What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Inlay, hồ nước ngọt lớn thứ 2 của Myanmar 116km2, có tài liệu nói trên 200km2( lớn nhất là hồ Indawgyi, 250km2, thuộc bang Kachin), nằm trên cao độ 880m, thuộc bang Shan, có độ sâu trung bình từ 2,1m đến 3,7m vào mùa khô, mùa mưa có thể tăng thêm 1,5m nữa.
Shan, Taungyo, Pa-Oo (Taungthu), Danu, Kayah, Danaw và Bamar là những tộc người sống rải rác trong các làng nằm trên lưu vực hồ Inlay; nhưng đông nhất là người Inthar, theo tiếng Miến, có nghĩa là “người sống trên hồ”. Họ ngụ trong những ngôi nhà sàn cao cẳng, cất ngay trên hồ, bên cạnh những vuôn rẫy nổi độc đáo mà tôi đã trình bày ở phần trên.
Tạp chí du lịch Condé Nast Traveler chọn hồ Inlay là 1 trong 5 điểm đến mới của châu Á mà du khách năm châu nên khám phá, còn tôi, đã từng theo dõi qua màn ảnh nhỏ những hoạt cảnh độc đáo của hồ nước ngọt này; nhưng thật sự, điều đó chẳng thấm vào đâu so với những gì sẽ diễn ra trước mắt tôi hôm nay.
Lúc thuyền vừa ra khỏi kinh Nyaung Shwe, tôi vẫn còn thấy những hoạt cảnh đời thường trên sông nước: xuồng máy vận chuyển khách và hàng hóa ngược xuôi trong khung cảnh bình dị của một miền quê thôn dã, bông sậy và cây dại mọc đến sát mé hồ, cũng giống như nhiều nơi ở miền Tây sông nước.


attachment.php



Nhưng chẳng bao lâu sau, xuồng cao tốc đến mép nước trong, cũng là nơi bắt đầu cái mênh mông bao la của chiếc hồ màu ngọc bích.
Những dãy núi chạy dọc 2 bên giữa trời xanh ngăn ngắt, với những khối mây trắng muốt như bông, kết hợp với mặt nước trong, khiến ai đến đây, nhìn thấy cũng tưởng như chốn non bồng nước nhược!
Ngày hôm qua, chúng tôi đã chứng kiến cái “thiên đường màu sắc” của những cánh đồng mè uốn lượn dưới các thung lũng đẹp mê hồn.
Còn bây giờ, lúc những chiếc thuyền cao tốc xé gió lướt đi trên mặt hồ rộng lớn, để lại phía sau đuôi là những bùng vỡ bọt nước trắng xóa tuyệt vời, tôi mới thực sự bắt đầu cảm nhận cái đẹp mà người ta hết lời ca tụng khi đã một lần đến với Inlay.


attachment.php



Nhưng đó chỉ là chút xíu khởi đầu của cái chốn gọi là thiên thai nơi trần thế.
Tôi không biết cõi Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao ra sao, tôi chẳng rõ chốn Thiên thai của thi sĩ Tản Đà thế nào, nhưng 2 người nghệ sĩ ấy đã từng đưa tôi theo chân “Lưu Thần-Nguyễn Triệu”lên đến chỗ …
…Lá đào rơi rắc lối thiên thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
…. Đá mòn. Rêu nhạt. Nước chảy-Huê trôi.
Cái hạc bay lên vút tận trời...
Và với giọng ca cao vút của Thái Thanh, tôi cũng đã từng bay theo hạc trắng, lên đến tận mây xanh và thấy rằng Thiên thai của Tản Đà và Văn Cao, đẹp …như nhạc và thơ!
…trời cao xanh ngát, xanh ngát…ơ hờ,…hai con hạc trắng bày về …nơi đâu?
Trời cao xanh ngát, xanh ngát …ơ hờ…hai con hạc trắng…bay về …bồng lai!

Và thật bất ngờ…
Ô hay, bây giờ đang trước mắt tôi không phải là hai con hạc trắng, mà là một bầy chim trắng, giống như hải âu ở biển, đang nhởn nhơ trên sóng nước, không có vẻ gì là sợ hãy khi thuyền chúng tôi chạy ngang qua, chỉ một vài con cất cánh bay lên như vẫy tay đón chào khách đến!


attachment.php

Thiệt là ngộ, ở đâu mà nhiều thế này? Tôi thật bất ngờ trước hình ảnh này, dù rằng trước khi xuất bến, Sư H. có nói mua thức ăn cho chim.

