What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Cháu đừng tiếc Myanmar có nhiều thứ để xem. Đi tháng 10 sẽ không bị cái nóng rất khó chịu hành hạ mình. Chúc 2 cháu may mắn.
Doigiaymoi
 
Tạm biệt Highland Lodge, chúng tôi chuyển qua 7 Mile, he he, giống như ...châu về hiệp phố, tái ngộ cố nhân! Có điều sau 2 hôm ở Highland Lodge, mến cảnh mến người, chuyển qua đây thấy lạ chỗ nên chẳng thích thú lắm. Chừng nhận phòng, chúng tôi lại càng thất vọng hơn, 1 giường đôi chiếm gần hết không gian thiết kế, 1 tủ đứng “nhét” cái tủ lạnh mini bên dưới, 1 bàn, 1 ghế choán cả lối đi, chẳng sang trọng hơn Highland Lodge (40$ US), vậy mà đến 65$ US! Nhìn vẻ ngoài bề thế, kèm đội ngủ tiếp tân chuyên nghiệp, miếng brochure lịch sự,…nhưng chất lượng phòng thì…thua xa H.Lodge, duy chỉ 1 điều là tiền phòng tôi không phải bận tâm, vì Sư bạn đã thanh toán rồi!


attachment.php

Chúng tôi là khách nước ngoài nên tính theo giá phía trên(65$ US).


Điểm đầu tiên khiến tôi chú ý khi đi ngang 7 Mile chính là cái “miếu nước từ thiện” của khách sạn(tôi phải tạm dùng danh từ kép này để chỉ chỗ đặt bình nước uống miễn phí cho người qua đường giải khát), theo cảm nhận của nhiều người, nó thật chẳng “xứng tầm” so với cái vẻ ngoài sang trọng của 1 khách sạn quốc tế. Tuy nhiên, chính cái vẻ bình dân của nó, đi cạnh với cái cao cấp của khách sạn 7 Mile, khiến tôi lại nghĩ đến một nếp văn hóa không lạ, nhưng đẹp và rất phổ biến trên đất nước này, mà về sau tôi mới nhận ra. Điều đó khiến cái sự “không xứng tầm” kia trở thành 1 nét đẹp “phá cách” độc đáo, theo nhận xét của tôi, như một phối hợp cố tình trong nghệ thuật sắp đặt!


attachment.php



attachment.php

Miếu nước từ thiện bình dị…

…và những căn phòng sang trọng của 7 Mile.

attachment.php


Kèm bên trong là nội thất chật chội, theo cái kiểu tiêu chuẩn thấp, với cái giá… trên trời.


attachment.php

Không có bàn làm việc…


attachment.php

Bàn ngồi uống nước chỉ phục vụ cho…1 người.


Lối đi chung quanh giường rộng khoảng 0,5m, may mà sàn lót ván nên có thể ngồi làm việc tại cái nhỏ đầu giường!


attachment.php

Tiêu chuẩn này cũng cở phòng 18, Apple GH 2 ở hẽm Trok Kai Chae, Bangkok !


Khách sạn 7 Mile không có restaurant đi kèm, chỉ có 1 phòng ăn nhỏ phục vụ cho suất buffet buổi sáng, nên chiều này tôi phải thân chinh đi tìm chỗ mua cơm.
Nhiều người than phiền giá khách sạn ở Myanmar rất cao, đó là 1 thực tế, khi cung không đủ cầu, như 2 khách sạn mà chúng tôi đến ở lần này, Highland Lodge tuy có rẻ hơn, nhưng cũng thuộc loại đắc tiền! Tuy vậy, ở đâu cũng thế, có kẻ giàu, người nghèo và vì thế, Yangon cũng có khách sạn dành cho người thu nhập thấp; chúng tôi may được “tài trợ” nên chẳng bận tâm khi vào tới đất Phật; trước đó, đã phải “săn” tìm nơi rẻ, như khi hồi còn ở Bangkok. Cho nên, tôi cũng đã thủ 1 số địa chỉ “ngon cơm” để khi cần thì tìm đến, hoặc có thể chia sẻ cùng mọi người …đồng cảnh ngộ, như sau, hy vọng thông tin này vẫn còn giá trị sau…4 năm!
Yangon: Okinawa Guesthouse, chỉ có 6 phòng giá 15$/phòng. Có Dorm giá 5$/người. sạch sẽ, trung tâm.
DC: No 64, 32nd Street, Yangon - 951374318. Cạnh chùa Sule Pagoda

Mandalay: Royal Guest House 6$ trở lên ở khu Hồi giáo. Phòng nhỏ sạch sẽ, share nhà tắm.

Royal Hotel: 18$ hiện đại sạch sẽ tiện đi lại.

