What's new

[Chia sẻ] Đông Java: Hành trình từ Bromo đến Izen

Em là lính mới, các bác đừng cười. Thấy trang Phượt này hay hay, em mạn phép copy một địa điểm châu Á mà em vừa đặt chân qua. Địa điểm thì trên kia em đã nói rồi. Nếu bác nào đã đọc thì đừng ném đá em nhé, em chỉ muốn giới thiệu thêm cho thêm nhều người biết thôi.

Những ngọn núi lửa nằm ở một miền đất có tên là Đông Java, Indonesia.

Những thông tin về khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Semeru của đất nước Vạn đảo này hẳn mọi người có thể dễ dàng tìm trên Internet, trên Google, nên tôi sẽ không đề cập đến ở đây, chỉ có một vài thông tin nhỏ như thế này, đây là một khu vực núi lửa vẫn còn đang hoạt động, lần gần đây nhất phun lửa của Mount Bromo vào năm 2004, làm 2 du khách bị thiệt mạng, tuy nhiên, điều đó vẫn không làm ảnh hưởng đến lượng du khách khoảng 100 ngàn người đến với cụm núi lửa của Semeru mỗi năm.
Trước đây, Mount Bromo được đánh giá là ngọn núi lửa đẹp thứ 5 trên thế giới, là một điểm Must see của dân du lịch. Tuy bây giờ thứ tự đó không còn nữa, nhưng những vẻ đẹp của Mount Bromo, của cụm núi lửa, của những xóm làng bên bờ vực núi lửa, của biển cát mênh mông, của những bình minh và hoàng hôn rực rỡ của vùng đất núi lửa, cái lạnh dưới 10 độ C của vùng núi miền xích đạo, và hơi ấm của sự bình yên... thật không tin là có thật trên đời. Có những lúc đó là một cảm giác huyền hoặc, dù là bạn đang bước chênh vênh trên miệng núi lửa, dù con đường chỉ hẹp như một sải tay, và 2 bên đều là bờ vực dốc đứng, chỉ cần 1 cái trượt chân, cuộc sống con người đều chênh vênh giữa cái sống và cái chết...
 
Batu hiện lên trong tôi với một ấn tượng đặc biệt. Đã 1h30 phút sáng. Mọi người đều ngủ mê mệt, chỉ còn tôi với bác tài. Chợt phía dưới thung lũng mênh mông là những ánh đèn neon, những ánh đèn nhiều như sao trời, trải dài xa tít đến chân núi xa. Trong bóng đêm, tôi cứ hình dung rằng đó như một vườn ươm cây trái khổng lồ, và những bóng đèn làm tôi nhớ đến những vườn thanh long ở Nam Trung Bộ mà người dân phải dùng bóng đèn để nuôi trái cây. Nhưng thực ra không phải, đến sáng hôm sau, tôi mới biết, đó chính là thành phố Batu, và đó là những ánh đèn đường của Batu. Dù sao, cái cảm giác nhìn một bầu trời sao dưới chân mình, thật là một cảm giác đầy ấn tượng. Tôi đánh thức mấy bạn đồng hành, bảo, dậy, dậy xem đẹp không kìa, mênh mông những ánh đèn kìa, mắt nhắm mắt mở, mấy vị dậy ngó qua cửa sổ, bảo ờ ờ, rồi lại lăn quay ngủ tiếp. Chán không biết chia xẻ cái cảm xúc đẹp ấy với ai cả, đành tự nhấm nháp 1 mình.


Xe đến khách sạn mà bác tài chọn, đó là một khách sạn 2 tầng, rất đẹp, trong một vườn hoa rất cầu kỳ như kiểu Đà Lạt vậy, nhưng vào một lúc, bác tài ra báo một tin thất vọng, đó là hết phòng. Theo bác cho biết, Chính phủ( chắc là Chính quyền tỉnh thôi nhỉ) đang có một cuộc họp gì đó trên này, nên các phòng đều kín hết rồi, không những chỉ 1 khách sạn này, mà còn cả nhiều khách sạn hạng sang khác. Thôi không sao, dân bụi thì cần gì sang, chúng tôi đi tìm thêm vài khách sạn khác, cái thì đóng cửa không có tiếp tân, cái thì cũng hết. Đi ngược trở ra một đoạn, rồi cũng tìm được 1 khách sạn trống phòng. Chúng tôi vào hỏi, thì bảo chỉ còn phòng VIP thôi. 2 giờ sáng rồi, VIP chứ Phòng Tổng thống cũng phải kiếm mà ngủ. Hỏi giá VIP thế nào, sorry là hết VIP hạng 1, chỉ còn VIP hạng 2, giá là 110 ngàn Rupia, tương đương 220 ngàn VND. Ối, thế mà gọi là VIP à, vịt mới đúng chứ. Lấy luôn, khỏi mặc cả. Bác tài nhìn tôi như kiểu, bọn này nó thoáng tính thế. Chúng tôi lấy 2 phòng, về ngủ luôn, mệt lắm rồi.
 
Chặng đường dài và một hành trình leo núi mệt mỏi, đến khách sạn muộn, nhưng trong lòng chúng tôi vô cùng sảng khoái. Vả lại không khí ở Batu thật tuyệt, se se lạnh, nhưng mà vô cùng trong lành, làm ai cũng cảm thấy khỏe ra. Tôi cũng dậy sớm, tắm nước nóng thật sảng khoái, mới có hơn 7h. Chúng tôi ra ngoài, lang thang dạo chơi trong khi để bác tài ngủ thêm. Hẹn bác tài 9 giờ dậy đi, nên cũng để cho bác nghỉ ngơi cho lại sức. Ngoài chợ, táo bán ê hề, trông rất ngon và sạch sẽ. Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh kẹo và mứt làm từ hoa quả, ăn cũng hay hay. Chúng tôi đi dọc những con phố nhỏ, ngắm nghía thị trấn Batu với những ngôi nhà thấp, nhỏ, không nhiều điều hấp dẫn.


Đi một lúc, thấy chán rồi, bảo các bạn gọi bác tài dậy, lên đường sớm hơn dự kiến thôi. Mới hơn 8h, đi sớm để về Surabaya sớm. Thế là gọi bác tài dậy, và bác tài dậy ngay, không một ý kiến phiền hà gì cả. Chúng tôi lên đường. Điểm đến đầu tiên bác tài dẫn đến là vườn hoa của Batu. Cứ tưởng vườn hoa ở đây phải hoành tráng lắm, thế nhưng thực ra không có nhiều hấp dẫn, to thì to thật, nhưng nó thích hợp để đưa gia đình đến pic níc hơn là để khám phá một cái gì đó. Lượn 1 vòng, chúng tôi nhanh chóng trở ra để đi tiếp. Tiếp tục điểm đi thứ 2 là thác nước. Đường đi vòng vèo vào rừng cả chục km, để đến 1 thác nước nhỏ như sợi chỉ. Hì hì!!! Nhưng dù sao cũng có gì đó để ngắm. Không khí trong rừng yên lành, tiếng suối nước róc rách đầy thư thái.
 
Bắt đầu bằng những hình ảnh về trái táo ngoài chợ Batu, một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng đất này.

3049853223_8c05b168ab_o.jpg


Một cảnh thành phố Batu buổi sớm, trẻ con đang trong giờ tập thể dục, rất nghiêm túc và kỷ luật


3050692726_a7dcb08384_o.jpg


Một số hình ảnh về công viên hoa ở Batu. Niềm tự hào của các bạn Indo xem ra khá đơn giản, hoa thì chẳng đẹp bằng nhà mình, công viên thì to, nhưng xem ra phù hợp để đi picnic hơn là đến ngắm gì ở đó. Lời khuyên, bỏ qua điểm này nhé!!!

3049853835_216788599e_o.jpg


3050693738_1b00c10725_o.jpg


Một số loài hoa trong vườn


3050693922_e44b4aa93d_o.jpg


3049854901_f9c70cc533_o.jpg


3049855033_7d5ded9f65_o.jpg
 
Điểm đến thứ 3 của chúng tôi, đó là vườn táo. Đó là một vườn táo sinh thái trồng theo kiểu công nghiệp, với rất nhiều loại táo khác nhau. Với cái vé 70 ngàn Rupia, chúng tôi được quyền vào thăm 2 vườn: táo và dâu. Được 1 lon nước táo miễn phí, được ăn 2 quả táo tại cây, được hái 2 quả táo mang về, được ngắt 2 bịch dâu tây nhỏ. Cũng hay. Ở đây còn có dịch vụ bắn Soft Air, kiểu đánh trận giả bằng súng điện bắn đạn nhựa, rất hay, một trò chơi còn bị cấm ở mình. Nhưng dịch vụ này chỉ phục vụ vào thứ 7 và chủ nhật, chứ không cũng mặc áo giáp, vác súng bắn nhau chơi.

Lại nói về dịch vụ tham quan vườn táo, rất chuyên nghiệp. Có người dẫn chúng tôi đi, giới thiệu về các loại táo, việc trồng và chăm sóc táo như thế nào. Táo cũng chia lô, có lô ngọt, có lô chua, có lô táo bột, táo đường, rồi táo xanh, táo đỏ, táo vàng... Anh chàng hướng dẫn viên có một thứ tiếng Anh rất tốt, nói rằng đã học xong đại học kinh tế, cách nói năng rất ấn tượng, ở đây nhân viên hướng dẫn đều mặc chung đồng phục, trong vườn có thể thuê xe ô tô điện để chạy, một cách làm dịch vụ hoàn hảo. Anh ta dẫn chúng tôi vào thăm một vườn táo đang trĩu quả, giới thiệu về táo, rồi ngắt thử 1 quả bổ mời chúng tôi ăn. Ngon cực, nhất là ăn táo trên cây. Chúng tôi tranh thủ chụp ảnh làm hàng, rồi hái mỗi người 2 quả mang về. Không có gì mới lạ cả, nhưng quả là 1 chuyến tham quan bổ ích, rất nhiều khách nước ngoài cũng vào đây thăm, lạ quá cơ.

Rời vườn táo, chúng tôi sang thăm vườn dâu tây. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy dâu tây trồng trong vườn, cũng hay, không ngờ cây dâu tây lại bé thế. Bên dịch vụ cấp cho chúng tôi 2 cái hộp con, 2 cái kéo, bảo vào cắt theo định mức như nói ở trên. Thế là vào vườn, cũng đi soi để tìm dâu tây chín. Dâu ngọt và ngon cực, dù tôi không thích dâu tây. Chúng tôi cố nhồi đầy 2 cái bịch con, mãi sau mới biết là hóa ra mỗi người chỉ được hái có 4 quả!!! Nhưng không sao, dân Việt Cộng luôn có cách luồn lách. Dâu tây và táo này, chúng tôi không những ăn, mà hôm sau còn mang vào cho đười ươi và tinh tinh trong vườn bách thú của Surabya nữa. Nhìn chúng tôi lấy dâu tây cho con gorilla ăn, dân Indo vô cùng kính nể, vì dâu tây là thứ xa xỉ ở vùng này.
 
Vào đến tận vườn rồi mà còn bị tính 2 quả ăn tại chỗ , hai quả mang về ... vụ này chính ra ly kỳ hơn cả mấy cái núi lửa đấy nhá =))=))
Thôi Đu Đủ cạch táo Indo ra , sang đây tớ dẫn đi vườn dâu , vườn táo chơi , ăn thoải mái chả ai tính 1 xu nào hết , hái đem về thì tính rẻ như vừa bán vừa cho .
 
=)) Chẳng giấu gì Bác Già, em nhà quê, cả đời chưa nhìn thấy cái vườn Dâu Tây bao giờ, nghe nói vườn táo mí lị vườn dâu Tây đặc sản của Indo thì tò mò vào tham quan cho nó biết thôi, chứ em ham gì mấy quả táo. Nhưng phải nói là cái chẳng có gì ấy của chúng nó mà làm ăn rất chuyên nghiệp, làm cho người vào xem cứ tưởng là có gì. Thế mới tài chứ lị. Dân Âu, dân Hàn xẻng, dân tứ xứ cũng vào xem như hội mới hay chứ.=))
 
Tiếp tục một vài hình ảnh về thác nước mini ở Batu, mất bao nhiêu thời gian vòng vèo trong rừng để đến một thác nước như thế này, cũng không đáng nhỉ!!!

3049855241_4f68759d97_o.jpg


Còn thưa Bác Già, đây là vườn táo và Dâu Tây, kể cũng buồn cười

3049855667_ea34a80864_o.jpg


Dâu tây này

3049856261_8876a899d3_o.jpg


3050695768_4beec515de_o.jpg


Hoa này

3049855943_663532a6b9_o.jpg
 
Tiếp tục câu chyện đang dang dở. Rời khu vườn táo và dâu tây nổi tiếng của Batu, chúng tôi về thăm một cái đền Hindu ở Batu. Người bạn đồng hành thích đền đài, miếu mạo, nên đành phải chiều lòng. Đã 1 giờ chiều, chúng tôi chính thức rời Batu, về lại Surabaya. Theo lịch, chúng tôi sẽ phải bay 18h chiều nay. Chặng đường về Surabaya dài gần 200 km, nhưng đi nhanh, vì đường khá đẹp. Tôi hỏi bác tài, hôm nay ngày bao nhiêu, bác tài trả lời, 2/8, tôi ngỡ ngàng không tin vào mình nữa, vì theo tôi nghĩ, hôm nay phải muộn hơn 1 ngày. Check lại lịch, quả là đúng thế, check lại vé máy bay, hóa ra vẫn còn 1 ngày. Hành trình tự nhiên trùng lại, thời gian kéo dài thêm 24h, có lẽ vì chúng tôi đã tiết kiệm được 1 đêm ở Bromo mà vẫn tính là 1 ngày, nên ai cũng nghĩ mất thêm 1 ngày. Thế là lại cấp tốc lên kế hoạch sẽ làm gì ở Surabaya. Tôi thì có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, đó là được đi thăm chiếc tàu ngầm hiện đã trở thành một bảo tàng tại Surabaya, muốn thử chui vào một chiếc tàu ngầm thật. Mấy người bạn đi cùng thì muốn thăm vườn bách thú của thành phố này, nơi có con rồng Komodo nổi tiếng. Nhất trí ngay, thời gian có thể thu xếp được mà. Lúc đầu chúng tôi định đề nghị bác tài thuê xe thêm 1 ngày ở Surabaya, với giá khoảng 400 ngàn Rupia/ ngày. Nhưng rồi nghĩ lại, thấy rằng không cần thiết, vì thực ra chúng tôi đâu có đi lại nhiều, hành trình nhiều nhất là ra sân bay, với giá chỉ tầm 100 ngàn, còn lại đi lại không đáng kể. Bác tài cũng nhất trí với kế hoạch của chúng tôi, bác gợi ý, thời gian buổi chiều còn nhiều, bác sẽ đưa chúng tôi về Surabaya, đưa đi thăm chiếc tàu ngầm luôn, rồi sau đó sẽ đưa về một khách sạn mà bác biết. Nhất trí.


Surabaya là một thành phố lớn thứ 2 của Indo, và là thành phố cảng lớn nhất của Indo, nhưng xét về đô thị, lớn chứ không phải là hiện đại. Hầu hết thành phố này là những dãy nhà thấp tầng, một số khu phố cũ từ thời Hà Lan, chỉ có một vài tòa nhà cao tầng trên 1 dãy phố trung tâm, đồng thời cũng là trung tâm thương mại của thành phố luôn. Thành phố khá đông nhưng cũ kỹ. Nếu muốn tìm một điều gì mới mẻ ở Surabaya thì quả là không nhiều, nhưng điều hấp dẫn tôi, đó là một chiếc tàu ngầm của Liên Xô từ thời 1956 được Hải quân Indo mua lại sử dụng, hết hạn được kéo lên bờ, trở thành một bảo tàng nhỏ cho du khách tham quan. Tôi chưa bao giờ được nhìn một cái tàu ngầm, nên quả tình rất tò mò. Thế là chúng tôi đến thẳng bảo tàng, đó là một địa điểm nằm ở trung tâm thành phố. Chiếc tàu ngầm bé hơn trí tưởng tượng của tôi, nhưng quả cũng khá thú vị khi được bước chân vào trong tàu, vào từng vị trí của chiếc tàu, sờ tay vào quả thủy lôi. Thăm quan chán chê chiếc tàu ngầm, bác tài đưa chúng tôi về khách sạn mà bác đã dự kiến từ trước. Nhưng khi được biết, nó cách trung tâm thành phố khoảng 7km thì chúng tôi hơi nản. Bảo bác tìm cái nào gần hơn đi, chợt bác vỗ chán, à một tiếng, rồi đưa chúng tôi về một khách sạn, không ngờ nó nằm ngay trung tâm thành phố, rất gần mấy trung tâm thương mại lớn. Chúng tôi nghĩ, trung tâm thế này lại chết tiền thôi, nhưng chấp nhận, để dành thời gian tham quan thành phố này. Thế là vào check phòng, bảo, lại là điệp khúc chỉ còn phòng VIP, có 2 loại VIP 1 và 2, giá cao nhất là 300 ngàn Rupia, loại thứ 2 là 200 ngàn Rupia, chúng tôi chọn VIP loại sau, giá 400 ngàn VND, vẫn chấp nhận được. Thế là book phòng. Chia tay bác tài ở đây sau những ngày đêm miệt mài trên đường, chúng tôi rất cảm ơn sự nhiệt tình và chân tình của bác, dù trông bác lúc đầu cũng hơi dữ dằn, và hẹn, nếu có dịp sẽ giới thiệu bác cho những người bạn khác, và biết đâu, sẽ có lúc quay lại Đông Java, để đi Yor Jakarta hay Bali.
 
Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi thuê xích lô đi ra trung tâm thương mại, các bác đòi 15 ngàn Rupia, mặc cả 10, chưa biết đường nên đành đi, ai ngờ nó chỉ có khoảng 1km. Biết rồi, lúc về đi bộ cho rẻ. Trung tâm thương mại Indo thì vô cùng hoành tráng, rộng mênh mông, thậm chí còn chẳng kém cả Tháp đôi Petronat là mấy. Hàng hóa ê hề, giá cả thì còn Ok hơn cả Malai. Chúng tôi rủ nhau ăn Pizza Hurt, rất ngon, và rẻ hơn Thái. Túm lại Indo là nơi mà chúng tôi thấy giá cả gần VN nhất, rẻ hơn cả Thái Lan, và tất nhiên là không so với Mã hay Sing. Ăn xong, đi về khách sạn, và nghĩ ra trò thuê Xích lô đi chơi quanh thành phố. Về khoản này các bác Xích lô Indo thua xa Việt Nam, vì các bác rất nghi ngờ khi chúng tôi thuê xích lô đi mà chẳng có địa chỉ, vì các bác này chỉ quen đưa đến một địa điểm cụ thể. Hình như ở đây không ai đi xích lô dạo phố bao giờ. Mặc cả 40 ngàn Rupia/ giờ, chúng tôi lên xích lô đi vòng quanh thành phố, đã gần 10 giờ đêm, thành phố vắng vẻ dần. Trước lúc đi, bà quản lý khách sạn nhìn chúng tôi với một vẻ đầy e ngại, và dặn dò phải cẩn thận. Chúng tôi hỏi liệu an ninh có đảm bảo không, chị nói mọi chuyện Ok, nhưng vẫn phải đề phòng. Chắc là như Sài gòn nhà mình là cùng chứ gì.

Nghe lời chị, tôi cũng cảnh giác hơn. Và quả là không thừa. Tôi cầm theo 1 quyển tạp chí về du lịch của thành phố Surabaya, vừa có thông tin, vừa có bản đồ trong đó. Ngồi trên xích lô, cảnh giác, tôi lấy quyển tạp chí che cái túi đeo hông của mình. Và chợt đang đi, một chiếc xe máy chợt đi táp vào xích lô của tôi, và thằng ngồi sau giơ tay chộp cái túi, định giật. Nhưng cũng thật may, nó chụp đúng quyển tạp chí, thế là nó buông tay, 2 thằng rồ ga chạy mất. Mọi chuyện chỉ xảy ra trong vòng 2 giây, tôi cũng kịp định thần nhìn theo thì nó đã đi xa rồi, đồ đạc của mình cũng nguyên vẹn cả. Thật may, vì trong túi đeo bụng là hộ chiếu, ví, thẻ visa, một nửa số tiền, số còn lại thì tôi đeo túi trong bụng. Nhưng nếu mất thì không hiểu mọi chuyện sẽ ra sao. Sau mới biết, Surabaya cũng giống như Sài gòn của mình, cũng có nhiều chuyện cướp giật trên phố và có thể có móc túi. Mọi người đi cần lưu ý chuyện này, ít nhất là túi đeo bụng sau khi đã chốt bằng khóa thì phần dây còn thừa nên thắt nút lại, đảm bảo an toàn hơn. Mọi người sợ run, bác xích lô cũng khiếp vía, bác bảo có về không, tôi bảo không sao, chơi cho hết giờ, không có gì mà sợ, người Việt Nam quen với cướp giật rồi, bọn cướp giật Indo không đủ trình để cướp của người Việt đâu, trừ khi là cướp có vũ trang, hehe. Thực ra tôi cũng yên tâm, vì cảnh sát cũng túc trực khá nhiều trên phố, nên chuyện cướp khó có thể xảy ra. ( Dù sao cũng là rất may, vì cho đến lúc kể lại câu chuyện này, một thứ đồ trong cái túi đó của tôi đã ra đi, trên phố Thái Hà, Hà Nội yêu quý của chúng ta, đó là chiếc N95 8Gb, cái tội nói chuyện điện thoại khi đi xe máy).

Thế là chúng tôi đi thăm một vòng thành phố Surabaya về đêm, quả thực không có những dãy phố đẹp, những công trình kiến trúc bắt mắt hay hoành tráng, nhưng không khí về đêm của thành phố này cũng là điều đáng để tận hưởng, một thành phố mà theo tôi, giống như Hải Phòng mở rộng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,042
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top