What's new

Hai Bác Già: Nhìn lại những nẻo đường

Lũ trẻ đã vào kỳ nghỉ đông cả rồi, nhà im vắng cộng thêm cái lạnh lẽo của mùa đông khiến mùi thơm của ly cà phê buổi sáng thêm thơm nồng gian nhà nhỏ. Ừ mà mùa đông năm nay thời tiết khắc nghiệt quá: xứ miệt dưới này nhà cửa có bao giờ dự liệu sẽ chịu đựng cái rét âm 5 đâu nên trong nhà mà muốn tiết kiệm điện thì người ngợm cứ như dân Eskimo, bao nhiêu giẻ rách chổi cùn mang ra quấn tất vào người vẫn còn run cầm cập. Ừ thì ra ta đã bước sâu thêm vào tuổi xế chiều rồi!

Trẻ thì hướng đến tương lai, già thì lui về quá khứ. Pha thêm bình trà, hai bác già chìm trở về....
 
Chùa Hoa Đình

Holiday05088.jpg


Chùa Hoa Đình là 1 thích thú ngạc nhiên: chùa còn mang dáng cổ và lưng tựa vào núi. Ngoài cổng vào chánh điện, hai bên tả hữu giống như những ngôi chùa Việt mình là hai pho tượng thưởng thiện phạt ác, nhưng thật tình mà nói, bác già chẳng biết ông nào là ông ác còn ông nào là ông thiện vì hai ông mặt đều thấy sợ như nhau

Holiday05089.jpg


Holiday05090.jpg


Một chi tiết khá thú vị về 2 ông thần này do cô TB giải thích, là tượng được tạc sau đời nhà Minh. Bạn chú ý hai ông thần này đều dơ môt chân lên cao: do sự tích Chu Nguyên Chương là vị vua sáng lập đời Minh thuở còn hàn vi ở tạm quét lá đa cho chùa đổi lấy cơm ăn chổ ngủ. Một hôm quét lá bị vướng chân tượng thờ bèn bực bội quát:

- Dơ chân lên cho người ta clean up! (nghe giống giọng bác gái quá :) )

Lạ thay, tượng bèn co 1 chân lên cho Chu Nguyên Chương quét dọn, ấy là vì chân mạng đế vương nên khiển được cả chư thần (đất sét)

Từ đó, những nhà tạc tượng cho chùa đều tạc 1 chân co lên... (chắc thần sợ co 2 chân thì sẽ ngã chỏng gọng mất cả uy nghiêm? thay đổi co chân này rồi lại đến chân kia?), trong chuyến đi này, hai bác già thật là biết thêm nhiều truyền thuyết!
 
Bác nhoáng một phát đã sang đến Vân nam rồi ạ!
Cháu chết cười về chuyện " dơ chân lên" này mất.=))=))
 
Thực ra thì Vân Nam trước Kyoto phu nhân ạ, nhưng thích Nhật quá nên đảo lộn thời gian tý: Vân Nam cuối tháng 12 năm 2004, Kyoto đầu năm 2005
 
Phía sau chánh điện là tòa hậu điện và vài dãy nhà ngang chắc dành cho chư tăng tu tập. Cô TB nhắc nhở là chùa Hoa Đình có quy luật cấm chụp hình rất nghiêm nhặt và cô yêu cầu khách giúp giữ gìn quy luật này

Holiday05091.jpg


Trong ngôi hậu điện này có hơn trăm - hay vài trăm - pho tượng La Hán hình dạng, phong thái hoàn toàn khác nhau! Theo bác già đây mới chính là điểm nhấn của toàn tour! Trong ánh sáng mờ ảo phảng phất hương khói nhang, các pho tượng La Hán xếp dọc bốn bức tường, cao thấp mấy dãy nhìn xuống nhân sinh! Chợt đâu trong đầu bác gái lóe lên một chi tiết : Trong quyển Nỗi hoài hương dằng dặc của bà Quỳnh Dao, trong chuyến thăm quê bà có đi thăm một cảnh chùa (không nhớ tên nhưng chắc chắn không phải là chùa Hoa Đình, bác già có đọc lại để kiểm chứng sau khi trở về nhà) cũng có nhiều tượng La Hán.....

Bác gái bắt đầu, chọn đại một tượng (bất cứ tượng nào và ở bất cứ vị trí nào) và bắt đầu đếm (bất cứ sang hướng trái hay phải) và ngừng lại ở tượng La Hán ở vị trí tương ứng số tuổi của mình, xong bác khều bác trai và bảo chọn tượng và lại đếm. Nhờ cô TB dịch nghĩa hàng chú thích: tượng của bác gái là một vị La Hán tay ôm vòng (quên mất tên) tay cầm xâu tiền; tượng của bác trai là Vô Ưu Bồ Tát! Ngẫm lại thấy khá đúng: Bác già trai là người vô lo (chuyện vật chất, linh tinh) vì mọi chuyện đã có bác già gái chu tất, kể cả tiền bạc...... :) . Có thể là trùng hợp, nhưng cũng hay hay... và bác già áng chừng thử nghiệm như thế này chỉ ứng cho một lần đầu và duy nhất mà thôi!!!!
 