Bagan: Golden Myanmar ở cạnh chợ Nyang U Village. Sạch sẽ sàn gỗ, chủ nhà thân thiện. giá 10$
ĐT: 061 60901... www.goldenmyanmarguesthouse.com

Lucky 7: Đối diện Golden Myanmar, vị trí và phòng OK
(nguồn: https://www.phuot.vn/threads/1925-Myanmar-từ-đầu-đến-cuối)
Gần đây nhất là thông tin từ 2 vợ chồng thổ tả Little_FOX:
“…chúng tui bảo chú tài xế đưa đến Okinawa Hotel ở cạnh Sule Pagoda. Lao ầm ầm vào hỏi giá nhưng chỗ này có vẻ như không hợp với chuyến đi của tụi tui. Dorm 7$/ng with fan, 10$ with air-con; double room thì 22$ with fan, 26$ with air-con, 28$ nếu 3 người. Vợ tui phải nói là loài thỏ mà mắt cú vọ, nàng ta nhanh chân chạy đi mà tui và bạn ngơ ngác không biết đâu mất rùi, một lúc sau thấy chui ra từ 1 nhà gần đó và bảo lên tầng 3 có GH 6$/ng, điều hòa đầy đủ, share bathroom.”
(nguồn: https://www.phuot.vn/threads/150232...t-trên-đất-Phật-của-đôi-vợ-chồng-thổ-tả/page5)


Bụng bà xã tôi cũng chưa được ổn nên không định đi chơi vào chiều nay, lại còn phải chuyển 1 số bài tập Dưỡng sinh về cho đội ở Long Xuyên, nên ở nhà lướt net. Tôi mất hứng nên chẳng muốn rời khách sạn, mãi đến 5 giờ chiều, mới lấy con bike xanh ra vừa đi chơi vừa kiếm chỗ ăn cơm. Lần này tôi không qua đường Kabar Aye Pagoda, mà chạy thẳng đường Pyay hướng về phía hồ Inya.
Vừa ra khỏi cổng khách sạn, tôi thấy 1 con 4 chỗ “cáu cạnh” , bèn đưa con bike xanh đến …dựa hơi!


attachment.php



Như tôi đã nói, Yangon là một thành phố đầy cây xanh, không phải chỉ do bởi những “vườn rừng” tồn tại từ trước đó, mà thật sự cũng nhờ bởi kế hoạch xanh hóa đô thị của chính quyền, vừa bảo tồn, vừa trồng mới hàng chục ngàn cây xanh trong nội ô. Cùng với cây xanh, Yangon còn có 2 hồ nước lớn, Inya và Kandawgyi. Từ thời thuộc địa, đây là nguồn nước sạch chủ yếu cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hai hồ này đồng thời cũng là mảng không gian mở vừa làm thoáng đẹp thành phố vừa giữ cho môi trường sinh thái nội ô được trong lành. Hồ Kandawgyi nằm ở phía Đông chùa Shwedagon, trong công viên cùng tên, còn hồ Inya, lớn hơn, nằm cách chùa Shwedagon khoảng 7 km về phía Bắc. Bây giờ, 17h40’ chiều ngày 30-10-2013, tôi đang có mặt tại 1 góc nhỏ của hồ Inya, trên đoạn đường cắt ngang qua 1 góc rất nhỏ của hồ Inya. Tôi lấy mốc là chùa Shwedagon bởi vì chắc chắn bạn nào đi Miến Điện cũng đều phải ghé thăm chùa này, nếu không muốn bị xem như chưa tới Myanmar!


attachment.php

Đường Pyay, hướng về phía phi trường, tại đây cách khách sạn 7 Mile khoảng 2km.


attachment.php

Hướng này ngược lại, đi xuống phố trung tâm, cách khoảng 8km. Bên trái sau hàng dừa là hồ lớn Inya.
 
Một tốp thanh nữ Miến Điện, tôi nghĩ là công nhân của 1 hãng, xưỡng hay Cty nào đó, với đồng phục longyi xám, áo sơ mi trắng, vừa xuống xe bus rồi qua đường…


attachment.php


…nửa phần bên kia dày đặc xe, nửa bên này lại…vắng hoe!

Tôi dừng chân để nhìn ngắm chút hồ Inya đang khi hoàng hôn xuống. Tuy là 1 góc nhỏ, được ngăn chặn bởi đoạn đường Pyay chạy qua, khiến phần này trở thành như 1 hồ nhỏ riêng biệt, tiếc rằng không còn nhiều thì giờ, tôi chẳng thể thực hiện được chuyến thăm vòng quanh phần hồ lớn, phía bên tay trái con đường.


attachment.php

Phía tay phải này là bờ của phần hồ Inya, rất nhỏ.


attachment.php

Góc hồ Inya, rất nhỏ, bị ngăn cách với hồ lớn phía tay trái, bởi đường Pyay...


attachment.php

…trở thành như là 1 hồ nhỏ riêng biệt.


