What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Tất cả, đã làm phong phú thêm cho quần thể kiến trúc này, góp phần vào những yếu tố để giúp nó trở thành di sản thế giới.


attachment.php



Ngoài cái đồ sộ của bảo tháp, cái giá trị của chất liệu tạo thành, cái tinh xảo của mỹ thuật…còn là nhiều hiện vật quí báu, mang tính lịch sử cũng như giá trị hiếm có, được lưu giữ tại chùa…
… như những quả chuông…


attachment.php



1-Chuông 30 tấn do vung Dhammazedi cúng, bị quân Bồ Đào Nha cướp, nhưng làm rơi mất dưới biển.
2-Chuông Maha Gandha, 23 tấn, do vua Singu đúc năm 1779, bị quân Anh cướp, cũng rơi xuống biển, người Anh phải nhờ dân Miến lấy lên, họ đặt điều kiện sẽ thực hiện việc đó nếu quả chuông được trả lại chùa. Người Anh đồng ý, các người dân Myanmả đã thông minh, nhận chìm các cây tre, rồi buộc chặt vào chuông, cuối cùng thì lực nâng thắng trọng lượng, quả chuông từ từ nổi lên.


attachment.php



Một cái chuông thứ ba, Maha Tissanda, nặng hơn 40 tấn, do vua Tharrawady biếu tặng năm 1841, đồng thời với 20 kg vàng, hiện nay còn thấy ở chùa.


…như tượng Phật ngọc bích…


attachment.php

Tượng được đặt trong lồng kiếng, nên không được thấy rõ ở mặt trước.


attachment.php

Nhìn từ phía sau, tượng Phật là một khối cẩm thạch xanh lý khổng lồ, cực quí giá.


attachment.php

Đồ cúng bằng vàng ròng!


Ngoài ra, còn nhiều Điện thờ đáng chú ý, trong đó đặt các tượng Phật cổ, hay tượng Phật đặc biệt của chùa.


attachment.php

Điện Konagamana với những tượng xưa nhất của chùa thờ những vị Phật trước đức Gautama


attachment.php

Điện Tazaungarakanais với tượng đức Phật nằm dài 8,5 m.


Chiều ngày 29-10, khi viếng chùa Kabar Aye, chúng tôi rất ấn tượng với đôi sư tử khổng lồ trấn giữ 2 bên cửa vào. Hôm nay, tại chùa Shwedagon cũng với những cặp sư tử tương tự mà người Miến gọi là chingthe, đứng canh gác tại các cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Còn trong sân chùa, chung quanh bảo tháp, rất nhiều sư tử nhỏ đặt cạnh các tượng Phật ở những góc ứng với các ngày trong tuần. Các sư tử này không cùng 1 kiểu, có loại mang đầu người, có loại mang đầu thú.
Được tôn làm chúa của loài thú, nên có lẽ vì thế mà sư tử trở thành biểu tượng của quyền lực, của hiển minh và chân lý. Theo Phật giáo, Krishna là sư tử giữa các loài thú, còn Đức Phật là sư tử của dòng tộc Sakya. Phật giáo cũng coi sư tử là hiện thân sự vĩ đại của Đức Phật, là biểu hiện của đức vô úy, nên tòa ngồi của Phật gọi là tòa sư tử(simha-sana), Phật thuyết Pháp gọi là “sư tử hống” (simhanada).
Vua Ấn Độ Asoka (232, trước công nguyên), rất sùng đạo Phật, cho vẽ lên huy hiệu Hoàng gia hình 3 con sư tử, tựa lưng trên 1 bệ hình bánh xe pháp, với slogan: Chân lý sẽ thắng, đồng thời tượng trưng cho Tam tạng kinh điển (Tripitaka) và là biểu trưng của Tam bảo Phật-Pháp-Tăng.
Như ta biết, ngài Bồ Tát Văn Thù cỡi sư tử, cũng là biểu tượng của Phật giáo, là người có sức mạnh, lòng dũng cảm, tiêu diệt cái ác, sự vô minh và ngu muội.
Nói chung. sư tử là linh vật trong Phật giáo, nên luôn xuất hiện trong các đền chùa, xem như là linh thú bảo vệ.


attachment.php

Nhân sư manoktika, cũng được coi như là các thần (Deva), bảo hộ cho các công trình kiến trúc.
 
