What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Tin vui mới nhất: hôm nay, trong khi ngồi viết phần tiếp theo, tôi nhận được điện thoại từ Sư H., đang nhập hạ tại Kalaw, Myanmar, Sư nói rằng tổ chức UNESCO đã lên tiếng can thiệp, yêu cầu dừng lại mọi hoạt động xâm hại đến di tích, họ sẽ hổ trợ tài chánh và chuyên môn trong việc bảo tồn thánh tích Indein (và cả các nơi khác). Vậy là mọi người yên chí, vẫn sẽ có ngày các bạn được dịp …đưa nhẹ tay ra là chạm vào …1.000 năm về trước, tại Indein!


Và bây giờ…
Cuối cùng, chúng tôi vào chánh điện cúng Phật trước khi rời Indein để tiếp tục cuộc hành trình thú vị hôm nay tại hồ Inlay.


attachment.php



attachment.php



Chim thần Garuda, trong thần thoại Hindu, vốn không đội trời chung với rắn thần Naga, kẻ đã giết chết mẹ Garuda, nên hể chim gặp rắn là xé xác không tha. Về sau, thần Vishnu thu phục được nên Garuda trở thành vật cởi của Thần.
Cuộc chiến đấu không khoang nhượng của chim và rắn được xem như là biễu tượng của xung đột “thiện-ác”, “sáng tạo-hủy diệt”, “sống-chết”, “lý trí-vô minh”…
Hình tượng Garuda sau này xuất hiện trong Phật giáo Nam tông, trong các công trình kiến trúc, là các chim thần đưa tay nâng đở các mái chùa.


Lần trở ra này, chúng tôi vẫn phải theo hành lang cũ, gặp 1 nhóm phụ nữ Pa Oo ngồi ăn trưa tại 1 gian trống, tuy “ăn bóc”, nhưng tôi thấy cũng có vẻ rất vệ sinh và ngon lành!


attachment.php

Trở xuống theo hành lang cũ.


attachment.php

Trang phục người Pa Oo có màu đen chủ đạo, kể cả chiếc gùi, chỉ có khăn đội đầu màu đỏ hay cam có kẻ ô đen.


attachment.php



Sư H. dẫn chúng tôi ra một lối mòn, len lỏi qua 1 góc làng Indein, để trở về bến thuyền. Điều này thật thú vị bởi chúng tôi có dịp bước đi trên 1 miền quê xa lạ, lại có nét tương tự như đâu đó ở Việt Nam, chỉ khác là trang phục của người dân sở tại.
Tuy nhiên, mục đích của việc theo lộ trình này còn nhằm cho chúng tôi thấy một nghệ nhân cụt cả 2 bàn tay, vẫn có thể vẽ bằng bút sắt, để tạo ra những bản kinh Phật, những câu chuyện về Đức Thế tôn với hình ảnh sắc sảo trên những “lá buông"(giống như kinh slâc-rich, viết trên lá thốt lốt của người Khmer Nam bộ) . Mỗi lần thăm lại hồ Inlay, Sư H. thường hay ghé đây mua các sản phẩm mỹ thuật này để làm quà khi trở về Mỹ, đồng thời cũng là để ủng hộ cho người nghệ sĩ khuyết tật hiền lành!


attachment.php

Cây bút sắt được khéo léo điều khiển bởi miệng và đôi tay khuyết tật, vẽ những hoa văn, hình ảnh sắc sảo lên miếng lá buông mỏng manh.
Người nghệ sĩ này tự mình tạo ra sản phẩm, đóng gói, thu và đếm tiền bằng “đôi tay thiếu thốn” …


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Chào anh Doigiaymoi !...
Cám on bài viêt cūa anh nhiêu lam ... Anh cho em hõi .... Su H Pháp Danh ? de có dip sē theo buoc chân anh chi den dãnh lê Sü .
Kính chúc anh chi nhieu suc khõe
 
Chúng tôi theo con đường đất rợp bóng cây, bên cạnh giòng mươn nhỏ y hệt như chốn quê nhà, nhất là hình ảnh bà mẹ đang tắm các con trên cái “sàn nước” bắc chồm ra khỏi bờ đất.
Con đường chạy ngang qua một khu rừng tre, thật đẹp, nhiều lúc tôi cứ tưởng đây là cảnh trong phim “Thập Diện mai phục” với tài tử Chương Tử Di đẹp não nùng!


attachment.php



attachment.php



Con đường chạy ngang qua một khu rừng tre, thật đẹp, nhiều lúc tôi cứ tưởng đây là cảnh trong phim “Thập Diện mai phục” với tài tử Chương Tử Di đẹp não nùng!
Thật sự chẳng có Chương Tử Di, mà chỉ vài phụ nữ Pa Oo địu con mời khách ghé mua hàng lưu niệm, là các tấm thổ cẩm hoặc áo quần, sắc màu sặc sở, dệt nên từ những vật liệu mộc mạc của núi rừng và tâm hồn chân chất của người bản địa, nên tuy thô sơ, nhưng mang đậm nét văn hóa đặc thù. Và đó là 1 cảnh đẹp.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php




Đi suốt con đường, nhìn những quầy hàng lưu niệm bán theo kiểu tự phát với những người phụ nữ Pa Oo địu con chân chất, tôi chợt nhớ đến cảnh mua bán bát nháo tại một số các khu du lịch trong nước, chụp giựt và gạt gẫm.Tôi nhận ra rằng kiễu buôn bán này lại có một vẻ đẹp rất văn hóa, góp phần cho con đường này thật đáng yêu.
 
