What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Cái miếu anh thấy đó ở Myarmar ở đâu cũng có , có nơi còn có chổ để nghỉ chơn và tránh nắng khi dưng lại uống nước . Chỉ không biết đây là của công hay của tư
 
Chào dngocnhan,
Rất cảm ơn bạn, he he, đang bận đi sang Đất Phật thế này thì làm sao đi đâu được. Cả chuyến photo tour vừa qua mà hổng có thì giờ theo dỏi nửa là! Xin cảm ơn.
Doigiaymoi.
 
He he, tôi đồng ý là "miếu" ở Myanmar có khắp nơi, nhưng miếu mà để tránh nắng thì hình như không phải là miếu, nó phải đủ chỗ cho 1 người ...chui vào chứ? Còn miếu nhỏ như cái miếu ở ta thì chỉ để cúng "cô hồn" và chứa nước từ thiện, loại này mới là gặp khắp nơi, tôi sẽ có nhiều những cái miếu này. Còn trên đèo thì theo tôi, chắc không ai thường xuyên phải lấy nước ở đâu đó để leo tới châm cho các bình nước ở các miếu này. Và dù không rõ, nhưng các miếu ở trong ảnh không cho thấy có bình nước. He he, ...xin cảm ơn dngocnhan rất nhiều.
Doigiaymoi.
 
Bác viết chân thật và thú vị quá Bác ơi! Con chúc hai bác có nhiều sức khỏe để có nhiều những chuyến đi như chuyến này nhé.
 
Xin cảm ơn bigthor. Cũng cố gắng giữ gìn sức khỏe để còn có thể đi nửa, đang thích cái vụ Nepal mò mẫm ký của chân đất lắm đây!
Doigiaymoi.
 
30 phút sau xe tiếp tục lên đường, từ bây giờ trời đã bớt sáng, lại phải bấm máy trong lúc xe chạy nên hình ảnh sẽ không như ý muốn. Tuy nhiên, do rất cần thiết để bổ sung cho bài viết nên tôi vẫn muốn tiếp tục post những tấm ảnh không được như ý trên, để các bạn được nhìn thấy cảnh quan thực tế nằm sâu trong nội địa Myanmar còn nhiều bí ẩn này. Và cũng để cho dễ theo dỏi, tôi xin được post lại vài hình ảnh cần thiết, nhất là bản đồ từng đoạn.


attachment.php



Kawkareik là thị trấn của huyện cùng tên,thuộc bang Kayin, cách biên giới Thái-Miến 60km, theo “tư vấn” của Google maps, thì chỉ mất khoảng 54 phút để xe chạy từ Myawaddy đến đây, vậy mà thực tế hành trình kéo dài hơn 5 giờ, từ 11h05, lúc khởi hành, đến 16h10, khi xe đến trạm thu phí giao thông huyện Kawkareik.
11h05’, khởi hành, tới trạm kiểm soát Thin Gan Nyi Naung.


attachment.php



Xuống hết đèo Kawkareik, tới thị trấn cùng tên.


attachment.php



Khi tới trạm thu phí giao thông đầu thị trấn, ảnh chụp ghi đúng 16h10’. Như vậy, thời gian thực sự để đến thị trấn Kăkareik là:16h10’ - 11h05’ = 05h05’.


attachment.php




Tiếp tục là đoạn đường dài 24km, Kawkareik- Kyondoe.
Nhận xét đầu tiên khi xe đã xuống đến vùng bình nguyên lưu vực sông Ayeyawaddy, là: quan cảnh dọc đường của Myanmar rất giống với Việt Nam. Dù không còn băng qua rừng núi, nhưng con đường quốc lộ này vẫn chẳng lớn hơn là bao, đủ để 2 xe 50 chỗ ngược chiều qua mặt nhau được, nhưng 2 xe cùng chiều thì thật sự khó; có lẽ vì lý do đó, hay vì bản chất không “hơn thua” của một dân tộc thấm đẫm tinh thần Phật giáo, nên chiếc xe bus xanh chạy trước chúng tôi từ trên đèo, vẫn luôn ở phía trước, xe tôi không “cần thiết” phải xin vượt qua khi nó giảm tốc.
Thật sự, tôi không nghĩ đến 1 quốc lộ quan trọng dẫn vào Thủ phủ Yangon, con đường xuyên Á trong tương lai, lại nhỏ hẹp như đường giao thông nông thôn tại miền Tây quê tôi. Xe chạy với vận tốc đều đều, ngang qua vài thị trấn nhỏ, xuyên qua nhiều cánh rừng trồng. Nếu không thấy sự khác biệt về trang phục, tôi vẫn nghĩ mình đang đi trên tỉnh lộ, qua miền quê nào đó trong nước.