Rời hồ Inya, tôi tiếp tục đạp xe tới trước, không muốn đi xa hơn, tôi rẻ phải theo đường Shwe Hin Tha, thêm 1 đoạn rồi quay về tìm chỗ mua cơm.


attachment.php



attachment.php



Nơi đây, chỗ khúc quanh, tôi lại gặp 1 "miếu nước từ thiện". Bây giờ, với tôi hình ảnh này đã trở nên quen thuộc. Có lẽ do thời tiết nóng bức cực kỳ khó chịu vào những tháng giữa năm, người dân Myanmar trong lúc đi đường rất cần 1 miếng nước để giải khát, họ thấm nhuần lòng nhân hậu Phật giáo, nên những bình nước miễn phí này đã hiện diện khắp nơi, trở thành 1 tập quán thật đẹp. Lành thay!
Ở Việt Nam, có nhiều nơi đã từng làm như thế, với những lu nước mưa, kèm chiếc gáo dừa đặt ngang miệng, còn bây giờ, tại vài nơi trong thành phố Long Xuyên, thỉnh thoảng tôi thấy 1 bình nước lọc đặt trên chiếc ghế nhỏ, dựa lề đường, để phục vụ miễn phí khách vãng lai, thường là các bác xe lôi, xích lô, những người bán vé số...! Xã hội ta, dù giờ đây có quá nhiều tội ác, vẫn còn đó những tấm lòng nhân hậu, những điểm sáng dù có lẻ loi, nhưng chắc chắn không đến nỗi lụn tàn, đó là biễu tượng gây cho ta niềm tin vào một tương lai tốt đẹp nhiều nhân ái, sẽ trở lại!


attachment.php



Cuối cùng,tôi cũng tìm được một quán cơm bình dân trong 1 con đường nhỏ, từ Pyay road chạy vào khoảng 100m, có mấy thức ăn khá quen như gà xào mặn với củ hành, trứng chiên, cá... tôi mua mấy món và nhờ chủ quán làm nóng lại cho chắc ăn! Tôi trở về khách sạn lúc trời sụp tối.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
B.15. 31-10-2013, ngày thứ 15, rong chơi miền đất Phật.
B.15.1. Một thoáng Yangon.

Tối qua, chúng tôi ngủ sớm. Khoảng 05h thì có tiếng gõ cửa, tôi biết chắc chắn đó là Sư H. Và với nụ cười hiền hậu kèm chút lém lỉnh thời niên thiếu, Sư lên tiếng ngay khi cửa vừa bật mở: sao, bỏ cái tật …liều mạng chưa?...bửa nay theo tôi tới chùa Shwedagon lạy Phật …rồi “Sãi già” sẽ làm thổ địa dẫn đi chơi!
He he, đầu ngày mới, được nghe một lời mời …thơm hơn hương nguyệt quới, tôi … chắp tay xá Sư và nói: dạ…xin chào… 2 Sư.
Vì trước mặt tôi, không chỉ có 1 Sư H. mà còn có thêm cả Sư Th., trụ trì Chùa X. ở Huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Sư Th. vốn đã từng du học nhiều năm tại International Theravada Buddist, nằm trên đường Kabar Aye Pagoda, mà chiều hôm 29-10-2013, chúng tôi có dịp đi ngang, sau đó qua Đại học Srilanka để tiếp tục hoàn tất học vị Ph.D.
Hồi tháng 4 vừa qua, tôi tháp tùng Sư H. cùng với một doanh nhân người Miến sang Sài gòn khám bệnh, có xuống chùa X. thăm Sư Th. nay lại gặp gỡ nơi đây để cùng bắt đầu 1 chuyến “rong chơi” nhiều thú vị.


attachment.php

Sư D. áo vàng, là Phó trụ trì của Sư. Th. đang học cao học tại Srilanka.


attachment.php

Doigiaymoi và Phật tử U Min Ko tại chùa X.của Sư Th. tại huyện Trần Đề, Sóc Trăng, 22-4-2013.


_Thôi, 2 ông bà chuẩn bị …6h xuống ăn sáng (buffet), rồi đi theo tôi!
Tại phòng ăn mini của ks 7 Mile, chúng tôi làm quen thêm anh Ayunpa L., Việt kiều Mỹ, tháp tùng Sư H. và anh A. theo Sư Th., đến từ Việt Nam. Ngoài ra còn một Sư nửa người Mỹ gốc Hoa, cũng đến cùng Sư H., tôi không tiếp xúc nhiều, vì Sư khá kín đáo, chỉ lặng lẽ đi theo đoàn. Chuyến đi sắp tới đây, do Sư H. thiết kế, thực hiện bởi anh Zaw Min Oo, giám đốc UST, nếu bạn nào cần thì có thể liên lạc theo danh thiếp đính kèm. Nghe nói còn 1 đoàn nửa khoảng 7 người do 1 Sư người Thái dẫn, sẽ đến vào hôm sau, 01-11-2013.
Theo Sư H. nói, hôm nay mọi người sẽ lang thang tại Yangon, 19h tối sẽ lên xe bus đi Kalaw, nơi có thiền viện của Sư.

