What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chúng tôi nhường 2 anh bạn gọi món.

attachment.php



Có thể chủ quán là người dân tộc Shan, gốc gác từ Vân Nam, nên đồ ăn lai Tàu, thật là ngon, từ cơm chiên thập cẩm, vịt quay, …đến chén canh cũng vừa miệng! Đặc biệt, nước chấm của dân tộc Shan là một hổn hợp làm từ khô đậu nành lên men nghiền, trộn với tiêu, hành, tỏi , ớt và cà chua, rau mùi, tạo nên một hương vị đặc trưng rất… Miến Điện, ngon!


attachment.php



12h, mọi người ăn xong bửa trưa, Sư H. hỏi:…sao, hồi sáng tới giờ lội mõi giò chưa? Nếu chưa thì đi chơi lòng vòng tại chỗ một chút cho…xuống cơm, rồi “công ty du lịch Sư H.” sẽ hướng dẫn đi tiếp.
He he, thiệt là quá xá…đả! Tôi trả lời Sư.


https://www.cnson.com/vbulletin/attachment.php?attachmentid=118775&d=1408368121


Chúng tôi rảo bước ra đường ngắm nhìn quan cảnh chung quanh, bằng sự nhạy bén của “giới” dùng mỹ phẩm, bà xã tôi chộp liền tấm hình quảng cáo của hảng Pond’s, nói: chưa chắc thằng này địch lại thanakha trên đất Miến!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Trời đang đứng bóng, tuy không khí mát mẻ, nhưng dưới ánh nắng gay gắt này, thật cũng chẳng hay, chúng tôi vội vào mái hiên của một tiệm bánh, kem …ngồi nhìn xe qua, người lại.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
B.17.2. Khu du lịch nước nóng và phi trường HeHo.

Khoảng 20 phút sau, Sư H. giục mọi người lên xe để đi suối nước nóng Khaung Daing, đó là một khu du lịch nằm rất gần hồ Inle, cách thủ phủ Taunggyi khoảng 38km.
Tuy nhiên, do chiều nay cháu ruột của Sư H. từ Sài gòn bay qua Kalaw, để kịp xuống tóc qui y và dự lễ Dâng Y vào sáng mai, nên Sư muốn đảo qua phi trường He Ho trước khi trở lại đường hành lang hồ Inle.
Để tiện theo dỏi duộc hành trình đã qua và sắp tới trong ngày hôm nay, xin mời các bạn xem sơ đồ sau đây.


attachment.php



Buổi sáng đi từ Kalaw đến Aungpan, rồi tới Taunggyi.
Ăn cơm xong, trở về phi trường He Ho, rồi quay lại Khaung Daing.
Trời bây giờ không còn mù sương, ánh sáng chan hòa, từ trên xe,tôi phải đặt chế độ chụp sport để kịp nắm bắt các hình ảnh thoáng qua trên đường. Trước khi ra khỏi thành phố, xe chạy ngang qua ngôi chùa thứ 72.


attachment.php



Đường đang xuống dốc, nên cảnh quan nhìn thấy đẹp hơn. Khi xe chạy khoảng 20km thì bên tay trái chúng tôi là một cầu xe lửa băng ngang hẻm núi khá đẹp, cầu Bawathanthayar. Khi qua khỏi cầu, đường ray uốn thành 1 vòng tròn, lượn thấp xuống để hạ bớt độ cao, chun dưới dạ cầu rồi tiếp tục chạy về Kalaw.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Sau đó, xe tới chợ He Hoe .

attachment.php



attachment.php



Gặp ngôi chùa thứ 73.

attachment.php



Một cánh đồng cỏ với bầy bò đang gặm cỏ, khá đẹp.