attachment.php



attachment.php

He he, thật ra chùa đã qua khỏi, chụp ảnh mấy Sư …ngộ hơn!


attachment.php



Nhìn xe đẩy bán rong và nhà cửa bên đường quốc lộ, tôi thấy, từ cái quán cà phê, tiệm tạp hóa, đến cảnh người đàn ông bồng con thơ thẩn chơi trước nhà…đều y hệt như bên quê hương.


attachment.php

Giống như quán hủ tíu bình dân trong chợ xã bên nhà.


attachment.php



Con đường và tiệm nước...


attachment.php


“Tiệm nước” …giống hệt quán cà phê của anh Tư Ngh. gần nhà tôi! Hi Hi.
 
Quảng cáo Whisky Grand Royal, quán ăn, tiệm tạp hóa…


attachment.php



…và giữ con cho…vợ nấu cơm!


attachment.php



Có nhiều ngỏ dẫn vào thị trấn, phần lớn vẫn còn là đường đất đỏ hoặc tráng nhựa đơn sơ. 16 giờ là lúc trường tan học, nên tôi thấy học trò đang lũ lượt ra về. Cũng giống như các đội bóng đá, học trò sử dụng màu quần hoặc longy đều là xanh lá cây đậm. Nhiều hoa Huỳnh Anh vàng tươi bên vệ đường làm cho buổi chiều tan học thật dễ thương!


attachment.php

“Xe kè”, tôi tạm gọi như thế, nó giống như “mô tô xuồng”, nhưng thay vì con xế nổ là con xế điếc!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Từ đây xe bắt đầu ra vùng ngoại ô để tiếp tục đoạn đường tới điểm dân cư kế tiếp là Kyondoe, cách Kawkareik 24km.


attachment.php



attachment.php

Vùng ngoại ô yên ả của thị trấn huyện lỵ Kawkareik.


attachment.php

Cảnh lái xe ôm nằm tài cũng tương tợ Việt Nam.
 
Tôi lại thấy 1 chỗ bán xăng lẻ cũng giống như bên nhà…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Cảnh đồng lúa thật quá giống với quê nhà!


attachment.php

He he, tiệm sửa “Honda” thì …y hệt luôn!


Nhưng, cái chòi này thì …nghèo chẳng khác gì nhiều nơi trên quê tôi! Trông giống vùng 7 Núi, An Giang ghê…


attachment.php



…ngay kế bên là 1 đối nghịch, giàu nghèo cách nhau chừng 100m, khoảng cách ấy thật khó để san bằng!


attachment.php



Đây cũng là bắt đầu khu dân cư thị trấn Kyondoe, cách Kawkareik 24km.


attachment.php

Chỗ này giống…Ủy ban khóm quá xá!


attachment.php

Nhà màu xanh có cột gân, trên gắn đầu corinthiene, giống như người bình dân Việt Nam chơi kiểu cột La mã dạo nào!


attachment.php

Cửa hàng bán phụ tùng xe máy.
 
Chiếc 50 chỗ “Splendor Hino” đã từng gặp gỡ trên đèo, bây giờ vẫn đang êm ả chạy trước mặt. Đúng là rất êm ả, bởi vì chẳng thấy ai gấp gáp, cứ êm ả chạy trước và lặng lẽ theo sau, không cần phài “giành đường, vượt ẩu”, suốt hàng giờ liền, hể phía trước tăng tốc thì xe sau dần tăng tốc theo và ngược lại, mà cũng chẳng “tốc độ” gì cho lắm, tôi nghĩ chỉ chừng 50, 60km/giờ thôi!


attachment.php



17h50’ xe chạy ngang ngôi chùa thứ 63, lúc này trời khá tối, khó thể chụp được ảnh rõ!


