What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào Tuni,
Rất là vui khi nhận được lời chia sẻ của cháu, nó không có giá trị vật chất, nhưng với chú và cô, nó "quí" hơn rất nhiều, là nguồn dopping để ngày ngày chú miệt mài bên bàn phím tiếp tục cuộc hành trình cùng với mọi người.
Xin cảm ơn cháu,
Doigiaymoi.
 
Vật phẩm bố thí, không chỉ là thực phẩm mà tôi còn thấy có bó hoa nhỏ hái trong vườn nhà, thật đơn sơ nhưng chuẩn bị và cách cho thật trang trọng, nhìn cảnh này tôi rất xúc động! Bởi tôi nghĩ, chắc đây là sản phẩm tự tay cháu tìm kiếm lấy, dâng đến các Sư để cúng Phật trong chùa!


attachment.php

Khuôn mặt hiền hậu và cử chỉ tôn kính, cậu bé làm tôi xúc động biết bao!


attachment.php

Thêm một dĩa cơm mới nấu…


attachment.php



Cuối cùng các Sư quay trở lại chùa. Tôi còn nấng ná bên ngoài để tìm chụp thêm cảnh đẹp, kể cả lá, hoa, cây, cỏ…


attachment.php



attachment.php



Chúng tôi thật may mắn khi được rong chơi chuyến này, chắc chắn rằng không có một tour du lịch bán vé nào của các Công ty lại cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh sinh động như vừa kể, lại còn lưu trú Kalaw để nhìn cảnh bình minh huyền ảo trên phố núi nhiều “hoang dã”, thật không thể nào quên được!


attachment.php



attachment.php



Kalaw thật lạnh và Kalaw cũng thật đẹp, đẹp từ làn khói mỏng thoảng xa trong cái thị trấn nhỏ, đến cả những giọt sương đọng ngọc trên lá trên hoa và trên cả các mạng nhện chằn chịt giăng mắc đầy cây…
Đúng thế, phải chăng do thấm nhuần lòng nhân ái của Đức Phật, hay vì không có thì giờ dọn dẹp, mà trong các vườn cây của những ngôi nhà dọc con phố núi, giăng mắc đầy tơ nhện trên cành, hàng trăm, hàng ngàn giọt sương đọng nước, dưới nắng mai như ngọc rắc giữa trời!


attachment.php



attachment.php



Khi bước vào dưới các tán cây sủng ướt sương đêm, chằn chịt mạng nhện với những “hung thần” đang im lìm rình chờ trên bẫy, tôi vừa thấy sự phong phú của thế giới côn trùng, cùng với những bạo tàn vì cuộc sống. Hình ảnh con nhện hùm cận cảnh mới thật đáng kinh hồn cho những kẻ không may, chung quanh là phần còn lại của những xác khô không chất sống. Con nhện thể hiện cái bản năng sinh tồn vốn có, để duy trì cuộc sống của mình, nó chỉ giăng bẫy là những mạng tơ mềm mỏng chết người, con mồi vô tình rơi vào nạp mạng, không truy sát ai và chắc là cũng vừa đủ để tồn tại theo qui luật cân bằng sinh thái. Chỉ có loài người, mang tiếng bậc cao, đủ suy tư để “mê lầm” trong ham muốn quá đáng, gây nên những đau khổ cho muôn loài.