Thì ra, cư dân của hồ không những chỉ là những tộc người đang sống rải rác trên các nhà sàn, đảo cỏ…mà còn là hàng ngàn, hàng vạn những chim trắng hải âu, chúng thật bình yên, giữa một môi trường xanh thân thiện, không sợ hãi bởi sự săn bắt độc ác của con người như nhiều nơi khác!
Con thuyền cứ lướt nhanh qua và bọn chim trắng vẫn cứ bềnh bồng trên mặt hồ yên ả, tôi vẫn còn đang quan sát sự hiện diện lạ kỳ của chúng giữa thiên nhiên… bất ngờ bầy hải âu tung mình lên khỏi nước, chớp đôi cánh trắng, vội vã đuổi theo con thuyền, tạo nên một hoạt cảnh vô cùng ngoạn mục! Thì ra, bác tài Ấn Độ vừa tung mấy hạt thức ăn lên không, đó là tín hiệu đã được “lập trình”, bầy chim vội vã cất cánh để bắt đầu điệu “luân vũ Inlay”, mà nếu không chứng kiến tôi chẳng thể nào tưởng tượng ra nó tuyệt vời như thế, nhất là dưới ánh mặt trời ngược sáng trên cao!


attachment.php

Hải âu bay đuổi theo thuyền, bên tay trái…


attachment.php

…bên tay phải…


attachment.php

Phía sau lưng…


attachment.php

...và trước mặt.


attachment.php

…tuyệt vời trên mặt nước biếc…


attachment.php

Thêm một shot selfie …!


attachment.php

…và “điệu luân vũ trên không”, tại chốn “bồng lai” Inlay.

Tất cả bầy chim đã làm chúng tôi ngất ngây đến …chóng mặt, vì kỹ thuật gắp mồi trên không, vì tốc độ di chuyển nhanh chóng và linh hoạt, thoáng bên phải, chốc bên trái, khi chớp nhoáng gắp mồi dưới nước, lúc nhẹ nhàng chớp cánh nhưng vẫn dễ dàng vượt trước con thuyền đang “xé gió” tiến lên!
Tất cả cùng nhau phối hợp đủ các hình ảnh tuyệt vời, như một màn luân vũ luôn thay đổi đội hình ngẫu nhiên, nhưng thật sự lạ mắt và quyến rũ!
Vâng, xin chào mừng đến với Inlay!
 
Last edited:
Có chứng kiến cảnh chim hải âu đớp lấy thức ăn trên không ta mới thầm phục sự điêu luyện của chúng, chắc đó là bản năng chứ không do tập luyện, trừ khi vun lên thành từng nắm, có hạt sẽ rơi xuống nước và tức thì sẽ được 1 chú chim nào đó “nhặt” ngay, còn nếu chỉ ném từng 1, 2 hạt thì tất cả đều bị chim gắp lấy trên không.
Loài chim này chắc chắn là cư dân lâu đời ở hồ nước ngọt Inlay, có khi chúng đã hiện diện trước lúc người Inthar từ miền Nam Trung quốc tới. Vì thế với người dân bản địa, có lẽ chúng là thành phần không thể thiếu, là những người bạn thân thiết từ lâu gắn bó với họ giữa cái mênh mông hoang vắng của mặt hồ, trong không gian tĩnh lặng của núi rừng bao bọc.
Có lẽ do bản chất hiền hậu của người Miến, họ sống thân thiện với chim, không săn bắt, giết hại, khiến cả hai cùng nương tựa nhau từ đời này sang đời khác, lúc rừng còn nguyên sinh và núi kia còn hoang lạnh…
Khi bác tài Ấn Độ, sắp hết thức ăn, ném cầm chừng lên không từng hạt bắp, cũng là lúc hải âu hạ cánh xuống mặt hồ, đâu đó để chờ những chiếc thuyền khác , chỉ vài con kiên nhẩn bay theo để nhặt nhạnh phần còn lại.


attachment.php

Bên trái.


attachment.php

Bên phải.



…và cuối cùng thì cũng hết, chẳng còn cánh chim nào bay theo. Ngay lúc đó, tôi chợt thấy 1 con chim thật bự, đang đứng trơ trọi giữa trời nắng chói chang.


attachment.php



Bấy giờ tôi nghĩ rằng đó là biễu tượng của Hồ Inlay, về sau tôi được biết đây là con chim trong huyền thoại, còn được người dân tạo hình thành một chiếc thuyền thật lớn luôn dẫn đầu trong Lễ hội chùa Hpaung Daw Oo, diễn ra vào tháng 9 hàng năm. Có lẽ đây chính là cổng chào đón du khách đến với Inlay, vì tiếp theo đó bên cạnh những mảnh vườn nổi đang nhấp nhô theo sóng nước, bên cạnh những nếp nhà sàn bình dị yên bình trong khung cảnh đẹp đẻ của hồ nước trong xanh, là những khu nghí dưỡng, những nhà hàng dành cho du khách đang hàng ngày tìm đến. Họ đến rất đông, nhưng do mặt hồ rất rộng, cùng với nhiều làng mạc đầy bí ẩn cần được khám phá, đã phân tán thành ra chỉ thấy họ rải rác.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Và với những gì tận mắt chứng kiến hôm nay, tôi không thấy ngạc nhiên khi người ta xếp làng ở Inlay nằm trong số 10 làng đẹp nhất thế giới!
 
