What's new

[Chia sẻ] Hai Bác Già: Flâneurs Colmar - Strasbourg - Bruges và 1 Paris lạ....

Mở

Wiki: The term flâneur comes from the French masculine noun flâneur—which has the basic meanings of "stroller", "lounger", "saunterer", "loafer"—which itself comes from the French verb flâner, which means "to stroll"

Cho nên, hai lão Bọ già dùng danh xưng Flâneur lần này có nghĩa là hai con dế mèn phiêu ký....lang thang ...Không bảo tàng không định hướng...dạo quanh và tùy thích, tùy chân mà ghé vào. Mời bạn cùng đi với Bọ....
 
Về bức tượng
cháu nhớ là bức tượng đồng mà bác chụp có truyền thuyết thế này:
Ngày xưa ở cung điện nhà vua có một nàng công chúa rất xinh đẹp. Một chàng trai rất yêu nàng hàng ngày đến đứng ở quảng trường chỉ để nhìn thấy nàng. Nàng công chúa vì không yêu chàng nên một thời gian dài nàng không xuất hiện ở cửa sổ cung điện. Chàng trai, vì quá si tình, đã đứng chờ nàng suốt thời gian này, không ăn, không ngủ, không tắm rửa-> nên rất bẩn thỉu, không ai dám chạm vào người chàng. Trước khi chết, chàng đã nguyện nếu có người nào dám chvạm ào người chàng, chàng sẽ đem lại may mắn cho người ấy. Cuối cùng chàng chết gục ở một góc quảng trường. Chính vì vì vậy mà bức tượng là của một người bẩn thỉu, bệnh tất, và cũng vì vậy mà ai đến quảng trường cũng chạm vào tượng chàng. (bác nhìn bức tượng thì chắc là dễ chấp nhận giả thuyết này, còn nếu người hy sinh vì đất nước mà lại nằm trong tư thế này chắc không ổn.)
Về người Bỉ:
Đúng là nếu bác đến vùng Wallonie thì phải nói tiếng Pháp, còn vùng Flamand thì phải nói tiếng Anh, hai vùng này khá là đối chọi nhau nên ghét cả từ lời ăn tiếng nói. Còn nvu bác dùng đúng ngôn ngữ thì bác sẽ thấy họ rất dễ thương.
 
Tinhkk: Cám ơn cháu về câu chuyện cháu kể về bức tượng Everard t' Serclaes. Nhưng trong hầu hết các sách Bác đọc đều nói Serclaes là 1 người yêu nước và bị ám sát chết. Bị ám sát thì chết trong tư thế đó là thường (wiki cũng viết về Serclaes như sau:

Everard 't Serclaes (c. 1320 – 31 March 1388), lord of Cruyckembourg (Ternat), a citizen of Brussels, was made famous by his recovery of that city from the Flemish.

At the death of John III of Brabant on 5 December 1355, his daughter Joanna and her husband, Wenceslaus, succeeded to the Brabantine throne, but this was disputed by the count of Flanders, Louis de Male. Louis invaded Brabant and quickly seized Brussels. During the night of 24 October 1356, Everard scaled the city walls at the head of a group of patriots and drove the Flemings from the city. This enabled Joanna and Wenceslaus to make their Joyous Entry into the city.

Everard was later made schepen (alderman) of the city five times. He was assassinated for having defended the city's rights against the lord of Gaasbeek. Everard is commemorated by a monument carved by artist Julien Dillens (1849–1904). The monument is located on Charles Buls street, just off the Grand Place.

It is said among locals that the statue of Everard 't Serclaes brings luck and grants the wishes of all who touch it. Many tourists touch (or rather rub) the statue, and this constant polishing keeps the body depicted in the statue in a shining color compared to the rest of the sculpture. Other parts are also touched frequently by the tourists such as the face of an angel, a dog, and one of the shields.)

Còn chuyện ngôn ngữ nước Bỉ hả cháu, bác đã rời nước Bỉ, cám ơn cháu ghé thăm!
 
