What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chúng tôi rời phòng ăn khi trời vẫn còn mờ tối, chỉ mới 06h sáng, cùng nhau bước qua chỗ nhà kiết giới, còn gọi là Sima, theo Phật giáo Theravada, chùa bắt buộc phải có Sima để làm Tăng sự(không có Sima thì không là chùa). Từ đây chúng tôi thấy thị trấn Kalaw vẫn đang im lìm trong sương mai, lòng thầm khen Sư H. đã có tầm nhìn “chiến lược”, khi dừng chân hạ đặt Thiền viện tại địa điểm tuyệt vời này.
Tiếc rằng máy ảnh của tôi đã thuộc hàng đồ cổ, có cố hết mình cũng chỉ đạt được mức sau đây.


attachment.php



5 người chúng tôi, đứng tại cầu thang, mở lời làm quen và hẹn nhau chiều nay cùng tham gia 1 tour trekking ngắn vào rừng Kalaw nhờ sự hướng dẫn của cô bé Sandra. Bây giờ, thì tạm thời chia nhau đi vòng quanh khu Thiền viện, vừa thăm viếng cơ ngơi của Sư H. vừa ngắm cảnh núi đồi từ những góc nhìn khác nhau.


attachment.php

Thay vì là gác chuông, bên hông Thiền đường là …gác mõ, một chiếc mõ khổng lồ rất ấn tượng.


attachment.php



attachment.php



Đây là “Thiền viện Shwe Oo Min Dhammadayada”, do Sư H. lập ra, để tu tập và tổ chức các khóa dạy Thiền dành cho mọi người, kể cả các thiền sinh Âu, Mỹ… có lẽ theo mô hình của “Thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha” ở Yangon, do Hòa thượng Shwe Oo Min làm Thiền chủ, nơi mà trước đây Sư H. đã từng tu học và thọ giới Tỳ khưu.


attachment.php



Sư H. là đệ tử chót của Hòa Thượng Shwe Oo Min, Ngài xuất gia từ khi còn bé, sau đó học thiền với Hòa Thượng Mahāsi Sayādaw, rồi được Sư phụ giao trách nhiệm hướng dẫn thiền tập khi mới ngoài 30 tuổi. Hơn 10 năm sau, Sư rời chùa, vào núi tịnh tu suốt mấy mươi năm tiếp theo. Đến năm 1996, vì thương nhớ chúng sinh, nên khởi Đại Bi Tâm, Sư trở lại Yangon, mở trường Thiền dạy Đạo, lúc đó đã gần 80 tuổi. Ngày 20-11-2002, Hòa Thượng Shwe Oo Min nhẹ nhàng xả bỏ xác thân, để lại sự nghiệp cho các đệ tử kế thừa. So với hằng hà sa số kiếp, cuộc đời Ngài như chớp giật trên không, sắc bén giữa đêm đen rồi vụt tắt, nhưng đã để lại cho học trò, những người có cơ duyên thọ giáo, nỗi kính ngưỡng quý mến và sự nghiệp kế tục con đường hoằng hóa chúng sinh.
Trên đường trở lại dãy nhà khách, thấy Sư Th. lần bước lên chỗ bảo tháp của Thiền Viện, tôi cũng lẽo đẽo theo sau.


attachment.php



Về hình thức, tháp hay stupa(tiếng Phạn), là kiến trúc có tính cách biểu tượng của Phật giáo, luôn đi cùng với chùa chiềng, có sự khác biệt lớn giữa Bắc tông và Nam tông. Còn trong cùng hệ phái thì cũng có sự khác nhau tương đối, theo từng quốc gia: tháp chùa Việt Nam khác với chùa Trung quốc và cả 2 đều khác với tháp chùa Nhật bản.
Sau khi đã nhìn thấy tháp của Phra That Luang ở thủ đô Lào, thì tôi không thấy giống với tháp của Thái hoặc Cambodia, rồi khi qua đến Yangon, được viếng thăm 3 ngôi chùa lớn, nhìn thấy các tháp tiêu biểu, tôi lại thấy có sự khác biệt dù hơi khó nhận ra.
Về nguồn gốc, tương truyền, khi Đức Phật sắp viên tịch, các đệ tử có hỏi sẽ làm gì với nhục thân của Ngài? Không trả lời, Người chỉ gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên và dựng đứng chiếc gậy trên cùng, rồi tịch. Từ đó, tháp trở thành nơi lưu giữ một phần thân xác Đức Thế tôn sau khi hỏa táng mà ta gọi là xá lợi. Về sau tại các nơi khác, tháp cũng dành để lưu tro của các Hòa thượng trụ trì (như ở Việt Nam, Trung quốc).
Tháp có thể đặc hoặc rỗng, như trường hợp của Thiền viện này, có đặt tượng Phật bên trong hoặc các hốc chung quanh.


attachment.php

Bảo tháp nhỏ gọn của Thiền viện Shwe Oo Min Dhammadayada dưới nắng sớm.




