Tôi đang dự tính cho chuyến đi sắp tới sẽ từ TP HCM theo Openbus đi Phan Rang nhưng sẽ xuống xe ở Lạc Nghiệp rồi dùng xe gắn máy du lịch theo các điểm sau > Cà Ná - Liên Hương - Phan Rí - Bàu Trắng (Hòa Thắng) - Hòn Rơm - Mũi Né - Phan Thiết - Mũi Kê Gà - Lagi - Bình Châu - Hồ Cốc - Hồ Tràm - Long Hải - Bà Rịa, toàn tuyến đi sẽ theo đường ven biển (nếu có đường), ở lại nhiều chặng để mặc sức khám phá những vùng đất lạ.
Tuy nhiên: qua một số thông tin từ internet + bè bạn thấy một số điều làm tôi băng khoăng ngần ngại vì tiêu điểm của chuyến này sẽ dành nhiều thời gian khám phá Bàu Trắng, nhất là biển Hòa Thắng. Bạn nào nếu vừa đi tới vùng này, có nhiều thông tin liên quan thì xin cho biết, rất cảm ơn.
Điều gì làm tôi e ngại? Bạn biết không: đó chính tà titan!
Hòa Thắng từng là điểm đến hoang sơ của du lịch offroad từ khi con đường trải nhựa phẳng lỳ dài 17km hoàn thành năm 2004 chạy Lương Sơn kéo dài tới Thiện Ái.
Theo Binhthuantoday thì hồi năm 2006:
... Từ độ cao của Dốc Hầm, ta có thể nhìn ngắm được rừng và biển mờ ảo trong mây trời. Đến km thứ 15, du khách đã được thỏa thích ngắm nhìn Bàu Trắng... Nếu đến đây vào mùa hè hoặc mùa xuân sẽ không thể nào tả hết vẻ đẹp hoang sơ của bàu Trắng. Dưới tán cây dương liễu quanh năm rủ bóng mát, nhìn những làn nước trong xanh gợn sóng lăn tăn mới thấy hết sự thi vị của thắng cảnh thiên nhiên này...
Phía bên kia bờ bàu là những triền cát trải dài thơ mộng uốn mình như những dải lụa mềm rất thích hợp với việc tổ chức các trò chơi trượt đồi cát. Rời khỏi Bàu Trắng chừng 5km, du khách sẽ đến được Bãi Chùa. Đây quả là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đến đây, du khách có thể thỏa thích ngắm cảnh phong thủy hữu tình núi trên cao và biển bên dưới...
Cạnh Bãi Chùa là Hòn Hồng. Nhìn từ phía xa, Hòn Hồng trông kỳ vĩ, hiên ngang, bất khuất giữa đất trời. Thực ra, Hòn Hồng là một ngọn núi nằm sát bờ biển thuộc thôn Hồng Chính, có độ cao 236m. Hòn Hồng trải dài hơn 10km dọc bờ biển với nhiều bãi đá tuyệt đẹp như: Bãi Ốc, Bãi Gành, Bãi Xếp, Bãi Dơi…
Đứng ở mũi Bãi Xếp ngay dưới chân Hòn Hồng, nơi những ghềnh đá chồng chất lên nhau, sóng biển dội vào vách đá tung bọt trắng xóa tạo nên những khúc nhạc xao động của biển khó mà tả hết được cảm xúc... v.v
Người dân ở đây cho biết sở dĩ có tên gọi như vậy vì vào những buổi xế chiều nhìn lên đỉnh núi dễ nhận thấy ánh hào quang màu hồng tỏa ra từ núi đá. Nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Hòn Hồng không thể nào giống với những ngọn núi khác bởi nét đặc trưng riêng của nó. Hòn Hồng có cấu tạo địa chất Granít pha lẫn trầm tích núi lửa. Nhưng có điều kỳ thú là trên núi đá ấy là một cánh rừng xanh tươi, tạo thành 3 gam màu khác nhau: xanh, trắng và đỏ xen kẽ... (Theo Binhthuantoday)
Nhưng từ năm 2007 cho đến nay, các công trình khai thác Titan đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thiên nhiên tại nơi này:
Vùng động cát ven biển xã Hoà Thắng và Hồng Phong huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được xem là nơi có trữ lượng khoáng sản titan lớn nên UBND tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường đã có văn bản hướng dẫn, cấp giấy phép cho một số công ty chịu trách nhiệm thăm dò, khai thác nguồn khoáng sản có giá trị kinh tế này từ năm 2007. Tuy nhiên, việc khai thác của các công ty khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn xã Hoà Thắng lại thực hiện không đúng với những gì đã cam kết nên dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, không bảo đảm về môi trường đã làm tác động lớn đến hệ sinh thái, cuộc sống người dân nơi đây…
- Theo kết luận của Viện Địa lý tài nguyên TPHCM thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau khi thực hiện khảo sát hiện trạng môi trường do quá trình khai thác titan tại đồi cát ven biển Hòa Thắng và Hồng Phong đã khiến nơi đây thay đổi một phần cảnh quan, địa hình đoạn đường dân sinh được làm từ nguồn vốn từ chương trình 135 của Chính phủ bị phá hủy…
- Các phân tích mẫu quan trắc môi trường cho thấy: Hoạt độ phóng xạ alpha, bêta trong các mẫu nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam (hoạt độ phóng xạ alpha cao hơn quy chuẩn từ 2,49 đến 8,88 lần và hoạt độ phóng xạ bêta cao hơn từ 5,43 đến 10,35 lần); phông phóng xạ gamma tại nơi tập kết sa khoáng rất cao so với mức tối thiểu của dị thường phóng xạ, có nơi cao gấp 26-36 lần so với phông phóng xạ tự nhiên.