attachment.php



Cuối cùng là phi trường HeHo (không có chữ e)

attachment.php
 
Last edited:
He Ho là cửa ngỏ đường không đến với hồ Inle nổi tiếng, đó là theo các thông tin do các công ty du lich phổ biến trên internet. Còn với tôi, vùng này không chỉ có hồ Inle, đó chỉ là một địa chỉ không thể bỏ qua khi đến Myanmar, bởi ngoài ra, chung quanh Inle, còn có các điểm khác cũng rất lý thú. Chuyện đó rồi các bạn sẽ biết.
Từ quốc lộ 4, nếu theo hướng Kalaw tới, thì ta rẻ trái vào khoảng 2km, phi trường HeHo nằm trên cao độ 3.858Ft, thấp hơn và cách Kalaw khoảng 35km. Đó là 1 phi trường nhỏ, đường băng hiện tại chỉ dài 2.591m, dành cho máy bay hạng trung. Phia trước sân bay là một bãi đổ xe, phương tiện để đưa du khách vào thị trấn Kalaw, chắc là giá không rẻ. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm, khách có thể đón xe ngoài quốc lộ(dĩ nhiên phải cuốc bộ 2km), giá tiền chỉ từ 1.500 đến 2.000kyat(tương đương 30 đến 40.000đ VN).


attachment.php

Từ đây vào tới phi trường khoảng 2km.

Phượt bụi cũng có thể đón xe ở đây về Kalaw (33km), đở tốn tiền, có khi được thưởng thức “ghế ngồi bệt”!


attachment.php



attachment.php



Tôi gặp một bích chương cổ động cho SEAGAME 27 treo bên tường rào phi trường.

attachment.php



Sư H. chợt hỏi tôi, đây là sân bay HeHo, chiều nay ông… Alibaba đi đón thằng K.A giùm tôi nghen. Tối nay tôi còn nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho Lễ Dâng Y sáng mai, không thể đi rước nó được, ông biết mặt K.A mà…vậy nhờ ông đi đón nó giùm.
_Được thôi Sư ơi, tới xứ lạ mà được… “mượn” đi chỗ này chỗ nọ thì còn gì bằng, tôi lại có dịp đi lòng vòng Kalaw nữa...

Hồi ở Yangon, thấy tôi quấn cái khăn trên đầu giống mấy ông “Ba Tư”, Sãi già đã đặt cho cái biệt hiệu Alibaba, tưởng giỡn chơi, ai dè bây giờ Sư nhắc lại, ông này thiệt là…lí lắc, đặc tên cho tui mà hổng có …chè xôi gì cả!
K.A. là cháu gọi Sư H. bằng cậu, con người em gái ruột của Sư, đã lập gia đình và có một con gái đầu lòng. Lần này qua Kalaw xuống tóc qui y để báo hiếu Cha Mẹ và Bà Ngoại, sẽ ở lại đây 10 ngày rồi bay về Sài Gòn tiếp tục công việc làm ăn.
Xe quay trở lại hướng Taunggyi, tôi gặp thêm ngôi chùa thứ 74…


attachment.php



attachment.php



…khi tới “đường hành lang phía Tây hồ Inle” thì rẻ phải, tiếp tục qua những vùng thôn quê miền núi…


attachment.php



…cuối cùng tới khu nghĩ dưỡng suối nước nóng thiên nhiên Khaung Daing.

attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Giá vé 10$ US/ người, chắc chắn là mắc hơn tắm ở khu nghĩ dưỡng Bình Châu, Hồ Cốc; chúng tôi đi lòng vòng bên ngoài, vừa ngắm cảnh vừa nghĩ ngơi và chụp thêm vái file ảnh kỹ niệm, nhất là chộp được hình 2 cậu nhóc “Miến gốc Ấn ” cực xinh.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Cuối cùng chúng tôi trở về Kalaw lúc 17h. Tôi và bác tài Ấn Độ tiếp tục quay lại phi trường HeHo để đón K.A., dự kiến sẽ đáp xuống sân bay lúc 18h. Trên đường đi, bác tài ngừng lại bên đường, chạy lẹ vô 1 quán nhỏ…mua 1 hộp trầu!


attachment.php



Tới phi trường thì trời cũng nhập nhoạng tối, nhờ bác tái có người quen nên xe được chạy vào trong, không phải đậu ở bãi, còn tôi thì được vô tới tận cửa đón.
He he, có một đội “trống cơm” hoạt náo đón chào khách mỗi khi có máy bay đáp xuống, rất giản dị nhưng …giàu truyền thống 1 cách thật dễ thương!


attachment.php

Chứng kién được cảnh hoạt náo này cũng xứng đáng đồng tiền bát gạo, nhờ được đi rước K.A.!