attachment.php



Thiệt tình, từ ngày gặp lại Sư H. dưới tấm áo nâu sòng, chưa một lần tôi hỏi Sư về Phật pháp và Sư cũng chưa lần nào “giảng đạo” cho tôi phải thế này, thế kia. Kể cả việc xưng hô là “con” trước Sư cho phải phép, cái “tôi” của tôi cũng còn quá lớn để không thể tiện thốt nên lời. Nhưng chẳng sao, Sư có bao giờ bắt lỗi tôi đâu, mà lại còn hay nói giỡn y như hồi còn là…dân sự!
Tuy nhiên, có vài chuyện mà tôi cần phải nói, đơn cử 1 chuyện nhỏ sau đây. Vào năm 199x, ông bạn H. từ Mỹ về chơi, ghé nhà tôi, muỗi cứ nhè ông bạn Việt kiều mà chít, anh ta nói bộ mấy con muỗi này biết máu Việt kiều có bơ sửa sao mà bu lại quá xá, tay vừa dập chan chát, vừa cầm chiếc quạt quơ lia lịa…trong lúc chủ nhà đang ái ngại nhìn chiếc quạt máy nhỏ không đủ để “quét dọn” bọn muỗi mắc trong phòng.
Sau này, anh bạn H. xuất gia, trở về Việt Nam, trong chuyến đi thăm chùa của các Sư ở Rạch Giá, Hà Tiên, trên xe có muỗi bay vo ve, Sư chỉ lấy tay phe phấy đuổi, chợt 1 con bay đậu tay tôi, tôi đập cái chát, Sư chợt kêu “í” tức thì, nhưng chẳng hề nói 1 lời. Ngay lúc đó, tiếng “í” của sư chợt làm tôi như “thức tỉnh” vừa thấy mình làm một việc sát sinh, sự kiện mà đến nay tôi vẫn không quên được. Bởi vì chính nó đã dẫn tôi đến một suy nghĩ : mình thật vô tư khi giết 1 sinh vật vì nó là con vật “gớm ghiếc”, có khả năng gây đau, gây ngứa…và vì nó quá nhỏ bé, nhỏ bé đến độ …chẳng một chút động lòng khi mình giết nó đi; nhưng nếu nó lớn bằng con mèo, con chó…thì chắc mình không làm được. Và từ đó, tôi đã dần mất đi động tác đập muỗi, đập ruồi kiễu đó, chẳng khó khăn gì, vì tôi nghĩ 1, 2 con muỗi bị đập chết, chẳng làm bớt đi số lượng muỗi đang rình rập chung quanh, cho nên, biện pháp tốt nhất là …vô mùng hay thổi quạt máy cho mạnh. Cũng vậy, tôi không thể nào đuổi hết bầy kiến riện nhỏ xíu “ẩn cư” trong hang ổ ở góc kẹt bằng cách xịt thuốc hoặc thiêu đốt bằng lửa, vì chúng đã là một “xã hội” đang sống chung trong cộng đồng, giết hàng ngàn con đang chậm chạp bò trên con đường mòn cặp vách, chẳng ăn thua gì so với số lượng của chúng, mà khi nghĩ đến số hàng ngàn “sinh vật” bị thiêu chết trong chốc lát, thì nghĩ, đó chẳng khác nào hành động …diệt chủng! Từ đó, tôi không còn thấy “bị” quấy rầy bởi những con côn trùng nửa, tốt hơn hết, nên tránh chúng, đó là chuyện nhỏ và dễ làm nhất đối với kẻ phàm phu tục tử này.
Xin cảm ơn Sãi già!
 
Mãi lo quanh quẫn bên ngoài chùa, tôi quên mất rằng hôm nay Sư sẽ cho lên “Thủ đô” Taunggyi chơi, vì Sư phải “đi chợ” và làm một số việc trên đó. Thiệt là chúng tôi đang theo một chuyến du lịch không mua vé tuyệt vời, được đi nhiều nơi mà các công ty lữ hành không hề có.
Bà xã tôi hối hả gọi về nhanh để theo Sư đi chơi. 1 chiếc Toyota cá mập được thuê để chở 8 người gồm Sư H., Sư Th., Sư Dhamma Nanda, Anh A., Anh Ayunpa L., 2 vợ chồng tôi và Koto, cậu sinh viên Luật theo hộ giúp Sư.
Tài xế là một người Ấn Độ dễ thương, miệng luôn nhai trầu bỏm bẻm.
07h25’ khởi hành đi Taunggyi, là “thủ đô” của bang Shan, nằm về phía Đông và cách thị trấn Kalaw 70km. Thành phố này cao hơn Kalaw, với dân số trên 200.000 người, nhưng người Shan lại không chiếm đa số, mà là người Intha và Pa-O, vốn là những cư dân đầu tiên của bang.


attachment.php



attachment.php

Trên đường quê khi vừa ra khỏi thị trấn Kalaw.