- Nước sử dụng khai thác và nước thải sau khi khai thác titan đều nhiễm mặn. Đây là hệ quả dễ thấy vì các đơn vị khai thác đã dùng nước biển để tuyển titan thay vì nước ngọt như cam kết. Trong khu vực khảo sát, nước ngầm đã bị nhiễm mặn đến độ sâu khoảng 10m. Người dân thôn Hồng Chính (xã Hòa Thắng) chịu ảnh hưởng trực tiếp vì ở gần khu khai thác, đã có 19 nhà với khoảng 100 khẩu có giếng nước bị nhiễm mặn.
Nguồn 1 - 2 - 3 - 4 ...
Và nhận xét trong một lần offroad của nhóm XV Off-road Club cuối năm 2009:
Sau khi vượt qua đầm lầy và một đồi cát chuyến đi bị gián đoạn do đường đi đã bị công ty chuyên khai thác mỏ Titan chặn lại, nhất định không chịu thua hai xe lại tiếp tục chinh phục thêm một đồi cát nữa để tìm đường thoát ra bãi biển với hy vọng từ đó có đường băng qua mõm đá cắm trại. Qua mỗi đồi cát là một cảnh trí khác nhau, địa hình và hệ thực vật thay đổi, phong cảnh thay đổi, độ khó thay đổi và cảm xúc cũng thay đổi theo từng đoạn đường đi.
Vượt qua vùng đồng cỏ bằng Dmax 2 xe len theo những con đường mòn, thỉnh thoảng không có đường thì băng qua những ngọn đồi nhỏ hướng ra phía bờ biển - tổng chiều dài đoạn đường khoản 5 km tìm đường từ Bàu Ông ra bãi. Lên tới đỉnh của một ngọn đồi cao bắt đầu nhìn thấy một ngọn núi mà địa điểm cắm trại dự tính nằm ngay sau lưng. Ngọn núi phía xa cách chừng 2 km và phải băng qua hai đồi cát rất cao, nhưng cho dù có tới được chân núi thì cũng không có gì bảo đảm là sẽ qua được phía bên kia chân núi.
Dừng xe xuống cuốc bộ dò đường: một sự thật phũ phàng ngỡ ngàng đang chờ phía trước, toàn bộ bờ biển xinh đẹp đã bị chủ mỏ titan băm nát bấy không thể vượt qua được kể cả đi bộ, núi bị khoét tạo thành những vực sâu thăm thẳm, bờ cát thơ mộng hóa bãi lầy, nước biển chuyển màu do bùn từ các máy khai thác titan đổ ra. Tới đây thì không còn cách nào khác là phải quay ra lại Bàu Ông để tìm đường khác.
NGUYÊN VĂN CẢ BÀI
Tôi thất vọng vô cùng khi có được những thông tin này!
Ước mơ về một chuyến đi hiện thực trên vùng đất có nhiều sa mạc cát rộng lớn nhất Việt Nam liệu có thể thành hiện thực không khi các mỏ Titan vẫn còn đó và phát triển thêm?
Ô nhiễm phóng xạ có quá nguy hại khi mình phải tiếp xúc trong thời gian ít nhất vài ngày tại đó? Lối nào có thể ra Bãi Chùa, Hòn hồng... mà không "chạm mặt" bảo vệ mỏ titan?
Các lối mòn tôi đã theo dõi rất nhiều lần trên bản đồ vệ tinh nhưng chắc chắn những hình ảnh đó có từ vài năm trước - Vậy hiện tại, bạn biết nó ra sao không?