Theo thống kê, có tất cả 17 làng người dân tộc sinh sống trong lưu vực hồ Inlay, mà đông nhất là Intha, như đã nói. Họ theo đạo Phật từ lâu đời, cho nên nơi đây cũng có rất nhiều tu viện và đền tháp cổ. Dĩ nhiên không phải chỉ tập trung chung quanh hồ mà còn sống rải rác trên các sườn núi.
Nhưng chính những cư dân cùng các làng mạc trên mặt hồ và chung quanh đã làm nên 1 khác biệt độc đáo đến sững sờ cho những ai lần đầu mới tới. Những ngôi làng nổi, những “vườn nhà” trên mặt hồ xanh ngát, tồn tại từ hàng ngàn năm, đã làm nên một thương hiệu độc đáo, nổi tiếng. Các khu vườn này, phải tích tụ từ 50 năm mới có được bề dày khoảng 1 mét, được giữ lại bên cạnh nhà nhờ những cột sào cắm xuống đáy hồ. Người ta nói, khi cưới gã con cái, người Inthar có thể cắt đứt 1 phần “vườn” để cho chúng làm của hồi môn, dĩ nhiên, khi đó họ có thể di dời mảnh “đất” của mình đến 1 vị trí mới nào đó trên mặt hồ (chắc cũng có 1 qui định trong việc này).


attachment.php



Cái thương hiệu Inlay cũng được xác định bằng hình ảnh người đàn ông Inthar với chiếc longyi truyền thống, đứng nghiêng người,điêu luyện khua mái chèo để di chuyển và bắt cá trên hồ. Suốt đoạn đường vừa qua, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp được hình ảnh này, nhưng ở quá xa, nên chẳng hề gây ấn tượng, nhất là phải mãi mê tập trung theo dỏi những vũ điệu trên không của loài hải âu cánh trắng. Hy vọng rằng chuyến trở về sẽ tiếp tục được thưởng thức các vũ điệu trên mặt hồ lúc hoàng hôn, không phải của hải âu, mà là của những ngư phủ Inthar.


attachment.php



Con chim trắng làm “lu mờ” người đánh cá Intha, phía xa; nhưng cả 2 đã tạo nên 1 quan cảnh đẹp tuyệt giữa chốn thiên nhiên hoang dã…
…cũng như hình ảnh dưới đây.

attachment.php

Chiếc thuyền con và ngư phủ Inlay làm cảnh hồ Inlay thêm sinh động.


Theo tài liệu thì hồ dài 25km, chuyến đi mất khoảng 1 giờ thì tới làng Thaley, đoàn dừng lại để mọi người ăn trưa, cũng là để quí Sư “độ ngọ” đúng theo luật. Bên kia con rạch nhỏ là chùa Phaung Daw Oo(cũng có tài liệu ghi là Hpaung, vẫn đúng), nổi tiếng với lễ hội, diễn ra 18 ngày từ hạ tuần tháng 9 đến đầu tháng 10.


attachment.php



Người Inthar và các dân tộc sống quanh hồ có dịp trở lại những năm của thế kỷ 12, họ ăn mặc đẹp đẻ, vui chơi suốt 18 ngày liền, đánh dấu việc chấm dứt mùa ăn chay của Phật giáo tại đây. Diến biến chính là việc rước 4 tượng Phật linh thiêng ở chùa Phaung Daw Oo, với sự góp mặt các đoàn thuyền , dẫn đầu là chiếc mang hình dáng con chim vàng huyền thoại, lần lượt đi qua tất cả các làng người dân tộc sống ở Inlay.


attachment.php



Chiếc thuyền này được vinh hạnh rước 4 tượng Phật ở chùa Phaung Daw Oo, dẫn đầu đoàn thuyền diễu hành qua các làng cư dân sống ven hồ Inlay.