Đồng Kim Điện


Holiday05069.jpg


Thời trước, bác già mê truyện Kim Dung đến đỗi ngày ngày mua báo chỉ để vồ trang trong nơi đăng tiểu thuyết kiếm hiệp mà đọc trước, kiếm hiệp trước, tin tức sau :)

Nên không lạ gì khi đến Đồng Kim Điện và được cô TB dẩn giải đây là nơi Ngô Tam Quế lập nên, bác già lập tức cảm thấy rất gần gủi. Ngô Tam Quế làm quan nhà Minh, vì vụ tình án Ngô Tam Quế, Trần Viên Viên, Lý Tự Thành mà làm phản nhà Minh về đầu nhà Thanh đưa đến sự sụp đổ của Minh triều; được nhà Thanh thưởng công ban cho tước vương tỉnh Vân Nam, Ngô Tam Quế hùng cứ và tạo thanh thế ở đất Vân Nam gây ra sự ngờ vực của nhà Thanh, cuối cùng bị trừ khử bởi vua Khang Hy

Về Trần Viên Viên, bác già ghi dùm bạn đoạn văn sau đây trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung:

"Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng bước chân nhè nhẹ êm ái. Một người đàn bà
tiến vào nhìn Vi Tiểu Bảo hai tay chắp để trước ngực thi lễ nói:
- Kẻ xuất gia là Tịch Tĩnh xin tham kiến Vi đại nhân.
Giọng nói ôn hoà trong trẻo, đúng là khẩu âm Tô Châu.
Người đàn bà này cỡ bốn mươi tuổi, mình mặc áo màu biếc lợt, cặp lông mày
xinh như vẽ, nét mặt thanh tú không bút nào tả xiết.
Suốt đời Vi Tiểu Bảo chưa từng thấy ai đẹp như nàng. Tay gã cầm chung trà,
miệng há hốc ra không ngậm lại được, chân tay luống cuống......

........Người đẹp đây đúng là Trần Viên Viên, một nhân vật có dính líu đến quốc vận Đại Thanh, Đại Minh lưỡng triều"

Chùa Kim Điện nổi tiếng do có 1 ngôi chùa (theo bác già thì là ngôi miếu nhỏ đúng hơn) được đúc bằng đồng xanh nặng 250 tấn, nằm gần trung tâm thành phố Côn Minh và là một trong ba ngôi chùa đồng lớn nhất Trung Quốc. Trong chùa có tượng Ngô Tam Quế, và khoảng sân sau được cho là nơi tu hành của Trần Viên Viên, có 1 bảo tàng nhỏ có vài món đồ dùng của Ngô Tam Quế và Trần Viên Viên

DSC00304.jpg


Holiday05073.jpg


Nhìn hình này, bác già cứ ngờ ngợ không chắc có phải là tượng Tam Quế không vì thời gian đã 5 năm rồi

Holiday05075.jpg


Nhưng nhìn nét mặt tượng, thấy có vẻ vừa.... gian vừa....dê nên chắc là đúng, vì không lẽ tượng vua Minh lại phá tướng như thế? hơn nữa, vốn là người mê đọc sách của cụ Vương Hồng Sển, bác già nhận thấy quanh khán thờ có vẻ hình rồng chầu, mà nhìn kỹ trên áo bào cũng có hình rồng....nhưng tất cả rồng đều chỉ có 4 ngón chứ không phải 5, do đó có thể khẳng định đây là người có tước vương chứ không phải vua Minh Thái Tổ (nếu là vua rồng phải có 5 ngón!)

Holiday05074.jpg


Bạn nào biết rõ xin vui lòng sửa dùm.
 
Last edited:
Lúc cháu ở Vân nam có định đi thăm chùa này, vội vội vàng vàng gì đấy rồi lại bỏ qua, nay nhờ bác mà được " đến". Chùa này lại có gắn với đại mỹ nhân Trần Viên Viên nữa sao, thú vị quá! cháu cũng tụng Kim Dung chả sót bộ nào, từ nhỏ( xíu )đọc trên báo của ông ngoại đến lớn vừa vừa thì đọc bản in cũ trc 75( mấy bản này hồi gp bị đem đốt tiệt), rồi sau 75 vẫn mua đọc nữa cho đã.
 
