What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Bên ngoài thiện tín và các Sư tiếp tục đến, mọi người phụ tiếp nhau để buổi lễ được chu toàn, do số lượng người đến dự lễ đông nên các bàn ăn phải dọn thêm trong nhà khách phụ, diện tích cũng tương đương.
Các Sư khách mời đến khá đông, hoặc đứng bên ngoài ngắm cảnh, trò chuyện hoặc tụ họp dưới chân Đức Phật trong nhà Sima Kiết giới…


attachment.php



attachment.php

Sa di K.A. trò chuyện cùng vị Sư Miến Điện.


attachment.php



Chúng tôi cũng đã sẳn sàng, lần đầu tiên chứng kiến một sinh hoạt văn hóa tôn giáo quan trọng, một nghi thức truyền thống Phật giáo hệ phái Theravada…


attachment.php



Theo Sư H. nhân dịp Lễ Dâng Y, có sự hiện diện của quí Sư khách mời, Thiền viện cũng sẽ làm Lễ An vị tượng Phật cẩm thạch trắng vừa tạc.
Mọi người tề tựu đông đủ trong thiền đường, 2 Sư mới là Sư Dhama Nanda và Sư K.A. chưa đủ chuẩn để thụ y nên ngồi phía dưới, trên bục cao ngay trước bàn Phật, khoảng 20 vị Sư ngồi xổm ( không phải quì như các Sư theo Phật giáo Bắc tông), đôi bàn tay cung kính nâng trên trán cành “bông”trắng(tôi tạm gọi như thế vì không biết tên là gì), rồi bắt đầu đọc kinh cầu nguyện. Mọi người trong thiền đường lặng yên chắp tay thầm khấn theo.


attachment.php

Quí Sư thụ y lần lượt bước vào thiền đường.


attachment.php

Chỉ các Sư ngồi trên bục cao mới được thụ y, những Sư này đã hoàn tất 3 tháng nhập Hạ đúng theo giới luật.


attachment.php

Các Sư làm lễ An vị tượng Phật Thích ca tại thiền đường.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Sau cùng là Lễ Dâng y, quí Sư lần lượt được mời lại ngồi trên ghế, một Phật tử sẽ đến quì lạy trước khi dâng Y cà sa và vật phẩm cúng dường đúng theo nghi thức.
Y cà sa, theo tiếng Phạn là kasaya, không có nghĩa gì là áo, mà chỉ có nghĩa là “hoại sắc, bạc màu”, chiếc áo dành cho người đã vất bỏ mọi phiền não tham sân si, để đi vào con đường Phật pháp. Vì vậy, kiễu mẫu thật hết sức giản dị, khiêm tốn còn màu thì là một đơn sắc đặc trưng tạo sự kính trọng cho mọi người. Sự kính trọng ấy thực chất không phải là do áo, mà chính là do con người mặc áo ấy tạo nên, sau khi đã thấm nhuần lời dạy của Đức Phật.
Dâng y và thụ y chỉ là một biểu hiện của bố thí và chia sẻ. Cho nên, đại lễ dâng y cũng là dịp để bá tánh thể hiện lòng từ bi, bác ái hướng đến những tăng, ni vì chúng sinh mà sống đời khổ hạnh, chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát muộn phiền, khổ đau.
Tùy theo phong tục, tùy theo hệ phái, Lễ Dâng y có khác nhau về nghi thức cũng như những hoạt động bên lề. Tại các tỉnh miền Tây có đông người Khmer, theo Phật giáo Nam tông, Lễ Dâng y được tổ chức như ngày hội, có cả múa hát truyền thống dân tộc(Dù kê) trong sân chùa kể về những sự tích tôn giáo xa xưa.
Hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến đại lễ Dâng y tại đất nước Miến Điện xa xôi, dĩ nhiên mang bản sắc riêng của nước này và xem đó như là một trong những hoạt động văn hóa thú vị.
Sau khi xong lễ An vị Phật, các Sư có phẩm trật cao được mời lên hàng ghế phía trước, các Sư còn lại thì ngồi tại chỗ. Một vị cao Tăng được kính mời đăng đàn thuyết pháp(dĩ nhiên bằng tiếng Miến). Bài thuyết pháp dài khoảng 40 phút thì chấm dứt.




attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Mọi người trong thiền đường cùng chắp tay nghe Sư thuyết pháp.


attachment.php

Các Ni Sư Miến Điện và bá tánh.