Ngoài ra, nơi đây còn diễn ra các cuộc đua thuyền đứng của những “chân chèo” cừ khôi, trước sự cổ vũ nồng nhiệt của cư dân và du khách. Hôm nay, chúng tôi đến đây thì lễ hội đã qua gần 1 tháng, không còn cơ may để chứng kiến đám rước Phật và đua thuyền; nhưng tôi có thể chụp ảnh chiếc thuyền “Chim vàng” và may mắn được Sư H. cung cấp cho ảnh chụp 1 đội đua thuyền "đứng”.


attachment.php



Rồi đây, chắc chắn Miến Điện sẽ phát triển sau thời gian dài đóng cửa. Không biết họ có còn giữ được cái nếp sinh hoạt truyền thống này như vốn có, sống cuộc đời hạnh phúc với những lễ hội “triền miên” mặc cho những bon chen đua đòi “phàm tục”? Cũng giống như người vùng Siphandon, có mấy ngàn hòn đảo trên giòng Mekong ở Hạ Lào, với cuộc sống bình dị, hiền hòa nơi một miền quê còn nhiều nét văn hóa truyền thống, đã hớp hồn du khách phương Tây sau những chán ngán cái hào nhoáng của kỹ thuật, cái khô cứng của máy móc…lỡ một lần ghé chơi; Inlay, hôm nay cũng vậy, đang cực kỳ hấp dẫn bởi những ngôi làng kỳ lạ, những vườn nhà độc đáo, 1 loài chim nhỏ dễ thương …và những gì còn đang chờ đợi chúng tôi sau bửa cơm trưa nay.
Thuyền ghé lại một nhà hàng nới “đầu làng” Thaley, bên kia là chùa Paung Daw Oo và nhà chứa thuyền “Chim vàng”…


attachment.php

Chim vàng được bảo quản trong ngôi nhà có nóc mái cao bên trái ảnh.


Bửa ăn trưa lúc 11h cũng kịp thời cho mọi người sau một hành trình hơn 80km vừa xe vừa thuyền máy, bụng đã thấy cồn cào!


attachment.php



attachment.php



Ăn xong, các bà liền bước qua quầy hàng lưu niệm gần đó và bắt đầu lựa cho mình vài món. Bà xã mua 2 bộ nĩa bằng xa cừ, cán cẩm thạch, rất đẹp cho con gái và con dâu.


attachment.php
 
Ăn trưa xong, chúng tôi tiếp tục lên đường, Sư H. sẽ hướng dẫn chúng tôi đến thăm làng Indein, nằm đâu đó trong “ngọn” của một con rạch, cách chùa Phaung Daw Oo khoảng 8km. Hồi đầu khi mới đến, tôi cứ tưởng đây là bờ Nam của hồ Inlay, thực ra thuyền đã đưa chúng tôi len lỏi vào 1 trong những con kinh chạy ngang dọc giữa các đảo nổi lớn, nhỏ và bây giờ, trước mặt chúng tôi là 1 ngã 3 kinh, bên tay trái là chùa Phaung Daw Oo, thuyền rẻ phải đưa chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.


attachment.php



Chỗ ăn trưa là dấu đỏ, ngang chùa Phaung Daw Oo, thuyền di chuyển theo con “lạch” nhỏ, được đánh dấu bằng các mũi tên, để đến chợ Inn Thein. Con lạch này chỉ có thể lưu thông thuận lợi trong những tháng mùa mưa.
Indein là một ngôi làng nhỏ, nổi tiếng nhờ có các chùa Nyaung Ohak và Shwe Inn Thein với hàng ngàn ngôi tháp có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến hiện tại, trong số đó có những “tàn tích” khiến nhiều người rất “cảm giác” khi ghé thăm. Ngoài ra, nơi đây còn có 1 chợ phiên, họp theo chu kỳ 5 ngày cùng 5 chợ khác ven hồ Inlay, để những người Pa Oo sống tại các làng trên núi, có thể mang nông sản và hàng thủ công xuống mua bán, trao đổi. Đó là lệ có từ lâu đời, tạo thành 1 nếp văn hóa đặc thù làm nên điều hấp dẫn du khách.
Thuyền bắt đầu len lỏi vào con “lạch” nhỏ, y hệt như tôi đang ngồi xuồng máy đi ở kinh rạch miền Tây, nhất là bắt gặp cây cầu khỉ, chợt mừng như vừa gặp lại người thân sau bao nhiêu năm xa cách, miền Tây bây giờ đâu còn cầu khỉ!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php




_ Ê, nhỏ ơi, qua khỏi cây cầu khỉ …mầy tấp vô bên phải, tao lên chỗ đó, đi đám giỗ nhà ông bảy Cò…mầy biết ổng hông?
_Ủa, chết mẹ…hổng phải cầu này mầy ơi!


attachment.php



Tôi gặp 1 xuồng khai thác cát trên rạch, họ xúc bằng tay, đổ lên xuồng máy rồi chở đi. He he, ở Việt Nam mà khai thác kiễu này thì chỉ có …hốt cát mà ăn!
_ Ê nhỏ, cái cầu khỉ phía trước nè, đúng rồi…mày cho tao lên bờ bên phải, còn các Sư chắc là vô chùa …An Hòa Tự trong ngọn, hả mậy?


attachment.php



He he, đó là những gì tôi tưởng tượng khi di chuyển trên con lạch nhỏ này tren đất Miến Điện. Thực sự, với những hình ảnh và lời đối đáp như thế, chắc chắn mọi người sẽ ...tin tôi ngay!.
 
