What's new

[Chia sẻ] Hai Bác Già: Flâneurs Colmar - Strasbourg - Bruges và 1 Paris lạ....

Mở

Wiki: The term flâneur comes from the French masculine noun flâneur—which has the basic meanings of "stroller", "lounger", "saunterer", "loafer"—which itself comes from the French verb flâner, which means "to stroll"

Cho nên, hai lão Bọ già dùng danh xưng Flâneur lần này có nghĩa là hai con dế mèn phiêu ký....lang thang ...Không bảo tàng không định hướng...dạo quanh và tùy thích, tùy chân mà ghé vào. Mời bạn cùng đi với Bọ....
 
Những ngõ vắng, những góc yên

Trong chuyến đi này: Colmar, Strasbourg, Bruges và Paris; các bạn sẽ đọc tiểu chương này: Những ngõ vắng, những góc yên. Là vì, tất cả 4 thành phố hai Bọ già thăm lần này đều nổi tiếng trong ngành du lịch và do đó du khách rất đông. Nhưng hai Bọ già, một là vì tuổi già không hạp lắm với náo nhiệt ồn ào - hai là, trong gia đình cũng vừa có chút chuyện buồn nên càng thích tìm chút yên tịnh. Vẫn có, vẫn gặp những nơi như thế:


35995198591_f216682aa7_z.jpg


35287371204_870006e1d3_z.jpg


35995223211_6372e67365_z.jpg


35995218281_dee5fa7721_z.jpg

Và bắt gặp trong 1 ngõ vắng của Colmar chiếc Vélo Solex, hình ảnh của các thiếu nữ Sài Gòn từ thuở thập niên 60 với tà áo dài dắt sau yên ghế trong lòng phố chợt òa vỡ ùa về....

35287162834_833ac4c723_z.jpg
 
Last edited:
Đẹp quá 2 Bác Già ơi :) Chuyến đi này của 2 Bác, ngoài Paris ra, còn lại đều là những thành phố sông nước hen, đều là những Little Venice :)
 
Đói! đi bộ suốt mấy giờ đồng hồ cái chân đã mỏi nhưng chưa bằng cái đói nó đang sôi réo trong bụng, từ lúc thức dậy hộc tốc chạy đến métro đi gare de L'Est, vừa kịp hỏi thăm ke nào nhảy lên xe vào chỗ ngồi là còn có 5 phút để hai Bọ già nhìn nhau mà vuốt ngực hú hồn cho cái mớ Euros nằm trốn trong ruột tượng của bà Bọ! tới giờ là hơn 1 giờ trưa rồi: 3 tiếng ngồi xe TGV và hơn 4 tiếng đi bộ rồi!!! Lão Bọ đã bắt đầu cà khịa thì may quá, nhìn sang bên kia đường thấy ngay cái nhà lồng chợ. Colmar marché couvert!

35736895550_3e080b4b38_z.jpg

Xưa rày có bao giờ bà Bọ thấy chợ mà lại chê, huống chi đang lúc bụng đói đòi ăn? Bèn kéo lão Bọ vào thăm thú tình hình - Chợ sạch sẽ nhưng hơi (rất :) ) vắng người! Dù gì thì dù, dạo quanh cái đã.

35736981360_41380266ec_z.jpg

Nơi đây, ảnh hưởng của nước Đức vẫn còn in dấu qua bảng hiệu bằng 2 thứ chữ Pháp và Đức:

36087279056_35bfe79c58_z.jpg

Hàng hoa quả trái cây, đủ cả:

35959143202_068fd1dc8b_z.jpg

Và nhìn thấy hàng ăn này, lại tha hương ngộ đồng hương (chứ không phải cố tri)

35995174911_2982267a3b_z.jpg
 
Last edited:
Bà chủ quán, khuôn mặt phúc hậu vồn vã mời khách, bà Bọ hỏi thăm xem có món gì có nước dùng cho dễ nuốt chứ nem rán chả giò thì khô quá mệt khó nuốt. Bà cho hay có bún thịt gà kiểu như bún thang và thật thà:

- Nấu chứ các bác ăn tạm thôi, không giống vị bên nhà mình đâu!