Tôi theo đường dẫn trở xuống , ngang nhà bếp, thấy chị phục vụ đang chuẩn bị hoa để cúng Phật, đó là thứ không thể thiếu trên bàn thờ của người dân Miến.


attachment.php



Chợt một chú mèo trắng bông từ đâu chậm rãi bước ra sưởi nắng trên cầu dẫn, một xuất hiện bất ngờ thật đẹp đã làm tôi tốn hơn 10 lần bấm máy, bà xã tôi cũng chẳng kém hơn.


attachment.php



Lại thêm 1 chú chó thuần chủng Đức quốc, tên Nickey, bước đến “ra mắt” như muốn làm quen với khách lạ.


attachment.php



Chúng tôi trở về phòng, soạn lại quần áo mấy ngày nay dơ bẩn, đem giặt.
 
Last edited:
B.16.2. Buổi đi rừng thú vị và cái lạnh nhớ đời.

Trước giờ ăn cơm trưa, tôi phụ Sư soạn lại các hành lý mang qua từ bên Mỹ. Đó là những va-ly đầy ắp quần áo loại sale off và thuốc trị bệnh. Tôi không ngạc nhiên về điều này, vì trong những lần về nước, anh em gặp nhau tâm sự, Sư thường nói người dân Miến rất nghèo, lại thiếu thốn thuốc men, quần áo ấm, nên mỗi lần từ Mỹ qua, Sư thường dành gần hết phần trọng lượng cho phép của hãng hàng không để mang những món quà đó, dĩ nhiên chỉ đủ để giúp được một số người quanh khu vực. Thuốc men thường được Sư bỏ hết bao bì, cho vào đầy các bịt ny long, để được nâng thêm số lượng, vốn là bác sĩ nên Sư luôn biết những loại nào cần thiết nhất để tăng hiệu quả món quà mang theo.
Sư có 1 cậu “trợ lý” rất dễ thương tên là Koto, hiện đang là sinh viên Đại học Luật, luôn theo sát Sư trong những ngày trở lại Thiền Viện và có lẽ cũng là người thay mặt Sư trong những lúc Sư về Mỹ hay đi xa ngoài Myanmar, để coi sóc trong ngoài.
Ngày 03-11-2013, Thiền viện tổ chức Lễ Dâng Y, hôm nay Sư còn có nhiều việc phải làm trong thị trấn để chuẩn bị cho sự kiện này, Koto dùng Honda chở Sư đi công chuyện, sau bửa ăn trưa. Chúng tôi thì nghĩ ngơi cho khỏe, để chiều nay thực hiện chuyến đi rừng.
Trekking, loại hình du lịch khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa người thiểu số bản địa, bằng phương tiện duy nhất: đôi chân. Đó là cách rất tốt để chủng ta có thể tiếp cận gần nhất với thiên nhiên và con người của một địa phương nào đó, thường là những nơi gần với các điểm du lịch nổi tiếng.
Đến bang Shan, chắc chắn là người ta muốn đến thăm viếng hồ Inle. Kalaw là thị trấn nhỏ, nhưng là cửa ngỏ đường bộ(như chúng tôi vừa đi) lẫn đường không(phi trường Heho) của bang này, du khách khi tới đây thường được mời chào bởi các công ty du lịch Trekking, xuyên rừng núi để đến hồ Inle, thời gian thường mất từ 3 đến 4 ngày.
Chúng tôi đến vào ban đêm, rồi vô chùa thay vì vô khách sạn, nên chẳng có ma nào mời chào. May mắn thay, chúng tôi được cô bé Sandra, xung phong hướng dẫn 1 tour mini trekking miễn phí 3 giờ, đi thăm khu rừng Kalaw còn nhiều bí ẩn.


attachment.php



15h10’, theo sự hướng dẫn của Sandra, chúng tôi gồm 2 kẻ lang thang cùng anh A., anh Ayunpa L. bắt đầu rời Thiền Viện. Trời nắng thật tốt trong không khí mát mẻ của vùng cao nguyên Shan, khiến cho chuyến đi bộ khởi hành thật thuận lợi, dù phải vượt lên con dốc đầu tiên ngay khi rời khỏi cổng chùa.


attachment.php



Đây là hướng Tây, không phải dẫn đến hồ Inle (hướng Đông), nếu đi hoài theo hướng này thì chắc chắn có ngày sẽ tới…Ấn Độ! Có điều trước khi tới được nơi Đức Phật sinh ra, chúng tôi phải tạm thời “chinh phục” khu rừng trước mặt. Nhìn cái đoàn lữ khách “thành phố”, dưới nắng chiều trước mặt, không ba lô, không giày đặc chủng, …chẳng ai tin rằng họ sẽ tiến được quá sâu vào rừng.
Chợt như …từ dưới đất chui lên, khi sắp sửa hết dốc, thì một ông Tây lù lù xuất hiện, ông này người Australia, vừa đến Kalaw 2 ngày, mới trong rừng ra tới. Chúng tôi dừng lại hỏi thăm. Không biết ông nhận thông tin từ đâu, mà cũng hay rằng ngay03-10 chùa sẽ tổ chức lễ Dâng Y và bảo rằng sẽ tới dự.


attachment.php



attachment.php

Mọi người thật là vui vẻ qua sự gặp gỡ tình cờ nơi đất Phật, hoan hỉ như đã biết từ lâu.