Người ta nói rằng 8 sợi tóc của Đức Phật đang được lưu giữ bên trong bảo tháp Shwedagon. Còn chung quanh là hàng nghìn ngôi tháp nhỏ làm thành một rừng zedi vàng chóe, trong đó có hoặc không những tượng Phật, để bá tánh thập phương quì lạy, chiêm bái ở khắp nơi, trong khoảng sân rực nắng, hay ngay trước từng cái một. Ngoài ra, trong các điện thờ ta đã thấy, cũng là những không khí trang nghiêm của phật tử khấn nguyện trước Phật đài.


attachment.php



attachment.php

Cảnh sát du lịch có mặt rải rác, thường là nữ, với đồng phục “nhẹ nhàng” , nhưng rất cương quyết ngăn chặn …ai đi giày dép!


(xin lỗi các bạn, đường truyền nhà tôi quá yếu, sẽ tìm chỗ khác post tiếp)
 
attachment.php

Doigiaymoi và anh bạn Ayunpa L.

Sáng hôm qua, khi đi mua thuốc tại bệnh viện Parami, tôi có chụp ảnh 1 chị bán dạo hoa tươi, tôi nghĩ người Miến chắc cũng giống như dân Việt mình, rất thích mua hoa cúng Phật, kể cả những ngày thường. Bây giờ vào đây thấy điều đó rõ ràng hơn bởi rất nhiều hoa được bá tánh dâng cúng, đặt trong những bình vàng chóe hoặc treo thành chùm trên những lẳng hoa. Người ta còn đeo đầy những vòng hoa trên cổ các tượng Phật, tại các “góc thứ” trong tuần.


attachment.php



attachment.php

Tượng Phật được đeo đầy hoa.


attachment.php




Tôi đi vòng quanh chùa theo chiều kim đồng hồ một cách ngẫu nhiên, không ngờ đó là chiều “mặc định” của Phật tử Miến Điện khi vào cúng chùa, dù không phải là điều bắt buộc. Chợt chú ý đến những nơi mà nhiều người đến tắm Phật, có cả du khách phương Tây.
 
attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thì ra, đế bảo tháp là 1 lục lăng lục lăng 8 cạnh, tương ứng với 8 hành tinh và 8 linh vật cùng 7 ngày trong tuần là: Chủ nhật (chim thần granuda), thứ Hai(cọp), thứ Ba(sư tử), buổi sáng thứ Tư(voi có ngà), buổi chiều thứ Tư(voi không ngà), thứ Năm(rắn thần naga), thứ Sáu(Bò), thứ Bảy(chuột), tại đó có 1 tượng Phật ngồi giữa trời, phía trước là một bầu nước “thánh”. Khách hành hương, có ngày sinh trùng với ngày nào thì tìm đến góc ngày đó, đốt nến hoặc nhang, nguyện vái, rồi múc nước rưới lên tượng Phật với mong ước lời cầu trở thành hiện thực. Chúng tôi chưa hề nghĩ đến việc ngày sinh của mình nhằm thứ mấy, nhưng sẳn đây cũng cứ vào khấn nguyện, điều bình an cho con cháu, an lành cho đất nước, ngẫu nhiên tại góc thứ Ba(Tuesday corner).


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Còn đây là góc thứ Bảy.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chúng tôi tiếp tục lang thang trên khắp mặt sân chùa, để cố gắng thu càng nhiều càng tốt, những góc cạnh đáng chú ý của một công trình kiến trúc làm tự hào cả dân tộc Myanmar.


attachment.php



Tính mỹ thuật của công trình không những chỉ thể hiện trên các chi tiết tinh xảo, mà còn rất linh động trên các khuôn mặt chư thần đứng chầu.


attachment.php

Ngoài các sư tử, còn có các chư thần đứng hầu…


attachment.php

…mà nét mặt đẹp một cách phúc hậu!


attachment.php



Viếng thăm chùa Shwedagon, ngoài được chứng kiến cái vĩ đại của 1 công trình kiến trúc, với chúng tôi, còn là dịp để nắm bắt những hình ảnh bất chợt, từ những góc máy dễ thương hoặc ấn tượng, dù không chuyên môn như nghệ sĩ, nhưng cũng khá hài lòng để chia sẻ với bạn bè.


attachment.php



attachment.php

Cầu thang dẫn lên đế bảo tháp, phụ nữ không được bước lên.