Con lạch nhỏ đục màu cà phê sửa, đất 2 bờ nhiều chỗ bị lở do sóng của các thuyền máy chạy qua. Phía sau hàng cây cỏ dại lưa thưa, trong đó có cả cây mai dương, là ruộng lúa, vẫn còn dùng trâu cày như nước ta hơn nửa thế kỷ trước, thiệt là giống cảnh quê tôi khi mình còn nhỏ. Đang nghĩ vẫn vơ, thuyền qua 1 khúc quanh, tôi gặp ngay 1 chiếc “đò” chở khách là những phụ nữ người Pa Oo, đây mới đúng là “sắc màu vùng cao” mà tôi hằng mong gặp khi Sư H. đưa đi thăm thủ phủ Taunggyi. Trang phục của họ có màu đen chủ đạo, chỉ khăn quấn đầu là màu đỏ hoặc cam có kẻ ô ca rô đen.


attachment.php



attachment.php



Sau đó tôi lại gặp 2 cây rơm lạ mắt, giống như nhà của các bộ lạc Phi châu. Mà thiệt sự tôi cũng chẳng biết đây là nhà ở hay là cây rơm?


attachment.php



Mất khoảng 25 phút cho đoạn “lạch” dài 8km, thuyền chúng tôi tới chợ Inn Thein, thuộc làng Indein. “Đò khách” chở người Pa Oo cập bến trước, những người phụ nữ này, chắc là người cùng xóm, kéo nhau chất lên chiếc xe tải đang đậu trong nhà chờ. Ở Miến Điện, nhiều nơi người ta dùng xe tải để chở khách, chiếu được lót trên sàn xe, hành khách cứ vô tư ngồi. Nhiều xe “khách” loại này không lợp mui, chỉ khi nào bị mưa thì mới lấy tấm bạt phủ lên, do vậy, tới tài thì xe vào đậu trong nhà chờ, có mái che để khách lên xe không bị nắng.


attachment.php


Chiếc xe tải trắng là xe chở khách, sẽ chạy vào đậu trong cái nhà nóc đỏ, phía sau đống đá, để khách lên xe.


attachment.php



Sư H. dẫn chúng tôi đi ngang qua khu chợ Inn Thein, lèo tèo vài cửa hàng, nhưng bên cạnh lại là một nhà hàng lớn, đầy khách Tây.


attachment.php



attachment.php



attachment.php


Tôi chụp được ảnh 1 người mẹ Pa Oo đang phân vân trước cửa tiệm tạp hóa, không biết mua gì để làm quà cho con. Trong lúc đó, bà xã tôi thì chụp được 1 ảnh 2 người Pa Oo "độc đáo" này.



attachment.php





attachment.php


He he, Ông "Pa Oo" áo xanh, đang cố giải thích cho cậu Pa Oo áo đỏ rằng ổng là người Pa Oo, mà...chắc là cậu ta không tin, chỉ biết cười thôi!
 
Xin chào các bạn,
Hai hôm nay, tình hình sức khỏe không được tốt, nên bài vở có chậm chút ít, tuy nhiên tôi cũng sẽ cố gắng tiếp tục trong điều kiện cho phép. Mong các bạn thông cảm, nếu có lúc phải chờ chút ít.
Xin cảm ơn.
Doigiaymoi.
 
He he, tới đây, tôi lại thấy mình lầm, tưởng chợ Inn Thein chỉ le que vài tiệm tạp hóa, quán nước lẻ loi bên cạnh cái nhà hàng bự; nhưng thật ra, đây chỉ là 1 góc nhỏ, qua khỏi chiếc cầu mới đến khu vực chợ chính của làng Indein, lớn hơn và sầm uất hơn nhiều. Ngoài ra, có mấy con lạch dẫn đến đây, và rải rác là rất nhiều các bến thuyền, cho nên khu vực này hoàn toàn đang rất đông khách du lịch, nhưng do được phân phối tại nhiều điểm cập bờ nên tôi cảm thấy lưa thưa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Bến “Golden Kite”.


attachment.php

Bến “Shwe Inn Tain”.