Tiếp theo là nghi thức “dâng y”, các Sư lần lượt từng người một, được mời lên ngồi trên chiếc ghế đặt chính giữa , phía trước hàng ghế các Sư đang ngồi, từng Phật tử đã được lập danh sách trước, đại diện, bước đến, cúi lạy Sư rồi bằng 2 tay, dâng y và vật phẩm cúng dường. Buổi lễ chấm dứt khi tất cả các Sư có mặt thụ y, ngoại trừ 2 Sư mới qui y, Dhama Nanda và K.A.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Cuối cùng mọi người di chuyển qua 2 nhà khách để dùng cơm trưa cùng với quí Sư.


attachment.php



attachment.php
 
Giống như những rằm lớn(tháng Giêng, tháng 7 và tháng 10), nhà chùa thường có cơm chay đãi bá tánh thập phương, thì những ngày lễ lớn của các chùa Phật giáo Nam tông, ở Việt Nam, Lào, Thái, Miến cũng thế, tuy nhiên cơm chùa ở đây làm mặn. Không khí ăn cơm chùa cũng chẳng khác mấy với Việt Nam và rất là vui. Số khẩu phần cơm dự kiến cứ vơi dần, nhưng không thiếu, nhiều người cho con, cháu ra ngoài ăn cho thoải mái!
Đặc biệt, hôm nay còn có mấy người bạn từ Sài gòn du lịch hành hương qua Myanmar, được dịp ghé chùa dự lễ Dâng y và ăn bửa cơm chùa…mặn!


attachment.php



attachment.php

Bàn ăn trong nhà khách thứ 2.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php




Bửa ăn kết thúc, bá tánh tiếp nhà chùa dọn dẹp, các Sư sau đó tiếp tục làm Phật sự tại nhà Sima Kiết giới.


attachment.php



Riêng chúng tôi, sau bửa ăn lại tiếp tục chuyến du lịch lý thú tại Myanmar, xem như là tập 2 của những ngày lang thang trên đất Phật. Đây mới thật sự là một hành trình cực kỳ hấp dẫn. Buổi chiều này, do còn bận làm Phật sự cùng với các Sư khách mời và giải quyết công việc của chùa, sư H. không thể đi theo đoàn, mọi việc hướng dẫn bây giờ do anh bạn Zaw Minn Oo đảm trách.


attachment.php



Zaw Minn Oo, Giám đốc UST, Travels & Tours Co., Ltd.

Như vậy, kể từ hôm nay, đoàn chúng tôi gồm Sư Th., Sư Dhama Nanda, anh A., anh Ayunpa L., 2 vợ chồng bụi đời này(6 người), cùng với nhóm khách vừa từ Mỹ sang gồm Sư Thái, Ni Thái, 3 nữ Thái Lan, anh C., chị H., chị X.(8 người) và anh bạn Zaw Minn Oo, người tổ chức kiêm “hướng dẫn”. (He he, thực tế anh này chẳng có hướng dẫn gì, ngoại trừ giúp đở cho khỏi bị lạc!).


attachment.php



Và theo dự kiến, chiều nay chúng tôi sẽ được anh Zaw Minn Oo, gọi tắt là Zaw Minn, hướng dẫn đi thăm 2 điểm mà chủ yếu là Pindaya, cách Kalaw 50km về hướng Đông Bắc, trên quốc lộ 41, bắt đầu tại thị trấn Aungpan mà sáng hôm qua chúng tôi có đi ngang.


attachment.php
 
Tôi đang rất háo hức về cuộc rong chơi này, xem như là phát súng báo hiệu hành trình khám phá những cái đẹp tiềm ẩn, chắc chắn là thú vị của Myanmar, trong những ngày sắp tới.