Nghe thương quá....bà Bọ nhìn bảng giá thấy đề giá 8E, xin bà chủ làm cho 2 tô. Vừa ngồi xuống ghế, cậu con trai của bà đã niềm nở hỏi hai bác dùng thức uống chi. Xin cậu cho Coca và cậu mang ra 2 lon cùng ly để uống. Bà chủ mang bún ra: tô bún nhỏ nhưng nước dùng rất thanh, vị ngọt và rau ngò rất thơm

35959109012_b7fb50bb62_z.jpg

Trong lúc đang ăn, bà chủ ra chuyện trò. Đồng hương gặp nhau trên đất khách, thăm hỏi điều kiện sinh sống trên xứ người như thế nào? Có thoải mái không? Bà cho biết dạo này hơi khó khăn nhưng cũng tạm đủ sống. Rồi ba người Việt lại trao đổi những ưu tư và nỗi lo về nước nhà.... Bữa ăn xong, bà mang ra dĩa bánh nhà làm ngon dịu không ngọt gắt quá, kèm theo hai ly trà nóng thơm mùi bạc hà uống kèm thật hạp giọng.

]
36128900575_660edcbb07_z.jpg

Nhờ bà tính tiền, bà chỉ lấy 12E. Bà Bọ phải kêu lên sao bác lấy rẻ thế làm sao mà lời? Bà chủ cười xuề xòa: Bánh và trà của nhà làm em đãi hai bác ăn lấy thảo, đừng ngại!

Bác ơi tôi rất ái ngại và cũng rất cảm động về tình đồng hương bác dành cho vợ chồng tôi!

Và đây không phải là lần duy nhất trong chuyến đi này....
36087256376_d22d55c8f6_z.jpg
 
Last edited:
Colmar có 2 biểu tượng đặc trưng:

- Thứ nhất là Cò: Cò theo người phương tây tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng giàu có ; và cò mang chuyển phát trẻ sơ sinh đến cho người nhận là cha mẹ và gia đình bé (chứ không phải 12 bà mụ như người mình xưa vẫn tin :) ). Không ngạc nhiên khi Colmar - và cả vùng Alsace chọn cò làm con vật biểu tượng trong vùng. Có 1 dạo, số cò sống trong vùng Alsace hầu như tuyệt chùng. Dân trong vùng gầy dựng lại giống cò bằng cách tạo những ổ bằng khung sắt và xếp rơm vào, đặt lên những đầu hồi nhà hoặc trên các tháp cao giáo đường. Kết quà giống cò trở lại và sinh số tăng lên đáng kể, Ngày nay nếu du khách d8e63 ý nhìn kỷ sẽ thấy nhiều ổ cò có gia đình cò đang sống trong đó. Hai Bọ già thì cổ thấp (chứ không phải thấp cổ, hai chữ này khác nhau xa lắm ạ!) và mắt kém nên không nghễnh cao đầu để nhìn tới nóc đầu hồi nhà hoặc tháp giáo đường, nhưng nhiều cửa sổ nhà cư dân Colmar có treo những con cò nhồi bông nên cũng hình dung ra được

35737190510_7ebbf194f6_z.jpg


- Thứ hai là Ông Bartholdi: Bạn có nhớ rằng tượng nữ thần tự do ở Nữu Ước, Mỹ là do người Pháp tặng? Frédéric Auguste Bartholdi, một cư dân ở Colmar chính là điêu khắc gia đã tạc nên tác phẩm này. Nhở vậy nên ông được coi như người con cưng đã làm Colmar nổi tiếng (thật ra Colmar nổi tiếng nhờ ông chỉ là phần nhỏ, phần lớn là nhờ chính nét đẹp của Colmar). Có 1 bảo tàng nhỏ mang tên ông trong đó trưng bày những hình ảnh và những vật dụng trong công việc và đời sống của ông. Một tượng nhỏ nữ thần tự do được mô phỏng lại và đặt trên ngõ xca lộ dẫn vào Colme. Ngay trong thị trấn, nhiều công trường có dựng tượng ông và có 1 con đường mang tên ông

