với bánh đa hay còn gọi là bánh tráng.Sẽ thật tuyệt nếu các bác nếm thứ ruốc kho này... nhắc tới đã thèm rồi nè!!!

Mèn ơi, nếu bạn cho biết trước thì khó có cơ may tôi bỏ qua chuyện thưởng thức đặc sản này rồi. Chẹp chẹp, nghe qua đã thấy thòm thèm mê tơi.

Thỉnh thoảng có trại bò.

Hình như cái trại bò biến mất rồi thì phải, có trại, có người hay có bò gì đó ta cũng có thể cầu cứu được đúng không bác?
 
Cầu Sông Lũy được khời công vào tháng 7-2006 với tổng vốn đầu tư 97,212 tỉ đồng bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ. Cầu Sông Lũy là 1 trong nhưng công trình trọng điểm của Tuy Phong đấy. Người dân ở Phan Rí Cửa cũng như ở Hòa Phú rất phấn khởi vì xã Hòa Phú- xã cuối cùng không còn là 1 "ốc đảo" và giải quyết tuyến giao thông ven biển của tỉnh, góp phần tích cực trong phát triển du lịch của cụm du lịch Hòa Thắng - Hòa Phú nói riêng và cho phát triển của du lịch Bình Thuận nói chung.
 
Last edited:
Xem ra diengiadung sắp đi ngang qua Bàu Trắng rồi nhỉ. Bàu Trắng thuộc thôn Hồng Lâm, Hòa Thắng, BìnhThuận cách Phan Thiết khoảng 62km về hướng Đông Bắc. Bàu Trắng hình thành từ lâu đời rồi, ấn tượng khi mình tới nơi này đó là hồ nằm giữa vùng đồi cát rộng mênh mông, dưới hồ thì trồng sen, sen ở đây nở rộ quanh năm, hết lứa sen này tàn thì lại mọc lên những cây sen khác, nhất là vào mùa hạ sen nở rộ thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Đặt biệt nữa là dưới hồ có nhiều loại cá nước ngọt rất ngon, có loại cá trắm cỏ nặng đến 30kg! Nghe người dân địa phương kể lại, ngày xưa ở đây còn có cả cá sấu đấy! nhưng con cá sấu cuối cùng đã được bắt cách đây 25 năm rùi.! Vào buổi chiều mát nếu các bác muốn dạo chơi trên hồ thì ta có thể thuê xuồng của ngư dân ven vùng để dạo chơi, ngắm cảnh và nhất là chụp hình.. hay câu cá cũng rất thú vị đấy! Còn nếu các bác muốn cắm trại thì bên phía bờ Bắc có khu rừng dương mát rượi, bạn tha hồ mắt võng nghỉ ngơi, đàn hát. Bàu Trắng mới nhìn thì nắng gay gắt thật nhưng bù lại với nguồn nước mát, gió mát quanh năm đã làm dịu đi cái không khí nóng bỗng của đồi cát mênh mông. Bàu Trắng là 1 thắng cảnh đẹp mà bất cứ ai đến vùngnày đều phải ghé thăm.
 
Hình như cái trại bò biến mất rồi thì phải, có trại, có người hay có bò gì đó ta cũng có thể cầu cứu được đúng không bác?

Trại bò nằm trên đường từ Hoà Thắng tới Phan Rí Cửa bác ạ, bác đang đi từ Chí Công vào cơ mà.
 
Vâng, có đây. Bác Hiền Diệu thôi thúc giúp tôi giảm tính... lười, lại an tâm vì có thổ địa hỗ trợ roài.
Tới đâu rồi hè, à: vừa qua cầu Sông Lũy.

Lên cầu, trên cầu đường nhựa thẳng băng chạy êm re nhưng khi xuống dốc một đoạn thì thành đường đất (chắc do TƯ tài trợ nhiêu đó thôi) - Cạnh cầu là những hồ nuôi tôm vuông vắn, xa hơn một tý là bến đò Hòa Phú - dạo này có cầu rồi nên bến đò không còn không khí sôi động như xưa.
Chạy thêm một tý thì đến ngã 3: quẹo phải là ra con đường DT 716 dọc biển, đoạn này sẽ nối từ Hòa Phú đến trung tâm xã Hòa Thắng có chiều dài khoảng 25km, đường đất đỏ với nhiều đoạn rất hoang vắng hiếm bóng người và xe. Nếu quẹo trái thì đường sẽ dẫn vào khu dân cư, hải đăng Phan Rí Cửa, có đường thông ra phía sau trường (mé biển) và cũng trổ ra con đường DT 716 này.

Xuống cầu Sông Lũy, quẹo trái (vì hổng có lối quẹo phải):
cl8ahm2k3o.jpg


Ngôi trường THCS Hòa Phú khang trang ngay trên đỉnh đồi nhỏ, phía sau là biển:
IMG_2163.jpg


Đường đi Hòa Thắng: từ ngoại ô thị trấn Phan Rí Cửa thì đường đất nhưng khá tốt:
IMG_2164.jpg


Và chất lượng giảm dần khi ra ngoại vi. Nhưng chưa si nhê gì vì sẽ còn nhiều đoạn xấu hơn nữa:
IMG_2165.jpg


Bên phải là đồi cát, vách đá đỏ, bên trái là biển nhưng khúc này rừng dương che khuất mất:
8m70krsohg.jpg


Nhiều khúc đường lởm chởm đá hộc, đá cuội to nhỏ mà chỉ có thể chạy với vận tốc 15km giờ, mắt phải căng ra nhìn để tìm các vệt bằng phẳng của vết xe tải cũ mà chạy.
Sơ sẩy để đá chém vỏ toạt một nhát vào vỏ xe thì lữ khách đường xa nếu không có đồ nghề vá xe thay ruột thì chỉ còn nước dắt bộ trên 20km để tìm chỗ sửa đó nghen.

Hòa Thắng còn 23km:
IMG_2166.jpg


Giữa trưa, dù trời nắng khá gay gắt nhưng tiết tháng 12 vẫn khá lạ lùng: ngồi trên xe chạy, gió phần phật vẫn chả thấy nực tí nào cả nhưng dừng lại thì áp phê liền, thấy ngay sự mất nước.

Những vùng đất đỏ chen đồi cát vàng vô cùng hoang sơ:
IMG_2176.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,065
Members
192,362
Latest member
8xbettco
Back
Top