What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
14h15’ chiều 04-11-2013, chúng tôi rời làng Indein để trở ra chùa Phaung Daw Oo, thăm 5 ông Phật vàng mà hàng năm dân Inlay đã tổ chức lễ hội kéo dài đến 18 ngày, để rước đi vòng các làng quanh hồ nước ngọt xinh đẹp này.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Mua vàng lá tại đây mới đủ chuẩn!


attachment.php



attachment.php

Hình trên là “nhản” của lá vàng(có lẽ là tên chùa)
4 miếng dưới là phần giấy còn lại sau khi lá vàng được dát vào tượng Phật(lá vàng cực kỳ mỏng, nhưng vẫn thấy được, nằm trong ô màu vàng).


attachment.php



Theo truyền thuyết, có một lần trong quá khứ, thuyền rước 5 tượng Phật bị chìm, dân chúng mò vớt được 4 “Ông”, “Ông” còn lại tìm hoài chẳng thấy; nhưng khi mọi người trở về chùa thì “Ông” ngồi trong chánh điện rồi. Từ đó dân làng chỉ rước 4 “Ông”, “Ông” về trước, từ đó cho ở lại giữ chùa.
Sau thời gian dài được bá tánh dát vàng, 5 tượng Phật nhỏ không còn giữ hình hài nguyên thủy nửa!
 
Rời chùa Phaung Daw Oo chúng tôi được Sư H. hướng dẫn qua thăm làng dệt lụa chỉ sen, nhưng trước khi đến đó, bây giờ chúng tôi mới thực sự lướt qua ngôi làng tuyệt đẹp trên 1 góc hồ Inlay này.


attachment.php

Rời chùa Phaung Daw Oo để đi thăm làng dệt lụa chỉ sen.


attachment.php

Xin chào chùa Phaung Daw Oo!


Hồi sáng, chúng tôi đã chứng kiến quan cảnh thần tiên trên mặt hồ với những cánh hải âu chao liệng cực kỳ đẹp mắt. Nhìn những khu vườn nổi bềnh bồng theo nhịp sóng đẫy đưa, những nếp nhà sàn đẹp một cách bình dị trên mặt hồ với bóng núi, mây trời lồng lộng phía xa. Nhưng tất cả chỉ thoáng xa và thoáng chốc, khi sau đó thuyền len vào con lạch nhỏ để đến thăm thánh địa Indein.
Nên bây giờ, trước những gì đang trôi qua 2 bên con thuyền nhỏ, chúng tôi mới thực sự hiểu vì sao làng nổi tại hồ Inlay lại được xếp vào top 10 những ngôi làng đẹp nhất thế giới.
Mũi thuyền Inlay không cong như những chiếc gondola nổi tiếng của Ý, nhưng thân thuyền màu đen thì tương tự, lướt vun vút trên con “kênh” , len lỏi qua những ngôi nhà sàn giản dị, chui qua bên dưới những chiếc cầu ván có mái che mưa nắng…tạo nên một ấn tượng thú vị mà nhiều du khách châu Âu ví von đây là một Venice khác của phương Đông!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Một chiếc cầu ván lạ mắt trong làng nổi.


attachment.php



Thuyền cứ chạy theo con rạch nhỏ, len lỏi qua các khu vườn nổi, những nhà hàng, resort sang trọng nhưng thiết kế rất phù hợp với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp chung quanh. Mọi thứ đều thật hoàn hảo, kể cả những chiếc thuyền chở hàng hóa về làng.
 