35320420593_6d70174912_z.jpg
 
Last edited:
Lúc ở trong chợ, tình cờ may mắn hôm đó là ngày kỷ niệm 1 năm thành lập. Nhiều hoạt động đã được tổ chức, như gian hàng này do 1 đầu bếp nổi tiếng trong vùng hướng dẫn học viên và cả quan khách xem cách buộc thịt thăn cách nào cho đúng để khi bỏ lò nướng thịt sẽ săn lại và không bị lệch lạc xổ các thớ thịt mất đẹp:

35995164531_a3a9850b46_z.jpg

Trong lúc lão Bọ vừa quay lưng đi (đi đâu xin đửng hỏi ;) ) bà Bọ thấy đôi nam nữ mặc quần áo truyền thống của vùng Alsace, không bỏ qua cơ hội bà Bọ xin phép chụp hình. Họ vui vẻ nhận lời và sửa dáng cho khách chụp hình kỷ niệm:

]
35959068252_88f812b5f7_z.jpg

Lòng hiếu khách của họ không ngừng ở đó, vì khách là đàn bà, chụp xong cô đầm ra dấu bảo bà Bọ đưa máy ảnh cho cô. Ngỡ cô muốn xem hình, ngờ đâu cô chỉ qua và bảo bà Bọ chụp hình với anh thanh niên kia. Bà Bọ vui vẻ cũng tưởng rằng nắm tay quàng vai thân ái. Lại cũng ngờ đâu anh này quỳ xuống và bảo bà Bọ ngồi lên đùi anh! Bà Bọ có tấm ảnh hết ýyyyyyy! Biết rồi, bạn bảo lão Bọ cho coi hình đó hả? bà Bọ xấu hổ dấu đâu mất rồi.....:LL . Thôi bạn xem thêm vài tấm hình nhà cửa của Colmar, rồi mình đi hén?
 
Last edited:
2 bác thật đáng yêu (vụ tấm ảnh của bác gái :p ). Cháu xin lỗi vì làm đứt mạch truyện nhưng cháu ko cầm lòng đc. :D

Cháu chờ tiếp ạ. Cảm ơn 2 bác về tất cả. :)
 
Hôm nay cháu vừa đọc xong topic cũ đi Pháp của 2 bác, vừa bấm quay lại để xem có topic nào mới ko thì gặp ngay topic mới này của bác. 2 bác vui tính quá. Cháu nghĩ 2 bác vẫn còn trẻ khỏe còn đi đc nhiều. Như bọn cháu đây thanh niên khỏe mạnh mà nói tới đói là phải xà vào quán ngồi ăn ngay rồi tính gì thì tính. Nhưng cháu thấy bác kêu đói mà vẫn chịu khó chụp hình. Tô bún bưng ra cũng chụp xong mới ăn. Cháu mà như thế là tay run chụp kiểu gì tô bún cũng bị nhòe :).
Lúc mới đọc bài của bác cháu cứ tưởng 2 bác ở VN làm cho Pháp thời kì trc nên tiếng Pháp làu làu. Hóa ra ko chỉ tiếng Pháp, mà tiếng Anh 2 bác cũng làu làu luôn. Vậy bọn cháu ở VN còn chạy dài cũng ko bằng 1 phần của 2 bác.
Cháu ngồi hóng tiếp ạ.
 
@embuon: Thế này: du lịch thì ngoài xem phong cảnh thể nào cũng kèm theo 2 thú hưởng thụ khác: mua sắm và ẩm thực. Mua sắm thì hưu rồi và có tuổi nên cũng phiên phiến thôi (là có, nhưng ít) nhưng mà ăn thì mê lắm :) ; phong cảnh thì hắn còn đó, thức ăn thì nếu không chụp lại để nhìn thì.....

Cám ơn cháu có ý khen - hai lão bọ đây tiếng Anh tiếng Pháp chi cũng bập bẹ thôi cháu ạ, nhưng gáy tí cho nó....kêu :)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,820
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top