What's new
Hậu quả xấu của thời gian bao cấp đấy bác ạ!
Tôi lớn lên ở HN, Cuộc sống mưu sinh khiến tôi may mắn được lang bạt, được sống ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam này.
Về lại Hà Nội so sánh, tôi cố để ý tìm xem có gì xứng đáng với cái câu cửa miệng: " nghìn năm văn hiến" mà thấy hiếm hoi bác ạ!
Tôi thường phải cảnh báo trước với bạn bè về Hà Nội nay - mỗi khi bạn bè tôi ghé HN - để bớt sốc giữa Nghe & Thấy.
Người HN Gốc giờ rất hiếm chú ợ. Mình may mắn được tiếp xúc với ngưòi HN Gốc nên mới cảm nhận được bài hát mà cố ca sĩ Ngọc tân từng hát.Hà nội và tôi
Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
Đêm nằm nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than,
Những ngày tôi lang thang
Tôi mới hiểu tâm lòng ngưòi Hn,
Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi
Mộc mạc thôi mà sao nhớ mãi.
Tuổi thơ đã đi qua không trở lại
Cháy hết mình cánh phưọng nhẹ nhàng trôi
. Nhớ HN da diết khi nghe bài hát này!:)
 
Người HN Gốc giờ rất hiếm chú ợ. Mình may mắn được tiếp xúc với ngưòi HN Gốc nên mới cảm nhận được bài hát mà cố ca sĩ Ngọc tân từng hát.Hà nội và tôi
Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
Đêm nằm nghe trong gió tiếng sông Hồng thở than,
Những ngày tôi lang thang
Tôi mới hiểu tâm lòng ngưòi Hn,
Mộc mạc thôi mà sao bồi hồi
Mộc mạc thôi mà sao nhớ mãi.
Tuổi thơ đã đi qua không trở lại
Cháy hết mình cánh phưọng nhẹ nhàng trôi
. Nhớ HN da diết khi nghe bài hát này!:)

Ông bác nhà mình cũng mê thơ nhỉ! Em thì thửa nhận ỡ Hà Nội thì mọi người cũng lịch sự ra phết. Vâng cháu xin, vâng em xin, dạ chào bác ạ là những từ thường xuyên được mọi người dùng. :)
 
Hầu hết các tác phẩm tham dự triển lãm này đều là của người trong tỉnh & niên đại của các chiếc bình trường rơi vào những thế kỹ thứ 10. Các bình gốm sứ hầu hết có gốc gác xuất xứ từ Trung Quốc, có nhiều hoa văn mang đậm chất trung hoa.



Những chiếc tủ thờ thì có vào khoảng thời gian muộn hơn, tuy nhiên hầu hết còn rất nguyên vẹn, đường nét chạm trổ đơn sơ nhưng lại toát lên sự khéo léo của người thợ.





Không chỉ chưng bày các cổ vật trang trí bằng gốm sứ, triển lãm còn có các sản phẩm bằng đồng đầy tính tinh xảo trên từng vật thể. Trống đồng Đông Sơn cũng được trưng bày nơi đây. Đây cũng là lần đầu tôi trông thấy hiện vật này bằng mắt thật, nó đẹp hơn những gì tôi nghĩ, các họa tiết về chim hạc được khác khá chi tiết, từng cảnh sinh hoạt cuộc sống của người Âu Lạc trên mặt trống khá sinh động. Tâm Trống được khắc nổi hình sao 8 cánh.



Tác phẩm thơ nổi tiếng của dại thi hào Nguyễn Du cũng được trưng bày tại đây. Bao gồm các sách bản dịch phát hành đầu tiên cho tới các bản cổ chép tay bằng tiếng hán của người xưa.
 
Các ngai thờ, bài vị bằng đá hay các công cụ sản xuất của người Việt cổ cũng được chưng bày. Mọi thứ còn khá nguyên vẹn.



Sau một hồi ngắm nghía & cảm nhận bằng một chút kiến thức về lịch sử thì tôi cũng dừng lại bên một tác phẩm khá lạ mắt & gần như khác biệt với mọi thứ xung quanh. Tôi dừng lại & ngắm thật lâu tác phẩm tinh xảo này. Sau một hồi quan sát thì tôi thấy được chủ tác phẩm đang đứng gần đấy. Tôi nhanh chóng bắt chuyện làm quen với ông & biết được khá nhiều thong tin về bức tượng này. Đây là một bức tượng có tên là “Tượng Đá Phù Nam” Bức tượng có xuất xứ từ đất nước Chămpa xưa kia, loại đá điêu khắc bức tượng này không có ở Việt Nam, trải qua thời gian, bức tượng bị xa hóa dần nên lớp da bên ngoài tượng xốp lên khiến người xem không khỏi hoài nghi bức tượng này được đúc bằng bột đá.