Lối vào rừng không phải chằng chịt lùm buội, chuyến trekking không có vẻ mạo hiễm như thông thường, con đường đất đỏ, có dấu xe tải cày nát như báo hiệu một mặt nhựa hóa tương lai. Cũng dễ hiểu thôi, nơi đây không xa thị trấn, mà nhu cầu phát triển đang lộ rõ theo sự bùng nổ của du lịch Myanmar. Những đồi thông đang mọc lên rào chắn, bây giờ dường như tất cả đã có chủ, sẽ biến thành vàng trong thời điểm không xa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhiều khu dân cư dường như vừa lập, một vài ngọn đồi đã có nhà mới mọc lên.

attachment.php



attachment.php



Tôi chắc chắn, trong điều kiện khí hậu tuyệt vời, với môi trường còn hoang dã, đẹp “lộng lẫy” thế này, nếu có một phương án xây dựng phù hợp thời đại, tôn trọng thiên nhiên, Kalaw sẽ trở nên một thành phố du lịch làm ngỡ ngàng mọi người khi bước đến!


attachment.php
 
7 năm về trước, vào thời điểm cả nước Miến Điện còn chìm trong bóng tối, khi đó do nhu cầu tu tập, Sư H.không hề nghĩ đến sự may mắn, thiệt hơn, thấy vị trí thích hợp, nên không ngại khó khăn bỏ tiền dành dụm sau mấy mươi năm dạy học ra mua đất lập chùa. Thật sự, trước đó, trong những lần về nước, Sư cũng đã từng nói với tôi rằng định tìm một khu đất trên cao nguyên Lâm Đồng để thực hiện ý nguyện. Nhưng sau cùng có lẽ do cơ duyên và cũng do trì chí, không ngại hiểm nguy, Sư đã trở về nơi thọ giới Tỳ Khưu lập chùa Thiền định!


attachment.php

Tuyệt vời ngôi stupa khiêm tốn của một Thiền viện do Sư Việt lập giữa rừng núi Myanmar.

7 năm về trước chẳng ai nghĩ rằng Myanmar sẽ có ngày này, nếu Thiền viện không được lập vào lúc đó, thì bây giờ chắc phải vô tuốt trong rừng sâu mới may ra tìm được chỗ …cắm dùi!
Chúng tôi tiếp tục lang thang qua những rừng thông mát lạnh, những nương rẫy êm đềm bên dưới lũng sâu. Vài mái nhà đơn sơ của người dân quê bản địa, phênh tre làm vách, khiến tôi nhớ đến đâu đó ở Lâm Đồng, có điều khác là lớp phấn tanakha đặc thù trên má!


attachment.php



Đường vào rừng cứ lên cao xuống thấp, nương rẫy và đồi thông chen lẫn nhau, trong nắng chiều bóng đổ thật hay.


attachment.php



attachment.php



Càng vào sâu, quan cảnh càng ngoạn mục. Chắc chắn rồi đây khi các con đường hoàn chỉnh, những ngôi biệt thự vườn rừng sẽ làm nên một Kalaw nổi tiếng như Đà lạt Việt Nam.


attachment.php



Trong rừng, hiện nay chắc cũng có nhiều người sinh sống, tuy vậy chúng tôi chỉ thấy họ qua lại trên đường hoặc đang trồng trọt dưới lũng sâu, chưa thấy 1 nơi tập trung đông đúc như làng, bản bên nhà.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chợt chúng tôi gặp 1 anh nông dân đang ngồi nghĩ mệt, trước mặt là 1 chiếc gùi đang chờ đợi về nhà, tôi chào và thử hỏi bằng tiếng Anh, không ngờ anh ta trả lời thật lưu loát. Mảnh đất anh đang ngồi trên đó là của gia đình, đang được làm rẫy để sinh nhai, anh cũng biết giá trị của nó trong tương lai...


attachment.php



attachment.php

...và hy vọng một cuộc đổi đời ngoài mong đợi!
 
Đường vào rừng thì vắng vẻ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có xe mô tô, xe cải tiến chạy ngang, xa xa lại có những vuông rẫy phía dưới lũng sâu, làm cho bức tranh thiên nhiên thêm phần sinh động. Nhiều lúc chúng tôi phải dừng lại trước cái đẹp của triền đồi nắng dội. Nhờ trời mát lạnh nên cái nắng nghiêng không làm chúng tôi mệt nhọc, mà chỉ tăng thêm chất lượng trên những ảnh chụp hôm nay. Tội nghiệp anh A. đã trên 70, nên có lúc cũng cần …nghĩ mệt, nhờ chai nước nhỏ nên không phải sớm chấm dứt chuyến trekking. Có lẽ cũng nhận ra điều đó, nên sau 1 con dốc, cô bé Sandra dẫn chúng tôi vào một khu đồi mà từ đây, mọi người có thể nhìn bao quát cái khoảng mênh mông chập chùng phía trước, cùng nhau chụp ảnh để kỹ niệm ngày gặp gỡ và ghi dấu nơi chốn đáng nhớ này.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php


He he, mới trekking có …chưa đầy 2 giờ mà coi bộ oãi rồi!
 