Xe rời thị trấn trong cái nắng lạnh ban mai, chưa đủ để làm tan khối sương mù đang trùm lên khắp núi rừng.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Sau khoảng 15 phút, Sư H. cho dừng xe ở một thị trấn nhỏ, cách Kalaw chừng 12km, tên là Aungpan, chỉ là để mua một ít bánh kẹo kiễu như mè láo, bánh bía Sóc trăng vậy.


attachment.php



attachment.php



Tiệm này bán nhiều thứ bánh kẹo, dường như là đặc sản của địa phương, chắc là ngon lắm …


attachment.php
 
Trong lúc chờ đợi Sư H. mua bánh, tôi và bà xã lại lang thang ra ngoài chộp vài tấm ảnh để dành. Aungpan cũng là 1 thị trấn, thuộc quận (township) Kalaw, có một ngân hàng chắc vừa xây dựng sau thời đổi mới, đường sá còn nhỏ hẹp, nhà cửa phần lớn vẫn là gỗ, tôn…bình dị. Đặc biệt, những chiếc xe ngựa bắt đầu gây chú ý cho tôi, vì đó là phương tiện vận chuyển thô sơ đang hiện diện phổ biến trên vùng đất cao nguyên này. Không như những chiếc xe ngựa ở vùng 7 Núi An Giang, hoặc vài tỉnh Miền Trung, sử dụng bánh xe ô tô kềnh càng, nặng nề, ở đây, xe ngựa vẫn dùng bánh sắt, đường kính lớn tương tự bánh xe bò, có dán lốp cao su để giảm chấn, nên nhìn thấy có vẻ còn “nguyên thủy” lắm.


attachment.php



attachment.php

Đường phố chưa phát triển…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thiệt là ...2 thái cực, cô gái trên trông mặt buồn ơi là buồn, còn 2 cô này thì vui ơi là vui!
 
Sư cho mọi người thưởng thức 2 thứ đặc sản Aungpan, bánh phồng tôm chay làm bằng bột đậu xanh và chuối sấy, hoàn toàn khác với chuối sấy của Việt Nam, tất cả đều…ngon “ấn tượng”! Tôi nói với Sư, phải ở đây lâu, tôi học 2 món này về Long xuyên mở xưởng sản xuất kiếm tiền đi …Myanmar nửa!
Tiếp tục lên đường, tôi chợt gặp một hình ảnh thật quen thuộc, tưởng như mình đang đâu đó tại thành phố Đà Lạt thân yêu, vì một vạt dã quì vàng nằm bên triền đồi dưới ngôi biệt thự mới.


attachment.php



Xe vừa ra khỏi thị trấn thì gặp lại những cánh rừng đầy sương phủ, dù bây giờ nắng đã lên cao. Khu vực này vẫn thuộc Quận Kalaw, đang trên đường leo dốc lên thủ phủ Taunggyi.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chợt bên phía tay phải các cánh đồng hoa mè trổ vàng trên những ngọn đồi đầy sương phủ, đẹp …ngất ngây! Tôi nghĩ, nếu gặp lúc trời trong, các cánh đồng này sẽ còn…kinh hồn hơn nữa!


attachment.php



Xe tiếp tục lên cao trong sương và nắng sớm, tuy nhiên, đường không quá dốc bởi cao độ giữa Kalaw và Taunggyi không chênh lệch nhau mấy.


attachment.php



Thêm một ngôi chùa nửa chúng tôi được đi ngang, kể cả thiền viện Shwe Oo Min Dhammadayada thì đây là ngôi chùa thứ 71, khả năng đạt được 100 ngôi chùa là có thể .



attachment.php



09h10’ chúng tôi đi ngang một chợ quê tên Shwenyaung (tôi cũng không biết gọi là xã hay gì?), chợ họp trên khoảng đất trống ven đường…


attachment.php



attachment.php




Cuối cùng , chúng tôi cũng tới Taunggyi với hình ảnh đầu tiên là một doanh trại quân đội, có nhiều người dân đang ngồi phía trước, trang phục khá màu mè, hứa hẹn cho tôi những hình ảnh sặc sở, đặc trưng của rất nhiều dân tộc miền núi trên thế giới!