Theo chân ông chủ tác phẩm tôi mới dần hiểu được nhiều thứ gian truân của nghề chơi đồ cổ, sao mà nó khó khăn làm sao, tốn kém & tâm huyết nhiều quá. Tạm biệt ông & nhưng tác phẩm đồ cổ tôi trở ra ngoài khu vực sân của bảo tàng với xuy nghĩ giá mà có thêm nữa nhiều tác phẩm đồ cổ của người Việt thì hay quá. Sao cứ phải biến bảo tàng Việt Nam thành nơi trưng bày cổ vật Trung Quốc.



Khu vực hành lang ngoài của Bảo tàng chưng khá nhiều tủ kính trên mỗi tủ là một phiến đá được mang về từ các hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, trên mặt phiến đá san hô có một bảng đá có ghi đầy đủ thông tin về đảo như tên, diện tích, tọa độ & năm có chủ quyền, trong đó có cả Hoàng Sa. Tôi vẫn mong điều đó thành sự thực & một ngày nào đó không còn phải tranh chấp vì nó thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cũng có khá nhiều xe cổ được người siêu tầm trong tỉnh đem về góp vào triển lãm này.

 
Sau khi rời hành lang trưng bày đá san hô các đảo tôi xuống khu vực sân ngoài trời & đến với niềm đam mê lâu năm của tôi, khu vực bonsai có diện tích khá rộng gần như là bao quanh hết khoảng sân bảo tàng. Một gốc bonsai nắm trên hòn non bộ khiến tôi phải xuýt xoa nhìn ngắm. Bố cục & cách bài trí đá, hướng cành làm cho cục diện của tiểu cảnh giống như một ngọn núi trong tiên cảnh.



Một vài gốc khác không kém phần sinh động, tuy nhiên không phải là đẹp nhưng giá của nó có thể lên tới hàng chục triệu.










Một chiếc máy bay chiến đấu được bộ đội ta sử dụng trong cuộc chiến chống mỹ tại miền bắc, các chi tiết máy móc còn khá mới và có các hướng dẫn vận hành cụ thể. Tôi không biết là liệu nó còn có thể bay được hay không & có ai dám bay.

 


Từ ngày 27/10/1962 đến ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Ninh hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, sau đó lại tách ra như cũ từ ngày 1/1/1997.. Nay đã tròn 15 năm ngày tái tách tỉnh. Đây là một dịp lễ lớn của tình nên các hoạt động văn hóa khá mạnh & thu hút được khá nhiều người tham quan. Nơi tôi tới tiếp theo là khu vực hồ nước trung tâm nơi đang diễn ra phần biểu diễn nghệ thuật dân gian hát quan họ.



Nơi đây là cái nôi của quan họ, Bắc Ninh xứ sở Kinh Bắc nơi sinh ra nghệ thuật hát & mỗi em bé khi lớn lên đều nghe & hát quan họ. Có khá nhiều người tập trung quanh hồ để nghe hát & xem múa. Bên dười những người hát đứng trên một chiếc thuyền, mặc trang phục truyền thống và có người chèo đò chèo quanh hồ phục vụ người xem.



Một cô gái hát quan họ có nụ cười rất duyên dáng. Quanh đó các bà, các cụ vẫn đứng quanh & hát theo các cô gái trên thuyền. Với tôi quan họ chỉ là một nét văn hóa riêng của vùng miền nên tôi không thích cho lắm. Rời khu vực hồ trung tâm tôi bắt đầu lang thang sang khu hội chợ, triển lãm… Bên này ban tổ chức cũng đang tất bật lo lắng cho công tác chuẩn bị văn nghệ vào buổi tối. Tôi dạo long vòng khu vực xung quanh các gian hàng hội chợ.
Một gian hàng bánh mứt nhìn thấy cũng đã muốn ăn rồi.



Tôi gặp ngay một bà bán túi thơm, tính bỏ đi nhưng nghĩ tới chặng đường hành hiệp trợ nghĩa sắp tới, quần áo bỏ trong balo lâu ngày, gặp thời tiết ẩm ướt thì bốc mùi kinh khủng. Thế là nhặt lấy một gói với giá 10 ngàn rồi nghĩ bụng cười thầm. “Hồi xưa tán gái toàn tặng túi thơm, giờ mà tặng túi thơm chắc tán tới già mới được”.



 
Last edited:
Lại chui tọt ra khu cây cảnh, khá nhiều cây có dáng cổ thụ được trưng bày, tôi xe hết cây này tới cây nọ nhưng thấy sao buồn quá, chơi cây ngắm cây phải có bạn để cùng bình cây thì mới thấy hết cái giá trị của cây. Tôi lang thang có một mình chẵng có ai để mà bình luận nên cũng chán.









