nguyenhuytam
Phượt thủ
Thủ đô Bern - Thụy Sĩ, ngày...
Hôm nay là sinh nhật tôi...
Buổi sáng, tôi tỉnh dậy trong căn phòng ấm áp. Không có tiếng chim hót nào ngoài cửa sổ (như tôi đã từng hình dung). Cửa phòng đóng kín vì quá lạnh. Tôi bật dậy, với tay quay cửa sổ lên. Bên ngoài trắng xóa một màu. Dưới cửa sổ căn hộ, là một khu vui chơi của trẻ con, nay đã phủ đầy tuyết. Một màu trắng bình yên. Không gian tĩnh lặng. Ở Thụy Sĩ, người ta yêu thích sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. Dường như cái ồn ã của chợ búa, của phố thị không tồn tại trong cuộc sống cá nhân. Sau những giờ làm việc, họ trở về căn nhà, nhẹ nhàng như lướt đi trong không gian riêng. Thói quen làm nên tính cách, nên người Thụy Sĩ cũng nhẹ nhàng, lịch thiệp và tinh tế. Tôi sẽ viết về người Thụy Sĩ trong một bài viết nào đó nếu có cơ hội. Vì những con người này tạo cho tôi nhiều cảm xúc lắm. Đến độ sau chuyến đi, tôi biết rằng tôi yêu nơi này hơn cả Paris và Venice - những tình yêu một thời...
Tôi ở nhà của chị Thảo. Hồi xưa chị và tôi cùng tham gia Đội Công tác xã hội của Trường Kinh tế. Rồi chị đi Mỹ, rồi chị lấy chồng. Anh người Thụy Sĩ, Bern chính hiệu. Và tôi đang ở trong nhà anh chị.
Khi tôi dậy thì anh đi làm rồi. Anh làm việc trên Zurich, cách Bern một giờ đồng hồ đi train. Hai chị em ăn bánh mì buổi sáng, như tất cả các buổi sáng ở Việt Nam. Chị biết tôi thèm đồ ăn Việt Nam đến điên cuồng rồi. Anh nói: Anh không hiểu sao, người Việt Nam đi đâu cũng thèm đồ ăn Việt. Còn như bọn anh, đi đâu ăn cái gì cũng được. Tôi cũng không hiểu. Đi đến một nơi xa, một nền văn hóa khác, một nền ẩm thực khác thì cũng muốn thưởng thức những món ngon vật lạ lắm chứ. Nhưng ăn cái gì cũng vậy, không thể nào ngăn nổi cơn thèm nước mắm, thèm cơm trắng, thèm canh chua cá kho tộ... Dường như có những thứ đã đi vào huyết quản, đi vào máu, tạo nên một phần cơ thể. Ngay ngày thứ hai ở Pháp, khi tự nhiên Polly nói: Anh, giờ này có cháo lòng ăn ha. Tự dưng thấy trời đất đảo lộn rồi. Thèm gì mà không thể tưởng tượng được là có lúc lại như thế.
Lại nói về ẩm thực, thì thấy thương chị. Chị hiểu rằng một cái thằng lần đầu đi xa Việt Nam như vậy, lại đến một xứ xở mà không có nước mắm nước tương, nên chị luôn tạo điều kiện cho nó ăn đồ ăn mang hương vị Việt Nam. Như tối hôm qua chị chiên cơm, rồi rót 2 chén nước mắm và nước tương em muốn chan gì thì chan. Chị luôn lo lắng rằng đồ ăn chị làm quá đơn sơ, không ngon như ở nhà. Mà chị đâu có biết thằng em ngồi ăn mà xúc động quá chừng. Gần một tuần lang thang, ăn đồ ăn Tây béo và nhiều sốt, thậm chí ăn qua loa cho qua bữa, Mc Donalds cũng xong thì hôm nay lần đâu tiên được ăn đồ ăn chính hiệu Việt Nam trong một căn hộ ấm áp như thế này. Cái mùi vị nước mắm không lẫn vào đâu được. Và đĩa cơm chiên của chị quá ngon. Nó có tôm, có rau... như tất cả các đĩa cơm chiên khác ở Việt Nam. Tôi hiểu rằng để có những thứ tươi ngon đó không dễ dàng gì trong điều kiện ở đây. Ngồi ăn mà vui quá đỗi, xúc động quá đỗi.