Trước khi đến Myanmar, qua thông tin từ các diễn đàn trên mạng, hoặc từ các trang web chuyên đề du lịch, khi giới thiệu Miến Điện, tôi nghe người ta nói có 5 điểm đến mà mọi du khách không nên bỏ qua, vì thiếu 1 trong 5 nơi đó, coi như chưa tới Myanmar: Chùa Vàng Shwedagon, đá vàng Golden Rock, Cố đô Bagan, Cầu U Bein và hồ nước ngọt Inle (hay Inlay).
Điều đó đã khiến cho đầu óc tôi cứ “mụ mị” mong chờ được đến những nơi ấy. Chùa Shwedagon thì đã qua rồi, lại còn được “bonus” thêm 2 ngôi chùa lừng danh khác là Kabar Aye và Kyauk Taw Gyi. Bốn điểm còn lại thì chưa đến. Cho nên, buổi chiều nay, nhân “trống giờ” sau Lễ Dâng Y, Sư H. bận Phật sự nên để anh bạn Zaw Minn hướng dẫn một tour “khuyến mãi” đi Pindaya.
Pindaya? Từ này không hề có trong đầu óc tôi, trước khi ngồi viết lại hồi ký này, bởi vì như đã nói, mình bị “mụ mị” bởi những quảng cáo tour Myanmar trên net. Tuy nhiên không thể trách được, bởi người ta chỉ có thể thiết kế vài điểm quan trọng trong 1 tour tiêu biểu, phù hợp với giá cả, chắc chắn không thể nào mềm như Thái Lan được. (Theo những thông tin cập nhật năm 2014, giá tour đi Myanmar 4 ngày, chỉ loanh quanh Yangon khoảng 12.000.000đ, 5 ngày lên đến Manda lay, Bagan khoảng 25.000.000đ, 8 ngày khoảng 36.000.000đ và 12 ngày khoảng 42.000.000đ)
Cho nên, vào chiều ngày 03-11-2013, tour “bonus” dài 07 giờ đi thăm Pindaya, với tôi cũng chỉ là đi chơi cho biết, như hôm qua lên thủ phủ Taunggyi.
Đúng 13h, khởi hành, hướng dẫn viên Zaw Minn im thin thích dù anh ta rất giỏi tiếng Anh, trong khi trên xe, ngoại trừ 2 kẻ lang thang đến từ Việt Nam này thì tất cả đều là người “Mỹ”, nếu kể luôn bác tài Ấn Độ và người phụ xế thì chúng tôi là …hạng bét tiếng Anh. Vậy mà anh bạn Zaw Minn chẳng một lời nào giải thích, he he Giám đốc công ty chứ đâu phải …hướng dẫn viên.
Như thường lệ, tôi không bao giờ ngủ trong những hành trình ngang qua vùng đất mới, thậm chí kể cả những nơi đã đi qua rồi. Bởi lẽ trong bất cứ chuyến du lịch nào, thời gian di chuyển cũng chiếm 1 thời lượng lớn, nếu ngủ thì còn thưởng thức được gì? Và chiếc máy ảnh luôn ở chế độ sport, để bấm không sợ…tốn phim, những khuôn hình trôi qua cửa kính xe.
Đúng 13h, khởi hành đi Pindaya. Kalaw với tôi sau 2 ngày vẫn như mới cáu cạnh, ví chỉ đi ngang vào lúc sáng sớm và khi về trời tối. Hôm nay, bắt đầu đi vào buổi trưa, chắc chắn có cái để lưu lại…để gọi là “1 thoáng khám phá thị trấn Kalaw”.


attachment.php



attachment.php

Ngôi thánh đường Tin lành này tôi đã “rình” chụp mỗi lần xe ngang qua, nhưng đều thất bại vì thiếu sáng, hôm nay thì OK.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
8 phút sau khi khởi hành, xe ra vùng ngoại ô, đây là đoạn quốc lộ số 4 hướng về thủ phủ Taunggyi, phi trường HeHo, hồ Inle…cho nên, bộ mặt Kalaw không còn “bình dị” như khi trong ngỏ hẹp, mà bắt đầu được điểm tô bằng những ngôi biệt thự nhỏ xinh xắn.


attachment.php



attachment.php




20 phút sau, thì xe tới thị trấn Aungpan, rẻ trái chuyển sang đường số 41, để đi tới Pindaya. Đây là tỉnh lộ, đang được nâng cấp để bước vào giai đoạn mở cửa, đón gió du lịch.


attachment.php



Có lẽ Pindaya cũng hấp dẫn lắm đây! Nên người ta đang dọn đường đón khách.
Một vài nông trại xuất hiện, khiến tôi nhớ đến Đà Lạt, tuy nhiên ở đây nhà vườn có vẻ khiêm tốn hơn. Điều kiện khí hậu giống y hệt Đà lạt nên rau hoa chắc cũng chẳng khác, tuy nhiên tôi chỉ thấy có cải bắp, đang được trồng trên rẫy và 1 số đang được thu hoạch.


attachment.php



Chợt tôi thấy thấp thoáng bên tay phải, phía xa xa, sau những rặng thông thưa, bây giờ dường như có gì đang thay đổi? Đó là 1 vùng bình nguyên trên cao với những nương đồi thoai thoải, lớt phớt hoa gì màu vàng như hoa cải?


attachment.php

Một khung cảnh khá ngoạn mục đang thênh thang rộng mở đến chân trời.