Rồi tới khu trưng bày gốc cảnh, bàn ghế gốc cây, tượng gỗ & các vật trang trí bằng gổ, Tôi chỉ kết có mỗi một món này thôi.



Tôi lại lang thang qua khu trò chơi dân gian thả diều & nấu cơm, máy chụp hình của tôi cũng không còn pin để chụp nữa. Vậy là tôi đành xem "chay" các tiết mục của lễ hội này. Khu trò chơi thể hiện lại các trò chơi truyền thống của dân gian. Trời bắt đầu có dấu hiệu đổ mưa, từng cơn gió lạnh ấp tới, tôi bắt đầu nhanh chân di chuyển khỏi khu vực lễ hội. Thật tiếc là tôi không thể ở lại tới thứ bảy vì tối đó có chương trình bắn pháo hoa lớn & nhiều chương trình chính của lễ hội.



 
Điểm dừng chân tối nay của tôi là nhà của một người quen tại huyện Việt Yên - Bắc Giang cách nơi lễ hội chừng 10km. Nhà người quen là một gia đình làm nông, đường vào nhà với lối ngõ quanh co, có dân cư sống đông đúc, nhà cửa, vườn tược san sát nhau. thật khác với những gì tôi tưởng tượng. Việc đầu tiên khi tới nơi tôi làm là leo lên ban công chụp hình con ngõ quanh co, dài ngoằn & xâu hun hút...



Trong cái lạnh heo hắt, cơn mưa phùn lất phất, bóng tối đang dần lan tỏa, từng làn khói chiều bay lên khỏi nóc bếp làm tôi chợt hoài niệm về mái bếp nhà tôi dưới mỗi buổi chiều. Đã lâu lắm rồi tôi không thấy cảnh này nữa chợt làm tôi nhớ quê đến quay quắt.
Mọi thứ được được chủ nhà chuẩn bị khá chú đáo từ trước, thế là tôi chỉ việc ngồi vào mâm cơm tươm tất với rượu thịt. Sau khi ăn xong tôi làm một giấc thật ngon kết thúc ngày đầu tiên lang thang trong cái tiết trời se lạnh.

 
Sáng hôm sau tôi dậy sớm chào từ biệt gia chủ khăn gói lên đường, trên đường đi tôi có ghé qua thăm anh bạn quen. Anh ấy làm tại một công ty chuyên về thương mại điện tử, đó là phong trào mới mà khi tôi đi lang thang ở khu vực này tôi liên tục được nghe nói tới. Nó rộ lên như một phong trào thay thế cho bán hàng đa cấp từng làm mưa làm gió trước đây. Tôi học hỏi & hiểu được nhiều từ anh bạn này sau khi nghe anh nói về quy trình hoạt động cũng như quá trình hình thành. Mong là thời đại thương mại điện tử sẽ làm cho đất nước này có bộ mặt mới hơn & mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho ý thức người dân.
Chia tay Bắc Giang tôi đón xe buýt trờ lại Hà Nội bằng tuyến xe buýt về Gia Lâm. Trời bắt đầu mưa gió ấm ầm, cây cối hai bên đường ngã nghiêng, bảng hiệu bên đường bị gió hất văng lung tung. Ngồi trên xe mà tôi cảm thấy bất an & lo lắng quá. Làm sao xuất phát đi Tây Bắc đây khi mà thời tiết xấu thế này. Chắc chắn mưa gió sẽ khiến việc di chuyển đi Tây Bắc của tôi trờ nên nguy hiểm hơn nhiều. Tôi cũng đang lo lắng là không biết đoạn đường ấy ra sao & đi như thế nào? Bản thân tôi cũng chưa có kế hoạch nào cụ thể cho việc xuất phát.
Tôi xuống xe buýt trời cũng tạnh mưa dần, gió vẫn cứ giựt liên hồi, tôi ôm chặt áo khoác rồi đi bộ về bến xe Gia Lâm. Tôi vào một quán cơm gần bến xe làm một dĩa trong đầu thì luôn lằng ngoằn một đống lo toan. Đi đương nào bây giờ, cần thêm những gì không, đi một mình có ổn không đây...