Đại Quan Lâu


Trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần có nhắc đến Đại Quan viên của nhà họ Giả. Không biết lầu Đại Quan trong thành phố Côn Minh có liên hệ gì với vườn Đại Quan không, nhưng đây là những lời giới thiệu về lầu Đại Quan của 1 công ty du lịch:

(Trích dẫn) Lầu Đại Quan cách Côn Minh 6Km, trước mặt là Điền Trì, đối xứng với đỉnh Thái Hoa Sơn qua một dòng sông, xưa còn gọi là “cận hoa phố”, là thánh địa du lịch nổi tiếng. Đáng chú ý hơn là trên lầu còn treo một câu đối dài đến 180 chữ, còn gọi là câu đối dài nhất thiên hạ. Trong vườn đi thẳng men theo đầm sen là đến một ngôi đình, trên cửa treo câu đối “ Tằng kinh thương hải nan vi thủy, dục thượng cao lầu khiết bạch châu”, ý nói cổ đại để lên lầu Đại Quan phải đi thuyền, trước Bách Châu đình. Trên đình là ngói vàng lưu li, trong khảm trên một tảng đá lớn 3 chử “cận hoa phố”, đi xuyên qua cổng đình, khuất trong bóng cây lộ ra một ngôi lầu 3 tầng hình lập phương, đây chính là lầu Đại Quan nổi tiếng. (Hết trích dẫn)

Holiday05093-1.jpg


Nhưng thật là cảnh trí trong khu công viên có lầu Đại Quan này phong cảnh hữu tình, có hồ soi bên cạnh dương liễu phất phơ, những tòa lầu các và những hành lang cùng chiếc cầu cong cong uốn ngang bờ hồ rộng. Phải tội đông người quá (và ồn ào quá) nên cũng rất khó mà thưởng thức được vẻ đẹp của khu này (nhưng với dân số trên 1 tỳ người có nơi nào trên đất TQ mà không đông?)

DSC00309.jpg


DSC00310.jpg


DSC00311.jpg


Có một chuyện vui vui trong khi thăm lầu Đại Quan: nhìn thấy đám đông người xúm trước 1 giếng cạn, reo hò thi nhau ném tiền vào 1 lỗ nhỏ trong lòng giếng, bác già gái cũng men vào mím môi quăng 1 đồng xèng vào; Yahoo! đồng xèng rớt ngay vào lỗ và bác già gái được đám đông tặng cho một tràng pháo tay kèm theo những ngón tay cái dơ cao! chẳng thấy ai cho lại đồng xèng....:)
 
Last edited:
Chuyện kể ngày xưa có người thư sinh - Bác già nhớ tên là Cố Nhiêm Công, nhưng tìm tài liệu lại cho chắc chắn thì không tìm thấy, nghe lại Video của chuyến đi thì nghe cũng không được rõ ràng mấy, xin tạm gọi là Cố Nhiêm Công và xin bạn nào biết chắc chắn giúp cho bác già biết để sửa lại - Cố Nhiêm Công là người thư sinh hay chữ, bố là quan võ quê quán Thiểm Tây. Thời đó quan lại tham ô, ông chán ngán bỏ chuyện thi cử lui về làm gia sư. Về già ông vui xướng họa với các văn hữu và làm đôi câu đối dài nhất Trung Hoa: mỗi bên 90 chữ cộng lại là 180! Sau có người dựa theo ý mà rút ngắn lại như sau:

Thiên thu hoài báo tam bôi thiểu
Vạn đại danh sơn nhất thủy lầu

Trong tòa lầu có những bức tranh mô tả câu chuyện và được cô TB dẫn giải rõ ràng:

DSC00313.jpg


DSC00314.jpg


Trước tòa lầu nhìn ra mặt hồ là đôi câu đối nguyên thủy:

DSC00318.jpg


Sau tòa lầu là đôi câu đối rút ngắn:

DSC00319.jpg


Đây là những lời bác già thuật lại theo lời cô TB, xin đửng hỏi đôi câu đối nguyên thủy 180 chữ nghĩa là gì: giống Vi Tiểu Bảo, chữ nhìn biết bác già nhưng bác già thì lại không nhìn biết chữ - Mà cô TB thì lại không đọc nghĩa đôi câu trên...

Ngoài sân, có tượng Cố Nhiêm Công:

DSC00316.jpg


Và ai đó đang ngồi cùng mây nước:

Holiday05083.jpg
 
Tây Sơn Long Môn

Đây là chi tiết một tour du lịch Côn Minh:

Núi Tây Sơn Long Môn

Côn Minh nhờ có hồ Điền Trì điều tiết độ ẩm và có dãy núi Tây Sơn như tấm bình phong che gió lạnh nên Côn Minh mới có khí hậu mát mẻ và bốn mùa như mùa xuân.