Theo Sư Th., chuyến đi Myanmar kỳ này, ngoài chuyện “rong chơi”, do lời mời của Sư H., với Sư Th., còn là thăm lại nơi chốn mình từng du học, kèm theo 1 nhiệm vụ quan trọng là đặt làm tượng Phật cẩm thạch để thỉnh về cho ngôi chánh điện Chùa X. Theo Sư, giá cả tượng Phật cùng kích thước(1,8m), bao gồm luôn tiền vận chuyển từ Myanmar về Việt Nam chỉ khoảng 100 triệu đồng, vẫn rẻ hơn đặt hàng tại Non Nước(150 triệu), mà lại được làm bằng đá cẩm thạch tốt! (Cẩm thạch Miến Điện vốn rất nổi tiếng trên thế giới!).


attachment.php



attachment.php



Anh Zaw Min, người mặc áo xanh đang hướng dẫn mọi người lên xe, anh bạn người Miến Điện(tôi không biết tên) mặc áo sọc ca rô màu sáng, là chủ xe, cũng đồng thời là chủ 1 khách sạn mới hoàn thành, là Phật tử, rất quí trọng Sư H., đã tự thân lái xe “hộ” quí Sư và nhờ vậy 2 kẻ “phàm phu” này cũng được hưởng phước, được “hộ ăn theo”! He he, từ bây giờ, không phải là “lù khù có ông Cù độ mạng”, mà chính xác là…phen nầy có …Sư Thầy độ mạng!
07h30’ , 31-10-2013, chúng tôi bắt đầu cuộc rong chơi chính thức tại Yangon, chỉ 3 điểm đến, như 1 thoáng, mà Yangon hôm nay, để lại trong tôi nhiều ấn tượng.


attachment.php

He he, …phen nầy có…Sư Thầy độ mạng!


Trước tiên, mời các bạn xem lại bản đồ để hình dung được điểm đến của tôi chiều hôm 30-10-2013. Từ ks 7 Mile, xuôi theo đường Pyay 2km là đến điểm số (1), sau đó đi thêm qua 1 đoạn đường Shwe Hin Thar, điểm số(2). Hình ảnh tôi chụp 1 phần hồ Inya là nằm trong khung màu đỏ, rất nhỏ so với toàn bộ hồ.
Bản đồ này cũng chỉ lộ trình buổi sáng ngày 31-10 của 2 kẻ lang thang, đến chợ Bogyoke và chùa Shwedagon, 2 điểm quan trọng mà các bạn nên đến, để chiêm ngưởng(chùa Vàng Shwedagon) và mua sắm…cẩm thạch (chợ Bogyoke).
Như đã nói, từ đường nhánh Kone Myint Yeiktha, nơi ks 7 Mile tọa lạc, chúng tôi rẻ phải chạy suốt đường Pyay về hướng trung tâm Yangon, khoảng 10km thì đến chợ, tuy nhiên các Sư phải giải quyết những việc quan trọng trước khi được phép …đi chơi! Đó là xem các tượng Phật cẩm thạch trưng bày tại khu chợ chuyên buôn bán tượng và hàng thờ cúng, để tham khảo.


attachment.php




Xe đưa chúng tôi xuống khu trung tâmYangon, trong một buổi sáng nắng sớm thật tươi. Đầu tiên các Sư ghé thăm vài nơi mua bán tượng Phật và đồ thờ cúng, chỉ là để xem và hỏi thăm giá cả, sau đó các Sư đến chỗ may y để lấy hàng mà Zaw Min (tên gọi tắt của Z.M. Oo) đã đặt theo yêu cầu của Sư, để chuẩn bị cho Lễ Dâng Y sẽ được tổ chức vào ngày 03-11sắp tới tại Thiền viện, ở Kalaw. Xin nói thêm, Zaw Min vốn là 1 Phật tử, đã từng giúp Sư trong những ngày đầu lập Chùa trên đất Miến, thường theo hộ Sư trong những chuyến đi xa, trong đó có Việt Nam, nói thông thạo tiếng Anh. Xem cái danh thiếp của Zaw Min, Sư cười hề hề, nói... thằng này để trên danh thiếp cho “kêu”, vậy chớ dở ẹt hà, được cái là thiệt thà lắm, vẫn chưa vợ dù hơn 45 rồi! Ai thương nó thì chiếu cố giùm!
_He he, chiếu cố giùm để về “nâng khăn sửa túi” cho anh ta, hay chiếu cố giùm mà đặt tour cho công ty UST của Ông Giám Đốc ZawMin Oo vậy Sư?
Sư H. cười thật hiền hòa, nhưng tôi vẫn thấy rõ sự “lém lỉnh” đời thường của Sư khi còn là bạn học, “chiếu cố”… cái nào cũng được!