Chợt thấy ngôi chùa thứ 74 đang thấp thoáng nơi đồi xa, tôi bấm vội vàng một file ảnh, không ngờ bắt được hình thù quái dị của 1 cây khô. Và xin nhắc các bạn, Myanmar là xứ sở của rừng chưa bị tàn phá, cổ thụ chắc chắn sẽ còn thấy trên những đoạn đường sẽ qua.


attachment.php

Này cây khô, ở Việt Nam, bạn sẽ không thể nào đứng ngạo nghễ một cách…trêu ngươi trước bọn người …vô văn hóa như thế đâu!


attachment.php



Đất latosol nâu đỏ, tương tự vùng Lâm đồng, Ban mê thuột… Việt Nam, đang phì nhiêu giữa bao la trời rộng, chắc chắn hứa hẹn 1 vùng hoa màu đậm chất bản địa cao nguyên… Và ô kìa, một vùng đất thoai thoải trôi xuống phía xa, là những ô hoa màu loáng thoáng, sắc màu cực kỳ rực rỡ, về sau, tôi biết đó là những rẫy mè đen đang kỳ trổ hoa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Chợt một khúc dạo đầu làm tôi sững sờ trong chốc lát, vì được chứng kiến một hình ảnh tuyệt vời như thần thoại mà có thực, đang trước mắt tôi! Đây không phải là ảnh mà chính là một bức tranh với những gam màu mà nếu chưa từng chứng kiến, người họa sĩ sẽ không thể nào tưởng tượng để vẻ ra!


attachment.php



Không, đó chỉ là khúc dạo đầu. Bởi vì bây giờ cảnh kia chẳng những chỉ là tranh mà còn là nhạc, một bản nhạc đồng quê. Tôi đang nghe như có tiếng ngựa hồng hí vang trong không gian lồng lộng, giữa âm thanh của bản Green field đang vọng lên từ dưới lũng sâu đầy màu sắc…
…Once there were green fields kissed by the sun
Once there were valleys where rivers used to run
Once there were blue skies with white clouds high above…


attachment.php



Đó là những cánh đồng mè đen, xen lẫn mè trắng đang kỳ trổ bông và các rẫy cải bắp đang mùa thu hoạch, chừa lại những mảng đất latosol đỏ…tất cả làm nên một “tác phẩm” hội họa hoành tráng giữa thiên nhiên lồng lộng!
Tôi đã đi Sapa, ngắm nhìn những ruộng bậc thang chồng chất rất độc đáo, ngoạn mục, cũng đẹp mê hồn; nhưng để có được cái quan cảnh đẹp đến ngất ngây màu sác thế này thì quả thật tôi chưa may mắn thấy được nơi miền đất mù sương ấy.


attachment.php

Sapa, 2008.

Vùng 7 Núi An Giang có cánh đồng Tà Pạ, vào mùa thu hoạch, lúa chính vàng xen lẫn những ô xanh chưa tới vụ, cũng là một hình ảnh ngoạn mục đã là đề tài của rất nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng; nhưng nó chỉ nằm gọn ghẻ trong 1 thung lủng và màu sắc thì đơn điệu hơn.


attachment.php

Tà Pạ, 2010.