Vẫn còn thích thú trước đại ngàn, chúng tôi chưa muốn phải dừng chân, nên cuộc hành trình cứ…từ từ tiến tới, dù phải luôn vượt qua các con dốc khá cao bằng đôi chân …mõi mệt!


attachment.php

Trời không mưa thì...sao lại ngán? Tới luôn bác tài!


Gặp mấy thanh niên người Miến cởi mô tô từ hướng rừng sâu, tôi ước ao phải chi bây giờ có con Daehan “cùi bắp”, tôi tha hồ chạy tuốt vô trong…


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Thôi…xin đâu hang, đi hêt nôi rôi!

Tội nghiệp anh A. đã trên 70, nên có lúc cũng cần …nghĩ mệt, nhờ chai nước nhỏ nên không phải sớm chấm dứt chuyến trekking. Có lẽ cũng nhận ra điều đó, nên sau 1 con dốc, cô bé Sandra dẫn chúng tôi vào một khu đồi mà từ đây, mọi người có thể nhìn bao quát cái khoảng mênh mông chập chùng phía trước, cùng nhau chụp ảnh để kỹ niệm ngày gặp gỡ và ghi dấu nơi chốn đáng nhớ mà mình may mắn bước đến hôm nay.


attachment.php



…hết con dốc này, Sandra dẫn chúng tôi vào một vạt đất trống ven đồi.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Sau một lúc vừa nghĩ mệt, vừa ngắm cảnh, vừa chụp ảnh, mọi người hỏi Sandra xem mình sẽ đi bao lâu nửa. Cô ấy bảo nếu tiếp tục, mọi người sẽ đi thêm 1 đoạn, vòng qua con đường đất đỏ phía ven đồi bên kia, rồi trở về Thiền viện, thời gian mất khoảng 3 giờ…nghe đến đó, mọi người đành … quay trở lại đường cũ.


attachment.php

… “theo con đường nhỏ phía bên kia sườn đồi, chúng ta sẽ trở về chùa sau…3 giờ nữa!”.


attachment.php



Giờ cũng là lúc nhiều người dân sau khi kết thúc việc nương rẫy, cùng kéo nhau trở về nhà, chắc là một xóm nào đó nằm lẫn khuất sau các triền đồi. Có rẫy nằm hút dưới lũng sâu, lọt thỏm giữa triền đồi 4 phía, màu đất nhạt hồng xen với luống rau xanh, thấy giản đơn, nhưng nhìn kỹ thì thật là một chốn “tiên bồng nước nhược”, nếu vạt đồi bên kia rực rỡ màu hoa!


attachment.php



attachment.php



Như ta biết, cũng giống như các quốc gia khác, Myanmar có nhiều dân tộc sinh sống với những tập tục, văn hóa khác nhau; nhưng đất nước này lại có sự khác biệt, nhiều dân tộc là thành phần chính sinh sống trong 1 khu vực tập trung, từ đó dẫn đến việc Myanmar là 1 quốc gia liên bang.
Người Shan là đa số ở bang Shan, nơi mà chúng tôi đang tạm trú. Và cũng giống như những dân tộc thiểu số ở nước ta, các dân tộc của Myanmar có trang phục truyền thống riêng, khiến ta có thể phân biệt được họ. Tuy nhiên, điều đó thật không hề dễ dàng đối với người từ nơi khác đến, cho nên, trong số 10 dân tộc sinh sống tại bang Shan này(Bamar, Hoa, Myanmar lai Anh, Kachin,Danu, Intha, Paluang, Taungyoe, Ấn), tôi hoàn toàn mù tịt họ là dân tộc nào? Dẫu thế, nét thật thà, chất phác vẫn là đặc trưng dễ nhận, khiến khách lạ như chúng tôi, cảm thấy được sự thân thiện qua ánh mắt, nụ cười; chuyến trekking mini, như vậy cũng gần như thỏa các mục đích thực sự của nó.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Đường trở về chùa ngày càng tối, tuy vậy vẫn còn tạm có điều kiện để vừa ngắm nhiền cảnh vật, vừa bấm thêm mấy shot hay hay.


attachment.php
 
Mềm nắng lụa, chập chùng theo sườn dốc,
Khói lam buồn đang nhẹ phớt lưng đồi,
Mặt trời nghiêng về phía cuối chân mây,
Thêm một chút đêm rừng vừa le lói.