attachment.php
 
Cao nguyên Shan nằm ở phía Đông Bắc Myanmar, bao gồm các bang Shan, Kayah, Kayin. Do người Shan chiếm đa số(khoảng trên 6 triệu người) nên dùng làm tên gọi của bang, với diện tích 155.800km2, bang Shan là bang lớn nhất Miến Điện.
Thủ phủ Taunggyi, có dân số khoảng hơn 200.000 người, là thành phố lớn thứ 4 của Myanmar, nằm trên cao độ 4.712 ft (1.436m) , bên cạnh, về hướng Đông là một ngọn núi lớn, nên thành phố được đặt tên là Taunggyi, theo tiếng Miến có nghĩa là “ngọn núi lớn”.
Cũng giống như nhiều thành phố vùng cao ở các nơi khác, trong đó có Việt Nam, Taunggyi có sự hiện diện của nhiều sắc dân thiểu số, mà trang phục luôn là đặc điểm để nhận diện. Và thường thì sắc màu là thể hiện rõ nét nhất. Tuy nhiên, với tôi, chắc chắn không phải việc phân biệt các sắc tộc là điều đáng quan tâm, bởi vì rất khó khi là lần đầu tiên tiếp cận. Điều quan trọng chính là sự phong phú của sắc màu trang phục, nó mới khiến chúng tôi thích thú để chụp những tấm ảnh tươi vui trong nắng lạnh vùng cao.


attachment.php

Con đường chính dẫn vào thành phố, đường Ah Wai Yar, nhìn qua kính cửa sau.


Bác tài người Ấn cho xe ngừng ngay phía trước Ngân hàng IKBZ.

attachment.php



Chiếc gùi có lẽ là một đặc trưng “miền núi” chung cho các dân tộc khu vực Đông Nam Á này, có thể khác nhau chút ít về hình thức nhưng vẫn tương tự nhau về nguyên liệu và cách làm, một loại ba lô tre độc đáo!


attachment.php



Xuống xe xong thì Thầy trò tạm thời chia tay, Sư H. cùng đệ tử Koto đi mua sắm thực phẩm để chuẩn bị bửa cơm chùa cho lễ Dâng Y ngày mai, nhóm 6 người còn lại thì cũng đi chợ, nhưng là đi chơi. Tôi chắc chắn đây là dịp để mình có thể tiếp cận những sắc màu cao nguyên đặc thù trên đất Miến.


attachment.php



Hình ảnh đầu tiên là những cậu học sinh vùng cao với những túi vải nhiều màu trông khá đẹp. Và một điều rất đặc biệt, các túi vải thật xinh xắn và nhẹ nhàng trên bờ vai nhỏ, khiến tôi nhớ lại cái thuở khoảng 50 năm trước, khi còn là những học sinh tiểu học, trung học, chúng tôi cũng chỉ cần những túi, cặp nhỏ, thậm chí chỉ là những quyển tập mỏng cầm trên tay, với thước và viết, là đã đủ để ghi lại những bài học mà Thầy, Cô giảng dạy trước lớp. Lúc đó, chúng tôi đâu phải nặng nhọc, còng lưng vác chiếc ba lô đầy nhóc sách vở, luôn phải thay đổi vì cải cách, như con cháu mình ngày hôm nay.
He he, tôi lại chợt nghĩ, nếu như hồi đó mà học trò phải vác ba lô đi học nặng nhọc như bây giờ, thì nhà thơ Phạm Thiên Thư làm gì có:
….
Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài…
Để nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc:
….
Em tan trường về,
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở,
Gót giày lặng lẽ đường quê…



attachment.php



attachment.php

Sư Th. đã từng du học tại Myanmar, nên cũng đã tới thành phố này, hôm nay chắc Sư đang ngạc nhiên về những thay đổi mới.


attachment.php

Sư H. cùng đệ tử Koto đi chợ Taunggyi.


attachment.php

Còn nhóm 6 người thì đi chơi…chợ Taunggyi.