“Con bay từ Sài gòn qua Yangon hồi sáng, rồi tiếp tục lấy vé bay lên đây”…K.A. nói với tôi.
Nhìn thằng cháu của Sư H. thật chững chạt phong cách doanh nhân nhỏ tuổi, tôi rất ngạc nhiên khi K.A. có quyết định xuống tóc lần này; đã từng tự làm kinh doanh khi còn học ở Singapore 10 năm, lúc ấy, 1 lần tôi gặp K.A. vừa từ Singgapore về, vào nhà chào mọi người xong thì lấy Honda chạy ngay ra khỏi nhà, y như mới về từ…Thủ Đức. Lại có lần xin tiền mẹ mua vé bay qua Sư cậu, rồi ở lại cả tháng để học Thiền…bây giờ qua đây xuống tóc, K.A. nói khi trên tường từ phi trường HeHo về Kalaw: kỳ diệu lắm Cậu M. ơi, trãi nghiệm rồi mới thấy kỳ diệu, con không thể nói được!
He he, thằng này làm tôi đi từ ngạc nhiên này đến…ngạc nhiên khác!
Tối lại, Sư H. gặp tôi sau khi cạo đầu cho thằng cháu, nói: tóc nó nhiều quá, cạo …trần thân, ý là có hổ trợ thêm kem…cạo râu. Vừa nói Sư vừa cười, xem ra rất vui về quyết định của cháu mình!
Ngày mai, Thiền viện Shwe Oo Min Dhammadayada sẽ có thêm 1 Sư mới, tôi sẽ theo chụp hình Sư K.A. đi khất thực. Nhất định là thế!
 
Cháu đang xem cuộc hành trình kỳ thú của chú đến trang 25 thấy có điều sai nên nói luôn sợ quên.

Tôi quá thích bài thơ này, nên xin mượn 3 chữ để đặt tên ảnh, mong hương hồn nhà thơ…niệm tình thứ lỗi!
" Giang hồ vặt " là 3 từ không phải 3 chữ.Chú sửa lại nhe.
Cầu sông Kwai có lần cháu hỏi 1 hướng dẫn viên du lịch ở Thái về tour này thì được trả lời như sau : Tour này không có tổ chức vì ở vùng đó có loại muỗi gây bệnh sốt rét nên du khách không chịu đi .Bây giờ nhờ đọc hồi ký của chú mới biết là bị ăn quả lừa .
 
B.18. Ngày thứ 18, 03-11-2013.
B.18. 1. Lễ Dâng Y.


Từ hàng ngàn năm trước,thời gian đầu khi Đức Phật còn tại thế, các vị Tỳ Khưu đi hành đạo suốt năm, bất kể ngày nắng, tháng mưa, để gieo Pháp lành cho bá tánh. Nhưng ở Ấn Độ trong 3 hoặc 4 tháng, từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9 hoặc tháng 10, là nhằm vào mùa mưa, vạn vật có điều kiện sinh sôi nẩy nở, xuất hiện đầy dẫy trên các lùm cây buội cỏ, do vậy, việc đi lại sẽ vô tình dẫm đạp lên các sinh linh nhỏ bé đó. Cho nên, Đức Thích Ca mới dạy các chư Tăng rằng phải tìm một chỗ để “an cư nhập hạ’ vào những tháng này.
Theo đó, các Tỳ Khưu, Sa Di phải chọn 1 chùa, tịnh thất hay1 hang núi nào đó, không phạm vào 5 lỗi sau đây để “Nhập Hạ”:
1- Gần xóm làng để tiện đi “trì bình khất thực”.
2- Xa chợ búa ồn ào.
3- Chỗ không có kiến, muỗi, ruồi…nhiều, để tránh vô tình dẫm đạp.
4- Có Tỳ Khưu đủ 5 hạnh để học hỏi.
5- Chỗ có bá tánh để thuốc thang, cơm cháo.
Vị Tỳ-Khưu có đủ 5 hạnh là:
1-Có chánh kiến.
2-Thông kinh luật, sẳn lòng dạy bảo.
3-Chỗ mình chưa biết, ông dạy cho mình biết.
4-Chỗ mình biết rồi, ông làm cho được thanh tịnh.
5-Chỗ còn nghi ngờ, ông giúp làm sáng tỏ.