Ơi, Kalaw giờ đây như mời gọi,
Khách qua đường, chớ vội bước chân đi.
Bước chân đi, chớ vội… chiều đang tới,
Đợi đêm về, một chút nắng bâng khuâng!


attachment.php



attachment.php



Cái đẹp của rừng chiều Kalaw còn được điểm xuyết thêm bởi sự xuất hiện bất ngờ những chiếc xe bò, từ rừng sâu vừa trờ tới. Đây chính là điều thú vị mà không biết sẽ còn tồn tại đến bao lâu, khi những chiếc xe cải tiến cũng đã gầm vang rừng núi? Thật sự đang có một tồn tại đầy mâu thuẩn trong suy nghĩ của chúng ta, vừa muốn thiên nhiên được tôn trọng, không muốn có sự can thiệp thô bạo của kỹ thuật, nên thích thú trước những hoạt động sinh sống còn “sơ khai”; nhưng mặt khác, chúng ta không thể nào bắt người nông dân phải tiếp tục khổ cực với những công cụ truyền thống, lạc hậu. Cho nên, giờ đây, khi tôi đang thích thú nhìn những chiếc xe bò cọc cạch leo dốc, thì cũng thầm nghĩ mình đang may mắn, vì chắc gì trong tương lai còn thấy lại cảnh hôm nay?


attachment.php



attachment.php



Thật thú vị khi thấy con bê nhỏ đang lót tót chạy theo cha mẹ, chậm bước với chiếc xe đầy cỏ.

attachment.php



Khi chiếc xe bò này vừa khuất thì chúng tôi lại gặp thêm 2 chiếc khác, lần này lại đi ngược trở vô rừng, đặc biệt các con bò đều màu trắng. Tôi vội ngồi sát lề trái để bấm lấy mấy files cận cảnh.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Đó là những hình ảnh cuối cùng còn chất lượng nhờ trời tương đối sáng, vì không lâu sau, nắng sụp xuống sau đồi lúc đó chưa tới 18h30’, đường về chùa bổng chốc ngã màn đêm, ngôi tháp sáng đèn trở thành chỉ dấu để chúng tôi không bị lạc.


attachment.php



attachment.php



Chúng tôi về đến chùa cũng gần 7 giờ tối, mọi người vội vã lên nhà khách ăn cơm do chị bếp dọn lên. Chúng tôi đề nghị chị về nhà nghĩ, việc dọn dẹp nhóm sẽ tự lo liệu, lại còn rủ Sandra nhập bọn, ăn chung cho vui.
Đêm Kalaw bắt đầu làm tôi lạnh, chùa có trang bị máy nước nóng nên chẳng phải lo. Tuy nhiên, câu chuyện tiếp theo có thể làm các bạn, nhất là những bạn ở miền Bắc, cười…thúi ruột, vì cái khả năng chịu lạnh dở hơi của tôi.
Hôm nay, lúc nhận phòng, tôi không để ý, bây giờ mới phát hiện chỉ có mùng và gối, còn thiếu chăn; nhưng thôi, giờ này đã tối, không tiện “khiếu nại”, tự nhủ đóng kín cửa thì chắc …chẳng sao!
Hởi ơi, người tính sao bằng trời tính, càng về khuya, trời càng lạnh, lạnh cực kỳ, lạnh dã man…lạnh bá cháy…bò chết! He he, mấy con bò đồng bằng lên đây, gặp cái lạnh này dám chết thiệt chứ chẳng chơi!
Cái lạnh Kalaw cứ len vô thịt da đến từng …xăng ti mét, tôi phải ngồi dậy mặc thêm cái quần và 2 chiếc áo còn lại (mấy cái kia giặt hết rồi), kèm chiếc áo “ký giả” kéo hết “phẹt ma tuya” lên tận cổ, chiếc khăn choàng đi bụi, dĩ nhiên đã trùm kín trên đầu. Nằm xuống một chút, mới thấy còn thiếu dưới chân, tôi phải bật dậy mò lấy đôi vớ …thúi hoắc, mang vào. Thây kệ, lạnh mới chết chớ…có ai bị chết vì … thúi đâu!
Lại nằm xuống. Lại thấy thiếu…chỗ cái đầu. Ô hay, chiếc khăn bụi mỏng te làm sao ngăn được dòng hơi lạnh đang căm căm “mơn man” đầu cổ. Tôi ngồi dậy, vừa tự trách mình không cảnh giác, vừa tự nghĩ, he he…hay là Sư H. muốn chơi tui, cái vụ này dám lắm nghe, chỉ có dân …trâu bò nông lâm súc mới hay giở những đòn “tàn bạo” kiểu không để lại dấu tích này lắm, nhất là Sư thường kể về những chiến tích “độc địa” hồi còn học Nông lâm súc Bảo Lộc. Thôi rồi, đích thị là Sư …chơi tui rồi! …phát đủ mùng, gối mà hổng cho cái mền. Thôi bây giờ phải tự cứu thôi.
May quá, mình còn cái túi “hồ lô”, tôi bèn trút hết máy ảnh, ống kính…, rồi …trồng cái túi lên đầu, dĩ nhiên còn chừa tí xíu chỗ lỗ mũi. He he, xong ngay, Sư có chơi, tui cũng còn có …bảo bối ! Bảo bối này tôi tự may, bắt chước theo kiễu cái đãy của Sư mang trên vai, lợi hại thiệt!
Quả thật, từ cha sanh mẹ đẻ tới giờ, dân đồng bằng Nam bộ chính cống như tôi, giỏi lắm cũng chỉ bị cái lạnh Đà Lạt làm khó dễ, nhưng khách sạn, nhà nghĩ đâu có ngu …mà chơi cái kiễu dễ mích lòng này, mùng mền chiếu gối đầy đủ, nên dù lên tới đỉnh Lang Biang cũng chẳng sao. Còn bây giờ, tại cái xứ Kalaw lạ quắc, có cao độ còn thấp hơn Đà Lạt, vậy mà sao cái lạnh nghiệt ngã nó cứ…từ từ thấm sâu.
Đúng là thấm sâu, đã trang bị hết mức rồi, giờ cũng chẳng thấy “xi nhê”. Tôi không thể ngủ được trong cái lạnh “lập cập” giữa khoảng mênh mông trống trải của chiếc mùng! Thôi, hết cách rồi, chỉ đang lo cho bà xã, không biết bả có lạnh không, nhưng chẳng dám bước qua gỏ cửa, giờ này mà làm chuyện đó rất dễ bị hiểu lầm! Quả thật, cái lạnh đã làm tôi không ngủ được, nhìn cái mùng “mênh mông” rộng…và tôi chợt nghĩ mùng thì để ngăn muỗi, nhưng trong trường hợp này muỗi cũng chết vì lạnh, vậy là…tôi lại bật dậy, cuốn mùng, quấn kín vào người. Nhờ vậy, tôi ngủ quên lúc nào không hay.
Bổng đâu có tiếng súng nổ dòn làm tôi thức giấc. Chết chưa, cái vụ gì nửa đây, bang Shan này đã ký kết ngưng chiến với chính quyền trung ương rồi mà? Súng vẫn nổ hàng loạt, đầy lo ngại. Tình hình kéo dài cũng khoảng hơn 20 phút mới ngưng, sau đó có lẽ do mệt, tôi yên lành ngủ ngon tới sáng!
 