Ngoài sư tử, rắn thần nara cũng là linh vật không thể thiếu trong Phật giáo Theravada.


attachment.php



Dù người Miến không sử dụng nhiều nhang như các chùa ở Việt Nam, nhưng vẫn có những làn hương nhẹ tỏa quanh khu tắm Phật, tôi đã cố gắng bấm vài góc máy dễ thương để bổ sung cho buổi đi chùa thêm chút …nhẹ nhàng sương khói!


attachment.php



Mãi mê chụp người khác, vật khác, 2 kẻ lang thang cũng cố tìm ai đó bấm giùm file ảnh “đứng chung” để mang về khoe con cháu mừng!...


attachment.php



…đồng thời, tôi cũng cố gắng “tự sướng” thưởng cho mình 1 file … “hoành tráng” dưới chân cổ tháp ngàn năm.


attachment.php

Tác giả của ảnh này là ...bàn tay phải của Doigiaymoi, ha ha ha!
 
Từ cửa Nam chùa Shwedagon, theo con đường cùng tên ngay phía trước, chúng tôi được đưa thẳng đến chợ Bogyoke Aung San, mà tên cũ là chợ Scott, cách đó khoảng 2,5km. Nằm trên đường Bogyoke Rd, chợ này là 1 trong rất nhiều công trình kiến trúc thời thuộc địa còn sót lại với tuổi đời gần 100 năm, nhưng đó không phải điều làm cho chợ nổi tiếng, mà vì bởi đây là nơi tập trung mua bán đá quí hàng đầu của Myanmar.
Cẩm thạch(jade) là 1 loại đa khoáng, gồm có 2 loại jadeite và nepherite, tùy thuộc hàm lượng của chúng có trong đá, cao hay thấp. Cẩm thạch jedeite được ưa chuộng nhờ độ trong cao, độ cứng và màu sắc đẹp hơn.
Nepherite có nhiều ở Trung quốc, Nga, Canada, New Zealand.
Jadeite có nhiều ở Nga, Mỹ, Guatemala và nhất là Myanmar.
Từ thế kỷ thứ 16, cẩm thạch jadeite Miến Điện đã được xuất sang Trung Quốc, nơi từng nổi tiếng có nhiều cẩm thạch đẹp, nhưng ít người biết rằng nguồn gốc xuất phát lại là Myanmar.
Cẩm thạch Miến Điện, từ lâu được xem là tốt nhất thế giới, cho nên nếu có dịp đến xứ này, nhiều người thích tìm tới chợ Bogyoke Aung San, để biết thực hư, vì đây là nơi tập trung buôn bán lẻ các loại đá quí. Nhiều người khi vừa đặt chân tới đã bị cuốn hút nên… rờ lại túi tiền để liệu tính mà bảo toàn lộ phí trở về. Và sự thật chẳng ngoa, cả một chợ rộng lớn được dành phần nhiều cho mặt hàng đá quí, sắc màu lấp lánh, khiến mấy chị… ngẫn ngơ. Có những cửa hàng rộng mấy chục m2, nhưng cũng rất nhiều nơi chỉ vài m2 khiêm tốn! Nhưng giá cả thì chẳng chênh lệch nhau, nếu biết …mặt dày trả giá! Có điều đá quí ở đây …chẳng quí chút nào! Và bạn cũng không cần phải đắn đo nhìn lại túi tiền, vì nếu muốn có 1 ít ngọc để về khoe với người thân hay làm quà cho bè bạn, thì chỉ cần 50$ US thôi, cũng đủ. Tôi nói ngọc, có nghĩa đó là ngọc, không phải là đá, nhưng vì rẻ quá nên ai cũng nghi ngờ…để rồi mang bệnh tức khi trở về nhìn thấy đá…Non Nước!
Bây giờ, mời các bạn hãy theo tôi vào chợ.


attachment.php

Chợ Bogyoke Aung San với lối đi xưa cũ gần trăm năm.


attachment.php



attachment.php



Đã hơn 10 năm tu học và qua lại Myanmar rất nhiều lần hàng năm, có kiến thức về đá quí, từng mua về làm quà cho người thân ở Việt Nam và Mỹ( năm 2007 Sư có mang về cho bà xã tôi 1 chiếc cẩm thạch đen rất hiếm gặp), nên Sư H. quen với cửa hàng số 108, Heyday, chủ nhân là 1 người gốc Hoa, biết chút ít tiếng Việt. Hôm nay, nhờ Sư, mọi người hoàn toàn yên tâm mua đá quí, chẳng sợ nhầm, nhầm hàng và nhầm giá. Ông chủ cửa hàng người Hoa thật vui vẻ, dễ thương.


attachment.php

Đá đẹp… và cô gái Miến bán hàng cũng đẹp!


