What's new

Đường xe qua xứ Tuyết

"Tôi nhớ xứ đoài mây trắng lắm"

Giờ đây tuy thân đã về xứ nóng, tâm trí tôi còn vương vấn mãi ở xứ tuyết, mà lạ lùng thay, bây giờ mới thấy câu thơ thật hợp với cảm xúc của tôi ở xứ Tuyết. Có phải xứ đoài nào mây cũng trắng?

IMG_1199.jpg
 
Mình chỉ thấy một ngọn núi phủ tuyết lơ lửng trên cao - chung quanh không có chùa Phật hay đền Ấn độ giáo gì à ?

(Ps. Là ma mới, mình không hiểu chữ kora được nhiều bạn dùng có nghĩa là gì ? Mình đoán là "hành hương" , có đúng không ?
:)
 
Kora là việc đi vòng quanh một nơi thiêng liêng như tu viện, hồ thiêng, núi thiêng v.v., vừa đi vừa cầu nguyện, quay kinh luân, có thể kèm theo ngũ thể nhập địa nhằm tu tập theo Mật tông.

Kora quanh đền Jokhang hoàn toàn bằng ngũ thể nhập địa

DPP_0109.jpg


DPP_0110.jpg


DPP_0111.jpg
 
Vị trí chúng tôi chụp ảnh Kailash là mặt nam, trên đường chính, qua Tarchen (hay Darchen) một chút về phía Tây. Chúng tôi không có thời gian và điều kiện để kora, nên chuyến này đành ngậm ngùi ngắm Kailash. Hơn nữa tháng 5 chưa phải mùa kora, mùa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, khi thời tiết thuận lợi hơn. Hiện chỉ có một con đường từ Lhasa đến Kailash, và các chuyến kora thường bắt đầu từ thị trấn Tarchen.

Kailash kora dài 52km, dọc đường có nhiều tu viện và các thánh tích. Một người hành hương bình thường đi mất 3 ngày, còn nếu bạn ngũ thể nhập địa, xin hãy dành 2 tháng. Bạn sẽ phải tự mang đồ ăn thức dùng, túi ngủ và quần áo đủ ấm, hoặc có thể thuê Yak chở đồ, vì đi bộ ở độ cao trung bình 5000m chớ hề là chuyện nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể mua đồ ăn dọc đường với giá cắt cổ vào mùa kora. Thường thì những người hành hương ngủ trong các tu viện dọc đường, hoặc mang lều dựng trại nghỉ. Điểm cao nhất của kora là đèo Dolma La, 5636m, nơi bác gió hoang nhận ra "thân này không phải thân này, mà tâm này không phải là tâm này, mà cũng là tâm này"

Mt_Kailash_map.jpg

Tarchen lúc chúng tôi đến, trong làn khói sương của các bếp lò dùng chất đốt sinh học

IMG_1216.jpg
 
Kailash chưa từng có ai leo lên đến đỉnh thành công, mặc dù đã từng có người thử leo trong sự phản đối của cộng đồng Tạng và Ấn. Hành hương đến Kailash ít nhất một lần trong đời là việc làm có ý nghĩa nhất trong đời người Tạng và người Hindu giáo. Do vậy ở Saga có hẳn một người chuyên tiếp đón các đoàn khách Ấn Độ.

Sau khi làm một bộ ảnh ở mặt Nam Kailash, chúng tôi về Tarchen nghỉ trọ. Bác tài chúng tôi đúng là tài sản quý giá, bác quen biết một quán trọ mới, giường nệm chưa có ai dùng lần nào, giá 40Y. Trưa đó không ăn, lại lao động nghệ thuật rất nhiều, chúng tôi đói ngấu. Tôi và Lyly xông thẳng vào bếp làm canh gà cải thảo, trứng chiên và bò Yak xào cải, mặc kệ cô chủ tiệm không hài lòng trong khi đại ca ngồi thểu não chờ ở bàn ăn. Hớn hở bày biện đồ ăn nóng sốt lên bàn, lấy cơm đã nấu sẵn cùa chủ quán. Ba người hầu như và cơm cùng lúc, rồi đặt xuống và nhìn vào bát cơm mà không dám nhìn nhau. Đại ca và thêm miếng nữa, rồi thì thào hạ giọng bảo
"- Cơm sống các em ạ!"