Rằm tháng 7, mùa Vu lan năm nay, 2014, bà xã rủ tôi về quê Ô Môn đi chùa. Mấy năm rồi, tôi không có dịp trở về ngôi cổ tự của tộc họ Nguyễn, tồn tại đã gần 200 năm, từ thời tiền nhân theo chân Chúa Nguyễn vào Nam mở cõi. Dọc đường thấy hồ sen đẹp, dừng lại chớp lấy vài shot.


attachment.php



Đó là lý do ngày hôm nay tôi xin được tạm ngưng post thêm phần tiếp theo, hẹn lại ngày mai.
 
B.17. Ngày thứ 17, Thị Trấn Kalaw và Thủ phủ Taunggyi.
B.17. 1. Kalaw và buổi “trì hành khất thực” trong sương sớm.

Hôm nay, ngày 02-11-2013, 05h sáng, chúng tôi thức dậy để chuẩn bị lên nhà khách ăn sáng, rồi sau đó mang máy ảnh theo chụp hình các Sư đi khất thực. Khi chúng tôi tới thì 4 Sư đã có mặt và đang ăn, chúng tôi chắp tay xá chào. Sư H. nói hôm nay chùa đãi món hủ tíu Nam Vang, do đầu bếp Myanmar nấu. Quả thật, trước mắt chúng tôi là những tô hủ tíu nghi ngút khói đúng hương vị Nam Vang, với đầy đủ tôm, thịt… như các quán ăn có tiếng tại Sài gòn. Tôi nói, Sư huấn luyện một thời gian thì chị bếp Miến Điện có thể ra chợ Kalaw mở quán mà không sợ bị cạnh tranh…Sư cười .
Chúng tôi vừa ăn vừa bàn đến tiếng súng đêm qua. Tuy nhiên, mâm chúng tôi và các Sư cách xa nhau nên không nghe Sư H. nói gì, tôi chẳng dám …ho he. Có điều, khi Sư H. hỏi có ngủ được không thì tôi nói, ối Sư ơi, tôi lạnh quá cở thợ mộc, lạnh cóng còng …cong. Sư nói phát cho 2 cái mền mà cũng lạnh nửa sao? Đâu có cái mền nào, chỉ mùng và gối…Ơ, vậy là mấy đứa đưa thiếu… sao hổng nói? …Nói gì Sư ơi, lúc đó tối rồi, lại cũng nghĩ mình chịu được, ai dè, càng lúc càng lạnh, tui tròng hết mấy chiếc áo vào người, cũng chẳng xi nhê, mang vớ kín mít, cuối cùng cũng chịu hổng nổi, tui chơi luôn cái bị hồ lô lên trùm kín đầu, he he,… mới tới Kalaw ngày đầu mà Sư …chơi tui hén!
Sư H. cười ha hả …khi nghe thằng bạn ốm o tường thuật cuộc…chiến đấu với cái lạnh Kalaw.
Bà xã tôi nói bên tui có 2 cái mền lận, sao ông không kêu.
Tôi bèn nói thấy bà đi rừng mệt, lại có vẻ ngủ ngon, nên hổng muốn kêu…mà thật sự nếu biết có 2 cái thì chắc là …phá giới kêu rồi!
Mọi người cười quá xá.
Sư H. nói cao độ ở Kalaw này trên 4.000 feets, lại nằm sâu trong đại lục, không như Đà Lạt, chỉ cách biển Đông chưa tới 100 cây số đường chim bay, nên ở đây lạnh lắm(biển có khả năng điều hòa nhiệt độ nhờ khối nước khổng lồ có vai trò như 1 cái “tụ” nhiệt). Sư nói hồi hôm như vậy là ít đó, mới 14 độ C thôi, mùa đông, ở đây nước đóng băng. Thôi, chút tôi biểu mấy đứa đưa mền tới…ông ơi là ông, hổng có mền thì kêu lên…tội nghiệp thiệt! …chơi ông, Sãi già này đâu sung sướng gì, hì hì hì…
Dạ…nói chơi cho vui…he he, chẳng qua tại tui cứ tưởng ở đây thấp hơn Đà Lạt, nên giỏi lắm thì lạnh bằng Đà Lạt thôi, ai dè…Kalaw trên 4.000feets…lại nằm trong 1 vùng có tiểu khí hậu đặc biệt…lạnh “hoành tráng” thế này!


