What's new

[Chia sẻ] Hai Bác Già: Flâneurs Colmar - Strasbourg - Bruges và 1 Paris lạ....

Mở

Wiki: The term flâneur comes from the French masculine noun flâneur—which has the basic meanings of "stroller", "lounger", "saunterer", "loafer"—which itself comes from the French verb flâner, which means "to stroll"

Cho nên, hai lão Bọ già dùng danh xưng Flâneur lần này có nghĩa là hai con dế mèn phiêu ký....lang thang ...Không bảo tàng không định hướng...dạo quanh và tùy thích, tùy chân mà ghé vào. Mời bạn cùng đi với Bọ....
 
Cám ơn Linh Thúy - Bác cũng muốn nhảy hàng để cho cháu biết em chó ở guesthouse cháu ở Bruges đó, hình như em chó đó già chết rôi, không thấy ngồi ở khung cửa sổ ngắm người ta qua lại và làm dáng cho khách chụp hình nữa, chỉ còn cái gối....thấy hơi buồn :( . Nghĩ đến ngày nào các bạn trong phượt thấy bác im tiếng, chắc là biết bác theo em chó rồi!

Bác ạh bác đường nói thế. Cháu đang đọc mạch cảm xúc, nước mắt chực trào khi đọc tới "ngày nào các bạn thấy bác im tiếng...".
Rồi lại còn chịu không nổi khi ngày nào đó chỉ còn 1 bóng, 1 bóng nhòe đi... :(
Bác phải làm nhiều chuyến nữa để cho tụi cháu dõi theo học hỏi bác nha!
 
Chúc mừng Hai bác đã có một chuyễn viễn du bình an . Tuy mới chỉ tới đây ( Gọi là nửa đường Hai Bác nhỉ ) , đã cảm nhận được cuộc đi sẽ tràn đầy thú vị . (c) Dứt khoát sẽ ngồi ngóng đến " Tàn canh " . :D

Colma quả là hay . Khu trung tâm có nét na ná nhiều thị trấn nhỏ của Belgium Hai Bác ha . Các phố nhỏ loanh quanh với những căn nhà Fachwerkshaus truyền thống . Đẹp giản dị , trong lành và bình an . Lúc xem đến mấy cái hình trong chợ , nhìn lên kiến trúc chợt trạnh lòng " Tưởng bở " ra khu chợ Đồng xuân-Hanoi ngày nào . :(

Ở Strassburg , Hai Bác có tham dự một tour tàu thủy nho nhỏ nào ko ? Đi cái này mới thấy , ngày xa xưa người ta ở đây đã nghĩ ra những giải pháp , đã làm được những công trình kết nối kênh rạch ( Tuy chỉ là phạm vi nhỏ ) sử dụng cho giao thông thủy thật là hữu hiệu . Và đã hàng trăm năm , không hiểu họ ở đây làm ăn kiểu gì ? mà các công trình ấy vẫn hoạt động rất tốt , thuận tiện và an toàn thế ?????

Cũng lâu rồi , có bữa đảo qua Strassburg . Từ bờ sông chếch phía sau , lọ mọ mò lên khu nhà Thờ lúc gần ngọ . Qua một phố vắng , chợt ngỡ mình đang đi trên phố nhỏ Hồ Xuân Hương thủa còn bé . Suýt NHÈ =)) =))

Àh , Hai Bác kể chuyện " Lên tay " trông thấy nhỉ . Hóm hỉnh , nhẹ nhàng và khéo . Một góc nhìn , một thụ cảm và một phong cách " Kể lể " rất " Du lịch " . Đọc thấy dễ chịu và thú vị lắm đấy ạ . (NT)

Cảm ơn Hai Bác nhiều ! :D
 
anh Tẩm: Chúng tôi tuy có vé đi tàu, rốt lại lại không đi vì suy nghĩ cho cùng thì không biết mình xem cảnh hay cảnh xem mình. Vả lại hôm đi Pháp cả hai chúng tôi cùng mang bệnh trong người nên cũng lười, nên quyết định thay vì ngồi tàu thì lang thang ngắm cảnh ngắm người. Ấy vậy mà nhặt ra nhiều cái hay lắm bác ạ, như hình ảnh chiếc xe Mobilette đời xưa, hình ảnh người đầu bếp ngồi nghĩ tay rít điếu thuốc đầu ngày chuẩn bị cho 1 ngày bận bịu. Điều thường trong đời sống thôi, mà chúng tôi thấy hay và quý vô cùng; nhưng khó tìm ý tìm chữ để "kể lể" trong đây. Có những điều mình chỉ cảm nhận mà không diễn tả được.