Mong bạn nào vừa có chuyến đi đến vùng biển Hòa Thắng - Bình Thuận cho xin các thông tin liên quan, thông tin càng mới càng tốt.
Cảm ơn nhiều.
Tuy nhiên: qua một số thông tin từ internet + bè bạn thấy một số điều làm tôi băng khoăng ngần ngại vì tiêu điểm của chuyến này sẽ dành nhiều thời gian khám phá Bàu Trắng, nhất là biển Hòa Thắng. Bạn nào nếu vừa đi tới vùng này, có nhiều thông tin liên quan thì xin cho biết, rất cảm ơn.
Điều gì làm tôi e ngại? Bạn biết không: đó chính tà titan!
Hòa Thắng từng là điểm đến hoang sơ của du lịch offroad từ khi con đường trải nhựa phẳng lỳ dài 17km hoàn thành năm 2004 chạy Lương Sơn kéo dài tới Thiện Ái.
Theo Binhthuantoday thì hồi năm 2006:
... Từ độ cao của Dốc Hầm, ta có thể nhìn ngắm được rừng và biển mờ ảo trong mây trời. Đến km thứ 15, du khách đã được thỏa thích ngắm nhìn Bàu Trắng... Nếu đến đây vào mùa hè hoặc mùa xuân sẽ không thể nào tả hết vẻ đẹp hoang sơ của bàu Trắng. Dưới tán cây dương liễu quanh năm rủ bóng mát, nhìn những làn nước trong xanh gợn sóng lăn tăn mới thấy hết sự thi vị của thắng cảnh thiên nhiên này...
Phía bên kia bờ bàu là những triền cát trải dài thơ mộng uốn mình như những dải lụa mềm rất thích hợp với việc tổ chức các trò chơi trượt đồi cát. Rời khỏi Bàu Trắng chừng 5km, du khách sẽ đến được Bãi Chùa. Đây quả là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp rất thích hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đến đây, du khách có thể thỏa thích ngắm cảnh phong thủy hữu tình núi trên cao và biển bên dưới...
Cạnh Bãi Chùa là Hòn Hồng. Nhìn từ phía xa, Hòn Hồng trông kỳ vĩ, hiên ngang, bất khuất giữa đất trời. Thực ra, Hòn Hồng là một ngọn núi nằm sát bờ biển thuộc thôn Hồng Chính, có độ cao 236m. Hòn Hồng trải dài hơn 10km dọc bờ biển với nhiều bãi đá tuyệt đẹp như: Bãi Ốc, Bãi Gành, Bãi Xếp, Bãi Dơi…
Đứng ở mũi Bãi Xếp ngay dưới chân Hòn Hồng, nơi những ghềnh đá chồng chất lên nhau, sóng biển dội vào vách đá tung bọt trắng xóa tạo nên những khúc nhạc xao động của biển khó mà tả hết được cảm xúc... v.v
Người dân ở đây cho biết sở dĩ có tên gọi như vậy vì vào những buổi xế chiều nhìn lên đỉnh núi dễ nhận thấy ánh hào quang màu hồng tỏa ra từ núi đá. Nhìn từ bất cứ góc độ nào thì Hòn Hồng không thể nào giống với những ngọn núi khác bởi nét đặc trưng riêng của nó. Hòn Hồng có cấu tạo địa chất Granít pha lẫn trầm tích núi lửa. Nhưng có điều kỳ thú là trên núi đá ấy là một cánh rừng xanh tươi, tạo thành 3 gam màu khác nhau: xanh, trắng và đỏ xen kẽ... (Theo Binhthuantoday)
Nhưng từ năm 2007 cho đến nay, các công trình khai thác Titan đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thiên nhiên tại nơi này:
Vùng động cát ven biển xã Hoà Thắng và Hồng Phong huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận được xem là nơi có trữ lượng khoáng sản titan lớn nên UBND tỉnh, Sở tài nguyên và môi trường đã có văn bản hướng dẫn, cấp giấy phép cho một số công ty chịu trách nhiệm thăm dò, khai thác nguồn khoáng sản có giá trị kinh tế này từ năm 2007. Tuy nhiên, việc khai thác của các công ty khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn xã Hoà Thắng lại thực hiện không đúng với những gì đã cam kết nên dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, không bảo đảm về môi trường đã làm tác động lớn đến hệ sinh thái, cuộc sống người dân nơi đây…
- Theo kết luận của Viện Địa lý tài nguyên TPHCM thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau khi thực hiện khảo sát hiện trạng môi trường do quá trình khai thác titan tại đồi cát ven biển Hòa Thắng và Hồng Phong đã khiến nơi đây thay đổi một phần cảnh quan, địa hình đoạn đường dân sinh được làm từ nguồn vốn từ chương trình 135 của Chính phủ bị phá hủy…
- Các phân tích mẫu quan trắc môi trường cho thấy: Hoạt độ phóng xạ alpha, bêta trong các mẫu nước biển ven bờ cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam (hoạt độ phóng xạ alpha cao hơn quy chuẩn từ 2,49 đến 8,88 lần và hoạt độ phóng xạ bêta cao hơn từ 5,43 đến 10,35 lần); phông phóng xạ gamma tại nơi tập kết sa khoáng rất cao so với mức tối thiểu của dị thường phóng xạ, có nơi cao gấp 26-36 lần so với phông phóng xạ tự nhiên.