Nếu các Tỳ Khưu không cùng ở chung thì cũng phải gần nhau để tiện bề qua lại.
Nhập Hạ có 2 cách:
1. Nhập Hạ kỳ trước, gọi là Tiền-An-Cư - Purimikavassà, từ ngày 16 tháng 6 đến ngày Rằm tháng 9 âm lịch.
2. Nhập hạ kỳ sau gọi là Hậu An-Cư - Pacchimikàvassà, từ ngày 16 tháng 7 đến ngày Rằm tháng 10 âm lịch.
Nếu không có điều chi trở ngại, nên nhập Hạ kỳ trước.
Trong thời gian 3 tháng an cư kiết hạ, Chư Tăng cũng vẫn đi trì-bình khất thực như thường lệ, vì đó là lề lối sống hàng ngày của Sư Sãi Nam tông; nhưng khi hữu sự cần-thiết thì được phép đi khỏi nơi ấy trong vòng 7 ngày, không phạm lỗi.
Trước khi đi thì nguyện dưới Tam bảo như sau:
"Sace me antarayo natthi, sattahabbhantare aham puna nivattisami"
Dutiyamapi...
Tatiyampi...

Nghĩa là:
"Nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày".
Lần thứ nhì...
Lần thứ ba...
Và điều quan trọng là phải trở về nơi Nhập hạ trước lúc mặt trời mọc ngày thứ 8.
Sau thời kỳ nhập Hạ, có lễ Tự Tứ, để tự kiểm điểm, nhằm phân tích lỗi lầm mà dạy bảo lẫn nhau, sám trừ tội ấy.
Tiếp theo sau, trong vòng 1 tháng, các Sư có Lễ Dâng Y.
Sư H. sau thời gian nhập Hạ tại Hoa Kỳ, hôm nay trở về Thiền viện Shwe Oo Min Dhamadayada, tổ chức Lễ Dâng Y.
Do vậy, sáng nay, 03-11-2013 các Sư không có buổi trì hành khất thực, mọi người trong chùa cùng với các “thiện-tín” quanh vùng tất bật lo nấu nướng, chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại này.
Như thường lệ ở chùa, chúng tôi thức sớm để cùng các Sư ăn sáng.
Kalaw là một vùng đất đẹp, thiền viện lại nằm trên một vị trí có cái view cực kỳ hấp dẫn, nhìn xuống một thung lủng sâu, mỗi sáng đều mờ hơi sương. Với tôi, mỗi ngày có một Kalaw khác khi bình minh, thức dậy.
Trong khi còn thì giờ, tôi leo lên phía stupa, từ đó phóng tầm mắt ra xa, chiêm ngưởng cái mênh mông của một vùng đất trời tuyệt dịu, sương mờ vắt qua sườn núi, mây trắng trải lụa như thác đổ lưng trời! Ôi, Kalaw mới chỉ 2 ngày mà làm tôi mê mẩn!


attachment.php



attachment.php

Mây cuộn như thác đổ phía núi xa.


attachment.php



Kalaw, mỗi ngày mỗi khác, kể cả những giọt sương, cũng không hề giống nhau khi thay thế, đọng trên các đóa hoa.


