What's new

[Chia sẻ] Hai Bác Già: Flâneurs Colmar - Strasbourg - Bruges và 1 Paris lạ....

Mở

Wiki: The term flâneur comes from the French masculine noun flâneur—which has the basic meanings of "stroller", "lounger", "saunterer", "loafer"—which itself comes from the French verb flâner, which means "to stroll"

Cho nên, hai lão Bọ già dùng danh xưng Flâneur lần này có nghĩa là hai con dế mèn phiêu ký....lang thang ...Không bảo tàng không định hướng...dạo quanh và tùy thích, tùy chân mà ghé vào. Mời bạn cùng đi với Bọ....
 
Căn này, không cần chú thích của lão Bọ chắc các bạn cũng nhận ra là nhà của những người cất bia Maison des Brasseurs

36814062881_0d892da160_z.jpg

Bia là thức uống lừng danh và phổ cập trong nước Bỉ cùng với chocolate, nên không lạ mà thấy nhà này có 1 tượng người cưỡi ngựa khảm vàng chóe và huy hiệu emblem.

36145302053_18cf6bef83_z.jpg

Nhà Thiên Nga, maison de Cygne nay là 1 nhà hàng:

36145271223_60a144e8e3_z.jpg


36145261933_f021600b8c_z.jpg

Nhà của những Công tước Brabant gồm 6 căn hợp lại, sáng rực rỡ dưới ánh nắng mai:

36953668535_ba8b57385c_z.jpg


36119067774_709a1246ec_z.jpg
 
Last edited:
Nhìn thêm vài căn nhà rồi tìm thăm tượng Everard't Serclaes, người bị ám sát chết vì chiến đấu bảo vệ nước Bỉ trong thế kỷ thứ 14

36119082314_0fd32eba2a_z.jpg

Tương truyền chạm vào cánh tay của tượng đồng Serclaes sẽ mang lại may mắn và có cơ may trở lại nước Bỉ, lão Bọ cười, phẩy tay rồi bỏ đi:

Mong gì trở lại mà sờ, thôi tôi kiếu ông tôi đi!

36119072034_e3b3dc78e1_z.jpg

Tay cầm bản đồ, hai Bọ già mò mẫm tìm đường đến ga Central (Centrum). Khỉ thật cái bản đồ này, có bỏ sót con đừơng nào không mà đếm đúng bao nhiêu con đường ngang bao nhiêu con đường dọc vẫn không ra lối? hay là khả năng định hướng của lão Bọ đã mòn? Hay cái là nhờ lạc lung tung mà nhìn thấy cái muốn xem nhưng đã định bỏ qua: chiếc đồng hồ chuông trên đồi nghệ thuật Mont des Arts (cái tên nghe thơ mộng gớm)

36953537905_bd0fc21766_z.jpg

Nấn ná chờ đổ chuông nhưng không thấy - hai bọ già không có duyên với đồng hồ?) - đành thôi đón tàu đi Bruges....
 
Last edited:
Hai Bác đã có những chuyến đi thật tuyệt, đã có những kỷ niệm đẹp với nhau như thế thật hạnh phúc đúng không Bác, cho dù "nhỡ mai chỉ còn 1 bóng vì bóng kia nhòe đi rồi" thì 1 bóng còn lại cũng còn đó những ký ức đẹp, hãy cứ sống vui cho những ngày tháng này Bác nhé, cháu tin Hai Bác sẽ vẫn còn nhiều chuyến hành trình đẹp với nhau :) nói thật là cháu rất ngưỡng mộ hai Bác :p Cháu cũng chỉ mong sau này lúc tuổi xế chiều cũng đc thong dong cùng người bạn đời của mình đi đây đi đó cho thỏa, đến khi cái bóng có nhòe đi cũng không còn gì để nuối tiếc nữa :)

Cháu có mấy cái đang lăn tăn về đất nước Thụy Sỹ, chờ Bác viết tiếp, rồi sẽ cầu cứu sau không thôi lại làm đứt mạch cảm xúc mất :p
 
mèo": bác không đi Thụy Sĩ vì chuyến đi rút ngắn hơn nhiều so với dự tính, mà Thụy Sĩ không thôi với bác ít nhất phải 1 tuần - Cho nên, thà bỏ không để lần sau... lilac định đi Thụy Sĩ nên chắc là nắm nhiều thông tin rồi đó cháu.
 
Theo dõi câu chuyện của 2 bác, giống như đang nghe người nhà kể chuyện vậy ạ. Ngày hôm nay ngồi với nhau kể một chút, hôm sau lại quây quần kể tiếp. Thực sự khi bác nói đã về tới nhà, cháu nghĩ ôi thế là hai bác đã có một chuyến đi an toàn - cảm giác đó giống hệt như dõi theo hành trình của người nhà mình. Chúng cháu chỉ mong tới tuổi của hai bác vẫn có được sức khỏe như thế, và đam mê du lịch như thế. Cảm ơn 2 bác nhiều lắm ạ xxx
 