Ô hay, phòng thủ cẩn thận đến thế mà vẫn bị lọt lưới: chúng tôi phải nhịn đói nấu hết món để đảm bảo có món ăn đúng vị, không vị lạ, không dầu mỡ, không mặn mà vẫn bị knock-out món cơm Đúng lúc đó bà chủ và cậu hướng dẫn xuất hiện, nghe chúng tôi giải thích bèn lấy một cái xửng hấp, đổ ít nước vào đặt lên chiếc bếp sinh học rừng rực cháy giữa phòng. Tôi nhìn chút xíu nước mà bà chủ mặt mày nghiêm trọng đổ vào xửng mà ái ngại cho ít cơm hầu như chỉ vừa sôi. Đợi một lúc tôi phải tự lấy nước đổ thêm vào xửng. Ba chúng tôi ngồi nhìn món ăn nguội dần mà dạ dày đặt hết vào trong xửng cơm. Chừng cơm vừa chín thì Lúa cũng ra nhập bọn với chúng tôi và bốn người ngồi ăn cơm nóng canh nguội.

Bữa ăn kịch tính


IMG_1213.jpg

Khách trong quán có một nhóm 3 anh khoai tây vừa đi kora Kailash về, mặt mũi bơ phờ và môi nứt nẻ mà Thị Nở cũng phải gọi bằng cụ. Tối đó giường đệm thơm tho nhưng lạnh quá tôi ngủ không nổi, dù chăn rất dày. Ngày mai chúng tôi sẽ thấy hồ Manasarova huyền thoại
 
Last edited:
Sáng hôm ấy trời nắng đẹp, gió dịu dàng hơn chiều hôm trước một chút mặc dù vẫn lạnh tê tái. Xe lướt trên con đường đầy gió êm như ru khiến tôi nghĩ đi xe lửa cao tốc điện từ cũng chẳng êm thế này. Vừa ra khỏi nhà trọ đã gặp may. Đàn linh dương ăn cỏ ở rất gần đường đến nỗi tôi nghĩ ống 18-135mm của tôi có thể chụp chân dung (chứ không phải mông) của chúng. Đang move our asses out thì một chiếc xe mất nết đi ngang bấm còi khiến chúng bỏ chạy. Thế là tan tành chân dung linh dương

IMG_1222.jpg


IMG_1224.jpg
 
Điểm dừng chụp hình hồ đầu tiên là ngay trên con đường, chỗ cao nhất và gần hồ nhất, để có thể nhìn hồ và dãy Hi Mã Lạp Sơn đẹp nhất. Chỗ đó nhìn vậy chứ còn rất xa hồ, mà chỉ khi bác tài chiều lòng chúng tôi đi xuống khỏi đường, đến gần hồ hơn chúng tôi mới biết. Có một người bạn khi tôi mở mấy tấm hình hồ ở đây ra đã hỏi là biển ở đâu mà đẹp quá vậy :)


DPP_1505.jpg


DPP_1585.jpg


DPP_1587.jpg


DPP_1595.jpg
 
Như biển, có lẽ quá đơn sơ để mô tả cảm xúc của chúng tôi khi đứng trước hồ Manasarova hôm ấy. Không có ai ngoài chúng tôi, chỉ có nắng, gió hun hút và ánh sáng cho chúng tôi xem những hình ảnh mà chúng tạo ra trên mặt gương hồ, trên nền trời xanh ngắt và núi sừng sững

DPP_1584.jpg


DPP_1550.jpg


DPP_1589.jpg


DPP_1594.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,063
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top