Chuông điện thoại vang lên cắt ngang dòng lẩn thẩn của tôi. Con bạn nói gọi điện hối tôi về nhanh lấy xe mà đi. Tôi lại tiếp tục nhảy lên buýt đi về Ba Đình nhận xe. Con xe tôi nhận là chiếc Ai bờ Lết loại mới nhất, xem mới mua chỉ chạy được 6.225km, mọi thứ mới keng xà beng luôn. Xắp xếp lại hành lý, tư trang vật dụng cần thiết cho chuyến hành trình dài ngày. Chạy ra đường Xuân Thủy rút thêm ít tiền mặt, mua thêm ít mì tôm lon, lương khô, cafe lon... Tôi đã bắt đầu lên đường tiến lên Tây Bắc. Cung nói thêm về việc xuất phát của tôi. Tôi cầm điện thoại cùa mình có bản đồ rồi hỏi ông xe ôm rồi hỏi cái nơi muốn tới, ổng chi cho tôi cái hướng đi thế là tôi chọn cho mình hướng đi để bắt đầu là hướng đi Thị xã Sơn Tây ra đường quốc lộ 32C thẳng mục tiêu đầu tiên trong đêm là Thị Xã Nghĩa Lộ - Yên Bái.



Làng quên yên bình mới thật đẹp làm sao. Lòng tôi thấy nhẹ nhỏm & thư thái vô cùng, con đường lộ này khá đẹp, phẳng & không nhiều xe cộ, một khởi đầu khá tốt cho một chuyến đi dài.

Từng con đê xanh mướt dọc theo sông Hồng với những bãi bồi xanh ngát của những cánh đồng Ngô, từng luống khoai thằng tắp, dài ra tận tới mép nước bờ sông. Khung cảnh mới hữu tình làm sao, mới đẹp biết chừng nào.


Uploaded with ImageShack.us



Chiếc xe nhẹ nhàng lướt qua những cánh đồng, từng dòng sông nhỏ, chẵng mấy chốc cũng tới được cầu Phong Châu, trời mưa bắt đầu mưa phùn nhẹ, tôi lái xe rẽ tay trái, tiếp tục thưởng ngoạn cảnh đẹp hai bên đường



Đường là một con lộ chạy dài trên thân đê, một bên là sông Hồng & một bên là nhà dân, những bãi bồi lất khất sau tán cây cứ làm tôi mãi ngắm nhìn rồi tôi chạy xe mãi. Quê tôi cũng có nhưng con sông nhưng nó không hiền hòa như thế, nó không có cái màu xanh của phì nhiêu mà quanh năm suốt tháng chỉ gào thét lên hung dữ. Cuồn cuộn cuốn phăng mọi thứ trong dòng nước đục ngầu.
Tôi ghé vào một cây xăng đổ thêm nhinê liệu, sẵn tiện móc cái điện thoại ra thử xem định vị mình tới đâu rồi. Ôi thôi tôi đã chạy sai đường rồi, vậy là đành hỏi đường người bán xăng rồi chạy tiếp, chạy mãi rồi cũng đến một đường khác tôi lại tiếp tục hỏi thì biết được là người bán xăng cũng chỉ sai. Lần này tôi đã lạc mất gần 40km chỉ vì tội thả hôn theo mây gió.

 
Chẳng còn cách nào khác tôi đành chọn đường quay lại cầu Phong Châu, qua khỏi cầu gặp ngã 3 rẽ tay phải vào đường 32C rồi bắt đầu lộ trình lên núi của mình. Con đường bắt đầu nhỏ dần, có dốc cao dần, rồi quanh co cũng bắt đầu hiện ra. Tôi vẫn thế cứ chắc tay lái thằng tiến về phía trước, cơn mưa chiều vẫn nặng hạt.
Từng ngọn đồi chè bạt ngàn cũng hiện ra trước mắt, nhiều lắm những ngọn đồi chè như như tấm thảm xanh phủ kín từng ngọn đồi. Từng hàng, từng luống được vun bón cẩn thận bởi bàn tay chăm bón của con người.



[video=youtube;RC3OCl-_b4o]http://www.youtube.com/watch?v=RC3OCl-_b4o[/video]

Tôi chạy mãi chạy hoài cho tới khi trời tối mịt mù, phía trước tôi cũng không hề biết có gì đang chờ đợi, cứ thế mà chạy dến gần 7giờ tối thì cũng tới được xã Thu Cúc, một xã có trung tâm khá sầm uất sát bên đường. Tôi tấp vào quán ven đường kiếm gì ăn & cũng định bụng hỏi đường đi tiếp. Chủ quán là hai vợ chồng còn khá trẻ, khá niềm nở khi thấy tôi vào rồi khi biết tôi là người miền nam ra đang có ý định đi Nghĩa Lộ trong đêm họ đã khuyên tôi rất nhiều. Họ cho tối biết phía trước là đoạn đường đèo dốc khá nhiều, không có dân & chỉ vực & vực.
Tôi nghỉ đêm lại nơi này, nhà nghỉ tôi chọn cũng khá khang trang sạch sẽ trước mặt nhà lại hướng lên núi. Sáng ra khi ngủ dậy tôi mới quan sát hết được nơi này. Đây đúng là bắt đầu của những đồi núi trùng điệp, nhà dân san sát bon chen với núi.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,185
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top