attachment.php

(Ảnh Kalaw, sưu tầm trên internet)
Đây là ảnh chụp tại nhà ga xe lửa dưới chợ, chỗ thiền viện thì cao hơn hàng trăm mét nửa, nên…cóng còng cong là phải!
Còn đây là ảnh chụp buổi sáng sớm ở Thiền viện, trước khi các Sư đi “trì hành khất thực”, nhìn cũng đã thấy …lạnh rồi!


attachment.php



Ăn sáng xong, cũng chưa tới 06h sáng, các Sư chuẩn bị đi khất thực.
Chúng tôi vội vã trở về phòng lấy máy ảnh theo sau, để săn hình.
Hôm nay có 3 Sư đi khất thực, bây giờ tôi mới được biết Pháp danh: Sư H. Thiền chủ, Sư Canada pháp danh là Khama Cara và Sư người Hoa pháp danh là Ghamma Nanda.


attachment.php

Sư H. dẫn đầu, Sư Khama Cara và Sư Ghamma Nanda sau cùng.


attachment.php



attachment.php



Khất thực, hay gọi đầy đủ hơn là “trì bình khất thực”, là một hạnh mà Chư Tăng hệ phái Theravada phải thi hành theo Giáo Pháp của Đức Thích Ca. Tương truyền khi trở về cố quốc, Ca-Tì-La-Vệ, 1 buổi sáng, Phật dẫn 1.250 Tỳ- Khưu đi “trì bình khất thực”. Đức Vua Tịnh Phạn hay được, tuy mừng vì con trở về nhưng lại bực bội vì việc “đi xin ăn” không thích hợp với địa vị cao cả của vị Thái tử Hoàng Gia. Nghe Vua cha trách phiền,Ðức Phật ôn tồn trả lời: "Kính thưa Phụ Vương, quả thật từ xưa, hàng vương tước vẫn sống trong cung vàng điện ngọc, khô lân chả phụng thiếu chi. Nhưng đây là đời sống của Phật, Như Lai hôm nay vẫn giữ hạnh “trì bình khất thực” theo Chư Phật trong quá khứ. Phụ vương chớ nên e ngại, hạnh “trì bình khất thực” này có nhiều phúc báu lớn lao cho tất cả bá tánh".
Có thể tóm tắt ý nghĩa của hạnh này như sau:
1. Diệt tánh tự cao.
Hằng ngày mang bát đi xin ăn, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn.... là các Sư tự nhận mình gởi sự sống nơi kẻ khác, nên dở, ngon, nhiều, ít, mặn, lạt cũng vui lòng. Tánh tự cao, ngã mạn của mình đương nhiên bị mài dũa xuống đến dưới cấp hạ-đẳng, bần dân. Nếu ai chê bai, chỉ trích, Sư cũng cam chịu với lòng nhẫn nại và thứ tha, nhờ đó mà không phát khởi lòng sân nộ, tự ái.
2. Giản-dị trong cách sống.
Với nhà Sư, ăn chỉ là giải quyết một nhu cầu tối thiểu để không bị đói, có sức mà tu tập, dù mặn, lạt, dở, ngon cũng phải nuốt cho xong. Cho nên, ai cho món gì thì ăn món đó, không kể là chay hay mặn. Tuy nhiên, để đạt điểu đó, hoàn toàn không dễ, phải có quá trình và lòng kiên định lâu dài.
3. Trực tiếp thọ ân xã-hội.
Từ lúc mớí sinh, con người đã bước vào cuộc sống với cộng đồng, xã hội, sự nương tựa lẫn nhau là lẽ tự nhiên. Và như thế, không ai là không thọ ơn của người khác, thực hành hạnh “trì bình khất thực” là trực tiếp nhận sự chia sẻ của cộng đồng, thọ ơn xã hội. Từ đó, người tu phải tự giữ mình để báo đáp sự ban ơn kia.
4. Có sức khỏe để tu tập.
Ngày nay, môn đi bộ đã được áp dụng phổ biến trên khắp thế giới, để duy trì sức khỏe hoặc giảm tác hại của một số bệnh mãn tính. Việc mỗi ngày chân đất đi bộ để xin ăn hàng giờ vào sáng sớm, ngoài là một giới hạnh phải theo, còn giúp các nhà Sư giữ gìn thân thể để vững bước theo đuổi con đường tu tập của mình.
5. Tạo cơ-hội cho bá-tánh làm phước.