Lại nghe anh và chị luận bàn về đồ ăn Việt. Anh là tín đồ cuồng nhiệt của đồ ăn Việt. Rằng không có nơi nào mà lại đa dạng về ẩm thực như thế. Đồ ăn sáng trưa chiều tối hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn đám cưới đám hỏi đám giỗ đám ma đầy tháng thôi nôi hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn mỗi miền hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn chơi với đồ ăn thiệt hoàn toàn khác nhau... Có những điều quá quen thuộc mà mình không nhận ra. Để khi một người nước ngoài nhận định thì tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Anh chị rất quan tâm đến ẩm thực Việt Nam. Có lẽ vì lý do đó, anh chị mở một nhà hàng Việt Nam duy nhất ở Bern - Thủ đô của Thụy Sĩ. Hoi Sài Gòn. Chữ Sài Gòn giữa lòng Châu Âu trở nên gần gụi...
Viết thật dài mà chưa hết bữa ăn sáng nhỉ?
Thôi chấm dứt chuyện ăn uống ở đây nhé. Ngày sinh nhật này còn nhiều chuyện hấp dẫn lắm. Ăn xong thì hai chị em khăn gói quả mướp đi ra ga train, mua vé đi Zurich. Ga rộng thênh thang. Chạy lên chạy xuống mệt hơi. Nhưng cái lo lắng của tôi là chuyện thời gian. Mọi người cũng biết Thụy Sĩ là đất nước của đồng hồ. Nên ngoài chuyện ngoài phố đồng hồ ở mọi nơi, thì mỗi con người ở đây là những cái đồng hồ sống. Mọi thứ đúng giờ đến ngạc nhiên. Con người cũng đúng giờ theo đơn vị giây. Có nghĩa là khi đi, chị Thảo luôn nói: Không sao đâu em, còn 2 phút nữa tàu mới chạy, rồi còn 1 phút nữa lận. Trời đất ơi, tôi ở cái đất nước giờ dây thun. Tôi luôn lo lắng chuyện trễ tàu trễ xe. Nếu đi đâu thì luôn đi sớm cho chắc ăn. Vậy mà ở đây, tàu xe, con người như được cài đặt sẵn những cái đồng hồ bên trong. Họ chính xác đến từng giây. Chưa kể khi về, nếu chỉ trễ vài giây thì đã không lên được tàu. Ta nói, lúc đó có mệt có đói, có buồn có khổ gì thì cũng phải chạy ha. Chạy thật là nhanh, tranh thủ từng giây một để không trễ tàu. Vì sống trong một môi trường như thế nên con người luôn luôn có kỷ luật. Và sự kỷ luật đó như là một sợi dây vô hình gắn bó con người với xã hội. Tạo nên những mối tương quan không thể tách rời, làm con người có trách nhiệm với xã hội như là một điều đương nhiên...

Hôm nay là sinh nhật tôi...
Buổi sáng, tôi tỉnh dậy trong căn phòng ấm áp. Không có tiếng chim hót nào ngoài cửa sổ (như tôi đã từng hình dung). Cửa phòng đóng kín vì quá lạnh. Tôi bật dậy, với tay quay cửa sổ lên. Bên ngoài trắng xóa một màu. Dưới cửa sổ căn hộ, là một khu vui chơi của trẻ con, nay đã phủ đầy tuyết. Một màu trắng bình yên. Không gian tĩnh lặng. Ở Thụy Sĩ, người ta yêu thích sự tĩnh lặng đến tuyệt đối. Dường như cái ồn ã của chợ búa, của phố thị không tồn tại trong cuộc sống cá nhân. Sau những giờ làm việc, họ trở về căn nhà, nhẹ nhàng như lướt đi trong không gian riêng. Thói quen làm nên tính cách, nên người Thụy Sĩ cũng nhẹ nhàng, lịch thiệp và tinh tế. Tôi sẽ viết về người Thụy Sĩ trong một bài viết nào đó nếu có cơ hội. Vì những con người này tạo cho tôi nhiều cảm xúc lắm. Đến độ sau chuyến đi, tôi biết rằng tôi yêu nơi này hơn cả Paris và Venice - những tình yêu một thời...