attachment.php



Chợt tôi thấy tổ ong mật đang no đầy dưới nhánh thông, một vùng cây xanh bát ngát, tha hồ cho những cư dân núi rừng này tồn tại. Đất lành chim đậu, …cửa thiền rộng mở, ong mật rừng chẳng cần phải sống đâu xa!


attachment.php



Tối hôm qua Sư H. rất bận rộn, vừa phải “xuống tóc” cho thằng cháu qui y, vừa phải vào bếp hướng dẫn và phụ giúp nấu nướng với các Phật tử Miến tới làm công quả. Ngày mai, Sư dự kiến sẽ tiếp từ 300 đến 400 người đến chùa, do vậy, thiết bị nấu cơm 500 suất/lần mà Sư vừa sắm sẽ góp phần làm nhẹ bớt công việc. Sư nói, mọi năm việc nấu cơm cho ngần ấy người là rất mệt, năm nay chỉ lo chuẩn bị phần đồ ăn thôi và …bây giờ, Sư là “bếp trưởng” của Thiền viện Shwe Oo Min Dhamadayada!
Cũng ngày hôm qua, trong lúc tôi đi sân bay HeHo, Sư phải tiếp 1 đoàn Phật tử từ Mỹ sang, đoàn này do anh Zaw Min chờ đón tại Yangon, gồm 1 Hòa thượng, 1 Sư cô và 2 nữ Phật tử người Thái cùng với 3 Phật tử Mỹ gốc Việt. Đây là những người sẽ cùng chúng tôi tiếp tục cuộc “hành hương” du lịch tại Miến Điện vào các ngày kế tiếp.


attachment.php

Thực ra đây chỉ là nấu thức ăn để phục vụ cho trên 300 người.

Tôi trở xuống nhà bếp để cùng mọi người chuẩn bị cho Lễ Dâng Y. Trước hết là 300 phần cơm phải sẳn sàng để sau Lễ mọi người sẽ cùng nhau dự 1 bửa cơm chùa …đúng nghĩa!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Mọi người đều bận rộn vì ai cũng tìm cho mình một công việc phù hợp để góp phần công đức! Tuy nhiên vì Phật tử đến đông nên công việc cũng thật nhẹ nhàng. Ngoại trừ những cậu thanh niên lo phần “khói lửa”!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Cơm có 2 loại, gà (chicken) và heo(pork), vì một số người Miến không ăn thịt heo.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Lễ Dâng Y.
Theo truyền thuyết, khi Đức Phật chuẩn bị an cư tại chùa Kỳ Viên, thành Xá Vệ, thì có 1 tăng đoàn khoảng 30 người cũng xin cùng an cư. Vì đoàn này trãi qua 1 đoạn đường xa, trong mùa mưa gió nên khi đến nơi thì y áo đều rách nát. Sau ngày Kiết Hạ, Đức Phật cho phép Tăng đoàn lưu lại, may vá y phục mới trước khi lên đường hoằng pháp. Dịp này, một nữ thí chủ đã dâng cho Đức Phật tấm y đầu tiên, từ đó, truyền thống “dâng y” hình thành và được duy trì cho đến ngày nay.
Đại Lễ Dâng Y Kathina (tên gọi đầy đủ), là Lễ hội lớn nhất của Phật giáo Nguyên thủy, được tổ chức vào 1 ngày bất kỳ trong vòng 1 tháng sau ngày ra Hạ, nên rất long trọng và trang nghiêm và vì vậy cũng phải tuân theo một số nghi thức bắt buộc.
Đại lễ dâng y kathina ngoài mang ý nghĩa của việc thực thi đại hạnh bố thí, chia sẻ những khó khăn của các chư Tăng, còn là để tri ân công đức của Đức Bổn Sư Như Lai Phật, tri ân công đức Tam Bảo và tri ân công đức các Phật tử hộ trì Phật Pháp.
Tại các nước mà Phật giáo Nguyên thủy chiếm đa số, thậm chí được xem là quốc giáo, thì Đại lễ Dâng Y cũng là dịp vui chung của mọi người. Nhiều nơi họ tập trung về các ngôi chùa có chư Tăng nhập hạ, tham gia dâng y và vật cúng dường, rồi tổ chức các hoạt động lễ hội trong sân chùa để chúc mừng sự hoàn tất thời kỳ tồn tâm, dưỡng tánh của các Sư. Mọi người ăn mặc đẹp đẻ, tâm hồn trong sáng cùng hướng về Tam bảo để dâng lên Đức Phật và chư Tăng những tâm nguyện thuần khiết nhất của mình.
Hôm nay, Thiền viện Shwe Oo Min Dhamadayada với cờ Phật giáo tươi vui trong nắng sớm, như đón chào hàng đoàn Phật tử đang lũ lượt đến chùa, hình như tất cả đều ăn mặc đẹp đẻ hơn ngày thường. Thỉnh thoảng có các Sư trụ trì nơi những chùa khác đến bằng ô tô hay bằng xe ôm.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Sa di K.A. hôm nay cũng có mặt trong đại lễ quan trọng này, có vẻ như “chú tiểu” còn lúng túng trong cách mặc y ca sa, Sư Th. và một vị Sư Miến trẻ đã hướng dẫn Sư K.A. bài học đầu tiên đó.