Các bạn thân mến, khi ngồi trên xe, nhìn những cánh đồng mè đen chạy qua khung cửa kính, tôi không thể nào tưởng tượng mình đang có được cái may mắn lớn lao này. Buổi sáng ngày 02-11-2013, những ảnh đã chụp được trong sương sớm, thấy đã đẹp, nhưng ước gì chụp được giữa trời trong và bây giờ …vừng ơi mở cửa, một quang cảnh đẹp hoành tráng, ngất ngây; đẹp đến làm tôi rơi nước mắt.
Tôi chưa đến Hà Lan, nhưng đã xem được những hình ảnh lộng lẫy của các nông trường hoa tulip, đó là những hình ảnh cực đẹp, nhưng mà đẹp một cách công nghiệp, không có một chút …thơ nào, nó màu mè quá và nhất là nó có vẻ … sắp đặt quá! So với cảnh của cánh đồng hoa Anh túc ở khu Tam giác vàng, tôi thích ảnh hoa Anh túc hơn; nhưng tiếc rằng đó là loài hoa giết người!
Còn bây giờ, thực sự đúng là những bài thơ bằng hình ảnh. Những màu sắc thật hài hòa dù là pha trộn của các gam màu nóng và lạnh, nhưng lại rất ăn “tong”, ăn một cách dịu dàng, mượt mà, như những đường cong của các nương đồi thoai thoải, chồng lấn lên nhau…
Bây giờ, những sườn đồi thoai thoải ấy đang khoe sắc, những lũng sâu kia đang nhẹ nhàng uốn lượn với các gam màu cực kỳ quyến rủ, tất cả làm nên một bức tranh "biết nói", nói lên những vần thơ trác tuyệt để góp phần ca tụng thiên nhiên. Tôi thực sự chưa biết có gì ở Pindaya, nhưng trời ơi, không thể nào ngăn nỗi thẫn thờ đến muốn trào dâng nước mắt!


attachment.php



Hai chiếc xe bò chờ được kéo xuất hiện thật đúng lúc, làm tôn thêm cái thiên nhiên lộng lẫy lưng chừng đồi. Một điều thật thú vị, tôi chưa thấy một phương tiện cơ giới nông nghiệp nào trên suốt hàng chục cây số đã qua, dường như chúng tôi đang vào vùng làm nông nghiệp của hàng thế kỷ trước, thật kỳ lạ!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tôi còn nhiều ảnh nửa, nhưng tôi không muốn post tiếp hôm nay, tôi muốn các bạn dành thêm thì giờ để xem lại, tuy rằng các ảnh được chụp trong điếu kiện thật sự không thích hợp, chụp trong lúc xe đang chạy và chụp qua khung cửa kính. Dẫu vậy tôi cũng vẫn thấy chúng đẹp vô cùng! Xin cảm ơn Sư H. đã cung cấp cho chúng tôi 1 tour "bonus" ...cực kỳ thú vị, dù chưa đi tới đâu!
 
Suốt mấy mươi km, đường số 41 xuyên qua một vùng đồi núi lộng lẫy sắc màu những nương rẫy, ruộng mầu mà lần đầu tôi chứng kiến. Vì ngồi bên phải, tôi không chụp được những cảnh quan bên tay trái, dường như nằm ở sườn đồi cao hơn, nhưng tôi cũng thấy được cái rực rỡ không hề kém. Tuy nhiên, chỉ bên này thôi cũng đủ để tôi sững sờ suốt cả giờ trôi qua. Con đường cứ lên, cứ xuống, uốn lượn theo thế đất đặc thù vùng đồi núi, những cánh đồng hoa cứ nhấp nhô trải thảm vàng rực rỡ trên nền latosol nâu đỏ hoặc đan xen với mảng ruộng xanh hững hờ dưới đáy lũng sâu. Mọi người trên xe, không biết vì họ đã từng chứng kiến những cảnh sắc đẹp hơn, hay vì chỉ là những Phật tử luôn tâm tu niệm, đã vất bỏ những ham muốn đời thường, nên chẳng thấy quan tâm? Và vì thế, tôi không dám xin dừng xe để có điều kiện chụp những khung hình chất lượng hơn, bây giờ nghĩ lại sao mình…ngu quá!


attachment.php



attachment.php



Tôi chợt bắt gặp trên đồng, nơi vuông rẫy màu mỡ, một người nông dân đang cùng trâu bừa đất; hèn chi tôi chẳng thấy một chiếc máy nông nghiệp nào hoạt động nơi đây, dù là cái máy xới nhỏ nhoi! Thật tình, vào thời mà kỹ thuật đang ở giai đoạn cực kỳ cao cấp này, cơ khí hóa đã đến tận đồng sâu, nông cơ đã thâm nhập vô rừng núi …trên khắp nước Việt Nam, trên các vùng nông thôn Cam, Lào, Thái …vậy mà tại đây, tôi đang chứng kiến một nền nông nghiệp đang hoàn toàn “thân thiện với môi trường”!
Lối canh tác thủ công như thế thật quá đổi “dễ thương”, không máy móc, không phân hóa học và chắc chắn chẳng có thuốc trừ sâu …nhưng tôi nghĩ rằng, tình hình rồi sẽ thay đổi, do yêu cầu phát triển kinh tế, do nhu cầu lương thực tăng cao. Thôi thì mong rằng họ vẫn canh tác những vụ màu truyền thống, để vào các tháng cuối năm, cánh đồng Kalaw luôn rực vàng màu hoa mè nở. Biết đâu, một lúc nào đó, nó trở nên nổi tiếng, như ruộng bậc thang Sapa, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch bang Shan!


attachment.php

Một cánh đồng thật…lạ lùng!


attachment.php

Mặt đất rẫy đẹp như mơ bằng sức người và trâu!