Tôi ở nhà của chị Thảo. Hồi xưa chị và tôi cùng tham gia Đội Công tác xã hội của Trường Kinh tế. Rồi chị đi Mỹ, rồi chị lấy chồng. Anh người Thụy Sĩ, Bern chính hiệu. Và tôi đang ở trong nhà anh chị.
Khi tôi dậy thì anh đi làm rồi. Anh làm việc trên Zurich, cách Bern một giờ đồng hồ đi train. Hai chị em ăn bánh mì buổi sáng, như tất cả các buổi sáng ở Việt Nam. Chị biết tôi thèm đồ ăn Việt Nam đến điên cuồng rồi. Anh nói: Anh không hiểu sao, người Việt Nam đi đâu cũng thèm đồ ăn Việt. Còn như bọn anh, đi đâu ăn cái gì cũng được. Tôi cũng không hiểu. Đi đến một nơi xa, một nền văn hóa khác, một nền ẩm thực khác thì cũng muốn thưởng thức những món ngon vật lạ lắm chứ. Nhưng ăn cái gì cũng vậy, không thể nào ngăn nổi cơn thèm nước mắm, thèm cơm trắng, thèm canh chua cá kho tộ... Dường như có những thứ đã đi vào huyết quản, đi vào máu, tạo nên một phần cơ thể. Ngay ngày thứ hai ở Pháp, khi tự nhiên Polly nói: Anh, giờ này có cháo lòng ăn ha. Tự dưng thấy trời đất đảo lộn rồi. Thèm gì mà không thể tưởng tượng được là có lúc lại như thế.

Lại nói về ẩm thực, thì thấy thương chị. Chị hiểu rằng một cái thằng lần đầu đi xa Việt Nam như vậy, lại đến một xứ xở mà không có nước mắm nước tương, nên chị luôn tạo điều kiện cho nó ăn đồ ăn mang hương vị Việt Nam. Như tối hôm qua chị chiên cơm, rồi rót 2 chén nước mắm và nước tương em muốn chan gì thì chan. Chị luôn lo lắng rằng đồ ăn chị làm quá đơn sơ, không ngon như ở nhà. Mà chị đâu có biết thằng em ngồi ăn mà xúc động quá chừng. Gần một tuần lang thang, ăn đồ ăn Tây béo và nhiều sốt, thậm chí ăn qua loa cho qua bữa, Mc Donalds cũng xong thì hôm nay lần đâu tiên được ăn đồ ăn chính hiệu Việt Nam trong một căn hộ ấm áp như thế này. Cái mùi vị nước mắm không lẫn vào đâu được. Và đĩa cơm chiên của chị quá ngon. Nó có tôm, có rau... như tất cả các đĩa cơm chiên khác ở Việt Nam. Tôi hiểu rằng để có những thứ tươi ngon đó không dễ dàng gì trong điều kiện ở đây. Ngồi ăn mà vui quá đỗi, xúc động quá đỗi.
Lại nghe anh và chị luận bàn về đồ ăn Việt. Anh là tín đồ cuồng nhiệt của đồ ăn Việt. Rằng không có nơi nào mà lại đa dạng về ẩm thực như thế. Đồ ăn sáng trưa chiều tối hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn đám cưới đám hỏi đám giỗ đám ma đầy tháng thôi nôi hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn mỗi miền hoàn toàn khác nhau. Đồ ăn chơi với đồ ăn thiệt hoàn toàn khác nhau... Có những điều quá quen thuộc mà mình không nhận ra. Để khi một người nước ngoài nhận định thì tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Anh chị rất quan tâm đến ẩm thực Việt Nam. Có lẽ vì lý do đó, anh chị mở một nhà hàng Việt Nam duy nhất ở Bern - Thủ đô của Thụy Sĩ. Hoi Sài Gòn. Chữ Sài Gòn giữa lòng Châu Âu trở nên gần gụi...

Viết thật dài mà chưa hết bữa ăn sáng nhỉ?