36115951624_8f6745d7e0_z.jpg

Cám ơn bác ghé thăm :) tôi nhận ra bạn cũ chứ, mới tháng trước thôi :)
 
Last edited:
@ Tín: Chúng tôi cám ơn cháu, nhưng đó là lẽ thường tất yếu của đời sống thôi cháu, mình chờ nhận thì không có gì để sợ hãi cả cháu à. Cám ơn lần nữa những giọt nước mắt ứa ra cùa cháu.... đối với bọn già chúng tôi, nước mắt là những gì rất đau lòng - người già khó có thể rơi nước mắt khi vui! Mừng cho cháu và những bạn vẫn còn khóc được khi vui, đó là quà quý từ thượng đế: tuổi trẻ!
 
Rời Strasbourg và Colmar, hai bọ già có những lăn tăn muốn ghi ra đây:

- Hài lòng vì đã ghi Colmar và Strasbourg vào hành trình lần này
- Cảm động và thấy tình đồng bào VN lúc nào cũng tiềm tàng trong lòng con dân Việt, dù ở xa đất nước và nơi định cư cũng xa hơn nửa trái địa cầu.
- Người dân Strasbourg và Colmar, vui vẻ hiếu khách....
- Thành phố nhỏ nhắn xinh xắn, nhịp sống chậm rãi hiền hòa mặc dù số du khách đến thăm rất đông
- Hài lòng vì có những phút yên tĩnh chậm rãi bên nhau, vợ chồng già có thể trải nỗi lòng nói ra những điều nặng nề mà mình cảm thấy trong cuộc sống và nghe người kia chia sẻ...

Tiếc:

- Không có thời gian để ở lâu hơn, hoặc ít ra cũng nhín được chút thời gian đặt ngón chân lên đất Thụy Sĩ qua ngã ga Bâle (nguyên thủy định đi 3 ngày Colmar, 1 tuần Thụy Sĩ, 5 ngày Bruges và 1 tuần Paris!)

- Máy cùi không chụp được cành thành phố Colmar và Strabourg lúc lên đèn....
 
Last edited:
Paris buổi chiều trở lại từ Strasbourg, thời tiết hầm hập nóng ẩm bức khó chịu. Nhưng sáng sớm hôm sau lúc ra gare Nord để bắt tàu Thalys sang Bỉ, giá hiu hiu lúc hừng đông làm khách cảm thấy lòng cũng nhẹ tênh!Dọc đường ngang đến métro, hình ảnh 1 tiệm rượu với khung cửa kính trưng bày không cần khung mắt cáo an toàn đập vào mắ, hình ảnh hơi (rất) hiếm khi gặp tại nơi Bọ già đang sống: tiệm rượu mà khung kính tơ hơ như thế này thì cam đoan chỉ cần 30 phút là kính đã bị đập vỡ, rượu đã được khuân đi. Cho nên, trước khi phê phán thành phố nào mất an ninh, theo Bọ già ta nên nhìn quanh và so sánh với nơi ta đang sống xem tổng thể, nơi nào xấu nhiều hơn!!!

36557575100_a6270e3250_z.jpg

Ga Nord, theo cảm nhận của 2 Bọ già dễ xử dụng- user friendly_ khác với nhiều ý kiến đọc được trước đây: nhiều thang máy cuốn thuận tiện cho du khách có hành lý nặng đến/đi từ Anh quốc (Eurostar) hoặc Hòa Lan, Bỉ (Thalys) hoặc khách xử dụng nối tuyến tàu RERB đi phi trường, cả CDG và Orly- Nhà ga, bảng chỉ dẫn rõ ràng, phòng chỉ dẫn TGV và Thalys sẵn lòng trả lời thắc mắc của khách:

36557569880_4429a712df_z.jpg

Tàu, Thalys, sơn màu đỏ tượu chát trái với tàu TGV màu kim loại trắng bạc nên nhìn bề ngoài bắt mắt hơn, bên trong trần thiết cũng khác TGV: số ghế nẳm trên cao, dưới hộc đựng hành lý thay vì ngang giữa chổ ngồi hai ghế

36145351233_9d100409b8_z.jpg

Nhưng nhìn tốt hơn không có nghĩa là chạy tốt hơn: trong nhiều chuyến TGV hai bọ già từng đi, chưa (không) có chuyến nào bị trục trặc, nhưng Thalys, trong chuyến trở về từ Brussels đã không khởi động được máy và khách nằm ụ hơn nữa giờ. Nhà tàu thông báo trở ngại, và xin lỗi khách bằng cách mời khách qua toa hàng ăn uống cafe, miễn phí! Bọ già xin kiếu!
 
Last edited:
Brussels

Nhờ 1 cô gái trẻ chỉ lối giúp và chỉ cách mua vé tram, hai bọ già lọ mọ tìm lối đến.....

Grand Palace??? Grand Place???

Không hiểu sao, trước đây khi nhìn hình ảnh nơi này, các tòa lầu quá đẹp và lộng lẫy khiến Bọ già nghĩ đúng là 1 hoàng cung, đại hòang cung! (Grand Palace),. Cho đến 1 ngày, đọc trên Tripadvisor thấy 1 cư dân Bỉ chắc là quá chán ngán với lầm lẫn này qua nhiều năm tháng nên gay gắt trả lời 1 người: Hoàng cung? hoàng cung nào? ( Grand palace? what grand palace?) và đọc kỹ lại sách vở tài liệu mới thấy mình (và nhiều người khác) bé cái nhầm...