Hướng đến Bruges, hai lão Bọ nhận thấy Brussels để lại trong mình 1 vị không hẳn là đắng chát, nhưng cũng không dễ chịu cho lắm. Nếu các bạn đã đọc qua những chia sẻ của 2 Bọ già - hẳn ghi nhận 1 điều là hai Bọ già dù không có nhận xét tốt một nơi chốn đã từng thăm nào đó - đi Tàu là thí dụ- nhưng chưa bao giờ hai Bọ già cho là không thích nơi đó. Hôm nay, xin thưa là hai Bọ già không thích Brussels! Không thích Brussels không phải vì Brussels không có gì để xem, mà vì không thích Brussels qua những con người đại diện cho dân Brussels mà hai Bọ già đã gặp qua! Đọc lại những topic chia sẻ khác về Brussels, nhớ hình như 1 thành viên cho rằng đi Brussels dùng tiếng Anh giao tiếp thoải mái. Đó là 1 "tưởng bở" ! Lão Bọ nào đốc chứng dối già mà mong rằng người Bỉ lại phải uốn lưỡi nói tiếng Anh cho khách du lịch? Nhưng thà là họ không biết tiếng Anh, lão Bọ đã từng dùng tiếng "tay", vui vẻ và thoải mái với người Nhật, người Đại Hàn - không có vấn đề gì hết, sau lúc mỏi tay là 1 tràng cười xòa vui vẻ. Còn người Brussels? Khi bà Bọ dùng tiếng Pháp mà hỏi họ trước khi vào câu hỏi chánh (vùng Brussels xử dụng tiếng Pháp như một trong những ngôn ngữ chính) rằng Ông/Bà có nói tiếng Anh không thì họ gật đầu! chỉ gật đầu thôi chứ không trả lời bằng tiếng Pháp "un peu" hoặc tiếng Anh "a little"! Thế nhưng khi bà Bọ yên chí đi sâu vào cuộc đối thoại bằng tiếng Anh thì họ trả lời - rất đúng với nội dung câu hỏi của bà Bọ, chứng tỏ họ hiểu) bằng tiếng Pháp. WT????? thiệt là chỉ muốn xài chữ lớn!!! Khách du lịch thời buổi toàn cầu này không lẽ phải học ngôn ngữ riêng biệt của từng nước mình muốn tới thăm? Óc đậu như lão Bọ thì làm sao nhét chữ vào trong thời gian ngắn? Mà thà là như dân Strasbourg: họ trả lời là không biết tiếng Anh thì hai Bọ già cố gắng dùng hết khả năng tiếng Tây ba rọi và tiếng tay để diễn tả cho họ hiểu điều mình muốn nói. Thế ra người dân Brussels còn bảo hoàng hơn vua? ngay trong chính quốc Pháp mà sau câu thiện chí chào hỏi bằng tiếng Pháp, dân Pháp cố gắng giúp đở khách du lịch bằng tiếng Anh! Có khi tiếng Anh của họ khá hơn tiếng Pháp của khách 1 nhỉnh thôi, nhưng hai bên chủ khách đều cố gắng để thông cảm nhau qua ngôn ngữ.

Bà Bọ nghe câu trả lời bằng tiếng Pháp, lờ mờ thì cũng hiểu, nhưng wtf??? tức mình nói chuyện lần nữa bằng tiếng Anh! Mẹc!

Và không phải hai Bọ già chỉ gặp 1 người dân Brussels như thế!!!
 
Last edited:
Bác già ơi, trước kia cháu tưởng chỉ có mình cháu gặp những người như thế tại Brussel thôi chứ. Cháu cũng gặp tương tự như 2 bác, tương tự ở khía cạnh họ không nice chút nào và nhiều người như thế ạ. Chứ t.Pháp của cháu quá bập bõm, chỉ đủ để hiểu họ nói loáng thoáng với nhau sau khi trả lời cho cháu bằng 1 thứ tiếng Anh rất là giống người Nhật - híc chẳng thà cháu không nghe được họ nói gì với nhau thì hay rồi, ít nhất còn vớt vát chút ấn tượng :(.
Thế nên khi gặp cái tượng đồng như hình bác chụp trên, cháu cũng chẳng rờ vô làm gì, bởi vì nếu có dịp nữa cháu cũng sẽ không quay lại Brussel nữa. Nhưng cháu sẽ ghé Bruges vào dịp cuối năm nay vì quá mê những gì bác share cho mọi người về nó ở topic kia. Cám ơn 2 bác nhiều, cháu vẫn đang theo bước chân 2 bác qua topic này đây ạ.
 
hamacon: Bác lại còn cứ tưởng mình già đâm ra khó tính!!! Cám ơn cháu. Bác đang resize hình mà up load, chút nữa sẽ viết tiếp về Bruges. Bruges thì trái ngược hẳn với Brussels cháu nhỉ?
 
@Hai bác: Cháu theo dõi A->Z và không có ý định spam linh tinh làm loãng topic của 2 bác. Tuy nhiên, có 1 khúc mắc của 2 bác khiến cháu muốn chia sẻ thêm. Đó là vấn đề ngôn ngữ ở Brussels (hay Bruxelles).