Công Viên rừng Tây Sơn Long Môn là nằm ở Phía Tây của Thành Phố Côn Minh, cách côn Minh 15 KM. lên thăm núi Tây Sơn Long môn không những chỉ là ngắm nhìn cành đẹp của thiên nhiên mà còn tìm hiểu thêm về công nghệ đục đá và tôn giáo của Trung Quốc, vì trên núi Tây Sơn Long Môn có công trình Long Môn nham do thợ đá Ngô Lại Thanh đục từ thế kỷ 17, với hai ban tay và công cụ thô sơ, đúng 72 năm và hai đời người mới hoàn thành công trình Long Môn nham, công trình Long Môn nham là đục xuyên vaćh núi thẳng đứng của dãy núi Tây Sơn, và trên vách núi lại đục sâu vào lòng đá để tạo thành các pho tượng Phật giáo và Đạo giáo, Nho Giáo. ở Trung Quốc thường là các phái Tôn giáo chia rất rõ giành, như núi Vó Đăng là núi Đạo giáo, núi Nga My là núi Phật Giáo, nhưng núi Tây Sơn Long Mon ở Côn Minh thì lại là tam giáo hợp nhất. Có nghĩa là Phật giáo, Đạo giáo, nho giáo đều thể hiện trên một ngọn núi Tây Sơn này.

Ở Côn Minh còn có câu nói rằng Nhất Đăng Long Môn là giá trị thân phận mình sẽ gấp trăm nghìn lần, sẽ như là cá chép hóa rồng. Là vì nhiều nhà khảo cổ vì công trình Long Môn nham này như công trình của Đại Ngũ trong lic̣h sử của Trung Quốc cách đây 4300 năm, để trống lũ lụt khi trị nước sông Hoàng Hà, để phần nước lũ ra biển Đông thì có đục xuyên núi Long Môn của tỉnh Sơn Tây, và từ đây trở đi cá chépở sông Hoàng Hà nếu nhảy được qua cửa Long Môn vào được biển Đông thì hóa Thành Rồng , nếu không nhảy được qua cửa Long Môn thì vẫn là cá chép ở sông Hoàng Hà, từ cá chép hóa rồng thì cũng như là từ một thí sinh nghèo thi đỗ traṇg nguyên địa vị xã hội gấp trăm nghìn lần, đấy là ý tưởng của Nho giáo, nên lên Thăm Cảnh Tây Sơn Long Môn sẽ có cổng đá Long Môn và mắt rồng, ( còn gọi là Ngọc Châu ) có sao Khuê điểm dấu…..
(Xin chú ý chú thích trên là nguyên bản không sửa chữa, kể cả lỗi chính tả)

Đọc thấy mê luôn....

Và đây là ghi nhận của một trong những người khách :

Nhóm 7 người chọn lên núi bằng cáp treo và từ đó sẽ đi bộ trở xuống. Núi Tây Sơn có nhiều đoạn đục vào đá tạo thành những con đường sạn đạo nhỏ hẹp khiến người khách liên tưởng đến truyện Tam Quốc đoạn Quan Công tha Tào Tháo tại Hoa Dung đạo! trên gần ngọn núi có 1 đoạn ban công để khách nhìn xuống mặt hồ cùng thành phố và thán phục công sức con người và thấy lòng lâng lâng trước cảnh trời nước mênh mông, vũ trụ bao la và con người thì thật là bé mọn:

Holiday05080.jpg


Các pho tượng các đạo Phật Lão nêu trên, thì thật là nhìn để mà cảm phục con người đã treo mình trên đá mà đẽo, đục thành; chứ đừng mộng gặp những pho tượng đẹp đẽ kỳ vĩ mà hòng thất vọng.... Chỉ thấy những khán thờ có tượng Chu Nguyên Chương, nhưng nhìn nét tượng thì chắc niên đại không cao là mấy!

Holiday05084.jpg


Còn Long Môn và mắt rồng?? Long Môn đây và mắt rồng cũng đây:

Holiday05082.jpg


Thế mà cũng có người khách mong được hóa rồng, thật là....
 
Show ca nhạc cung đình

Nghe cô TB giới thiệu, bốn người trong nhóm bèn thêm tiền (tương đương 18 A$/người lúc đó) tham dự buổi ăn tối tại 1 hý viện kiêm nhà hàng lớn tại Côn Minh.

Gian sảnh lớn lúc chưa đông người dự tiệc:

DSC00321.jpg


DSC00322.jpg


Bàn tiệc của nhóm bốn người bác già (Bọn bốn tên?):

DSC00323_tonemapped.jpg


Thức ăn có cào cào châu chấu (nhìn giống rết, nhưng bọn bốn tên đâu giống Hồng Thất Công?)

DSC00328.jpg


Có bánh gạo:

DSC00337.jpg


Có canh sâm:

DSC00332.jpg


Tóm lại có rất nhiều món, so với 18 A$ thì rất đáng tiền, nhất là lại có........
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top