Cảnh quan vẫn cứ như thế, lập đi rồi lập lại thật giống nhau, nhưng hoàn toàn khác theo từng lúc xe qua, theo từng góc nhìn chợt đến. Mà góc nhìn nào cũng đẹp! Thỉnh thoảng, con đường rời xa thung lũng, chúng tôi lại gặp hình ảnh thú vị khác, đó là những chiếc xe bò thô sơ, đang lặng lẽ trơ càng bên vạt cỏ ven đường, hoặc những cổ xe đầy ắp cải bắp, sắp xếp ngay ngắn trên lề để chờ bò tới kéo về kho, hay vận chuyển đến xe tải chở ra thành phố.
Cảnh nào cũng đẹp và …chứa đầy chất thơ!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Vẫn chỉ là xe bò, lúc la, lúc lắc thành đoàn, chậm rãi dọc theo quốc lộ, trên vết hằn bánh gỗ xa xưa, kéo dài suốt đã bao năm, còn in trên lề cỏ!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Như tôi đã nói, Miến Điện từ lâu khép kín, nhờ thế tài nguyên thiên nhiên dù có bị khai thác nhiều, nhưng không bị cạn kiệt, nên diện tích rừng còn khá lớn, trên đường thỉnh thoảng tôi còn nhìn thấy những cổ thụ dị hình, cực lớn, dấu vết còn lại của rừng xưa!


attachment.php



attachment.php



Thật ngạc nhiên khi tôi chỉ thấy độc 1 thứ cải bắp, đang trồng và thu hoạch tại vùng này, mặc dù nghe nói nơi đây cũng trồng nhiều khoai tây và các loại cây mầu khác.


attachment.php



Rồi xe lại trở về với những cánh đồng rực vàng quen thuộc, vẫn lộng lẫy lạ kỳ. Nhờ 1 tấm bảng bên đường, bây giờ tôi mới biết đây là thung lũng Pawnu, đang được xem là cảnh quan kiễu mẫu thuộc ban quản lý lưu vực hồ Inlay. Thì ra vậy, người Miến rất biết rõ cái đặc trưng độc đáo của khu vực này, cái lộng lẫy của một vùng nông nghiệp “sinh thái”.
Với con mắt méo mó của người học nông nghiệp, tôi chợt thấy tiếc cho số lượng hoa vàng trải dài trên một vùng rộng lớn, sao người ta không khai thác cái nguồn nguyên liệu quí giá của mật và phấn hoa kia? Tiếc thật! Tôi nói nhỏ với bà xã.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thiệt là …hồ đồ, tôi thầm tự trách, khi như từ …dưới đất chui lên, những thùng nuôi ong quen thuộc đang chồng chất bên nhau trên khoảng đất trống ven đồi, trả lời cho cái kết luận vội vàng của tôi vừa chợt đến. Vậy là hết…tiếc!


attachment.php
 
Tưởng đã qua hết những cánh đồng vàng rực sắc kỳ lạ, mà về sau tôi đọc được trong 1 số trang web quốc tế, họ đã ca ngợi như thế này: “ Along the way, landscape is really marvelous. We can enjoy the exotic landscape and Pa Oo hill tribe villages”, ai dè vẫn còn gặp lại…khi bắt đầu vào điạ phận làng Pwe Hla.
Nhưng trước hết, mời các bạn cùng chúng tôi đi xuyên qua một góc nhỏ của làng, nhìn một chút cảnh đời thường nơi xứ Miến. Có những quán nhỏ dọc bên lề, y hệt các làng quê Việt Nam, nhà cửa cũng chẳng khác, thậm chí cả cái tiệm “bơm hơi vá ép” lủng lẳng vỏ xe và cái “cây xăng chai” dọc đường cũng “y chang” bên nhà! Chỉ có vài cái khác thú vị, đó là sự hiện diện khắp nơi của xe bò và thỉnh thoảng là những “chỗ tắm công cộng”, có lẽ đó là tập tục của người Pà Oo?