Trên lề đường là một chị bán đồ gốm đất nung, những bình chậu lủ khủ, những chân đèn nến…thật bình dân và ngộ nghĩnh, y như mấy chợ nhỏ ở quê mình. Một chút lề đường với sắc màu bình dị, dễ thương; nhưng cũng dễ gây nên nỗi cám cảnh, khi nhìn lên từ nơi kiếm sống, thấp tè, sát đất!


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Bang Shan với diện tích bằng phân nửa Việt Nam, có 3 thành phố đáng kể là Lashio, Kengtung và thủ phủ Taunggyi. Nhưng nếu chợ lớn nhất là đây thì phải nói là “vô cùng khiêm tốn” bởi nó chẳng hơn cái chợ phường ở thành phố Long Xuyên. Nhưng tôi thật sự thấy thích bởi cái “chân quê” và “sắc màu” của nó.
Một đầu của chợ nằm trên trục đường chính Ah Wai Yar, đầu kia có một tháp đồng hồ, nằm trên con đường song song với đường chính này. Hai bên hông chợ cũng giống như các nơi khác, là 2 con đường để một số người bán bày hàng trên các sạp hoặc ngay trên lề đường, 2 dãy phố là những cửa hàng buôn bán lớn.
Sáu Thầy trò chúng tôi đi một vòng quanh chợ, không mua bán gì, chỉ là để ngắm, xem và chụp ảnh, ngoại trừ Anh A.và Sư Dhamma Nanda, 4 người còn lại ai cũng có 1 con camera 10 chấm, tạm đủ để ghi lại những cảnh đời thường của 1 vùng cao, rừng núi bang Shan, Myanmar.


attachment.php



Phố chợ không đông, nhưng chắc cũng là nơi mà cư dân quanh đây, trên các lưng đồi, sườn núi …tìm đến để trao đổi hàng hóa, mua bán nông sản và sẳn dịp vui chơi. Có lẽ do điều kiện khí hậu mát mẻ mà màu sắc trang phục của người dân nơi này thường rất sặc sở và rất…nóng.


attachment.php



Để phân biệt các dân tộc thiểu số vùng cao, người ta thường dựa vào sự khác biệt của trang phục, về kiễu mẫu và nhất là màu sắc, thể hiện rõ nhất là trên chiếc khăn đội đầu của phụ nữ. Tuy nhiên, ở đây tôi thấy dường như còn thể hiện trên cả chiếc nón nữa, thường là nón lá trên đó có thêu hoa văn với màu sắc đặc trưng.


attachment.php

Có một nhóm người mặc longyi màu sẩm, áo trắng với nón lá thêu màu xanh da trời, tiếc là ảnh chụp quá xa, không thấy rõ.


Chúng tôi đi cặp theo chợ, về phía chiếc tháp đồng hồ. Thiệt là ngộ, có lẽ đây là một mặc định có từ lúc người ta chế ra cái phương tiện báo thời gian này, nên hầu như chợ lớn nào cũng có một chiếc đồng hồ thiệt bự, thường thì gắn trên đầu hồi ở 4 cửa vào nhà lồng chợ, hoặc đặt trên 1 tháp cao với 4 đồng hồ quay ra 4 hướng. Chắc là để nhắc các bà nội trợ mua hàng xong rồi về cho kịp giờ nấu cơm, dù rất nhiều trường hợp đồng hồ …chết ngắc từ lâu!


attachment.php

1 shot selfie lấy Tháp đồng hồ chợ Taunggyi làm kỹ niệm.