…Kể cả những chiếc thuyền chở hàng hóa về làng, rực rỡ sắc màu giữa một miền quê kỳ lạ, nhìn chỗ nào cũng đẹp.


attachment.php



Những ngôi nhà sàn với cửa sổ đầy màu sắc, các con thuyền “gondola” Inlay tung bọt trắng trên mặt hồ nước trong xanh, tuyệt đẹp.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thời kỹ thuật số khiến không phải tốn phim, nên chúng tôi tha hồ bấm máy và bây giờ cũng tha hồ phân vân lựa chọn giữa hàng trăm file ảnh…lỡ chụp!
Cuối cùng, chúng tôi cũng tới làng dệt tơ sen độc đáo, nổi tiếng thế giới In Paw Khon. Đường chính là những lạch nước xẻ ngang dọc giữa các “phố” nhà sàn cao cẳng, nằm trên các khu vườn nổi hoặc các vuôn trồng sen, đa phần là sen trắng, được những rào cây bao bọc chung quanh. Đường phụ là những lối đi liên kết các khu vực trong làng, có những chiếc cầu gỗ bắc ngang qua các thủy lộ chính, tạo nên một hệ thống giao thông kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy.


attachment.php

Một vuôn sen nguyên liệu.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Cầu vượt và hệ thống giao thông “đi bộ” trong làng In Paw Khon.
 
Lâu nay tôi có biết đến lụa bằng tơ tằm, nhưng bằng tơ sen thì đây là lần đầu tiên tôi thấy. Làng In Paw Khon tại hồ Inlay đã trở nên nổi tiếng thế giới nhờ loại sản phẩm thủ công độc đáo này. Tơ sen được khéo léo “kéo” ra từ những cọng lá sen được thu hoạch trong ngày, nhiều sợi tơ mong manh được se lại rồi kết nối thành chỉ sen để trở thành sợi, cung cấp cho thợ, dệt thành những tấm lụa rất đắc tiền.
Đường vào làng nghề khởi đầu bằng những “vuôn” trồng sen có rào chắn xác định chủ quyền. Ngoài các kinh rạch len lỏi qua các nhà phố trong làng, một hệ thống “đường bộ” được lót ván để đi từ khu vực này qua khu vực khác, thỉnh thoảng có các cầu vượt để băng ngang các con kinh hoặc 1 điểm đặc biệt nào đó, tạo nên một lối đi độc đáo để du khách có thể đi dạo quanh làng ngắm nhìn các vườn nổi, các vuôn sen…


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Thuyền chúng tôi cập bến ngay tại xưỡng dệt, qua đó chúng tôi có thể trực tiếp chứng kiến việc kéo “tơ sen” cũng như các công đoạn để làm ra một tấm lụa. Sau đây là những hình ảnh minh họa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Để sản xuất được một sản phẩm lụa tơ sen phải tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu, nên giá thành phẩm cũng rất đắc, khoảng 1.000.000đ VN/ 100g lụa tơ sen.
Vì lụa tơ sen không được bóng mượt như tơ tầm, lại có giá thành cao, nên người ta cũng sản xuất thêm 1 loại hổn hợp 2 thứ, tơ tầm và tơ sen, nhưng tơ tầm thì phải nhập từ Trung Quốc, vì người Miến theo đạo Phật, không giết tầm để lấy tơ.
 
Sau khi thăm xưỡng dệt, chúng tôi qua nhà trưng bày và bán sản phẩm. Dĩ nhiên loại lụa này nếu không biết trước, tôi chắc chắn không thể nào nhận ra là dệt bằng tơ sen. Các sản phẩm bày bán rất đẹp, nhưng giá thì quá mắc, chúng tôi chỉ dám cầm xem thử, Sư H. hình như có mua làm quà cho cháu bên Mỹ, bà xã cũng định mua 1 áo kiễu Miến Điện cho cháu nội gái, nhưng không có loại nhỏ.


attachment.php



attachment.php



attachment.php


Không mua gì nên tôi đi ra ngoài …dạo “phố”, nhìn “xe cộ” qua lại trên “đường”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Một chú sadi được mẹ rước về nhà!


attachment.php

"Đường phố" sạch bóng!