attachment.php



attachment.php



attachment.php

1 ngã ba làng Pwe Hla.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Như ta đã biết, tuy bang này có người Shan chiếm đa số, nhưng sắc tộc Pa Oo, Danu cũng đông, tỉnh lộ 41 đang chạy ngang qua các ngôi làng đó, nếu có thì giờ tham dự các tour trekking, khám phá thêm văn hóa của họ thì thật là thú vị.
Sau khi xe chạy ngang qua ngôi chùa thứ 75, tôi gặp thêm 2 “quái cổ thụ” (từ nay, tôi xin mạn phép đặt một số tên cho những gì lạ mà tôi chưa từng biết, chỉ là để cho tiện), so sánh kích thước xe bò thì thấy cây cũng khá bự! Hình như người Miến cũng đang có ý thức giữ lại những cây này.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tôi nghe loáng thoáng, có nhiều dự án tài trợ của chính phủ Nhật bản cho Miến Điện, trong đó có chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một vài vùng đặc biệt, chủ yếu là thay thế cây Anh túc, loài hoa có sắc nhưng lại cực kỳ độc hại. Theo đó, chính phủ Nhật giúp dân bang Shan trồng cây mè đen(giống của Nhật), họ sẽ bao tiêu sản phẩm. Không biết do đã hình dung trước phong cảnh cực kỳ ngoạn mục khi cây mè giống của Nhật bản này trổ bông, hay chỉ là vô tình, họ đã làm nên một sự chuyển đổi ngoạn mục, người dân bang Shan vừa thu lợi từ sản phẩm nông nghiệp lại vừa tạo nên hiệu quả thị giác tuyệt vời, góp phần làm cho ngành du lịch vốn đã hấp dẫn tại đây thêm phần phong phú!
Bây giờ thì tôi nghĩ rằng, người Miến chắc cũng rất biết rõ mình đang có gì tại vùng đất xinh đẹp này, việc duy trì và phát triển bền vững một nền nông nghiệp “thân thiện với môi trường” như ta thấy, biết đâu chính là chiến lược lâu dài của họ; tôi tin, người Miến làm được điều đó!
Hay là tôi quá chủ quan khi thấy vùng Kalaw này cũng có xe cải tiến từ máy xới, chứng tỏ rằng họ đã sử dụng máy nông nghiệp rồi, nhưng không cho việc đồng áng mà chỉ dành để vận chuyển, không lý gì họ chẳng biết được công năng của nó, vậy mà trên đồng, hoàn toàn vẫn …tay không! Một sự cố ý chăng, hay vì chưa đủ khả năng …cơ giới hóa? Có thể do bản chất giống như người Lào…lửng thửng lục bình trôi, nên “làm biếng” đổi mới phương thức canh tác? Và …cứ theo cách ông bà để lại mà làm! Và có khi nhờ vậy mà sản phẩm không bị chê nhiểm độc, lại có một môi trường vừa sạch lại vừa đẹp cực kỳ!


attachment.php



Nói đến điều này, tôi chợt nhớ đến Việt Nam, từ một thời bùng nổ thuốc sâu, phân bón vô cơ, nay đang có xu hướng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm tối đa sử dụng nông dược, để vừa bảo đảm phẩm chất cây trồng, vừa an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và hình như có kết quả tốt? Vậy thì từ một nền nông nghiệp “thô sơ” do lâu ngày bị khép kín, như một tờ giấy còn sạch để có thể vẻ nên những hình ảnh tươi đẹp mà không cần bôi xóa, Miến Điện thật dễ dàng đạt được cái phương thức sản xuất “sạch” mà các nhà khoa học, các nhà môi trường đang mong đợi.
Thôi, tất cả cũng chỉ là suy luận cho vui, nhân khi bất ngờ chứng kiến phong cảnh tuyệt vời hôm nay, vì yêu thích nó mà tôi cố tình …nói lấy được theo ý kiến chủ quan của mình, nếu có bị chê cười thì tôi cũng …xin cảm ơn bác tài Ấn Độ đưa tôi ngang qua đây.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Bò và xe bò trên cánh đồng cải bắp.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,346
Bài viết
1,175,311
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top