Chợt một gia đình “sắc tộc” châu Âu, đang cùng nhau viếng chợ, tôi vội ghi lấy để làm bằng chứng…cãi cọ sau này!


attachment.php



Mặt sau của chợ, có lẽ tập trung các quầy mua bán nông sản, tươi sống…phục vụ cho bửa ăn hàng ngày. Cao nguyên Shan mênh mông không có nhiều sông suối ngoài sông Thanlwin phát nguyên từ Tây Tạng chảy vào qua các hẻm núi hẹp, nên cá là mặt hàng rất hiếm, nhưng thủ phủ Taunggyi chỉ cách hồ Inlay khoảng 50km nên cá nước ngọt dễ dàng được bày bán ở đây. Cá rất ngon, thường được trộn với gia vị làm món gỏi, hoặc quấn trong lá chuối để nướng trên than hồng. Dĩ nhiên, có cá thì cũng có khô, một “phó sản” được chế biến từ cá thừa hay cá chết! Nhưng chắc chắn khô Miến Điện thua đứt khô cá sặt, cá lóc, hoặc cá tra phồng An Giang!


attachment.php



attachment.php



Ngoài ra, người bang Shan còn dùng thịt heo, gà, bò, trâu nước hoặc các loại thú rừng do thợ săn bẫy được, tất cả đều có nguồn gốc tự nhiên, chứ không phải là sản phẩm công nghiệp.


attachment.php



Trong thành phần bửa ăn hàng ngày của người bang Shan không thể thiếu rau củ quả, ăn sống hoặc nấu chín, phần lớn chúng là sản phẩm tự canh tác trong vườn nhà, một số dư thừa được mang ra chợ bán cho các thị dân.


attachment.php

Trái táo thì chắc là hàng Tàu, còn loại đậu này thì tôi không biết, nhưng có lẽ rất ngon, chỉ tội cho cháu bé phải vất vả cùng mẹ giữa phiên chợ đầy nắng sáng, rất may nắng ở đây lạnh…


...lạnh như màu tím ngọt ngào thật lạ của trái bắp Taunggyi!


attachment.php
 
Last edited:
Nào, bây giờ xin mới các bạn tiếp tục theo chân chúng tôi rảo bước chung quanh chợ “Tháp Đồng hồ”. Chợ là nơi mua bán hàng hóa tiêu dùng, là nơi các bà nội trợ mua sắm thực phẩm chuẩn bị cho bửa ăn gia đình. Chợ cũng là nơi các ông tìm 1 góc cà phê “tám chuyện”, nhưng nơi đây tôi vẫn chưa thấy 1 quán cà phê nào, không giống như tại Việt Nam, hầu như góc đường nào cũng có. Nhưng cũng giống như ở Việt nam, vẫn có những hàng ăn “ghế đẩu” , nơi ưa thích của những cô gái hay các bà nội trợ vừa có chỗ nghĩ chân vừa ăn được bửa lót lòng thuận tiện.


attachment.php

Còn đây là những cô gái, không biết thuộc tộc gì, nhưng ăn mặc hiện đại, đang ngồi ghế đẩu thưởng thức bửa điểm tâm mang sắc màu …chợ búa! Chợ “Tháp Đồng hồ” Taunggyi cũng không ngoại lệ khi có những quầy bán thức uống và đồ ngọt như rau câu, chè…


attachment.php



Hoa tươi là mặt hàng không thấy thiếu trong các chợ ở Miến Điện, điều này rất giống với Việt Nam, vì là một thứ mà hàng ngày các gia đình hay mua để cúng Phật.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Tiếp tục lại là các quầy bán rau củ quả…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



…đồ nhựa…


attachment.php



attachment.php
 
Lẫn quẫn phía sau một hồi, chúng tôi vòng qua phố bên kia để trở ra đường Ah Wai Yar, nơi đây có một dãy cửa hàng đang xây dựng dang dở.


attachment.php



Khi sắp ra phố chính tôi gặp một đôi, không biết là dân tộc gì với khăn đội màu đỏ rực rất ấn tượng, nhưng cái mà tôi vừa chợt thấy mới thực sự làm tôi chú ý, đó là chiếc gùi đong đưa sau lưng cô gái, nó hoàn toàn khác với gùi của dân tộc Tây nguyên và miền núi xứ ta. Gùi đan rất khéo, phối màu giản đơn, không có 2 dây đeo cứng cáp để mang lên vai, thay vào đó là một sợi dây màu mềm mại luồn ngang lưng chừng gùi trước khi vòng lên choàng qua vai xuống hông. Rõ ràng đây là loại gùi “làm duyên” của các cô gái, chỉ có thể chứa các loại hàng hóa nhẹ nhàng, để các cô nàng từ trên núi xuống đây…dạo phố!