Còn rất nhiều bến khác nửa, dọc theo các bờ lạch.


Nơi đây, làng Indein, có 2 chùa cổ, Nyaung Ohak và Shwe Inn Thein.
Chùa Nyaung Ohak, nằm gần bến thuyền chỗ chúng tôi tới, chùa Shwe Inn Thein, nằm trên đỉnh đồi có một đường dẫn dài khoảng 700m. Chung quanh 2 ngôi chùa là hàng ngàn tháp (stupa) lớn nhỏ, phần lớn là những phế tích khoát lên mình màu thời gian dài hàng chục thế kỷ.
Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, Vua Adục(Ashoka), Ấn Độ, đã gửi nhiều đoàn tăng lữ đến khắp các nước Châu Á để truyền bá đạo Phật, trong đó có vùng này, người ta tin rẳng trung tâm chùa Shwe Inn Thein, đã có từ thời Đức Vua A dục.
Sư H.nói, để dành thời gian đi làng dệt lụa bằng tơ sen, chúng ta không ghé chùa Nyaung Ohak, chỉ cần thăm chùa Indein là đủ, vì bên này có nhiều cái để xem hơn, nhất là những phế tích hàng ngàn năm tuổi.
Chúng tôi đi dọc theo con đường có mái che, 2 bên, người dân bản địa bán các mặt hàng lưu niệm, là những longyi thổ cẩm, tượng Phật các loại bằng gỗ, đồng, bạc, cẩm thạch…Tôi thấy có nhiều mẫu tượng Phật được chạm nổi trên nền đá cẩm thạch, đá thì đẹp mà tượng thì quá xấu, ngoài ra, còn có rất nhiều những hình tượng khác bằng kim loại hoặc gỗ trông có vẻ như là đồ cổ, nhưng tôi chỉ biết nhìn chơi thôi. Đặc biệt có một nghệ nhân “không tay” , bằng lòng kiên trì và sự khéo léo đã dùng chân để vẻ những hoa văn đẹp đẻ lên các sản phẩm thủ công, bán cho du khách làm lưu niệm.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Sư Phrasamruay Tayano đang tìm mua một số hàng lưu niệm mang về Mỹ.


attachment.php



attachment.php
 
Hành lang kết thúc tại những bậc cấp, nơi bắt đầu dẫn đến chánh điện chùa Shwe Indein, tại đây, mọi người phải bỏ giày dép lại trước khi bước lên.


attachment.php



Tuy nhiên trên đường đi, ngoài những quầy bán hàng lưu niệm, chúng tôi còn chú ý đến “rừng” tháp zedi nằm 2 bên, xuất hiện không trọn vẹn ngoài mái che, nhất là phía tay phải, nhiều cái bị hủy hoại nặng nề, có cái vẫn còn hình dáng cũ, nhưng cũng “dãi dầu”với thời gian dài hàng ngàn năm đã qua.


attachment.php



attachment.php

Những phế tích Indein bên phía phải hành lang.


Bên trái, ngoài 1 số tháp cổ, thì có nhiều tháp mới, vàng chóe, rực rỡ giống như ở chùa Shwedagon.


attachment.php



attachment.php

Những zedi mới bên cạnh các zedi cổ nằm phía tay trái hành lang.


Dĩ nhiên, với tôi và có lẽ các bạn cũng vậy thôi, những ngôi tháp cổ nằm bên ngoài hành lang phía tay phải mới là điểm cần bước tới. Tôi không vội vào chánh điện, không bước qua phía trái, nơi có những tháp mới trắng toát hoặc vàng chóe, mà rẻ bước qua phải, len chân đi giữa những gạch đá đổ nát để đến với cái không gian của hơn 1.000 năm về trước, trên một triền đồi hoang phế với cỏ dại và tháp xưa.


attachment.php



Các zedi(stupa, tháp) sau nhiều thế kỷ tồn tại, đã thành phế tích, mất hết những chóp tháp nên chẳng còn lộng, phần thân cũng đã bị hư hoại, để lộ ra những lớp gạch mộc loang lở, giữa những cỏ dại đang phủ kín đồi hoang. Với tôi, đây là quan cảnh đẹp một cách sâu lắng mà các ngôi tháp vàng chóe bên kia không thể nào có được!
Đã từng đến Tháp Chàm, Phan Rang, đến đền Angkor huyền thoại, Siem Reap, tôi đã từng có cảm giác trở về cái quá khứ mà mình chưa hề biết đến, đã sống như mình từng hiện diện trong cái không gian kỳ lạ mà có thật của những nơi này; cho nên hôm nay, khi tiếp cận phế tích Indein, lúc vừa bước chân đến nơi hoang vu trước mặt, với rừng zedi loang lở màu thời gian, tôi chợt như thấy thấp thoáng đoàn tăng lữ vàng rực áo cà sa, chậm rãi bước chân trần, từ hướng Tây đang đi về phía mặt trời…hồi 2.300 năm trước, lúc Đức Vua Ashoka(A dục) muốn đưa Phật giáo đến khắp Á châu.


attachment.php



attachment.php

Các zedi đã mất “lộng”, thay vào đó là cây dại điểm chút lá xanh.