Điều làm tôi thật ngạc nhiên là sự sạch sẽ của các làng nổi tại hồ Inlay này, được biết người dân sống tại các làng nổi rất ý thức trong việc giữ sạch môi trường nước mà họ cùng chung sống.
Cuối cùng chúng tôi rời làng dệt, tiếp tục đi thăm điểm chót là một ngôi chùa có tượng Phật từ thời Vua A dục, rất linh thiêng. Dĩ nhiên dọc đường chúng tôi tiếp tục được thưởng thức cái đẹp của các ngôi làng nổi hồ Inlay.


attachment.php



attachment.php
 
Mời các bạn xem tiếp những hình ảnh đẹp của các làng nổi tại hồ Inlay.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Và đó là những hình ảnh cuối cùng của vài ngôi làng nổi nằm ở bờ Nam của 1 hồ Inlay, trước khi chúng ta trở về cảnh thiên thai của Inlay mà chúng ta đã qua vào buổi sáng.
Tôi nói 1 hồ Inlay, bởi lẽ khi khảo sát google maps, toi thấy còn 1 hồ nữa lớn hơn hồ này nằm cách đây khoàng 20km cũng được ghi là Inlay, vẫn có những hình ảnh người Inthar chèo thuyền bằng chân khi đánh bắt cá. Tôi vẫn đang thắc mắc điều này và vẫn chưa có lời giải thích.
 
Chào volty,
Rất cảm ơn cháu gửi comment chia sẻ. Myanmar tuy xa...mà gần! Cháu chỉ đi qua Cambodia, Thái Lan, đi đường bộ tốn khoảng 1 triệu, rồi lại theo đường bộ đi tiếp qua Myanmar thôi. Cầm theo bài viết này, chú nghĩ chắc chẳng khó khăn, nhất là với các bạn trẻ. Từ Sài gòn tới Inlay chắc chỉ xa hơn từ Cà Mau tới Sa Pa chút xíu thôi, hi hi.
 
Bây giờ là lúc chúng tôi kết thúc 1 ngày lang thang miền “nước nhược”. Rời những làng nổi lạ lùng, chúng tôi trở về với hồ nước xanh nơi lưng chừng núi. Có lẽ chỉ khi trời tắt nắng, mọi vật không còn phản chiếu ánh sáng để lộ diện với đời, thì Inlay mới âm thầm dấu mặt, dấu luôn những cảnh đẹp trên hồ. Còn bây giờ, nắng chiều đang nghiêng xuống, trước mắt chúng tôi, Inlay cực kỳ lộng lẫy khi thuyền lướt đi trên mặt hồ xanh thẳm, in bóng mây nõn trắng như bông giữa lồng lộng trời cao. Vài chim hải âu nhẹ vỗ cánh như tiễn đưa khách lạ, làm chúng tôi nuối tiếc những vũ điệu lưng trời.


attachment.php



attachment.php

Giã từ làng nổi Inlay.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Cánh hải âu lẻ loi như…đưa tiễn khách!


attachment.php

Còn ánh sáng là còn thấy cảnh đẹp Inlay.


3 ảnh sau đây, cái nào cũng đẹp, nên post hết lên cho các bạn xem chơi.


attachment.php

Chiều trên hồ Inlay đẹp lộng lẫy!


attachment.php

Gần thêm 1 chút.


attachment.php
 
Tuy nhiên, với nhiều du khách là dân chơi ảnh, thì buổi chiều chếch nắng chính là lúc họ tìm săn những bức ảnh đẹp, ghi lại những “vũ điệu Inthar” với bước chân uyển chuyển điều khiển mái chèo, tay buông lưới hoặc vung nôm bắt cá. Họ thuê những chiếc thuyền máy, thuê cả “mẫu” là những ngư phủ Inlay thực hiện những động tác sắp đặt để ghi cho được những khuôn hình ưng ý.


attachment.php

“Vũ điệu Inthar”


attachment.php



Và đây là vài tấm ảnh chụp “ăn theo” những tay máy chuyên nghiệp, khi họ thực hiện một buổi "săn ảnh" có chủ đề, trên hồ Inlay.


attachment.php

Chuẩn bị cho “vũ điệu Inthar”.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,022
Members
192,358
Latest member
nepchongtruot
Back
Top