What's new

[Chia sẻ] Hai Bác Già: Flâneurs Colmar - Strasbourg - Bruges và 1 Paris lạ....

Mở

Wiki: The term flâneur comes from the French masculine noun flâneur—which has the basic meanings of "stroller", "lounger", "saunterer", "loafer"—which itself comes from the French verb flâner, which means "to stroll"

Cho nên, hai lão Bọ già dùng danh xưng Flâneur lần này có nghĩa là hai con dế mèn phiêu ký....lang thang ...Không bảo tàng không định hướng...dạo quanh và tùy thích, tùy chân mà ghé vào. Mời bạn cùng đi với Bọ....
 
Strasbourg

Strasbourg là thành phố quan trọng của vùng Alsace và nằm sát biên giới Pháp - Đức. Lịch sử vùng này nhiều biến động với kết quả là Alsace - đặc biệt là Strasbourg - từng nằm trong sự cai trị của Pháp, rồi của Đức thời kỳ Prussan (Phổ) rồi trở lại trong tay Pháp và lại sang tay Đức... Nay thuộc về Pháp hẳn, nhưng ảnh hưởng của Đức vẫn in dấu rất đậm mà ta có thể nhận thấy rất rõ.


Từ Colmar đến Strasbourg, bạn sẽ đi bằng tàu Ter, thời gian di chuyển là 20 phút cho khoảng cách là 62 km (so với 10 phút nếu đến bằng tàu TGV) và giá vé là 11E 30/người đi ngay chuyến kế. Tàu từ Colmar đi Strasbourg chỉ ngừng ở 2 trạm là Seletat và Strasbourg - thường lên tàu ở platform 1 nhưng nhớ hỏi lại người cùng đón xe cho chắc.

Gare Strasbourg tự nó là 1 điểm đáng xem của thành phố. Được xây nên bởi người Đức với mục tiêu phục vụ quân sự, được khánh thành năm 1883 theo thiết kế của kỹ sư Johann Eduard Jacobsthal là bước quan trọng trong tuyến hỏa xa quốc tế nối liền Paris - Vienna và vùng Basle với thành phố Cologne của Đức.

Kiến trúc này là 1 khối to lớn vào thời đó: Với một mặt tiền dài 128 mét theo kiến trúc thời Phục Hưng và gồm 2 tầng, phần khách đến và phần khách đi cộng thêm 300 mét chiều dài các ke tàu.

Trong nhà ga, có 2 cửa sổ kính màu ghi dấu thời thịnh trị của nước Đức và việc sát nhập Alsace . Năm 2007, nhà ga đã được chỉnh tu lớn lao và tân tiến hơn bằng cách xây thêm 1 vòng kính bao bọc bên ngoài kiến trúc cũ như 1 bong bóng thủy tinh khổng lồ và sẵn sàng cho những chuyến tàu nhanh; khi đường cao tốc giữa Strasbourg và Lorraine khánh thành vào năm 2020, từ Paris đến Strasbourg thời gian sẽ rút ngắn chỉ còn không đầy 1h50 phút! (hiện tại là 2h30 phút)

35287091284_d461a5c005_z.jpg


35736806540_37df45814a_z.jpg


36115823934_370df1a8d8_z.jpg


36553961520_959a79f493_z.jpg

Từ nhà ga,chúng tôi đi thẳng 1 đoạn là đến hotel Hannong, nơi sẽ trú chân. Strasbourg là nơi có quốc hội Âu Châu ( European Parliament) và Hội đồng Âu Châu ( Council of Europe) nên việc đặt phòng cũng là điểm cần lưu ý khi bạn muốn thăm và ở lại tại Strasbourg.

35320401763_cd8206a186_z.jpg

Do lý do trên, mà những khi có ngày họp của hai cơ quan trên các phòng hotel ở Strasbourg đều tăng giá và có khi hết phòng nếu bạn muốn booking những ngày trong tuần. Ngược lại trong ngày cuối tuần giá sụt rẻ hẳn ra - Hai lão Bọ khi đi chơi thường xông xênh trong vấn đề ăn + ở (mình nhịn suốt mấy năm mới để dành đủ tiền đi chơi, sao không tung hê hưởng thụ?) không ở dorm nên không biết trường hợp dorm như thế nào - Hotel Hannong mà hai Bọ già chọn ngụ đây là 1 thí dụ: Chọn ngày trong tuần ngay cả Ibis cũng cho giá là 150E, chọn ngày cuối tuần (thứ sáu) thì Hotel Hannong 3* cho giá phòng hạng nhất chỉ có dưới 100E. Hotel Hannong địa điểm tốt, nằm giữa nhà ga và các điểm thăm xem khác như nhà thờ Strasbourg, La Petite France.....phòng đẹp, nhất là có máy lạnh:

34918310353_6b401cbced_z.jpg
 
Last edited:
Nhận phòng xong nghĩ ngơi 1 chút, lững thững dạo quanh Strasbourg. Strasbourg có khu tân tiến, khu kiến trúc ảnh hưởng Đức. Nhưng có lẽ do hai Bọ già sống nơi 1 đất nước quá trẻ, trẻ hơn cả Hoa Kỳ nên chỉ thèm nhìn xem những kiến trúc cổ kính. Cổ nhất Strasbourg là nhà thờ chính tòa Strasbourg Với tháp chuông cao 142 mét, nhà thờ chính tòa Strasbourg là mốc định hướng cho những người lang thang như hai Bọ già đây khỏi lạc, vì nhìn từ hướng nào cũng nhìn thấy bóng tháp cao vòi vọi

36141963093_291fd2afd5_z.jpg

Cấu trúc hiện thời của nhà thờ được bắt đầu thiết kế từ cuối thế kỷ thứ 12 bởi Giám mục thành Strasbourg là Henry of Hasenbourg. Công việc xây cất trải dài qua hơn 3 thế kỷ và hoàn tất vào năm 1439 - Năm 1839 Victor Hugo đã nhận định rằng nhà thờ là " Một khối khổng lồ tuyệt mỹ"; với số lượng 4 triệu khách viếng thăm hàng năm, nhà thờ Strasbourg là nhà thờ được khách viếng thăm đứng hàng thứ nhì sau Vương cung thánh đường Notre Dame, vượt xa các nhà thờ vùng Metz, Reims và Chartres, thánh đường Strasbourg đúng là biểu tượng của Strasbourg. Tháp nhọn của nhà thờ cao 142 mét là tháp cao nhất trên thế giới từ 1647 cho đến năm 1874. Đứng ngửng đầu lên nhìn tháp cao vòi vọi, hai Bọ già lấy làm kinh khủng mà nhận ra bao công sức con người hợp thành - nhất là thời kỳ ngành xây dựng chưa có những cơ khí máy móc để giúp bớt cực nhọc cho nhân công

36779164322_1cf9808eac_z.jpg
 
Last edited:
Lối vào nhà thờ có nhiều lối, nhưng giống như khi xem tháp Eiffel ở Paris, chỉ có 1 lối hay nhất để xem khi tháp vụt sừng sững hiện ra trước mắt khách là lối Trocadero, thì xem nhà thờ lớn Strasbourg có lối hay nhất là từ rue Mercière. Ngôi thánh đường cao hiện ra trước mắt, đóng khung bằng con đường hẹp càng làm tăng thêm chiều cao của tháp:

35958868612_77f8baf329_z.jpg


35994968171_c3faf82e91_z.jpg

Nhìn gần hơn

35994959081_1fdc8b126a_z.jpg

Cổng chánh nhà thờ có 5 tầng vòng cung, chạm trổ dày đặc những tiên tri trong thời Cựu Ước mà trong thánh kinh như là điểm nối tiếp giữa thời cổ đại và thời nay. Ở giữa 2 cổng vào là tượng Đức Mẹ bế Chúa hài đồng. Trên tầng chót cùng của 5 vòng cung này là tượng Chúa Giê Su vua đấng phán xét, chầu quanh là những tượng sư tử. Phải cần có ống nhòm mới xem rõ được những chi tiết này

35994949571_0d20e51906_z.jpg
 
Last edited:
Bước vào trong nhà thờ. Ôi sao mà nó cũ!!!! sàn không lót gì hết, chỉ trần nền xi măng! Con chiên chỉ có vài người đang cầu nguyện còn thì đa số là du khách đi lại. Trên cổng vào là cửa sổ hoa hồng

35736684230_af9377a6a7_z.jpg

Nhìn lên, dàn phong cầm đặt trên giàn treo lơ lững trông thật lạ mắt:

35736722170_c9b88de6c6_z.jpg

Nhưng ngôi sao chính trong nhà thờ này, không phải là những thứ lão Bọ vừa kể trên, mà là chiếc đồng hồ thiên văn nằm trong gian nhỏ nơi cánh phải của nhà thờ, trong gian này ngoài chiếc đồng hồ thiên văn đó còn có 1 chiếc cột chạm trổ những thiên thần:

35994846841_c8b0c91c0f_z.jpg

Chiếc đồng hồ thiên văn này cũng lạ: Chiếc hiện thời là chiếc thứ nhì có niên đại từ năm 1842, chiếc nguyên thủy được chế tạo năm 1572 với cùng 1 kiểu dáng. Chiếc này ngừng gõ vào 1 ngày của năm 1788 và im tiếng cho đến năm 1838, việc sửa chữa được giao cho Jean Baptiste Schwilgué (đọc líu lưỡi, chép lại từ tài liệu mà lão Bọ phải dò từng chữ). Schwilgué đã nghiên cứu sự vận hành của chiếc đồng hồ thiên văn và nguyên do hư hõng của nó trong suốt 30 năm qua - ông là 1 người làm đồng hồ cư dân Alsace, tự học và trở thành 1 vị giáo sư ngành toán- Năm 1842, chiếc đồng hồ bắt đều hoạt động trở lại và tốt cho đến ngày nay.

Chiếc đồng hồ này gõ mỗi 15 phút một lần, nhưng lần gõ toàn bộ đầy đủ các dữ kiện của nó là vào 12 giờ 15 trưa (sao lại có dư 15? lão Bọ nhớ năm 2009, ngồi trước nhà thờ Đức Bà lão cũng hóng để nghe chuông Emmanuel đổ nguyên bài kinh nhưng không nghe được. Vừa đứng dậy khi đã quá 6 giờ chiều - khoảng 6 giờ 15 phút, cũng 15 phút thừa - thì chuông đổ dồn dập vang rền.....Hay thời trung cổ có vấn đề với 60 phút? một giờ có 60 phút ngắn quá cho kiếp người nên phải thêm 15 phút nữa?) Giờ này các nhân vật trong chiếc đồng hồ sẽ diễn hành: 4 nhân vật tượng trưng cho 4 thời kỳ trong kiếp người là 1 đứa trè, một người thanh niên, một trung niên và 1 cụ già. Bốn nhân vật này diễn hành qua thần chết - Ý nghĩa rồi ai cũng phải 1 lần. Tầng bên trên của đồng hồ là 12 vị tông dồ diễn hành ngang mặt Chúa và cúi đầu chào. Xong 1 con gà trống nhảy ra gáy 3 lần, tượng trưng cho 3 lần thánh Phê Rô chối Chúa

35958748722_a702f67b6a_z.jpg

Bạn mệt chưa? Thôi mình ra bên ngoài nghe?
 
Last edited:
Công trường rộng, nên đông người vẫn không làm khách cảm thấy bức bối. Quay lại nhìn nhà thờ 1 lần nữa: màu gạch hồng hồng là do gạch làm bằng đá sa thạch của vùng núi Vosges gần đấy. màu gạch sa thạch hồng này tương phản với màu gỗ đen đúa của căn nhà Kemmerzell gần đó. Nhà Kammerzell này dựng lên vào khoảng thế kỳ 15,16 do 1 thương gia buôn phó mát tên Martin Braun (cái họ không có vẻ Pháp, mà có vẻ Đức hơn? ). Tầng dưới của căn nhà thời Trung Cổ này xây bằng đá và tầng trên bằng gỗ có nhiều hình điêu khắc. Lão Bọ nhận thấy góc tường của căn nhà này (và nhiều nhà khác ở Colmar trước đó) chân tường vẹt vào phía bên trong tạo ra diện tích tiếp giáp với mặt đất nhỏ hơn diện tích sàn phần trên lầu của căn nhà. Sau, hỏi thăm người hướng dẫn trong Tourism office cạnh đó mới biết thời trung cổ nhà cửa bị đánh thuế trên diện tích mặt sàn đất nên nhiều gia đình trốn thuế bằng cách cất nhà với mặt sàn nhỏ và ăn gian phần diện tích tầng trên. Ha! dân và thuế thì muôn đời vẫn vậy: bên cố lấy nhiều, bên tìm cách đóng it!

36762714806_b47941de69_z.jpg

Tên gọi thời trước của nhà này là Altes Haus ( Old house), sau được mua lại bởi 1 người buôn bán tạp phẩm gốc xứ Wurzburg nước Đức tên là Philippe Francois Kammerzell mua lại và gọi theo tên người đó đến bây giờ.