Đối với một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu, tự tôn dân tộc và bảo vệ bản sắc ngôn ngữ bản địa là một vấn đề khá quan trọng (cái này cháu đọc được). Không thoáng trong suy nghĩ như các nước châu Á, thậm chí ở châu Âu như Đức, Hà Lan, ai cũng biết ở Pháp, Ý... việc đột ngột dùng tiếng Anh với người bản địa có thể gặp rắc rối trong giao tiếp. Cái này cháu suy đoán do "họ" đề cao bản sắc văn hóa riêng một cách thái quá chăng? Còn một nguyên nhân nhỏ khác là khả năng tiếng Anh của "họ" hạn chế (cái này không quá quan trọng).

Với những nơi này, việc nói một câu đơn giản như hai bác đã làm, ví dụ: "Tôi không nói được tiếng Pháp (Ý), ông/bà có thể nói bằng tiếng Anh được không?" có thể được chấp nhận một cách dễ dàng. Cá nhân cháu nghĩ rằng nếu đến một quốc gia nào đó, học lỏm 1 câu trên và nói bằng chính bằng tiếng bản địa thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Áp dụng cách trên đối với trường hợp Pháp, Ý... nơi vốn chỉ coi bản sắc văn hóa không thua kém xứ Ăng lê chứ không có sự "xung đột nội bộ" về địa-chính trị thông qua ngôn ngữ (Ít nhất là ở thời điểm hiện nay).

Với Bruxelles, ngôn ngữ đã và đang là một trong những vũ khí để khẳng định sự độc lập về chính trị của họ. Hai bác cũng biết mấy vụ chính phủ Bỉ suốt một thời gian dài không có ghế Thủ tướng; và người dân Bruxelles thường tự nhận mình là người vùng Wallonie-Bruxelles thay vì gọi họ là người Bỉ một cách chung chung.

Cháu từng gặp chuyện đáng nhớ khi treo cờ ba màu của Bỉ để chào đón cô giáo mới người Bỉ dạy tiếng Pháp; thay lời cảm ơn, cô ấy nói sao không treo cờ của Wallonie-Bruxelles. Mà trong từ điển trước đây không có mẫu cờ vùng lãnh thổ bác ạ. :(

Cháu nghĩ dù sao cũng nên thông cảm, đại xá cho cách tư duy hơi cực đoan hiện tại của họ mặc dù áp dụng với khách du lịchlà điều đáng trách.

Đến một nơi có ít nhiều dị biệt, âu cũng là để tạo thêm kinh nghiệm sống cho mình, hai bác nhỉ?
 
Bố Khỉ: Tôi hiểu điều cháu muốn nói. Tuy nhiên, chúng tôi rất cẩn thận, chào họ bằng tiếng Pháp và hỏi bằng tiếng Pháp rằng có thể nói được tiếng Anh không? Đây là lần đầu tôi đến thăm Bỉ,nên trước đó không có kinh nghiệm thực tiển, mà xuyên qua tài liệu thông tin, tôi biết rằng ở Bruxelles thì tiếng Pháp là 1 trong những ngôn ngữ chính được xử dụng. Vì Bruxelles là trụ sở của Nghị viện Âu Châu, nên tiếng Anh đồng thời cũng được dùng khá rộng rãi tuy không phải là 1 trong những ngôn ngữ chính thức của Bỉ. Tôi cũng biết, ở Bruges thì lại khác: Vùng Bruges trước đây từng bị Pháp chiếm đóng, nên họ không thích nói tiếng Pháp, nhưng lâu lâu quen miệng lỡ lời, họ chỉ nhìn mình cười rồi cũng chào mình bằng tiếng Pháp. Tôi nghĩ, theo kinh nghiệm của cháu thì đúng là dân Bruxelles khá hẹp hòi: Nhìn bề ngoài tôi đâu có giống người Pháp, hay Mỹ hay Đức hay Hòa Lan. Mà phần nhiều nếu họ không biết về nước Việt bé nhỏ của mình, thì tôi nhìn giống người Tàu người Nhật hơn. Họ không thể có cách đối xử thoáng hơn với du khách từ Đông Phương xa xôi vì nghe nhiều về đất nước họ mà tới thăm, mặc cho trở ngại về ngôn ngữ chăng? Họ không xử dụng ngôn ngữ Wallonie-Bruxelles để trả lời tôi, mà họ dùng tiếng Pháp cháu ạ! Tôi không biết nếu dân Bruxelles, họ tự hào về ngôn ngữ riêng của họ đến thế thì họ có du lịch không? Và khi họ du lịch, tới Tàu hay Nhật chẳng hạn họ dùng tiếng Wallonie-Bruxelles để hỏi thăm dân địa phương hay dùng tiếng Anh, tiếng Pháp? Tôi ước được làm 1 người dân Tàu hay Nhật nghe 1 du khách Bruxelles hỏi thăm :))

Tôi thích Bruges, mến Bruges, nhưng riêng Bruxelles thì thật tôi như cháu nói: tôi có 1 kinh nghiệm sống không hay về họ.

P.s: Những trao đổi của bác cháu mình đây không phải spam đâu cháu ( sao tôi ngại gọi tên (nick) cháu quá :) ), mà hay lắm đó!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,426
Bài viết
1,175,805
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top