Paris

Đến Paris lần này, cảm giác quen thuộc như trở lại nhà. Lần đến Paris trước, hai bọ già mướn apt bên hữu ngạn River gauche, lần này bà Bọ mướn bên tả ngạn River droit. Tả hữu gì cũng ở hết cho biết với người ta.

Bảo tàng, lần trước cũng đã thăm gần hết những chổ muốn xem. Lần này, tự biết chắc gì có dịp trở lại Paris lần nữa (nhưng có cơ hội thì tay chân cũng nhúc nhắc, ráng được đấy :) ) nên hai bọ già nhủ nhau sẽ dành thời gian ít ỏi mà lang thang - flâneur- cho thấm cái không khí Paris. Chắc gì chỉ các bảo tàng mới có những điều hay cần xem của Paris, nhỉ!

Bà Bọ vốn được sinh ra trên đất Sè Gòng. Lớn lên trên đất Sè Gòng và trưởng thành cũng trên mảnh đất Sè Gòng. Cho nên việc đầu tiên mà bà Bọ làm khi đến Paris là bắt métro xuống trạm Argentina chì để nhìn 1 tấm bảng chỉ đường

36814254305_863e86c29c_z.jpg

Một Saigonnais, đứng ngắm bảng tên đường SaiGon trong thủ đô Paris của nước Pháp. Đã làm sao!!
 
Last edited:
Đường Franc Bourgeois và khu của người Do Thái

Do ý lang thang, nên những chuyện lão Bọ kể đây không mang tính thứ tự, mà lão Bọ gộp những mẫu chuyện nhỏ có liên quan với nhau thành 1 cho dễ theo dõi - vì không thế, các bạn sẽ nhảy métro theo hai bọ già mệt nghỉ: trong 6 ngày ở Paris, hai bọ già đi bộ mỗi ngày ít là 6 tiếng, trung bình là 8 tiếng không nghỉ; và xài tổng cộng 4 carnet. Nhặt được nhiều chuyện nhưng có những chuyện chỉ để cảm nhận. Cuối cùng thì vẫn còn thiếu rất nhiều những cái muốn tìm tới để xem....

Căn apt lần này bà Bọ mướn qua centreparis, nằm trên đường Des Franc Bourgeois cách Place des Vosges chỉ có 1 block đường ngắn. Place des Vosges là 1 công viên rộng vuông vức, đẹp với những hàng cây cắt tỉa vuông vắn và bao quanh là những ngôi nhà gạch, cư dân nồi tiếng của Place des Vosges có lẽ là Victor Hugo:

36129584445_6c6ba6fd89_z.jpg


36646568902_8b1f38ff91_z.jpg


35959482282_d2dcfe877d_z.jpg

Con đường Des Franc Bourgeois là 1 con đường nhộn nhịp sầm uất, và theo nhiều du khách nhận xét: rất Paris! Với hè đường cho người đi bộ hẹp, người đi chen chúc vai đụng vai!. Con đường này, còn nhiều cửa tiệm tuy dẵ đổi chủ đổi ngành nghề, nhưng chuyên môn cũ vẫn còn giữ rõ nét, như căn tiệm này đây, trước là 1 lò bánh mì, nay đã chuyển nhượng chủ sang ngành bán quần áo thời trang (giống quá...giống nơi bạn và tôi đang ở quá!) nhưng dòng chữ Boulangerie vẫn thắm như mới vẽ hôm qua

36004888093_1656d83078_z.jpg
 
Last edited:
Cạnh bên, cũng cách vài bước đường là bảo tàng Carnavalet - Tuy nhủ nhau là không vào bảo tàng, nhưng vì Carnavalet cho vào miển phí (a ha biết rồi, là tại tiếc tiền chứ không phải tiếc giờ? cũng đúng chút) nên thò mũi vào mà ngắm nghía qua loa.