attachment.php

He he, giống như phim …7 tay súng oai hùng! He he, 1 phát hiện khi xem kỹ ảnh này: có 1 con mô tô 2 bánh!


attachment.php



attachment.php

Một cửa hàng mua bán tượng Phật và đồ thờ cúng.


attachment.php

Khu vực tập trung nhiều cửa hàng mua bán tượng Phật và đồ thờ cúng tại Yangon.
 
Last edited:
Chúng tôi cùng theo các Sư vào tham quan 2 cửa hàng tượng Phật, bây giờ tôi mới biết 1 trong 2 tên là Thamada, thuộc hệ thống mua bán cùng tên, số 156, đường Shwe Gon Taing, cách chùa Shwedagon không xa lắm.
Tại cửa hàng Thamada, chúng tôi thấy tượng Phật gồm đủ loại kích cở, bằng 2 chất liệu chính là đồng thau và đá hoa (cẩm thạch) tương tự như đá Non Nước ở quận Ngủ Hành Sơn, Đà Nẳng. Xét về mặt thẩm mỹ, tượng Phật Miến Điện không chắc gì đẹp hơn tượng Non Nước, một số lại “tô son” cho Phật làm mất đi sự trang nghiêm cần thiết, nhưng “chất” đá cẩm thạch Myanmar, vốn rất nổi tiếng trên thế giới, đã làm cho tượng Phật Miến Điện có giá trị bởi độ bóng, độ trong rất đặc biệt, nhất là tượng lại được chế tác tại đất Phật!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Sư Mỹ gốc Hoa, Anh Ayunpa L., Sư H., Anh A., Sư Th.


attachment.php

Sư Mỹ gốc Hoa.


Việc cho chúng tôi đi thăm vài cửa hàng tượng Phật chỉ là khởi đầu cho “dấu nhấn” của ngày hôm nay, đó là Shwedagon.
Chương trình cụ thể của buổi sang được thể hiện theo sơ đồ sau.


attachment.php

Sơ đồ rong chơi buổi sáng 31-10-2013, tại Yangon.
Khởi hành từ 7 Mile, theo đường Pyay(X), rồi qua đường U Wisara để đến(1) cửa hàng bán tượng Phật và đồ cúng Thamada (Thamada Buddha Statue & Monk’s Requisites Centre), tại số 156, đường ShweGonTaing. Tiếp theo là viếng chùa Shwedagon (2) và cuối cùng là đi chợ Bogyoke (3).


B.15.2. Chùa Shwedagon, ngập tràn ấn tượng.

Ngoài Inya, Yangon còn 1 hồ nước nửa, nhỏ hơn, tên là Kandawgyi, nằm ở phía Đông ngọn đồi Singuttara. Hồ nước và ngọn đồi, không có gì quan trọng lắm để tôi nhắc tới, chỉ là để xác định rõ hơn, vị trí 1 báu vật của Myanmar, đó là Chùa Vàng Shwedagon, mà hàng bao đời nay uy nghi tọa lạc rực rỡ trên cao.
Ô hay, có lẽ tôi lẩm cẩm mất rồi, ai đời lấy cái ít người biết để “vẽ đường” chỉ đến một kiệt tác lừng danh thế giới!
Đúng là như thế, nhiều người trong chúng ta thường nghe nói rằng, nếu đi Myanmar mà không viếng Shwedagon, thì xem như chưa tới Myanmar. Cũng như khi nhắc đến Miến Điện, người ta nghĩ ngay tới ngôi chùa “Vàng đúng nghĩa” nổi tiếng này.
Hơn 1.000 quả chuông vàng trong khuôn viên, 5 tấn vàng lá bao phủ toàn thân tháp chính cao 98m, riêng đỉnh tháp cao 10m được làm bằng 7 vòng đai bằng vàng ròng, ngoài ra còn bao nhiêu tượng Phật bằng vàng hoặc phủ vàng được thờ trong gần 1000 ngôi tháp nhỏ bao quanh ngôi tháp chính. Vàng, vàng, vàng!
Chưa hết, 5448 viên kim cương, 2317 viên ngọc thạch, nhất là viên kim cương nặng 76 karat làm cho đỉnh tháp chùa Shwedagon trở thành một Vương miện khổng lồ, quí giá nhất nơi chốn trần gian này!
Đấy là những thông tin mà tôi góp nhặt được trước khi bước chân vào …kho châu báu đó. Còn chùa Shwedagon lộng lấy thế nào, đồ sộ thế nào, quí giá thế nào …chỉ có đến nơi, mới có thể “thấy” được những gì mà nhiều người ca tụng.
Chúng tôi đã chụp rất nhiều ảnh, để mong rằng qua đó, các bạn có thể “thấy” được chút đỉnh, những gì mà tôi chỉ có thể nói sơ qua.
Rời Thamada centre, khoảng chừng 5 phút sau, chúng tôi tới bãi đổ xe ở chân đồi Singuttara, Sư H. và Sư Th. đã quá quen thuộc nơi này nên không cần thăm viếng, lại bận công việc khác, nên chúng tôi được anh bạn Zaw Min đích thân hướng dẫn thăm chùa.