Căn cạnh nhà Kammerzell là trụ sở phòng du lịch Strasbourg. Hai Bọ già bước vào xin bản đồ và mua Strasbourg Pass giá 13 E/ pass. Theo lão Bọ, mua pass có lợi hơn vì pass này có giá trị trong 3 ngày, được leo tháp chuông nhà thờ miễn phí ( 4E50 nếu không có pass), xem chuông thiên văn gõ (miễn phí nếu chỉ vào thăm nhà thờ - 2E nếu không có pass), đi tàu trên sông Ill (9E), miễn phí 1 bảo tàng đầu tiên, nữa giá cho các bảo tàng sau. Nhiêu đó đủ lấy lại vốn thêm cả tiền lời miễn là đủ sức và đủ thời gian để xài cho hết (Hai lão Bọ thì không - đọc hồi sau sẽ rõ ;) )

36554006680_176cd1a2b8_z.jpg

Lão Bọ thích nhìn hình ảnh tương phản của màu gỗ đen đúa cạnh bên màu hồng của bức tường đá vôi vùng Vosges của ngôi thánh đường!

36553994550_76c98482ec_z.jpg
 
Last edited:
Những con đường ba bên nhà thờ, khỏi nói thì chúng ta cũng đoán được là nhà hàng phục vụ ăn uống cho du khách, hàng tạp phẩm kỷ niệm....lão Bọ kết mấy tấm poster quảng cáo cũ mèm này mà những người khoảng gần 70 như lão Bọ đây sẽ nhận ra nét quen thuộc vô cùng:

36950398355_5f47da20a7_z.jpg

Và du khách như đều cuốn hút về phía nhà thờ:

36115864834_3888bdc006_z.jpg
 
Last edited:
Gần nhà thờ trên đường Rue Mercière có 1 tiệm kẹo La Cure Gourmande, hai lão Bọ tìm mua kẹo cho bọn trẻ ở nhà và được họ mời nếm thử nhiều loại kẹo khác nhau, nhiều đến nỗi lưỡi đơ ra không còn phân biệt được kẹo nào mùi vị như thế nào nữa - giống như khi bạn vào hiệu nước hoa và xịt thử các loại, mũi bạn sẽ trơ ra....

35320374603_1427e23b09_z.jpg

Và người họa sĩ, vẽ chân dung vẫn được khách du lịch chiếu cố và không ngờ lại đang bị "vẽ chân dung" bởi khách du lịch:

35994979841_5e45da5790_z.jpg

La Petite France

Cái gì? Tiểu nước Pháp ngay trong chính nước Pháp? Nghe hơi lạ tai nha! Nhưng tìm hiểu kỹ, thì do lịch sử Alsace/ Strasbourg nhiều lần chủ quyền bị thay đổi giữa Pháp và Đức thì cũng thủng ra....

Nguyên do cái tên tiểu nước Pháp phát sinh từ thế kỷ thứ 16, một bệnh viện đước thành lập để điều trị cho binh sĩ của hoàng đế Pháp Francois đệ nhất. Trong chiến tranh với nước Ý, nhiều binh sĩ bị 1 chứng bệnh truyền nhiễm lạ (có thể là bệnh phong tình) và bị người dân Strasbourg khinh miệt gọi là bệnh của người Pháp - thời đó Strasbourg là 1 thành phố có nhiều sắc dân như Pháp, Đức và cả Ý sinh sống- Và chính quyền tỉnh cô lập những người mắc bệnh vào 1 khu trong khu thợ thuộc da Le Tanneur Quatier (The Tanner district) .

Khu này, ngày nay là chỗ hấp dẫn nhất Strasbourg và du khách đến thăm nườm nượp. Dạo quanh khu phố này và nhìn ngắm những căn nhà của thợ thuộc da thời trước với những mái ngói cao dốc ngược. Thợ thuộc da dùng những mái ngói ấy để treo phơi da vừa thuộc xong cho ráo nước. Và trên dòng sông Ill, có những đập nước nhỏ để chặn giữ nước lại.


36779336472_bc208dd989_z.jpg


36779334082_b6a44d71e2_z.jpg

Và du khách thường xúm lại mỗi khi có chiếc du thuyền vào âu để chờ xả nước:

36951130565_7a453735df_z.jpg


34918450523_76c5b4d8c9_z.jpg

Dưới tán rộng mát rượi của cội cổ thụ cạnh dòng sông Iil lặng lờ trôi là những nhà hàng, quán ăn, khách sạn. Khung cảnh thật hữu tình và rất an lành :

36116467014_5c519795b5_z.jpg


36116471834_cbaf074dcd_z.jpg


36951098985_92e8552957_z.jpg
 
Last edited:
Mưa! Không lớn nhưng đủ làm ướt tóc và ẩm ướt quần áo khó chịu. Lang thang dưới mưa với tuổi gần cổ lai hy thì chắc chắn là không lãng mạn chút nào, nếu không phải bị cảm để sớm "tri thiên mệnh" nên hai bác già quyết định thăm bảo tàng ! hê!