Biết Sư H. khá rành về mặt hàng này, nên bà xã đã nhờ Sư lựa cho một số. Sư còn bày cái này cho cháu nội, cái này cho con dâu, còn cái này cho con gái cưng nè. Ông M. thì cho mấy cục sỏi ở …ngoài đường, như vậy ai cũng có cả. Hi hi, dù bây giờ là đệ tử của Đức Di Đà, Sư H. vẫn hồn nhiên đùa giỡn như hồi còn đi học, không hổ danh đứng thứ 3 sau ma và quỉ!


attachment.php

Sư xem giùm chiếc vòng tay này…


attachment.php



attachment.php

Sắc màu sặc sở, bóng lộn, tôi mù tịt về đá quí nên chỉ đứng nhìn.


attachment.php



attachment.php

Chọn được bi nhiêu nè, cái này chỉ mới là quà thôi…còn lựa tiếp nữa…


attachment.php

Sư Th. cũng có nhiều cháu lắm ở Sóc Trăng, đi Miến Điện về mà không có quà thì các cháu…buồn lắm!
 
Tôi là kẻ “ngoại đạo” chỉ biết nhìn và thấy …sao giống đá Ngũ Hành quá! Nhưng khi lại gần xem kỹ thì đúng là…đẹp thiệt. Tại cửa hàng bên cạnh, chỉ chuyên doanh các loại đá quí không phải là cẩm thạch, tôi mê mẩn trước 1 viên rubi đỏ cực đẹp, bằng ngón tay cái, nhưng tiếc rằng nó có 1 vết nứt nhỏ ở phía đáy, người ta nói đá như thế sẽ mang lại điều xui! Tôi trả lại, chẳng ai phiền trách gì!
Sư Th. cũng hào hứng chọn lựa, hình như đã được 1 bọc nhỏ làm quà. Có điều, tất cả mọi trao đổi tiền bạc, các Sư đều nhờ sự giúp đở trung gian của những thành viên đi cùng, dĩ nhiên tiền là của các Sư, đã đưa trước cho họ giữ.


attachment.php



attachment.php

Anh A. đang kiểm tra bọc quà:… “nhiêu đây thi lam sao đu cho hơn …20 con, chau? Con tui cho tui tơi 2.000 đô lân, mơi mua co 100!” Anh thiệt tình bộc bạch bằng tiếng Việt không dấu với cái giọng Khmer, thật tức cười.

attachment.php



Cuối cùng mọi giao dịch mua bán hoàn tất, ông chủ còn biếu thêm cho khách hàng nhiều món nửa, theo yêu cầu tùy thích và dĩ nhiên cũng tùy giá trị của hàng tặng. Chúng tôi chào từ giã và mong…sẽ sang mua nữa.
Sau này, khi về nước kiểm lại, tất cả đều là loại tốt, dù là hàng …dạt.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



10h50’, ra khỏi chợ, trên đường Bogyoke, thấy có một số Sư trẻ, tôi chụp vội tấm hình làm tư liệu, chắc các Sư này đang trong thời gian xuất gia báo hiếu, một sinh hoạt truyền thống của thanh niên những dân tộc theo Phật giáo Theravada.


attachment.php



Thời may tôi thấy Sư Th. và Sư Hoa đang trò chuyện bên hè phố, phía sau khu vườn cây xanh lá, một tháp giáo đường sừng sửng vượt trời cao, nên vội vàng bấm máy. Thật là một hình ảnh ấn tượng, với tôi, không biết mình có sai chăng, khi luôn nghĩ rằng Phật và Chúa cũng chỉ là một, là bậc đại hiền, đại giác, chỉ là khác nhau ở cái “danh”, mà danh thì là…không thật! Ô hô, tôi đang rất muốn đặt tên cho bức ảnh là : “Áo nâu dưới tháp giáo đường”, với tâm trạng đang thật sự thú vị!


attachment.php



10 phút sau, chúng tôi tới khu vực các con đường Bahan1, 2, 3, chỗ cửa hàng Zawtika, chuyên kinh doanh y phục và vật dụng Phật giáo, nơi Sư H. đặt may y để chuẩn bị cho lễ “Dâng Y” sẽ được tổ chức vào ngày 03-11-2013, tại thiền viện ở Kalaw.

Các Sư vào đây để nhận hàng.

attachment.php

Các vị che dù nâu, áo choàng hường là các ni cô Theravada Miến Điện.

Trong khi chờ đợi, tôi lãng vảng quanh khu vực đó, để nhìn tiếp đời thường tại 1 góc khác của Yangon. Dường như đây là con đường chạy sát với chùa Shwedagon. Vì tôi thấy những hoa văn viền mái của 1 công trình phụ có mô típ giống với cửa ra vào chùa Shwedagon.


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,349
Bài viết
1,175,331
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top