attachment.php



attachment.php



Xe ngang qua ngôi chùa thứ 64, có cổng rất đẹp và bề thế. Hồi còn ở Thái Lan, tôi thấy cổng chùa gần như cùng 1 kiểu giống nhau, còn qua đây, Myanmar, các cổng chùa hình như đa dạng hơn .


attachment.php



Do con đường chạy qua 1 vùng nhiều cây to lớn, dù là khu dân cư hay xuyên qua các rừng trồng, rừng thưa, nên dù chỉ mới 17 giờ chiều mà đường đã bắt đầu thấy tối. Tôi không thể sử dụng con Canon được nửa vì thiếu sáng, chỉ dùng con Sony compact chụp 1 ít ảnh khi cần.
18h30’, xe bắt đầu vào 1 thị trấn mới, bây giờ thì tôi không còn có thể xác định được nơi này là đâu, hình ảnh chụp được vào ban đêm không có nhiều thông tin giúp định vị được nơi đến, nhất là lúc này trời đang mưa.


attachment.php



attachment.php

Đêm đã sáng đèn, 1 cửa hàng thời trang báo hiệu 1 nơi thị tứ.


attachment.php



Đúng thế, 21h40’ , xe dừng tại một quán cơm, lần này tôi đoán chắc đang trên địa phận quận Kyaikto, bang Mon, nơi đây còn cách Yangon 179km. Chúng tôi cũng phải ăn thôi dù rằng nhìn các món ăn Miến, thấy “oãi” quá chừng, bây giờ tôi cũng chẳng nhớ mình đã ăn những gì? Mẹ con bà chủ xe ngồi ăn bàn gần đó, mời bà xã tôi sang bắt chuyện. Bà ấy biết chúng tôi từ Việt Nam sang Yangon, qua người phụ xế, khi xem hộ chiếu, bà xã tôi hỏi thăm về khách sạn 7 Mile, cô con gái rất xinh, biết khách sạn đó và nói tiền taxi từ bến tới khách sạn chỉ khoảng 5$ US thôi, rất tiếc tôi đã không chụp được tấm ảnh kỹ niệm nào!


attachment.php



attachment.php

Tôi thuộc dạng không hay thử các món ăn lạ, nhìn mấy dĩa có màu tối này thì thật ...khó nuốt, thà ăn trứng chiên, nhưng quán lại không có...

Sau đó thì xe tiếp tục lên đường, dưới ánh đèn đêm, thành phố có vẻ lớn, vài khách sạn, nhà hàng sáng đèn trông khá hiện đại, tôi cứ tưởng đã tới Yangon như lịch niêm yết nơi bán vé, vì bây giờ đã trễ gần 3 giờ. Nhưng sau đó thì xe bắt đầu ra vùng đêm đen tối, chúng tôi nửa ngủ nửa thức, mệt mõi chờ lúc đến nơi, không còn tha thiết gì đến …bóng tối bên ngoài xe nửa!