Chọn bảo tàng Alsacienne để coi xem bề ăn ở của người xứ Alsace xưa như thế nào - Cô ngồi bàn bán vé xem ra là người Việt nên dùng tiếng Việt chào thử. Đúng phóc! Chuyện trò, biết rằng người Việt sống tại Strasbourg có khoảng 20.000 người, một con số không nhò nhưng hai Bọ già không nhìn thấy nhiều người Việt trong khu phố cổ - La Grand Isle -, Cô cho 1 vé free mặc dù hai bác già có vé miễn phí từ Strasbourg Pass và cười bảo hai bác có thể dùng pass lại để vào bảo tàng khác - Đây là lần thứ nhì trên đất Pháp hai bác già nhận được tình nồng ấm của đồng bào....và còn nữa....


Bảo tàng Alsacienne được đặt trong 1 căn nhà gỗ điển hình - căn nhà này cũng là thành tố quan trọng của bảo tàng - nhìn bên ngoài nhỏ mà vào trong thì sâu và nhiều gian ngang dọc

36951003915_9ee3e75c09_z.jpg


36779659642_0a782a1dca_z.jpg
 
Last edited:
Trong bảo tàng, có nhiều gian phòng trưng bày vật dụng nhà bếp, giường chiếu bàn tủ v...v....tóm lại là những điều cần thiết cho đời sống một gia đình điển hình của Alsace trong thời đó

36779733092_c75aaaa7b4_z.jpg


36779725002_44ae2b9266_z.jpg


36811077311_2b9be0807b_z.jpg


36779672102_479bbe0680_z.jpg

Có những vật khá quen thuộc với mắt Việt, ví dụ như bà Bọ nhận ra cái khuôn làm bánh kẹp (bánh quế) này, ngày xưa bà cụ ngoại mẹ bà Bọ có xài để làm bánh cho các con ăn:

36142290073_b0298e1873_z.jpg


36142301023_b7759b050f_z.jpg

Rời bảo tàng trời vừa tạnh mưa. Hai Bọ già băng ngang cây cầu Pont du Corbeau- lão Bọ nghênh ngang đi trên đường quên né tránh bị 1 người đi xe đạp bóp kèn và tặng cho 2 chữ 'Xà lù". Hai Bọ già nhìn nhau, bà Bọ cười bảo anh ta chạy nhanh quá nếu không tôi sẽ cho anh ta biết tôi cũng biết xài tiếng Tây để chửi, "Mẹc!"

Cầu Corbeau, ngày xưa có tên tục là cầu tra tấn ( Schindbrucke - Torture bridge) do ngày xưa nơi đây giới chức an ninh thường bỏ những tện trộm bị họ bắt được vào 1 bao bố và thả từ cầu này xuống cho trôi sông. Điều này làm lão Bọ nhớ lại ngày xưa Việt Nam mình cũng có nạn "bao bố chỉ điểm" thời Tây. Hình như Tây có dư bao bố?

36763080136_e8f954728a_z.jpg


36950794885_db5b3b5169_z.jpg
 
Last edited:
Từ cầu Corbeau, hai Bọ già tìm gặp con đường Chợ heo sữa rue Marché aux Cochons de lait. Con đường có nhiều hàng quán café hàng ăn, những căn nhà gỗ half timber tu bổ công phu nhìn tuy xưa mà mới, rất bắt mắt, ăn ảnh ăn hình - Tiếc vì máy cùi lại công phu kỹ thuật chụp ảnh là con số không nên không lột được nét đẹp của khu phố. Những nơi này mà vào tầm ngắm các tay nhà nghề ống dài súng bự (dùng chữ đúng không đây??) thì....chết với chúng ông!

36950792885_25acc3c9b3_z.jpg


36950788505_bd3bef3dc0_z.jpg


36779514652_7d0d68ec3f_z.jpg

Thích căn nhà này, chủ nhân đã khéo léo dùng những khuôn làm bánh kugelhopf đặc sản vùng Alsace chế biến ra thành những lẵn, giỏ trồng hoa và làm vật trang trí nhà cửa:

36810920541_18d6c380b6_z.jpg


36779497442_f33b86b0bc_z.jpg


36116203284_fc7ed441d8_z.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,328
Members
192,512
Latest member
789winkitchen
Back
Top