Xin chào Namki,
Rất cảm ơn bạn đã theo dỏi bài viết và nói lời chia sẻ. He he, cho tới giờ tôi vẫn chưa biết Pháp danh của Sư, vì thấy không cần thiết.
Xin cảm ơn về lời chúc.
Doigiaymoi.
 
Da chào anh ! Em cūng Dân Angiang nhung o Tân Châu ... Mong có dip mòi anh 1 li cafe làm quen ! Chúc anh manh khoe de duoc doc tiep hành trinh cūa anh chi
 
Chào bác Doigiaymoi, em đã đọc các topic của bác và rất hâm mộ các chuyến phượt của hai bác, chúc hai bác luôn khỏe để có các chuyến phượt tiếp theo
 
Chào Namki,
He he, rất hoan nghênh lời mời cà phê của Tân Châu quê lụa. Tui có người bạn cùng khóa 1 CT, Ng.H. Tr. đã mất hồi năm rồi. Mấy năm trước, năm nào tui cũng có đi Tân Châu, năm nay túi bụi chuyến đi này nên chưa có dịp đến.
Hẹn gặp.
Doigiaymoi.
 
Cuối cùng, tôi trở lại con lạch đã đưa mình đến với Indein, bên cạnh chiếc cầu dẫn qua chợ. Giờ này, số lượng du khách có vẻ đông hơn, hình như họ đến và nghĩ tại các resort nằm rải rác quanh đây, một số đang ngồi ăn trong nhà hàng Golden Kite, ngay trên bến thuyền du lịch, sát chân cầu.


attachment.php

Chúng tôi trở lại con lạch đã đưa chúng tôi đến di tích Indein.


attachment.php



attachment.php



Giờ này cũng là lúc nhiều người dân Pa Oo(phần lớn là phụ nữ)lần lượt kéo nhau về trên những chiếc thuyền đưa đò, có lẽ họ đi chợ Shwe Nyaung từ sáng. Về hình thức, những chiếc thuyền này cũng giống như những thuyền chở chúng tôi đi chơi, chỉ khác là không có băng ghế, người Pa Oo ngồi bệch dưới lòng thuyền, nên số lượng thường nhiều hơn gấp đôi, lại chất đầy hàng hóa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php




Sự sôi động đầy màu sắc nơi bến thuyền lúc này thật là hoạt cảnh khó quên, chắc chắn đây luôn là những hình ảnh khiến mọi du khách phương xa đều quan tâm khi chứng kiến. Dĩ nhiên, cũng như các du khách phương Tây khác,tôi và bà xã không bỏ lở cơ hội để ghi lại những file hình đặc biệt, về những con người có vẻ rất dễ thương và thật “vô tư” nơi chốn “thâm sơn cùng cốc” này!


attachment.php



attachment.php



Bà xã đứng ngay trên cầu để chộp những bức ảnh “tầm xa”, tôi xuống tận bến thuyền để tìm cận cảnh…Nhưng hóa ra, bà xã tôi mới có những tấm ảnh tầm xa “giá trị” lẫn những file cận cảnh chứa nhiều thông tin du lịch hơn tôi.

Ảnh của tôi:

attachment.php



attachment.php
 
Tôi tiếp tục tìm những góc máy cận cảnh, nhưng cũng chỉ tàm tạm thôi và có 1 phát hiện ngẫu nhiên: mặc cho tôi là khách lạ, với máy ảnh đang không ngừng “tác nghiệp”, một thuyền các phụ nữ Pa Oo tới sau, khi vừa mang hàng hóa lên bờ xong, họ trở ngay xuống nước, khéo léo trầm mình “tắm tiên” giữa thiên thanh bạch nhật. Dù bất ngờ và dù ở sát cạnh, tôi cũng không dám đưa máy ngắm chụp, mà vội quay trở lại cầu, cho bà xã hay để “cùng là phận nữ nhi” may ra bà ấy sẽ dễ dàng tiếp cận thực hiện những file ảnh “độc”…đáo này!

Tiếp tục đây là những file ảnh của tôi:

attachment.php



attachment.php



attachment.php



Bây giờ tôi mới thấy chiếc gùi của các dân tộc miền núi Miến Điện thật tiện lợi, nó không chỉ chứa hàng hóa mà còn là giá đở cho 1, 2 bao hàng khác, thậm chí lớn hơn cả gùi, được chất cao nghệu trên đầu!

Và đây là những file ảnh của bà xã:

attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Không ngờ, bà xã cũng thấy cuộc “tắm tiên” vô tư ấy và đã bấm được một tấm ảnh “tầm xa”, chắc chắn không làm ai “lúng túng”, chứa cái thông tin “độc” đáo này…


attachment.php



Lúc này, bà xã mới nói ở đây chụp được rồi, lại gần người Pa Oo sẽ …mắc cở! Người ta không cấm, nhưng có đề nghị du khách đừng làm … “lúng túng” những người phụ nữ đang vô tư thể hiện một nét văn hóa hồn nhiên, dù cho khách du lịch đang trên đường đến chơi.
Và với tôi, thật may khi đã không “vô ý” vi phạm điều tế nhị này!


attachment.php



Tấm ảnh này bà xã chụp tôi và Koto, đệ tử của Sư H., sinh viên luật, có chứa một thông tin rất đặc biệt, nằm trên tấm bảng kèm hình minh họa, ở bìa phải, phía sau lưng Koto: “Don’t take any photos that may make people feel embarrassed!”
Nào, hãy “zoom” lại xem…


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,676
Bài viết
1,135,075
Members
192,365
Latest member
JosephNunn
Back
Top