attachment.php



Và tôi tiếp tục bám theo để có được tấm ảnh sau, tạm ghi một chút sắc màu mà tôi nghĩ rằng sẽ bắt gặp nơi đây.


attachment.php



Và sau đây xin mời xem thêm một số “sắc màu Taunggyi”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Trước khi bắt đầu phần tiếp theo, tôi xin có một đính chánh nhỏ. Bài trước khi nói về chiếc gùi “xì tin”, tôi cho rằng với sợi dây xanh mỏng mảnh, chiếc gùi chỉ để làm duyên khi bát phố. Tuy nhiên khi xem lại một số hình ảnh, thì tôi thấy gùi của người Miến không có 2 quai như của dân tộc Tây nguyên, bởi họ không mang nhờ đôi vai, mà họ mang nhờ đầu, sợi dây chắc là dai lắm, có phần mở rộng cho êm để vắt ngang qua trán, với sự tiếp sức của 2 ngón cái, chiếc gùi có thể tải nặng như loại đeo vai. Thiệt tình đây chỉ là suy đoán, ai biết chỉ giùm, xin cảm ơn.
Bây giờ mời xem tiếp cuộc rong chơi.
Bị hấp dẫn bởi lớp phấn thanakha trên mặt những phụ nữ Miến Điện, bà xã quyết mua loại mỹ phẩm tự nhiên đặc biệt này, quá xá rẻ so với sản phẩm của Hàn quốc hay Tây. Còn hiệu quả thế nào thì chưa được biết; nhưng người Miến đã dùng phổ biến từ lâu, nếu có hại thì sao còn tồn tại? Trong lúc, càng ngày tôi càng thấy có nhiều thiếu nữ Myanmar rất đẹp, kể cả khi có lớp phấn thanakha phơn phớt trên đôi gò má!


attachment.php



Trong khi chờ Sư H. tôi cứ lại lòng vòng dạo chơi quanh chợ, thâm nhập vào cuộc sống đời thường tương tự với xã hội Việt nam.


Bán quần áo “xô”.

attachment.php



Bến xe “lô”, tôi không thấy bến xe nào ở đây có qui củ như ở Việt Nam, chỉ là một con đường không buôn bán, xe đậu dọc theo đó để rước khách, giống như bến xe lô hồi trước năm 1975 ở miền Nam. Xe đò ở Miến Điện cũng giống như Cambodia, chở thoải mái cho đến khi nào… hết chỗ, băng ghế đầy thì xin mời ngồi bệt xuống sàn xe!


attachment.php

He he, các sắc tộc tại đây được phân biệt nhờ vào chiếc khăn đội trên đầu, không biết ông này thuộc “sắc tộc” nào đây?


attachment.php



Vào hẻm nhỏ.


attachment.php



Vô tư tắm con giữa trời Taunggyi lạnh lẽo!

attachment.php



He he, thời buổi kỹ thuật số này mà tại “thủ đô” Taunggyi , Myanmar vẫn còn sử dụng chiếc cân xách tay hồi …những năm đầu thế kỷ 20, với những quả cân …không dễ gì gặp ở các nơi khác!

attachment.php



Cuối cùng chúng tôi vội trở lại xe khi thấy Sư H. cùng đệ tử Koto đi chợ về tới.

attachment.php



Giờ cũng là lúc tìm chỗ cho các Sư ăn, trước 12h, đó là một quán không sang trọng nhưng khá khang trang, nằm trên đường Ah Wai Yar theo hướng trở ngược về Kalaw. Đặc biệt, cô chủ nhỏ của quán cực kỳ xinh đẹp!


attachment.php



attachment.php

He he, cậu sinh viên Koto, tuy không được trắng nhưng cũng ...đẹp trai!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,181
Members
192,392
Latest member
rip_indra2000d
Back
Top