attachment.php



attachment.php

Một Sư Miến trẻ cũng hoan hỉ trợ giúp cho vị Sa di K.A.



Thiện Nam tín Nữ bắt đầu tề tựu trong thiền đường, ngoài những Phật tử là cư dân địa phương, hôm nay còn có những Phật tử Thái, Việt từ Mỹ và Sài gòn qua tham dự, đặc biệt một du khách người Úc mà chúng tôi gặp trên đường đi vào rừng hôm 01-11 cũng có mặt. Tất cả đều lộ vẻ vui tươi trong đại lễ Dâng Y này.


attachment.php



attachment.php



Những Phật tử Miến đang tiếp sức cùng nhà chùa trong ngày làm lễ.
Các tín nữ thì trang trí những “vật cúng” đặc biệt của riêng dân tộc Miến mà tôi chưa từng thấy, đó là những thanh tre mỏng manh mang những mẫu vật màu trắng hoặc nhiều màu sắc, rất ngộ nghĩnh, tôi tạm gọi là “cành bông” .
Có 4 “cành” lớn treo lủng lẳng những tua, bông nhiều màu, sẽ được gắn trên vĩ trên đan dựng phía trước bàn Phật.


attachment.php

Các Phật tử hôm nay ăn mặc rất đẹp.


attachment.php

Anh bạn Zaw Min vừa dẫn đoàn khách từ Hoa kỳ mới sang.




Những “cành” mang “bông” trắng có thêm gói nếp rang, là “vật phẩm” cúng Phật mà sau đó các Sư sẽ tung về phía kim thân Phật tổ như 1 nghi thức dâng thức ăn cho Phật…Những cành này sẽ được các Sư cung kính dâng ngang trán như khi nguyện hương, trong lúc cùng nhau đọc kinh làm lễ.


attachment.php

Nếp rang là vật phẩm cúng trong buổi lễ An vị Phật.

Các thiện nam thì lo trang trí bàn Phật và sắp xếp chỗ ngồi cho các Sư,

vài người đảm nhận việc ghi chép tiền và phẩm vật do bá tánh dâng cúng, tất cả sẽ được phân bổ ra theo số Sư hiện diện. Phẩm vật cúng dường sẽ đi kèm với bộ Y ca sa, được một số Phật tử đại diện, dâng lên các Sư sau khi bài thuyết pháp của một vị cao tăng kết thúc.


attachment.php



attachment.php

Ban tiếp nhận là những Phật tử người địa phương vào làm công quả.


attachment.php

4 cành “bông” nhiều màu gắn đều trên khung tre trước bàn Phật
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,152
Members
192,382
Latest member
new88markets
Back
Top