Vâng, bây giờ, trong tôi đang có cái cảm giác thật thú vị khi may mắn đặt chân đến nơi này, cái cảm giác mình đang từ thế kỷ 21, bước trở về thế kỷ thứ 8, thứ 10…vì trước mắt chúng tôi, giữa cỏ cây hoang dại, một rừng zedi bị hủy hoại bởi sương gió đang phơi bày một cách rất… “nổi da gà”. Hãy tưởng tượng rằng mỗi bước ta đi, là đang dẫm lên những dấu chân trần đã từ ngàn năm trước, hãy tưởng tượng rằng nơi ta đứng, hồi thế kỷ 10 đã có ai đó ngóng đợi ai… thì bạn sẽ thấy “lạnh” người, không phải lạnh vì sợ, mà lạnh vì cái cảm giác thiêng liêng kết nối khoảng thời gian cách biệt hơn 10 thế kỷ, gần lại như chừng 1 sát na…bất giác, tôi chợt nhớ đến 2 câu thơ của Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh:

“Ta cúi xuống nhặt hạt sương trên cỏ,
Bổng thấy áo tiền nhân còn ướt chưa khô!”

Ô hay, như một tia chớp cực mỏng lóe lên xé đôi màn đêm mênh mông tối, khoảng cách “sát na” của thời gian bây giờ như tấm vách mỏng, như tờ giấy lụa mong manh, tôi với tay qua tấm vách ấy, là chạm nhẹ tới cái quá khứ 1.200 năm cũ, đang “sừng sững”, đổ nát, hoang tàn!


attachment.php

Tôi ghi lại cái quá khứ 1.200 năm trước…


attachment.php

…và chỉ cần với tay, tôi chạm ngay vào …1.200 năm cũ, đã qua!


Chân theo lối cỏ buồn tháp cổ,
Ai đã lâu rồi, có đứng đây?
Mới đó, tưởng chừng đâu…xa lắm.
Ngàn năm, sờ thấy…ấm hơi tay.
 
Sau một hồi đắm mình trong quá khứ, tôi băng qua hành lang để đến quần thể tháp bên tay trái, xem khu vực các zedi mới mà tôi nghĩ rằng các Phật tử đã hỉ cúng trong thời gian gần đây, vì mới và rực rỡ. Nhưng tôi chợt phát hiện ra điều này, bên cạnh các tháp mới toanh ấy, vẫn còn những tháp cổ đang hư hoại, đồng thời, thêm 1 bức tường đang được “làm mới” trên dấu tích đã từng bị phong hóa, khiến tôi tự hỏi: hình như có một quá trình “làm mới” trên khu phế tích nổi danh này?


attachment.php

Phần tường bên trái cột đã được “làm mới”, trong khi cột và phần bên phải vẫn nguyên vẻ đẹp với tấm áo “thời gian”.


attachment.php

Đống gạch vụn hơn ngàn năm tuổi, rồi sẽ đem vùi bỏ nơi đâu? Tiếc ơi là tiế…c!


attachment.php

Những tháp “mới” phục hồi với bảng tên người hỉ cúng, phía xa, dưới triền đồi là những zedi cổ“may mắn” chưa được …làm mới!


Hồn phách đâu rồi, ngàn năm cũ?
Thôi đành hãy đợi...ngàn năm sau!


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Những tháp “mới” bên cạnh vài tháp cổ.


attachment.php



attachment.php




Những tháp “mới” với nón lộng đầy đủ, bên cạnh các tháp xưa đã không còn nguyên vẹn. Và một rừng tháp mới với những bản ghi danh người cúng dường bên dưới, họ đã giúp phục hồi lại những cổ tháp xưa, nhưng với tôi, họ đã vô tình xóa đi quá khứ, giết chết cái đẹp vô hình làm nên giá trị không thể qui ra bằng tiền bạc, bởi vì thời gian hơn ngàn năm tuổi sẽ bị xóa sạch nếu cứ tiếp tục “làm mới” như thế này.


attachment.php



attachment.php



Tôi thật sự tiếc cho những gì đang diễn ra; mong rằng kế hoạch này sẽ dừng lại để Indein mãi được xem là "phế tích". Tôi đành phải tự an ủi rằng Myanmar đang có quá, quá nhiều những phế tích, nên "xóa" đi điểm này cũng chẳng thấm vào đâu. Nhưng ...tiếc ơi là tiếc! Tiếc quá các bạn ơi!
 
