What's new

[Tổng hợp] Hãy gọi tôi là Mongolia

Mongolia-Không thể có lần thứ hai

(Bài viết này sử dụng nhiều và rất nhiều các tư liệu của các tác giả khác nhau, có thể nhiều nội dung không phù hợp nhưng chỉ với mục đích vui chứ không có ý gì khác. Xin cám ơn và thứ lỗi.)

Đến đất nước Mongolia lúc này như nhìn thấy một hình ảnh của Việt Nam ngày nào, vừa mừng cho đất nước bạn đã và đang phát triển, nhưng lại cũng nhiều tự sự, mọi thứ không thể khác được, quy luật cuộc sống hay quy luật của loài người là phải thế.

Mông Cổ, tôi không rõ cái tên này ở đâu ra, càng lớn nghe càng khó chịu vì một quốc gia sao lại phiên âm thành mông với cổ. Nam Triều Tiên-Đại hàn Dân quốc đã đề nghị gọi lại tên nước khi vào Việt Nam: Hàn Quốc. Vậy Mông Cổ sẽ phải đọc thế nào cho xứng danh đã từng là một quốc gia hùng mạnh, từng cai quản vùng đất và cả dân số đến gần 2/3 thế giới. Mà cũng có khi cái tên nó vận vào người, mông cưỡi ngựa chinh chiến khắp nơi, cổ lắc lư luôn chỉ hướng về phía kẻ khác để bách chiến bách thắng trong quá khứ, nhưng nay thì luôn phải nhẹ cúi đầu bước đi trên những thảm cỏ mùa hè hay mặt băng buốt giá mùa đông, nhỏ bé và nhẫn nại như cát sa mạc, như vài dòng suối lẻ loi thêm vài bông hoa khác lạ trên vùng đất rộng lớn thứ 19 thế giới, tất cả là để chờ đợi đến ánh hoàng quang lần thứ hai-như cầu vồng kép ở Mongolia, không biết bao giờ sẽ quay lại với dân tộc mình. Hay cái tên vậy nên con người nơi đây cũng chỉ quanh quẩn với tứ khoái, với những dê cừu bò thẩn thơ đồng cỏ và lạc đà chậm rãi trên sa mạc bao la bất tận ánh nắng trong cả mùa đông lẫn mùa hè, hay còn đó là ẩn chứa một nỗi đau ê ẩm (mông) và mỏi (cổ) đã thẩm thấu chạy vào mỗi trái tim lạnh của những người lính du mục vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, để thỉnh thoảng lại le lói trở lại bởi những cơn gió băng quật vào mặt đã cháy sạm như nhắc nhở các thế hệ con cháu Thành Cát Tư Hãn về một thời xưng vương đã xa.

Mongolia, nên đến và ở lại để cảm nhận cuộc sống du mục, dù rằng chẳng còn bao nhiêu nếu bạn đến ở trong các thành phố, đặc biệt ở thủ đô Ulaanbaatar. Các thành phố Ulaanbaatar, Edernet, Murun, Karakorum,… đều đã không còn kiểu du mục nữa, nhà cửa đã đúng với tính chất …bất động sản và siêu bất động sản ở thủ đô, chứ không còn di động như du mục. Có khi tính du mục còn sót lại chỉ là bởi ánh nắng và bụi bẩn luôn hiện hữu ở khu dân cư mới trở thành đô thị, trong đó vẫn xen kẽ là một vài và nhiều lều (ger) của ai đó như chứng minh quá trình du mục-tái nghèo lại đang bắt đầu trở lại, khoảng cách giàu nghèo lại tái hiện.