Mới biết rằng mình đã xem mặt đặt tên, và đặt tên sai! Chính ra đây là Công trường lớn, Grand Place! Cho hay chớ thấy lớn thì cho là thuộc về vua chúa, và không phải cái gì thuộc về dân cũng hèn mọn cả đâu!

Nhớ lại cảm nghĩ của DownUnder về 1 Brussels chán ngắt, không có gì coi.... Hai bọ già quyết định chỉ ghé ngang coi cái Đại Công Trường này thôi (và đúng rồi, thành phố Brussels chán, không có những cái mà khách du lịch muốn tìm xem khi đến Âu Châu). Từ ga Midi Zuid là nơi tàu Thalys ngừng, hai bọ già đổi tram và xuống trạm Bourse. Từ trạm Bourse băng ngang ngõ bên tay trái là dáng những tòa nhà của đại công trường đã hiện ra:

36145348023_93cfb7ccc0_z.jpg

Grand Place, xứng đáng với cái tên, với những lộng lẫy vàng son:

36145345393_15cfd82537_z.jpg

Tòa thị sảnh thành phố, Hotel de Ville

36145257583_0c78094ca7_z.jpg
 
Last edited:
Nhìn kỹ, ta sẽ nhận thấy cửa chính của tòa thị sảnh không cân bẳng nhau. Theo truyện kể, kỷ sư vẽ đồ họa tòa nhà này không thể nào chỉnh sửa cho cân bằng được, uất khí tự tử!

Đối diện tòa thị sảnh thành phố là nhà của vua (nhà của vua thật à, nhưng không phải là hoàng cung mà là dinh của hoàng gia Tây Ban Nha, thống trị nước Bỉ thời bấy giờ, tiếng Pháp là maison du roi)

36953611345_6b80e8ac48_z.jpg

Không hiểu sao lão Bọ cứ nhầm lẫn giữa hai tòa nhà này với nhau, nhưng sau tự nhận ra điểm khác biệt của 2 tòa nhà này là chiếc tháp: tháp của maison du roi thấp hôn và tầng trên cùng hơi bầu tròn, còn tháp của Hotel de ville thì cao hơn và nhọn hoắc, có nhiều tiểu tháp trang trí thấp hơn. Maison du roi ngày nay là bảo tàng thành phố, trong đó có trưng bày tủ kiếng chứa hơn 650 bộ trang phục của chú bé đứng tè, The Mannekin Pis.

36766016796_53b659287c_z.jpg

Mannekin Pis nhiều người tới thăm quá rồi, chụp chụp cũng nhiều rồi và theo mắt lão Bọ không có gì đặc biệt (chắc được nhìn hình nhiều rồi?). Nhưng đọc sách và tài liệu thấy chú bé này có cô em và 1 thú cưng là con chó Zinneke- Cả hai cũng ...tè: nhưng cô em Jeanneke Pis thì ngồi ( hơ hơ!!!) và con chó thì dơ 1 chân lên (dĩ nhiên! chó đực chắc :) ). Jeanneke Pis gần con đường rue de Bouchers là con đường ăn uống của Brussels, và con chó thì ngộ nghĩnh. Không có thời gian để tìm, nhưng nhìn hình trên internet thì thấy Jeanneke nhìn thô tháp hơn Manneken nhiều lắm!
 
Last edited:
Những căn nhà nằm quanh chu vi công trường lớn này đây, nhiều căn có những câu truyện liên quan kỳ thú:

36557532920_385959423e_z.jpg


36119089284_bff01963b1_z.jpg

Như căn nhà nằm góc tay phải của hình trên, trên nóc có người đàn bà tay cầm nhánh lúa mì, tay cầm kèn thổi trong dáng điệu đang nhảy múa, trước là hội quán của ngành lò bánh mì ( Maison Des Boulangers). Sự phát đạt và giàu có của ngành này thể hiện rỏ qua bức tượng này được thếp vàng lấp lánh

36557526610_de3aaf01c1_z.jpg

Từ Maison Des Boulangers đếm qua bên trái, căn thứ tư trên nóc có hình chim ưng đang tung cánh, cạnh nhà này là căn nhà tên Le Cornet, hội quán của những người hàng hải, ngư phủ, vạn chài. Nhà này có kiến trúc ảnh hường Ý và Flemish, được chú ý với bức khắc hình hai chiếc nơ tua rua cổ đan chéo nhau qua hình khuôn mặt người đàn bà; Le Cornet xây dựng năm 1697. Căn chót trong hình, cạnh Le Cornet là nhà con cáo Le Renard có niên đại xây cất từ 1690, trụ sở của hội buôn hàng kim chỉ vải sợi

36557522850_4b7d809088_z.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,139
Bài viết
1,173,929
Members
191,964
Latest member
360Marco
Back
Top