Thú thật với các bạn, khi viếng chùa Shwedagon tại Yangon, biễu tượng của Myanmar, tôi choáng ngợp vì vẻ đồ sộ của ngôi tháp chính, về sự lộng lẫy của rừng zedi rực rỡ bao quanh; dù biết công trình này xưa cổ; nhưng cái vẻ mới mẻ, do được dát vàng, được bảo quản hàng năm, khiến Shwedagon lúc nào cũng rực rở, dù cho 100 hay 1.000 năm nữa. Với tôi, Shwedagon là 1 kỳ quan, 1 tuyệt phẩm kiến trúc tôn giáo, xứng đáng là biễu tượng của Myanmar.
Như đã nói, “thánh địa” Indein đã có từ thời Vua A dục, vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nghĩa là 2300 năm trước! Nhiều thế kỷ sau, các Vua Narapatisithu và Anawrahta, thuộc Vương triều đế chế Bagan bắt đầu cho xây dựng các đền tháp tại khu vực này. Một số tài liệu nói rằng các stupa bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, thứ 10; nhưng đa phần là từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ thứ 18, tổng cộng là 1.094 cái.


attachment.php

1094 stupa tại “phế tích Indein”.


Với tôi, các con số trên chỉ có tính cách tượng trưng, số lượng thì hoàn toàn có thể thay đổi bởi những tháp mới xây cất thêm, còn mốc thời gian chỉ nhằm xác định chúng đã hiện diện lâu rồi trong quá khứ, khoảng cách 1 vài trăm năm chỉ có giá trị tham khảo cho các công trình nghiên cứu, nét dãi dầu mưa nắng hiện diện trên hàng ngàn ngọn tháp giữa chốn hoang sơ, mới là cái đẹp tiềm ẩn làm nên giá trị thực sự của “Thánh địa Indein”.


attachment.php



Đành rằng, 1.000 năm chỉ thoáng qua như 1 sát-na “ngắn ngủi”, nhưng có mấy nơi trên trái đất này còn tồn tại những công trình mà màu thời gian đã “khắc” thật đẹp những nét chạm trỗ thâm trầm lên thân tháp, như Indein?
Ngày nay, với rất nhiều phương pháp và kỹ thuật hiện đại, dường như người ta có thể bảo tồn các phế tích không bị hư thêm, vẫn giữ nguyên tình trạng bị hũy hoại sau thời gian dài trong quá khứ. Vì xét cho cùng, thời gian cũng là yếu tố góp phần làm tăng thêm giá trị của một tác phẩm, ở đây tác phẩm ấy là một quần thể kiến trúc Phật giáo, theo tôi là đẹp đến không ngờ.


attachment.php

Đẹp lạ lùng phế tích Indein.


Theo tôi, 1 số tháp có niên đại tương đương với vài tháp Chàm của ta, gạch xây cũng giống; mà số lượng thì quả là quá ...xá nhiều! Ví dụ như một hôm đẹp trời nào đó, các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện được 1 quần thể stupa chừng 20 cái thôi, đâu đó trong rừng sâu Nam Cát Tiên, chẳng hạn, thì ...ô hô ta ...sướng biết chừng nào. Về phương diện bảo quản ta đã làm khá tốt.


attachment.php



Rồi đây, nếu tất cả các tháp được làm mới, thì cần gì ta phải đến Indein, chỉ tới Shwedagon chiêm ngưỡng là đủ ? Thoáng nghĩ đến điều đó, tôi cùng bà xã và mấy người bạn vội vàng trở lại chỗ cũ, ghi cho được những hình ảnh của mình lên di tích ngàn năm, để lở…nếu không may tất cả sẽ trở nên…rực rỡ sắc màu!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php

Nếu một mai các zedi không còn đổ nát, thì Sư Th. và tôi sẽ rất…buồn khi xem lại ảnh này!


attachment.php



...nhưng thật buồn cho các zedi.


Các thông tin này, tôi chỉ dựa trên ảnh chụp hiện trường, hoàn toàn chưa trực tiếp hỏi ai,...nên mong rằng ai biết rõ hơn hoặc có thông tin gì khác về phế tích này, xin góp ý giùm, cảm ơn!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,344
Bài viết
1,175,298
Members
192,061
Latest member
sunwinrepublican
Back
Top