- Nước sử dụng khai thác và nước thải sau khi khai thác titan đều nhiễm mặn. Đây là hệ quả dễ thấy vì các đơn vị khai thác đã dùng nước biển để tuyển titan thay vì nước ngọt như cam kết. Trong khu vực khảo sát, nước ngầm đã bị nhiễm mặn đến độ sâu khoảng 10m. Người dân thôn Hồng Chính (xã Hòa Thắng) chịu ảnh hưởng trực tiếp vì ở gần khu khai thác, đã có 19 nhà với khoảng 100 khẩu có giếng nước bị nhiễm mặn.
Nguồn 1 - 2 - 3 - 4 ...
Và nhận xét trong một lần offroad của nhóm XV Off-road Club cuối năm 2009:
Sau khi vượt qua đầm lầy và một đồi cát chuyến đi bị gián đoạn do đường đi đã bị công ty chuyên khai thác mỏ Titan chặn lại, nhất định không chịu thua hai xe lại tiếp tục chinh phục thêm một đồi cát nữa để tìm đường thoát ra bãi biển với hy vọng từ đó có đường băng qua mõm đá cắm trại. Qua mỗi đồi cát là một cảnh trí khác nhau, địa hình và hệ thực vật thay đổi, phong cảnh thay đổi, độ khó thay đổi và cảm xúc cũng thay đổi theo từng đoạn đường đi.
Vượt qua vùng đồng cỏ bằng Dmax 2 xe len theo những con đường mòn, thỉnh thoảng không có đường thì băng qua những ngọn đồi nhỏ hướng ra phía bờ biển - tổng chiều dài đoạn đường khoản 5 km tìm đường từ Bàu Ông ra bãi. Lên tới đỉnh của một ngọn đồi cao bắt đầu nhìn thấy một ngọn núi mà địa điểm cắm trại dự tính nằm ngay sau lưng. Ngọn núi phía xa cách chừng 2 km và phải băng qua hai đồi cát rất cao, nhưng cho dù có tới được chân núi thì cũng không có gì bảo đảm là sẽ qua được phía bên kia chân núi.
Dừng xe xuống cuốc bộ dò đường: một sự thật phũ phàng ngỡ ngàng đang chờ phía trước, toàn bộ bờ biển xinh đẹp đã bị chủ mỏ titan băm nát bấy không thể vượt qua được kể cả đi bộ, núi bị khoét tạo thành những vực sâu thăm thẳm, bờ cát thơ mộng hóa bãi lầy, nước biển chuyển màu do bùn từ các máy khai thác titan đổ ra. Tới đây thì không còn cách nào khác là phải quay ra lại Bàu Ông để tìm đường khác.
NGUYÊN VĂN CẢ BÀI
Tôi thất vọng vô cùng khi có được những thông tin này!
Ước mơ về một chuyến đi hiện thực trên vùng đất có nhiều sa mạc cát rộng lớn nhất Việt Nam liệu có thể thành hiện thực không khi các mỏ Titan vẫn còn đó và phát triển thêm?
Ô nhiễm phóng xạ có quá nguy hại khi mình phải tiếp xúc trong thời gian ít nhất vài ngày tại đó? Lối nào có thể ra Bãi Chùa, Hòn hồng... mà không "chạm mặt" bảo vệ mỏ titan?
Các lối mòn tôi đã theo dõi rất nhiều lần trên bản đồ vệ tinh nhưng chắc chắn những hình ảnh đó có từ vài năm trước - Vậy hiện tại, bạn biết nó ra sao không?
Mong bạn nào vừa có chuyến đi đến vùng biển Hòa Thắng - Bình Thuận cho xin các thông tin liên quan, thông tin càng mới càng tốt.
Cảm ơn nhiều.
Last edited by a moderator: