What's new

Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 3

Bài đó là của chị rắn, đòi xào tỏi lele cũng là chị rắn. Anh rắn không đủ trình độ viết bài đó cũng không xào tỏi lele , chỉ ngồi chờ có ai xào xong thì ăn thôi . :D

@Kong : tu lẹ lẹ đi, cần thì tăng ca, mỗi ngày tu 2-3 ca cho nó mau, ngứa chân lắm rồi.

@Ms Tam : nếu kiếm không ra độ thì đi P 24h00 tiếp nhe . (9 -1) x 24h00 cũng hấp dẫn lắm đó
 
Cuối tuần rồi mà vẫn chưa thấy rục rịch gì, quất tiếp bài này coi có đủ sức lôi Kongkong xuống núi chưa!
Nhà ĐTM mình chắc đã đi qua chỗ này rồi nhỉ!

__________________

Rạch Rập

Tên thì rõ ràng là rạch, nhưng đoạn chảy gần chợ người ta lại gọi kinh, và dòng chảy bị bóp nghẹt bởi hai dãy nhà sàn san sát. Rạch Rập chảy sâu về phía Nam thì rộng dần ra, qua những ruộng vườn xanh ngắt nghe trẻ con rủ nhau tắm sông tụi bây ơi.

Hồi tôi bảy tuổi, đó là con sông rộng nhất trần đời. Nhất là những buổi chiều tần ngần nhìn ông ngoại chống xuồng đưa má qua sông, rồi má một mình lội men theo bờ ruộng lên lộ xe, đi thêm gần chục cây số nữa, là đến nhà. Cái tổ đó tôi chui rúc cho đến năm bảy tuổi, cái tuổi cần tới trường mà ngoảnh đi ngoảnh lại trường nào cũng xa, đường nào tới chữ cũng bị mưa nhấn chìm ngoi ngóp. Má đưa tôi về ở với ngoại, trường học cách nhà ngoại chỉ một mảnh vườn, còn gì tiện bằng. Chủ nhật tôi tha thẩn chạy chơi ở đâu cũng ráng dỏng lổ tai ngóng bên sông coi có ai kêu ới lên không. Phía đó lao xao có nghĩa là má vô thăm, có khi đi cùng ba, cùng anh hay chị. Buổi má ra về, chắc thấy nắng úa dần trên đám lá dừa nước trước nhà ngoại chưa đủ cho tôi mủi lòng, mấy con bìm bịp còn đem rải tiếng kêu rầu rĩ lên mặt sông đang đầy cho buổi tiễn đưa sầu sâu thêm nữa.

Chắc hồi ấy tôi hơi buồn, nên ký ức về sông Rạch Rập cũng khoác một vẻ buồn thẳm suốt. Với những rặng dừa nước, những cây bần, cây vẹt mọc nghiêng nghiêng chểnh mảng ven bờ. Những hàng đăng đó lơ phơ chồi sậy, những cái vó cất gác chếch lên hóng gió sau một đêm sũng nước. Những chiếc ghe hàng bông neo lại bên rặng mắm nấu cơm chiều om lên vài lọn khói còm nhom. Hai bên sông nhà cửa lưa thưa, núp ló sau những bụi rậm mọc hoang những ô rô, chùm gọng, ráng, choại...

Sông buồn đến có thể ngửi được, khi ngồi ngoài bến. Thoảng trôi lại mùi của những cái bập dừa ngâm trong nước lâu ngày, mùi lá ráng mục nát, mùi sình non đùn trên ổ con chù ụ, và mùi những bông tra, bông quao nằm chới với trên bãi chờ nước lớn để bắt đầu cuộc đi hoang.

Một dòng sông lẻ, chảy hiền, dáng vẻ hơi hiu quạnh như thể ở bên rìa đời, không nhiều người biết không nhiều người lại qua nhưng nó vẫn sống tất tả một đời sông. Cũng chảy ngược xuôi mê mãi, cũng nhiều tôm cá, cũng nước ngầu ngầu phù sa, cũng nước lớn tràn bờ, ròng phơi bãi. Mỗi lần vớt chiếc dép còn mới, con búp bê nhựa bị mất tay, hay cái bình trà mất nắp… tôi vẫn chờ đợi một ngày nào đó sông sẽ đem tới cho mình phần còn lại của chúng. Bà ngoại kể những năm chiến sự ác liệt, ra sông gặp một đoạn chi người tấp vô ven đó là chuyện thường. Một năm sau cái Tết Mậu Thân, bà ngoại vẫn không ăn tôm cá ngoài sông vì ghê sợ chúng đã từng sống nhờ vào những mảnh người trôi dạt. “Là máu thịt đồng bào mình…”, ngoại ngậm ngùi. Trận đó thương vong lớn, kẻ khuất sông đưa về đồng bãi, kẻ sống sông che chở trong lòng, nhiều người không rút kịp ngụp lặn dưới những dãy nhà sàn tồi tàn lụp xụp, lần lượt cũng qua khốn khó.

Những câu chuyện kể của ngoại đã có tác dụng đáng kể, nó tác dụng ngay lập tức lên trí tưởng tượng phong phú của tôi, ngoại khỏi phải giữ chằng chằng cháu bà lén xuống sông tắm nữa. Nó sợ.

Nên Rạch Rập với tôi vừa thân thiết vừa bí hiểm, vừa thương vừa giận. Những ngày bên sông im lìm không tiếng ới, tôi đòi ông ngoại cho tập chèo xuồng. Ngoại cười, tướng chỉ cao hơn cây cột chèo mà đòi chèo… rồi ngùi ngùi hỏi nhớ má hả, để ngoại chở về. Ông ngoại chèo giỏi, nghe nói hồi chiến tranh ông chèo đi công tác hàng trăm cây số cũng thường. Và quãng đường gần tám cây số đường sông giữa nhà và nhà ngoại, giữa những chuyến đi về, tôi học làm người.

Đi xuồng phải ngồi day lại, nhìn nhau. Vì sao hả, vì cái lưng con người ta là ngó buồn nhứt hạng. Ông ngoại tôi nói vậy khi cười cái tướng tôi ngồi đằng mũi nhóc mỏ ngóng như chó chờ xương. Bỗng nhớ tới lưng má mình mỗi khi qua sông và chìm lút trong đám lức trên đường mòn. Tôi ái ngại xoay mặt lại về phía lái, mới hay áo ông ngoại ướt đầm, mà trước đó tôi còn cằn nhằn ông chèo chậm, ngồi mỏi quá chừng vẫn chưa tới nhà má.

Bài học nhỏ về sự vô tâm đó, và cái lưng gây buồn ám ảnh tôi, nhất là những lúc nhìn lưng ấy ơi ấy à xa khuất. Tôi còn mang theo nhiều thứ nữa từ con bé bảy tuổi ngày xưa, từ những chuyến ngồi xuồng cà tịch cà tang xuôi sông Rạch Rập. Con bé nhận ra nôn nóng cũng chẳng ích gì, sao không thử cảm nỗi lẻ loi của cái chị kia đang chèo một mình cất cái mũi xuồng lêu đêu đi giữa dòng gió, thử ngửi sự hiu quạnh của ngôi đình Tân Hưng nằm lút dưới những tàng cây rợp tối, thử nhìn mây trời mà tưởng tượng mơ mộng, thử học mót chút nào sự khoáng đạt của sông…

Quãng đường đó dễ chừng hơn mười lăm năm tôi không quay lại. Khi đi khỏi nó tôi vẫn chưa biết chèo, ông ngoại nói chuyện chèo chống con nít không phải làm. Rạch Rập nước vẫn chảy, mỗi lần cắt ngang dòng để đi qua thắp nhang cho ngoại, lại nhớ chiều dọc mà hai ông cháu từng đi, nhớ những chòi vó, rạp xuồng nằm núp ló trong tán cây, nhớ tiếng hỏi han hổn hển của những người quen đi ngược chiều.

Dòng sông chỉ chảy qua đời tôi hai năm chẳn, nhưng đã mặc định mãi mãi trong tôi rằng, sông thì buồn. Tôi té xuống sông Tiền, đi thuyền trên sông Hàm Luông, ra chơi giữa sông Hồng, thò chân xuống sông Nho Quế, nghe Sereprok sôi réo… thì vẫn không nguôi được cảm giác buồn của sông. Muôn thuở. Của chia cắt, của thầm lặng, của những cuộc luân lạc gần như bất tận, của sự cho đi, chỉ có cho đi.

Nguyễn Ngọc Tư
 
Khừa khừa cái lày ở đất Bến Te. Dzậy làm seo mà Kong hạ sơn đc:D. Anh lele cứ sưu tầm cho đủ tản văn về mấy địa danh nhỏ nhỏ đi. Rồi làm 1 lèo đi cho đã.

Thằng ko tin trời, Phật lại vô tình lạc vào chùa. Nơi linh thiên lại diễn ra đủ các mặt thật là sống động.

Động Bàn Tơ nè.(sát sinh)

dsc0409u.jpg


dsc0411re.jpg


dsc0438iz.jpg


Làm công quả
dsc1925.jpg


Niềm vui
dsc1870.jpg



dsc1931t.jpg
 
Last edited:
@Kong: Rạch Rập dưới miền Tây thì nhiều nơi có. Cái Rạch Rập trong bài của cô Tư conlele nghĩ là ở Cà Mau (quê của cổ mà!). Dưới đó có cái kinh Rạch Rập dài dài...
 
Mồi Lele câu không ăn thua, muốn câu Kong Kong phải dùng mồi này :

Qua cầu vẫn phải nhớ bến đò xưa :

IMG_8717.jpg


vì có lúc vẫn phải lụy đò :

DSC01066.jpg


Sạt lở trên đèo Lộc Bắc :

DSC01097.jpg


Sông Đồng Nai :

DSC01131.jpg


DSC01134.jpg
 
Việt - Cam chỉ cần lội qua kênh

tndsc0514s.jpg

Nhìn tấm này của aKong sao mà giống của khẩu Vĩnh Ngươn ở dưới e ghê, hình như tất cả các cửa khẩu dạng tiểu ngạch và buôn lậu VN-Cam cái nào cũng dạng dạng thế này hay sao á (băng qua 1 cánh đồng, 1 con kênh nhỏ và bên kia là sóc của người Khơme, nhưng toàn người Việt qua buôn bán, đá gà, vác hàng lậu, di chơi cho biết :D...)
 
Anh lele: Đúng là Kong lộn cái rạch Rập của Bến Te và rạch Rập của Cà Mau.

A.Rắn: Cái cầu phao đó tính tới giờ em qua gần chục lần. Vậy mà chưa lần nào đc đi đò. Đúng là ngay thời điểm đặc biệt. Riêng cái hẻm núi sâu có con sông thì em chịu thua. Cá cắn câu roài. Kong hạ sơn trước thời hạn :D

Có bài này năm 2009 ngay cái ngầm có cái bảng cảnh báo (thủy điện Đạmb'ri) đã có người và xe bị lũ cuốn trôi.

Hic, đường 725 "nó" làm là để phục vụ cho vận chuyển bauxite. Hic cung đường Tân Rai - Lộc Bắc - QL20 - TL769 - QL51 - cảng
 
Last edited:
Cuối tuần buồn quá là buồn... quyết nhậu một bữa cho say!

________________

Rượu trắng



ImageHandler.ashx

Bé sinh ra từ một cái trứng xỉn mèm.

Mẹ Bé khi đó tròn mười sáu tuổi, một bữa đi đám nhóm họ ở bên sông, cô dâu mời uống rượu nếp than. Rượu này không qua chưng cất, cơm nếp ủ men ba mươi sáu ngày thì tiết ra thứ nước ngọt ngào thơm phức, uống vào nghe ngây lịm từng khúc ruột. Mẹ Bé tưởng tượng đem rượu rưới lên đá bào cũng giống xi rô nên uống no nê. Rượu ngấm rất đằm. Ra về tới giữa sông thì cô gái không cầm nỗi cây dầm, lăn ra ngủ kệ xuồng trôi đâu thì trôi. Sáng sau tỉnh dậy thấy xuồng mắc vô bụi lá, thấy trong người vẫn còn ấm mềm, bồi hồi rơi rã, tưởng mình vẫn còn say. Bữa đó là mùng năm tháng Giêng. Mùng năm tháng năm bụng chống áo đội lên. Hai bảy tháng mười thì mẹ đẻ Bé.

Truyện cổ từng ghi lại nhiều chuyện cực kỳ bâng quơ tương tự, như bà cụ nọ ướm vào vết chân bên đường và sinh ra Thánh Gióng, chị kia uống nước trong cái gáo dừa và sinh ra Sọ Dừa. Thời may bà ngoại Bé nhớ ra những câu chuyện đó để gượng cười khi ôm đứa trẻ ngo ngoe trong tay. Thời may hồi nhỏ Bé cũng tin cổ tích nên nghĩ nó là con của cái - gì - đó có tên Rượu Nếp Than.

Bữa nào bà ngoại kháp rượu thì Bé ngủ rất ngon, đánh thức rồi vẫn thòm thèm díu mắt lại ngủ tiếp. Một sáng đi vô căn buồng kín mít thông ra cái chái nhỏ vừa là nơi ngủ vừa là nơi nấu rượu của bà ngoại Bé, chị trưởng trạm y tế kêu trời đất ơi, hơi rượu nồng nặc vầy không chừng con nhỏ xỉn. Bà ngoại thôi mơ mộng cháu mình có gốc gác thần tiên, chuyển võng Bé ra nhà ăn. Nhưng trong ly sữa bò hay chén nước cơm pha đường, trong những cái bánh kẹp hay cục kẹo… mà Bé nhấm nháp mỗi ngày đều bảng lảng mùi rượu nếp. Và đêm đêm khi rúc vào nách bà ngoại tìm hơi ấm, mùi hương mê dụ vẫn lẩn khuất ở đó, có khi còn nồng gắt hơn. Đó là lúc bà say.

Bé không thích bà ngoại say. Nhưng làm việc trong Ủy ban xã Tiền Đường không thể không say, tổng kết quý hay ra quân làm lộ nông thôn, hội thảo đầu bờ hay lễ tuyển quân, một người chuyển đi hay người nào mới đến, ngày mưa dầm hay chiều cuối tuần… đều có thứ đưa cay. Bà ngoại Bé đi qua nếm tí, đi lại uống nửa ly thì không kể. Những chiều cuối tuần bà ngoại mới say thật, không có lý do để uống cầm chừng, mai không cần phải dậy sớm nấu cơm, mà nếu say thì bước chục bước là tới giường. Chỉ Bé nhìn thấy mất mát sau những cuộc vui đó, nó phản ứng bằng cách trèo lên nách ngoại, làm mình làm mẩy gào khóc vặn vẹo đòi đi. Nhưng rốt cuộc nó không ngăn được bà ngoại thấm rượu ngủ mê muội, say đến nỗi không hay chú Biền ngật ngừ bước vô buồng, lần mở áo và âu yếm ngực bà. Ở đó có đôi bầu vú nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, đượm mùi hương bảng lảng mà ngây dại bay lên từ những kháp rượu nóng hổi.

Chuyện cũng chỉ vậy thôi mà Bé khổ tâm lắm, nó cảm thấy bị cướp đoạt. Nó nghèo muốn chết, cha không biết tròn méo sao, mẹ biền biệt đời thợ may ở đất Sài Gòn, chua chát vì "ở lại cũng không mong lấy được chồng, xứ này ai mà không biết vụ thả trôi sông", mẹ nói. Gia tài của Bé chỉ có bà ngoại và hai bầu vú hơi lớn hơn nắm tay nó. Nếu há miệng hết cỡ, thì nó sẽ ngậm được một nửa, và bà ngoại sẽ ngúc ngoắc thân người, nắc nẻ cười, ui trời đất, nhột ! Nhưng Bé đổ lì mút miết miết, bà ngoại nằm im nín thở, thở dốc rồi sau cùng là thở dài. Nhờ bầu vú dậy hơi men và sữa của một Ông Thọ lạ hoắc nào đó, Bé lớn lên.

Nên mỗi khi bầu vú bà ngoại biến mất trong cái miệng rộng huệch của chú Biền, Bé khóc tức tưởi. Cho nó và cho bà ngoại, như kia là con sói đang gặm nhấm dần dần cơ thể bà. Có lần tiếng khóc tức tưởi của nó khiến chú sượng sùng bỏ đi, nhưng không phải lúc nào Bé cũng ngăn được. Đứa trẻ chưa biết nói thì cũng giống củ khoai, ai mà sợ. Và bất kể nó báo thù bằng cách đái dầm lên giày chú Biền, hoặc thả vô đó cái xương cá lúc chú rút chân ra chéo nguẩy xỉa răng… thì những buổi nhậu khuya khoắt vào cuối tuần luôn làm Bé mất mát trong câm lặng.

Câu đầu tiên mà Bé nghĩ phải nói ngay khi biết nói là chuyện chú Biền cắn lén bà ngoại. Nhưng câu đó quá phức tạp với đứa trẻ hai tuổi rưỡi, nó buộc phải bập bẹ những từ vô bổ như chó xù tối hù, cuối cùng cũng nối được mấy chữ tuôn bao nhiêu ấm ức. Ngoại dáo dác ngó quanh sợ ai đó nghe thấy rồi ngó Bé tủm tỉm cười, mắt lấp lánh nắng ngó ra ao rau muống chìm trong mưa giông ràn rạt. Rạng rỡ tỏa ra từ cái miệng duyên dáng của bà lan nóng đến vành tai, ngón chân cái… Bà đã làm những việc mà nghĩ rằng chẳng tới đâu, như để dành cho người đó mấy cái chân gà, như làm sẵn một ít dưa sả hay đưa phần canh có đầu cá lóc tới chỗ bàn ông ngồi. Những tín hiệu tình yêu bà thả lơ lửng bâng quơ đó đã được bắt gặp và hồi đáp, không vui sao được?

Cố gắng lắm ngoại mới nghiêm mặt lại, dặn Bé đừng nói với ai. Bé không sợ ma tóc dài, ông Chà Và, nhưng bà ngoại tỏ ra vô cùng rầu rĩ nói rằng, "nếu tụi mình bị đuổi đi, không có chỗ ở sao ngoại nuôi con được?". Câu đó lập tức có tác dụng. Bé sợ xa bà ngoại, xa cái mùi rượu vương vất trên những gì thuộc về bà. Nó mím miệng lại, không bao giờ kể với ai rằng vào những buổi nhậu hơi khuya, lúc chú Biền khật khừng đứng dậy và đi về phía nhà vệ sinh nằm ở cuối dãy nhà, chú luôn đi lâu lâu vì vòng ra phía sau chui vào căn buồng của ngoại Bé, mở chiếc áo mà từ khi biết chú có ghé chơi bà ngoại chỉ cài hờ một nút. Chú gần như ngay lập tức được úp mặt lên vồng ngực nóng ran.

Nhưng những chuyến ghé qua vội vã của chú Biền dần thưa thớt. Vì Bé biết nói rồi, vì tỉnh gởi công văn kêu thôi bớt rượu. Tờ giấy mỏng manh mà ai nấy răm rắp nghe lời.

Bà ngoại Bé vẫn hay cười nhưng buồn teo đọng phía đuôi mắt bắt đầu hơi héo. Không hẳn vì rượu ế mà vì chú Biền độ rày không mấy khi say. Lúc tỉnh táo chú Biền luôn giữ gìn hình ảnh uy nghi, quan cách. Đứng đầu một xã với hàng ngàn dân thì không buông thả được, dù là trong ánh mắt. Có khi chú không ngước nhìn bà ngoại Bé lần nào trong suốt hai buổi cơm. Thậm chí có tuần thì chú Biền chỉ nói với bà ngoại Bé mỗi câu "Út, hết ớt rồi nghen". Những tín hiệu bà ngoại cố gắng gởi đi rơi lả tả như mớ lá mục trên mái nhà, ngai ngái cái mùi buồn và ướt.

Bé cũng không thấy vui hơn dù thưa vắng những bữa say cuối tuần. Kháp rượu lạnh tanh, năm bảy bữa mới đỏ lửa một lần. Vắng mùi rượu và khói bếp bỗng nghe chung quanh dậy lên ẩm mốc. Trong phòng, ngoài chái, trên vẻ nói cười của bà ngoại và trên nét mặt của những người lui tới. Buổi sáng Bé lửng đửng đi suốt dãy nhà tập thể nối dài với nhà ăn, ngó nghiêng coi người ta đánh răng, cạo râu, bì bạch giặt quần áo… thấy bơ vơ khi nghĩ tới vài phút nữa họ lên phòng làm việc, mặt ai cũng nghiêm ngắn như đắp thạch cao, nhất là khi có khách lam lũ ngơ ngác bước vào.

Bà ngoại nói khách đó là dân. Bà ngoại không muốn làm dân ngơ ngác nên gắn bó quyết liệt với công việc chị nuôi của mình, cả khi chú Biền chuyển đi làm quan trên huyện, một cuộc đi mà chú mơ ước. Không thể vì một người đàn bà mà người ta ở lại, còn lâu... Chỉ mỗi mình Bé biết ngoại lạnh đi, nó vùi mặt mũi mình vào người bà, nhưng không làm cho chúng nóng ấm trở lại. Bà ngoại thường ủ cơm vào những chạng vạng, vật vã chồm ra đệm trộn men đến mệt nhừ, đến thanh thản lăn ra ngủ không mộng mị. Cố trở lại giản dị như trước khi có một người đàn ông cởi bỏ chiếc mặt nạ để yêu bà. Nguyên xã này biết bao nhiêu người đàn bà nấu cơm mà phải lãnh đòn của chồng, chỉ mỗi mình nấu cơm lãnh lương nhà nước, ý nghĩ đó làm bà ngoại hài lòng. Và vẫn còn đó hy vọng, lại gặp ai đó để yêu.

Những người thay chú Biền đều nhỏ tuổi hơn bà ngoại Bé, chờ miết mới có anh biết trùng trình mỗi khi bà quét cái đuôi mắt biết cười sắc ngọt đi qua. Anh gầy dựng lại hội hè vào những dịp có cơn cớ hoặc chẳng cần cơn cớ gì. Tờ công văn kia cũng như những tờ công văn kia nữa nằm quên trong đáy tủ. Già trẻ lại chộn rộn réo bà ngoại Bé, "Út ơi Út à…". Cán bộ ở huyện lên công tác cũng Út ơi Út, lúc nào gặp Út cũng ngon, cũng bén ngót như vầy là sao tụi này chịu nổi.

(còn tiếp...)
 
ImageHandler.ashx

Đi qua những thùng ủ chỉ cần ngửi mùi nó biết thùng nào ủ được bao nhiêu ngày. Ủ quá ngày rượu đắng, non ngày đem nấu rượu sẽ chua. Ảnh mang tính minh họa.

Bé ngồi canh lửa kháp rượu sau tấm vách, làu bàu đối thoại với bóng nó :

- Ngon sao không thấy người nào nhào vô cắn miếng?

Ngoài kia lại hỏi Út bỏ bùa gì trong rượu ?

Chắc lại nắm tay bà ngoại rồi, Bé cười khan.

Không có bùa. Chỉ một ít rễ cây Chơn Nhơn bà ngoại nó đem về từ Trảng Cò, phơi ba sương chín nắng, sao vàng rồi mài mịn rải vào những thùng ủ. Chúng khiến những người mấy mươi phút trước còn trịnh trọng ghi chép, trịnh trọng nói những lời trịnh trọng bỗng trở lại mềm yếu, tầm thường.

Bé lớn lên trong gian nhà ăn của xã ủy Tiền Đường, nó đã thấy người ta uống rượu của bà ngoại nó và ca hát, và khóc lóc và nấc cục và ngủ gục. Có người vốn nói nhiều uống nửa chừng thì ríu lưỡi. Có người điềm đạm bệ vệ chợt hồ hởi chửi thề. Có người suồng sã cởi trần như anh bán thịt ngoài chợ. Và cái anh xã đoàn thường đỏ mặt khi Bé gọi là ba Việt bỗng điềm nhiên ôm nó nhấc bỗng lên, nói cho ba Việt ôm xíu coi, nhớ quá.

Bé nhớ cái ôm nồng ấm làm nó nghẹt thở hồi bảy tuổi đó, thấy lạ tại sao đến giờ vẫn nghẹt thở, mỗi khi Việt kêu,"Bé ơi, lấy miếng cơm cháy cho anh…"

Bé không gọi anh kia là ba Việt nữa. Nó đã mười sáu tuổi. Nó nghỉ học khi chưa xong lớp bảy, sau một bữa ra quán ăn hàng, nghe lóm thầy giáo dục công dân ba hoa kể chuyện thời trai trẻ. Có đoạn vầy, một tối thầy đi họp Hưng Mỹ về thì gặp chiếc xuồng trôi, trên đó một đứa con gái đang ngủ không biết trời đất là gì hết, mà thầy cũng say không biết trời đất là gì hết…

Kháp rượu thì không cần phải học cao, Bé nói khi bà ngoại tới đón nó ở phòng hội đồng nhà trường về, sau khi ném ly đá bào vào ông thầy giáo dục công dân làm áo thầy loang đỏ như máu. Tri thức chỉ tới mắt cá chân, Bé cho rằng chữ nghĩa thay đổi được con người nhưng rượu còn quyền năng hơn, nó biến đổi được người đã sành chữ nghĩa.

Bé thanh thản nối nghiệp bà ngoại, gắn bó với những kháp rượu như một định mệnh của mình, của một đứa trẻ sinh ra bởi cơn say. Một mình nó kháp rượu mỗi khi bà ngoại bận nấu cơm hội nghị, đi qua những thùng ủ chỉ cần ngửi mùi nó biết thùng nào ủ được bao nhiêu ngày. Ủ quá ngày rượu đắng, non ngày đem nấu rượu sẽ chua. Rượu nó kháp chưa ngon lắm, hơi nồng gắt như một màu son chói nhưng cũng cho ra thứ rượu không đốt cháy, chúng ngấm vào người chậm rãi, gây ra một thứ say bâng quơ, ơ hờ. Thứ rượu không gây vật vã đau đầu, sáng hôm sau thức dậy người ta vẫn thấy mình sảng khoái. Cả bí quyết dùng rễ cây Chơn Nhơn liều lượng cũng đều tay, ít quá làm người ta tỉnh táo toan tính hoài, con người thứ hai trong họ không thức dậy, nhưng nhiều quá người say mất hết chút lý trí còn sót lại, dễ làm bậy.

Bà ngoại Bé nói vậy, bà không bao giờ nghĩ mình đang bán rượu, mà là bán một phương thuốc, để một người này trở thành một người khác (bà cũng không phải đang yêu lay lắt mà cứu chuộc chất người bị đè nén bên trong những người đàn ông kia). Và những người say càn quấy chửi bới ngêu ngao trên đường không phải là uống rượu của bà. Những người say hung hăng ngược đãi vợ con cũng không phải uống rượu của bà. Và ông thầy giáo dục công dân kia chắc là uống rượu ủ men Tàu bán trôi nổi…

Bà cháu Bé làm men từ cỏ cây, rượu được nấu trong nồi đất, ống dẫn bằng tre, thùng ủ cũng bằng sành nên rượu vô cùng thanh khiết. "Rượu của mình", bà ngoại Bé thường nói ba chữ đó bằng niềm tự hào ngút ngất. Những kháp rượu nếp nóng hổi lấy ra từ chái bếp thông với căn buồng ám khói của bà chỉ làm ông xã đội dụi mãi mặt mình vào chiếc áo cũ của chị hội phụ nữ đã lấy chồng, làm chị trưởng trạm y tế phải khóc òa, "trời ơi giao thừa này tôi vẫn chưa có ai…", làm những hạt ánh sáng lấp loáng mê đắm trong tia nhìn theo những tà áo bà ba xẻ đến là cao. Những tia nhìn không bao giờ dễ bắt gặp khi họ tỉnh.

Bé bắt gặp chúng vài lần, từ mắt Việt. Trìu mến thì không phân biệt được, nhưng đam mê rất dễ nhận ra. Người ta là cán bộ đã có vợ con rồi, nó dặn đi dặn lại để mình đừng mơ, mà không hay khoảnh khắc hoang mang ấy cũng là mơ. Bé vừa sợ vừa thích, như người ta sắp nếm ngụm rượu đầu. Biết là cay là đắng nhưng vẫn háo hức tìm kiếm cảm giác đằng sau nó. Nào thơm của gạo nếp ngoài đồng bãi, nào dư vị ngòn ngọt vướng vất nơi cổ, nào nóng ấm ran lên từng chân tóc…

Tuổi mười sáu Bé lúc nào cũng như đang say, má đỏ và mắt lung linh nắng. Bà ngoại ngó Bé mà thấy trùng trình, rồi con nhỏ sẽ sống cuộc đời như mình, phập phồng chờ đợi một người thương được cơn say mang tới. Nhưng lấy một người yêu mình lúc tỉnh mà đánh mất mình khi say thì cũng đau, bà ngoại đã gặp một người thô bạo và phải mang con bỏ chạy, chỉ kịp lấy theo cái họ Võ cho đứa nhỏ làm gia tài.

Cái ý nghĩ đời mình đang được Bé lặp lại làm bà ngoại hoang mang. Nó giống bà ở chút nhan sắc, giống cái đuôi mắt biết cười, cách gửi thương nhớ vào rượu hay những món ăn,vụng về gói không nổi thầm kín để thỉnh thoảng chúng lại rơi rớt, lấp lánh trên nét mặt. Người đàn ông mà Bé hay ngó lén cũng là phiên bản của chú Biền, ngay cả lúc lạnh lùng vẫn tỏa hào quang, từ cái áo sơ mi trắng cài nút kín cổ tay, viết vắt túi, mặt mũi đượm suy tư chuyện làng chuyện nước, ăn nói đĩnh đạc… Và họ thuộc về những cuộc đi, bà còn lạ gì…

Chỉ Bé là chưa quen. Hôm được tin anh phó chủ tịch tên Việt cao ráo đẹp trai có hai cái răng vàng làm duyên nơi khóe miệng được kêu về tỉnh, một bước thẳng vào đường quan trường thênh thang, nó nhìn thấy vẻ mặt mãn nguyện của Việt mà có chút ngỡ ngàng. Xa nó mà sao người ta hớn hở vậy?

Bữa xã liên hoan chia tay Việt bà ngoại Bé phải về đám giỗ ở quê. Bé góp mặt vào cuộc đưa tiễn bằng những nụ cười gượng gạo. Khi rượu đã chảy tới đầu chân mày, nó bỗng nghĩ bà ngoại mình chưa bao giờ say đến nỗi chẳng hay biết gì. Người kháp rượu luôn thuộc lòng cách rượu của họ đi vào người họ. Bé biết nếu uống hơn tám ly nó sẽ khóc mò, qua ly mười ba hai chân nó sẽ mềm đến nỗi có thể buộc vào nhau, ly thứ mười lăm thể nào cũng lắp bắp nói ra thương nhớ. Vậy đâu có được. Nó giả đò say sớm đi ngủ sớm, dù muốn ngồi thêm một chút và năm ba chút nữa. Cách một tấm vách buồng dán trang trí bằng những tờ báo cũ, Bé nghe Việt nói anh trưởng thành ở đây, nhà ăn này mấy cái chén bị mẻ miệng anh thuộc lòng. Giọng Việt nghèn nghẹt như khóc, như vài giờ trước đụng nhau trong bếp anh nói nhỏ với Bé, "muốn ôm em quá, chưa đi mà anh đã nhớ em rồi…" Thì ôm, Bé trả lời gọn hơ. Việt ngó nghiêng bên ngoài, nói người ta thấy là chết… Bé lại cười, thì tìm chỗ vắng (bụng nghĩ rằng chuyện có khó gì đâu…). Câu đó được Bé coi như tín hiệu đã gửi đi nên giờ nó nằm chờ. Cửa chái sau đang mở. Và Bé đang say không biết trời trăng gì như mẹ nó ngày xưa và như người ta tưởng vậy. Mãi khuya mới nghe Việt xô ghế đứng lên, nói thôi về, mai phải thu phát biểu trên truyền hình, mặt mày tươi tỉnh coi mới được…

Việt đã dừng lại trước cửa buồng Bé đúng năm giây, rồi đi…

Bé bẽ bàng ngồi dậy đổ nếp trong thùng ủ đã đủ ngày ra, nhen lửa kháp rượu. Cái diệm nước lạnh nó mới thay để ngâm ống dẫn đã làm hơi nước ngun ngút nóng chật bung trong nồi hẫng hụt rơi xuống một thứ nước trong veo như sương sớm, như nước mắt, chảy leo lẻo giữa đêm. Không gặp nước lạnh thì rượu bay lên trời, Bé nhớ bà ngoại hay nói vậy, nghĩ trời ơi mình thành rượu rồi. Rưng rức ngồi nhìn lửa nhảy múa dưới đáy nồi, Bé tự hỏi, phải chăng nó dùng không đủ lượng rễ cây Chơn Nhơn khi ủ mẻ rượu mà Việt vừa uống lúc tối hay có thứ gì quyến rũ mê dụ hơn một đứa con gái mười bảy tuổi đã tự nó tẩm rượu ấm mềm, chỉ mong được người ta ôm xiết một lần, lúc chia tay…

Lúc bà ngoại về đã thấy Bé lầm lì thu dọn những thùng ủ. Bà ngoại không hỏi gì, lấy ngón tay chấm vào mẻ rượu nấu lúc nửa đêm, nghe có chút mặn lẩn khuất đâu đó, làm nên vị rượu đằm thắm. Thẳm suốt như mẻ rượu nào của bà đã nhiều năm trước.

Đằng kia, Bé chặt dây võng nói mình đi khỏi chỗ này ngoại ơi, ở đây không ai thấy hai bà cháu mình đẹp…

Nguyễn Ngọc Tư
 
Hàng giả mùa nước nổi :) :

http://nld.com.vn/20110715101334587p0c1014/ca-linh-nhai.htm

.

Hic, đường 725 "nó" làm là để phục vụ cho vận chuyển bauxite. Hic cung đường Tân Rai - Lộc Bắc - QL20 - TL769 - QL51 - cảng

Trong danh sách không có nhắc đến TL 721 như vậy có thể hiểu là xe chở bauxit không đi ngang qua Đạ Tẻh . Vẫn còn đường để đi chơi mà.:)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,167
Bài viết
1,174,033
Members
191,982
Latest member
haivan12345678901
Back
Top