Như ta đã biết, bố thí là một hạnh quan trọng trong Ba La Mật, ai cũng có thể thực hành được hạnh này, bất kẻ giàu nghèo, sang hèn…; nhưng đôi khi vì nhiều lý do, bá tánh không có điều kiện thực hiện. Việc ôm bình bát đi đến khắp nơi, chính là các Sư chia sẻ cho mọi người cái hạnh bố thí này, người cho cũng cảm nhận được hạnh phúc khi mình có cơ hội làm điều thiện.
Vật để bát không cần nhiều, vài miếng bánh, một chút gạo, một tí muối…thậm chí chỉ là ít bông hoa cắt được trong vườn nhà để Sư mang về cúng Phật, cũng đủ cho các Sư thọ ơn và hoan hỉ. Và người bố thí cũng tạo được nghiệp tốt cho mình.
6. Gieo rắc tâm từ cho chúng sinh.
Khi rời khỏi tịnh thất, các Sư luôn khởi niệm tâm từ theo từng bước chân đi, thu thúc lục căn, nguyện cầu cho bá tánh, thoát khổ, an vui. Điều đó chẳng khác nào Sư đang gieo rắc điều lành cho bá tánh, bằng một tấm lòng chan chứa tình thương.
7. Truyền bá Đạo Phật.
Việc đi khất thực, cũng là một trong vô vàn phương tiện để hướng chúng sanh đến con đường ngộ đạo, bởi lẽ ngoài động thái “quên” đi bản ngã, tu sĩ Nam Tông còn có thể “hoằng dương” bá tánh qua con đường giảng lý Phật Pháp đơn giản khi tiếp xúc đời thường, hoặc gián tiếp hơn là nhắc nhở cho mọi người hình ảnh đáng kính của bậc tu hành, để mọi người theo đó mà tìm đường đến Phật pháp.
Đó là những gì tôi cố gắng tìm hiểu về khất thực, với tôi quả thật có nhiều mới lạ mà lâu nay chưa hề biết. Qua cuộc rong chơi này, ít nhất tôi cũng có cơ hội để “thấy” nhiều điều hay.
Bây giờ theo chân các Sư đi khất thực, tôi chỉ nhằm để biết được cụ thể việc thực hành hạnh này của các Sư Nam tông(Bắc tông không có Sư đi khất thực, các Sư áo vàng mà ta từng thấy lâu nay trên đường phố, chắc chắn là giả), đồng thời qua đó chứng kiến sự cung kính của các Phật tử Miến Điện dành cho bậc tu hành. Ngoài ra, với ý nghĩ “méo mó” của người chơi ảnh, chúng tôi mong tìm được những hình ảnh đẹp , trong đó có những cảnh đời thường buổi sáng sớm tại nơi mà cả đời chưa chắc gì trở lại lần thứ 2(he he, đó là suy nghĩ nhất thời vào ngày 02-11-2013), bây giờ tôi lại đang nung nấu trong lòng một ngày trở lại …Kalaw)


attachment.php



attachment.php

Ngôi nhà khá khang trang, vẫn có 1 “miếu nước bố thí” bình dân trước mặt!


attachment.php



attachment.php

Các cháu bé đang chờ các Sư đi ngang để dâng bánh “bố thí”, một cháu đã bỏ dép theo đúng nghi thức.


attachment.php



Mọi người đều hoan hỉ, từ thí chủ nhí đến Sư già. Cậu bé này còn được Sư H. nói nhỏ, sau này tôi mới biết, Sư bảo lát nửa gom mấy đứa vô chùa Sư phát áo lạnh và kẹo. Hèn chi, tụi nhỏ cười tít mắt sau đó, phải ở Việt Nam chúng nói Ông Thầy giống hệt Ông Di lạc!
 
Cháu chào chú,

Hay quá chú ơi, vẫn hấp dẫn như từ những trang đầu chú ạ. Thật mừng vì cô chú vẫn khoẻ và chú vẫn miệt mài viết để chúng cháu được đọc những bài viết tỉ mỉ tâm huyết như thế này. Cảm ơn chú.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,349
Bài viết
1,175,322
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top