attachment.php



Sau cùng đến hơn 1 giờ sáng ngày 29-10-2013, xe mới vào tới Yangon. Ngoài trời mưa đang lâm râm, chúng tôi mệt mõi bước xuống bến lạ giữa trời đêm thiếu sáng. Tôi lại hầm xe vội vã mang 4 cục hành lý lớn đến chỗ khô ráo, nhiều người Miến đến hỏi han, trong số đó có các lái xe Taxi, chúng tôi nói đi khách sạn 7 mile, 1 tài xế đòi 10$ US, tôi nói chỉ 5$ thôi vì đã biết giá rồi, sau 1 hồi kỳ kèo, anh ta đành đồng ý, vội vã chất đồ lên chiếc taxi loại familial, 4 chỗ nhưng còn khoang chở hàng rộng rãi phía sau. Anh ta còn bước qua “vớt” thêm 2 khách Tây người Ý, họ đi khách sạn khác.
Tôi xin nói thêm 1 chút chỗ bến xe này, do không có đèn sáng tôi không thấy rõ , dường như nó chẳng hề có tường rào bao quanh, trời thì tối nhờ nhờ, bến cũng chẳng nhiều xe và khách như các xa cảng ở Sài gòn. Nhìn “dân đứng bến” lao xao chung quanh tôi cũng hơi ngại, nhưng tuyệt nhiên họ không hề có vẻ dữ tợn như bên mình, tôi nghĩ, với đống hành lý 4 cục kèm các túi đeo vai lủ khủ, nếu tại Xa cảng miền Đông hay miền Tây, chúng tôi dễ dàng làm mồi cho “bọn ác”, nhất là trong hoàn cảnh mưa lắc rắc, trời thiếu hẳn ánh đèn!
Tôi và bà xã cùng ngồi băng sau với cô Tây, còn anh chàng ba lô thì ngồi ghế trước, bên trái. Xe tay lái nghịch, tài xế còn chở thêm 1 người bạn ngồi “ép tài” trên ghế lái! Giữa trời đêm Yangon, chiếc taxi có lúc chạy không dưới 60, 70 km/giờ, anh Tây lên tiếng…be careful, bác tài trả lời ngay don’t worry…và tiếp tục nhấn ga, chạy ào ào, dù ngồi ẹo 1 bên! Có điều, khi gặp đèn đỏ, dù giờ này đường trống trơn, lại chẳng có bóng cảnh sát nào, anh ta vẫn ngừng đúng luật lệ giao thông!
Sau khoảng 20 phút thì tới 7 Mile, nằm trong 1 đường nhỏ, Kone Myint Yeiktha street, từ đại lộ Pyay rẻ vào. Tôi bước vô gặp tiếp tân, may quá, đây đúng là khách sạn 7 Mile. Thú thật lúc này chúng tôi mệt lắm rồi, hơn 30 giờ từ lúc rời Apple GH, cả 2 người vừa thiếu ngủ lại vừa thiếu nghĩ, dơ dáy như …chồn hôi, gặp đúng địa chỉ thì mừng rỡ vô cùng, chỉ 15, 20 phút nửa thôi là thoải mái trong…nệm ấm chăn êm!
Tôi báo với tiếp tân rằng bạn chúng tôi đã book phòng tại khách sạn này vào ngày 30-10-2013, chúng tôi tới sớm 1 ngày, người book phòng là U Zaw Min, phone number là 99517xxxx. Anh ta mở sổ xem và xác nhận điều đó; nhưng tôi chưa kịp mừng thì …I’m sorry, my hotel is full !
Chết mồ, tôi thật sự thất vọng, quá sức thất vọng, trong sự mệt mõi vô cùng, cái vai đau rất khó chịu của tôi giờ đây cũng chẳng …xi nhê gì trước sự thật đáng rầu này! Mệt mõi, dơ dáy, buồn ngủ…làm tôi cố nói: các bạn làm ơn giúp giùm 1 chỗ nghĩ, chúng tôi đã lớn tuổi và quá mệt mõi sau 1 hành trình dài từ Bangkok qua đây, mệt đến khó mà có thể đi tìm nơi nào khác! Tôi biết các khách sạn thường có phòng riêng dành cho nhân viên tiếp tân trực nghĩ, trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể sử dụng để …tăng thu nhập. Nhưng tiếp tân nói rằng sẽ giới thiệu cho chúng tôi 1 khách sạn khác, giá rẻ hơn …tôi hỏi như muốn…khóc: khách sạn đó gần hay xa, với bao nhiêu hành lý, làm sao tôi mang đi được? Rất gần, chỉ 1$ US taxi! Đành phải OK thôi. Và họ tiếp tôi chất 4 cục đồ lên 1 trong số các taxi đang chờ khách, xe chở chúng tôi tiếp tục theo con đường nhỏ này, qua 1 khúc quanh thì tới, chưa đầy 600m, khách sạn Highland Lodge. He he, tôi chưa kịp ngồi cho khỏe thì lại xuống xe, anh taxi lũm ngon lành 1 đô Mỹ!
Lần này thì ok, khách sạn gồm có nhiều phòng như các bungallo nằm rải rác trong 1 khu vườn đồi cao, thấp, giá 40$/ngày, với 2 giường ngủ thênh thang, nước nóng lạnh đầy đủ và 1 bộ salon ngon lành!
Có điều hôm nay thật sự chúng tôi chỉ ở có 10 tiếng đồng hồ, vì bây giờ đúng 02h ngày 29-10-2013, gần 1 triệu tiền phòng thì cũng khá chua! Cho đáng cái tật đi lở đường! He he.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,357
Bài viết
1,175,362
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top