attachment.php



attachment.php



Như vậy, chúng tôi gồm Sư Tàu( xin phép gọi gọn như vậy về Ông Sư người Hoa hiền lành, dễ mến nhưng ít nói), anh Ayunpa L. , anh A. và 2 vợ chồng Doigiaymoi được Zaw Min mua vé, giá 8$ US/người, tăng thêm 3$US, để vào thăm ngôi chùa Vàng độc nhất vô nhị này.
Cũng như tất cả các chùa khác trên đất Miến, mọi người phải đi chân trần khi bước vào chốn thiền môn, tôi có cái bị “hồ lô” tự may theo kiễu ăn cắp từ cái túi đeo vai của Sư H., nên dư sức chứa đôi giày mọi và cặp dép mềm của 2 đứa. Sự cố đầu tiên xãy ra đối với túi mang vai của bà xã khi chạy qua máy kiểm tra an ninh(giống như ở phi trường), còi báo động hú lên làm chủ nhân hết hồn, thì ra con dao xếp là nguyên nhân, phải gửi lại trước khi bước vào thang máy để lên chùa.


attachment.php



attachment.php
 
Như 1 khối vàng khổng lồ hình chuông úp, vươn thẳng lên bầu trời xanh biên biếc, stupa chùa Shwedagon, ngay từ nơi “cửa ngỏ” bước vào, đã gây ấn tượng mãnh liệt cho những ai lần đầu đặt chân lên đất Miến. Dẫu đã xem nhiều hình ảnh Shwedagon, nhưng “trăm xem sao bằng mắt thấy” tại hiện trường, dù là nhìn từ xa, chưa trọn vẹn, nhưng cái ánh vàng rực rỡ kia vẫn chói chang, vẫn rực rở phía trời xa…


attachment.php



Nhìn dãy hành lang dài với thảm xanh dịu mát, như bên kia, mái ngói cũng cùng màu, tôi nghĩ, có lẽ người ta muốn làm dịu đi cái rực rỡ, nóng bức của khối vàng hực hở bên trong, hay cũng có thể để làm tăng cái nghiêm trang bề thế của các công trình đồ sộ nơi đất Phật, không phải để thị uy, mà là để tạo sự tôn kính nơi bá tánh trước trước chốn rừng thiền.


attachment.php


Rời thang máy, du khách phải đi qua 1 hành lang dài dẫn vào sân chùa Shwedagon, trên đỉnh đồi Singuttara.


attachment.php


Đường dẫn ra cửa Nam chùa Shwedagon nhìn từ hành lang nơi thang máy.


attachment.php


Rời cửa hành lang từ thang máy dẫn ra sân chùa Shwedagon, chúng tôi bước qua 1 đoạn ngắn bị che chắn bởi công trình phụ phía tay trái, 1 cội bồ đề già bên tay phải…


attachment.php


…và một bầy quạ đen đang vô tư dọc theo rào chắn bảo vệ sân chùa.


attachment.php


Và rồi, tôi đột ngột bước ngay vào sân chính, tòa tháp vàng chói rực giữ trời xanh!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Sau những giây phút ngỡ ngàng, tôi bắt đầu cuộc “hành hương” ngẫu hứng chung quanh ngôi bảo tháp, từ những hành lang dẫn đến các đền tháp nhỏ chung quanh, mà thật sự tôi không hề biết rõ về nó, chỉ là quan sát, chụp ảnh với sự thích thú âm thầm…


attachment.php


Ở bất cứ chỗ nào, dù là trong góc khuất, những Phật tử lòng thành cũng có thể lặng lẽ nguyện cầu.


attachment.php



attachment.php



Các ngôi tháp nhỏ, trắng tinh thanh thoát hay vàng nhủ chói chang, bên trong có hoặc không các tượng Phật, được xây dựng trật tự chung quanh ngôi bảo tháp, đỉnh nhọn dựng tua tủa lên trời cao, tạo nên một “rừng thiền” độc đáo!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tất cả, dường như để tôn thêm cái vĩ đại của bảo tháp trung tâm.
Tất cả, đã làm nên một kiệt tác kiến trúc mà thế giới phải …ngước nhìn.