35979100804_950395be69_z.jpg

Carnavalet, xưa từng là nơi ở của bà De Sévigné, nay được dùng lưu giữ trưng bày những vật chủ yếu liên quan đến lịch sử thành phố Paris - Có những gian phòng trưng bày những đồ cổ ngoạn Tàu, như những bình bằng sứ Celadon hoặc chiếc độc bình to tráng men màu máu bò (cụ Vương Hồng Sển nếu còn sinh tiền, đến thăm nơi này thì mê phải biết) . Truy ra triều đại vua Pháp Louis XIV ngang tầm triều đại Khang Hy bên Tàu, và theo cụ Vương Hồng Sển, thời đó vua chúa Âu Châu thích chưng bày những đồ sứ từ Trung Hoa (đồ sứ Cảnh Đức phát triển trước đồ sứ Sèvre nhờ biết xử dụng đất sét trắng Kao lin và tìm ra men lam trên sứ trắng, do đó có danh từ fine bone China để chỉ đồ gốm sứ cao cấp)

36643265202_803f27807f_z.jpg

Chiếc độc bình men màu đỏ bầm này, cụ Vương rất thích, đó là men màu huyết bò, tiếng Pháp là Sang de boeuf, còn có tên khác là flammé glaze!

36004810023_12086c2a2c_z.jpg

Tuy nhiên, phòng trưng bày hai Bọ già thích nhất là căn phòng chót: những bảng hiệu, quảng cáo của các hiệu buôn và các cafe Paris thời xa xưa đó được tìm và lưu trữ nơi đây:

36643199002_efff89b5b3_z.jpg


36416987440_aa16dae4ec_z.jpg


36416969720_eb36b6aa9c_z.jpg

Carnavalet, không dễ gì để thích nếu bạn không có 1 chút tìm hiểu về lịch sử, nhưng Carnavalet có 1 khu vườn theo kiểu dáng Âu Châu: ngang bằng sổ thẳng sắc xảo, khác với vẻ u tịch của những khu vườn Đông Phương

36643133912_bfd29e46f0_z.jpg


36004671663_39b53bf74d_z.jpg
 
Last edited:
Carnavalet, không dễ gì để thích nếu bạn không có 1 chút tìm hiểu về lịch sử, nhưng Carnavalet có 1 khu vườn theo kiểu dáng Âu Châu: ngang bằng sổ thẳng sắc xảo, khác với vẻ u tịch của những khu vườn Đông Phương

DSCN1754.jpg


DSCN1758.jpg

Vườn này nhìn giống vườn Dinh 3 Bảo Đại ở Đà Lạt hén bác.
 
Cháu chào bác. Nhưng bài viết của bác hay quá. Ngày mai cháu cũng đi qua pháp từ stuttgart. Cháu muôn hỏi nhờ hai bác một chút. Từ gGates du nord cháu sẽ đi bruxelles và bruges giống như lịch trình của bác rồi cháu lại về lại paris trước khi về VN, không biết ở gGates du nord có locker không bác nhỉ. Cháu nhớ ở topic của Linh Thuy hình như hai bác nói không có nhưng cháu nghe một người bạn ở Stuttgart nói có nên cháu muôn check lại cho chắc. Cháu rất mong nó có locker đe không phải khuôn theo hành lý bác ạ. Cháu cám ơn bác
 
Cháu xin lỗi vì làm đứt mạch chuyên của bác. Cháu tranh thủ mượn máy của bạn để vào đọc hanh trình của bác vì hôm cháu rơi VN hai bác mới lập topic mà cháu thì đi đứng lịch trình của bác. Hôm nay cháu đi strabourg từ stuttgart rồi tôi lại quay lại đây bác ạ
 
Gare Nord có locker cháu ạ, chỉ có gare D'Austerlitz là không có thôi. Chúc cháu vui và thời tiết thuận lợi

P.s: Nếu Gare Nord cháu tìm không ra locker, có thể gởi hành lý ở ga Bruges (Midi Bruxelles thì bác không chắc lắm, nhưng ga Bruges thì khi cháu đi ra, phòng bán vé nằm bên tay phải cháu, locker nằm cạnh phòng vé, bác có post hình bên trên cho August xem.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,784
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top