attachment.php
 
Shwedagon vốn là một ngôi chùa cổ, theo truyền thuyết đã có từ 2.500 năm trước, lúc Đức Thich Ca còn tại thế; nhưng với các chuyên gia, thì chùa được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ thứ 6 đên thế kỷ thứ 10, sau công nguyên, nghĩa là chỉ khoảng 1.400 năm trở lại. Cho dù là thế, với số tuổi đó chùa Shwedagon cũng thuộc hàng đại cổ tự!


attachment.php



Thoạt đầu tòa tháp (stupa) chỉ cao 8m, rồi nâng dần lên 20m. Đến năm 1453, Hoàng Hậu Shinsawbu cho nâng tháp lên đến 40 mét và bắt đầu cho dát vàng do bá tánh dâng cúng. Vàng này được các thợ chế tác theo phương pháp truyền thống, là những lá mỏng tang, “dính” trên ô giấy nhỏ, người cúng chỉ việc áp sát mặt có vàng vào tượng Phật hay thân tháp rồi miết mạnh đều khắp, gở nhẹ giấy ra, lớp vàng ở lại, làm dày thêm cho tượng hay tháp đó.


attachment.php



Đã từng bị hư hại và tôn tạo nhiều lần sau những biến cố lịch sử và thiên tai, nhất là sau trân động đất vào thế kỷ 17, chùa bị hư hại nặng, Vua Hsinbyushin cho sửa chửa tòa tháp và nâng lên đến độ cao hiện tại (98m).


attachment.php



Chùa đã từng bị quân Bồ Đào Nha cướp phá và quân Anh chiếm đóng trong thời gian dài, may mắn, đã không bị phá hủy, nên nhân loại ngày nay còn được một báu vật lừng danh mà hàng triệu người mong được đến viếng, dù không phải là Phật tử.


attachment.php



Giờ này, có rất nhiều khách đang thăm viếng và lễ bái tại chùa, trên khoảng sân rộng bao la của đỉnh đồi Singuttara, vốn đã được lát gạch từ thời Hoàng Hậu Shinsawbu. Vậy mà không khí vẫn lặng yên, mọi người đang chắp tay, quì hoặc ngồi để nguyện cầu hoặc chiêm ngưỡng cái trang nghiêm thần thánh chốn hồng trần. Số khác thì đến 1 trong 7 tượng Phật đặt tại 7 vị trí chung quanh tháp, ứng với 7 ngày trong tuần, để khấn vái và múc nước tắm Phật với mong cho ước nguyện hoàn thành.
Giữa không gian bao la, ngôi bảo tháp vàng rực rỡ, cao vọi, như 1 tòa chánh điện lộ thiên, khách tham quan thì nghiêm cẩn trong cách đi đứng, người hành hương thì cúng bái đúng lễ nghi. Tòa tháp nằm trên một đế 7 cạnh, tương ứng với 7 ngày trong tuần, tại đó có 1 bể nước, để mọi người tới thực hiện nghi lễ tắm Phật kèm lời nguyện cầu phước đức, góc Saturday cho người sinh vào thứ bảy, góc Tuesday dành cho những người có ngày sinh trùng với Thứ Ba…


attachment.php


Tượng Phật ở vị trí ngày thứ Ba, ai có ngày sinh vào thứ Ba thì đến đây khấn nguyện.


Một so sánh ngẫu nhiên đến với tôi, khi nhớ lại chùa Saket ở Golden Mount, Bangkok,. cả 2 đều là chùa cổ, nằm trên ngọn đồi cao, cũng có một bảo tháp đồng dạng, vàng chói rực rỡ; nhưng Saket nhỏ hơn rất nhiều và quan trọng nhất, Shwedagon là vàng thật!


attachment.php



Nhưng, thật hay không, có gì quan trọng, bởi niềm tin và sự thành tâm mới ý nghĩa hơn nhiều và điều này nằm trong tâm thức của con người chứ nào phải đâu trong tướng, hình ngôi cổ tháp!
Cho nên, khi bước chân đến đây, chứng kiến cảnh mọi người đang thành tâm đãnh lễ, người xấu chắc cũng phải tự vấn lại mình mà quay về điều thiện, đó là cái giá trị không thể nào đo được bằng vàng, dù thật hay giả!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Các tài liệu tham khảo có sự khác biệt lớn về khối lượng vàng của chùa Shwedagon, 500kg, 5.000kg và 60 tấn, tôi không biết số nào là chính xác; nhưng có một điều chắc chắn, tôi đang đứng giữa 1 kho báu, kho báu của vàng bạc và đá quí, đồng thời cũng là kho báu của niềm tin, của cái tâm hướng thiện, mà giá trị của nó không thể cân, đong, đo, đếm.
Vàng bạc châu báu, có giá trị cực cao theo chuẩn mực của xã hội loài người, cho nên, giữa một khối lượng vàng, kim cương, đá quí khổng lồ của chùa Shwedagon, tôi và nhiều người khác, chắc chắn không khỏi choáng ngợp, đó là cái cảm giác ban đầu khi đặt chân tới đây. Nhưng lúc bình tâm nhìn lại, sự thanh thản thể hiện trên những bước chân đi, sự an lạc biễu lộ qua các gương mặt thành kính, của bá tánh hiện diện khắp sân chùa, tôi cảm thấy, khối vàng bạc, đá quí đang lộng lẫy giữa trời, bổng trở nên nhẹ tênh, như chiếc lá, như sợi mây đang bềnh bồng rong chơi giữa trời trong xanh biếc!


attachment.php



Cho nên, dù đã tồn tại hơn ngàn năm, dù đã được tô điểm từ mấy trăm năm bằng vàng ròng và đá quí, để ngày nay có được giá trị vật chất lớn lao đến sững sờ, chùa Shwedagon cũng dường như chưa đánh động vào lòng tham của những ai đặt bước đến đây.
Vàng cứ càng dày thêm từ bàn tay công đức của bá tánh, nhưng không phải làm giàu thêm cho chùa, không bán ra để giải quyết 1 nhu cầu vật chất nào đó. Mà vàng ở đây, chỉ là sự tích tụ của lòng thành kính, thiện tâm. Vàng đến đây, như để phá vở cái giá trị vật chất đang có, vốn chỉ là không, khi loài người chưa xuất hiện, 1 số không trống rổng, không hình, chẳng tướng!
Và như thế, chùa Shwedagon đang sừng sửng giữa đời thường, không cần phải bảo vệ chặt chẻ.
Thật là một tuyệt vời rất…Myanmar!
 
Đồi Singutta cao 58m so với mực nước biển, với diện tích khoảng 56.000m2, là nơi Vua Mon, Okkapala ngự trị, theo truyền thuyết đã có 3 thánh tích của Phật giáo gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái bình nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, khiến cho nơi đây rất thiêng. Nhưng lâu ngày tính chất ấy bị mai một nếu không được bổ sung bằng thánh tích mới. Nên khi 2 anh em lái buôn Tapussa và Bhallika, mang về dâng lên Vua 8 sợi tóc do Đức Phật Thích Ca, đích thân nhổ tặng, Vua liền cho lập đàn cúng tế, mời các vị thần địa phương tới dự. 8 sợi tóc được Vua cho rửa sạch sẽ tại giếng nước thiêng.
Đó là truyền thuyết nhuốm màu huyền thoại, thánh tích có hay không, chúng tôi thật sự không biết, vì chẳng thấy. Nhưng cái giếng nước hình như là đây chăng?


attachment.php

Giếng nước được trang trí rất công phu.


…và có phải bình nước của Phật Câu Na Hàm là đây?

attachment.php



Hỏi chỉ là nhằm dẫn đến những chứng tích đặc biệt có tại chùa Shwedagon để các bạn xem chơi. Đó không phải là điều quan trọng, bởi như đã nói, niềm tin về cái thiện, về sự giác ngộ mới là cái ta cần hướng tới, hình tướng của vật thể, kể cả các tượng Phật cũng chỉ là giả tạm trên đời này! Nhưng sự hiện diện của những thứ ấy, cùng với truyền thuyết đi kèm, chắc chắn cũng là một trong hàng hà sa số cách, đưa chúng sanh thoát bớt những khổ ải ở cỏi nhân gian!
Tôi mãi mê chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp tổng thể bên ngoài của chùa Shwedagon, còn bà xã thì lại đi vào tận chi tiết các công trình phụ chung quanh, đó là các điện thờ chư vị Phật, hoặc nơi lưu giữ các hiện vật quí giá, nhờ đó chúng tôi có được những bổ sung hình ảnh thích hợp để hồi ký này hoàn thiện hơn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Qua đó chúng tôi thấy không biết bao nhiêu chi tiết được chạm khắc cực kỳ tinh xảo, khiến chùa trở thành một tuyệt tác mỹ thuật trong kiến trúc.


attachment.php



attachment.php



Các công trình phụ bố trí chung quanh tháp, được xây cất dần sau này, nên hoa văn thể hiện trên các chi tiết điêu khắc, trên các đầu cột ít nhiều cũng có nét của mỹ thuật kiến trúc La-Hy, như đầu cột kiễu composite, các nhánh lá xoăn chạy viền trên những phù điêu…


attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,353
Bài viết
1,175,342
Members
192,063
Latest member
km88kio
Back
Top