Cũng như nhiều nơi khác, chỉ cần đi xa ra phía ngoài vài dặm là có thể thấy lại hình ảnh của chính mình vài chục hoặc vài trăm năm về trước, là cuộc sống luôn thiếu thốn, bần tiện, lạc hậu…, làm chân tay quần quật cũng chẳng đủ ăn, đừng nghĩ đến tính cho con cái ăn học bằng bạn bằng bè, nói thật tí là đến chỗ ị còn chẳng ra gì thì làm sao mà làm việc lớn được… Và tất nhiên bên cạnh đó, luôn luôn là tầng lớp những người con ưu tú, tinh hoa của dân tộc được hưởng những biệt đãi của trời đất và cha ông họ. Những con người ngồi xe sang với điều hòa lạnh như đêm mùa hè vẫn 10 độ C, cổ lại hướng mặt thẳng về phía trước, bên cạnh là bạn trai, bạn gái đầy nội lực và cả …phồn thực, mặt da trắng cứng tựa băng mùa đông 8 tháng dày đến cả mét bao phủ khắp đất nước.

Mongolian có thân thiện, dễ chịu, dễ tính… không. Để xét tính cách của một dân tộc từng thống trị gần cả thế giới này phải xét đến điều kiện tự nhiên nơi sinh sống. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, 4 tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, còn lại là mùa đông, ngay trong những ngày hè, với lễ hội Nadaam thường được tổ chức từ 10/7-13/7, cũng không phải mùa hè như thông thường, bởi sáng và đêm vẫn rét, có khi dưới 10 độ C là rất bình thường, một ngày 4 mùa, là câu nói dễ nhất đối với ai đã từng một lần đến đất nước này vào mùa nóng nhất trong năm, hay mùa hè phải oto, mùa đồng chỉ có thể bằng máy bay.

Đã từng là một dân tộc lớn, không, phải là vĩ đại mới đúng, nay phải cam chịu phận cửa dưới thì rõ ràng là cực kì khó chịu. Nên bên ngoài thân thiện, cởi mở cũng là điều phải. Ngay cả Japan đế quốc, cướp biển England, thực dân France hay tư bản America cũng quá là tình thương mến thương với cả loài người, thì làm sao mà vó ngựa roi da Mongolia lại khác được. Còn thiếu một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới là cuộc sống du mục. Nhiều nơi trên thế giới đã bớt dần và gần như mất hẳn kiểu sống này, nếu có chỉ là mục đích khác, ví dụ như do yêu thích tự do, chứ khó có thể nói là bởi lý do sinh tồn như ở Mongolia(?). Vẫn còn đến khoảng 50% trong số gần 2,9 triệu dân (số liệu 2014) sống cuộc đời du mục hay bán du mục ở những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè khoảng 40 độ C, mùa đông cũng âm đến con số đó…
 
Than đá là quan trọng nhất

Người Mongolia không sản xuất gì nhiều, vẫn chỉ là hàng hóa dựa vào đàn gia súc như len động vật, da, thịt... Muốn phát triển, chắc chắn không thể dùng phân gia súc phơi khô làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp nặng.

Ngành khai thác mỏ vẫn luôn một trong những ngành nghề nhiều tham nhũng nhất ở Mongolia.

Khoáng sản tự nhiên: Than, đồng, molybdenum, vonfram, thiếc, niken, chì, kẽm, fluorit, vàng, bạc, sắt, uranium… Xăng dầu thì nhập 100%: 95% từ Russia và 5% từ China, có thể đã có thay đổi. Dầu thô thì Mongolia có khai thác và xuất khẩu.

Vàng và đồng được cho có trữ lượng ước giá trị khoảng 5 tỷ USD, uranium khoảng gần triệu tấn.

Chỉ số về môi trường đầu tư của Mongolia là 76 (1 là tốt nhất), xếp hạng 110 thế giới. Mặc dù số thủ tục cần làm để khởi nghiệp là 5 (New Zealand chỉ có 1 thủ tục), thời gian cần thiết để bắt đầu kinh doanh là 11 ngày, gần tương đương với Anh, Pháp, và ngay cả với USA, nhưng New Zealand thì vẫn vô địch thế giới vì chỉ có 0,5 ngày.


Sau đây là 39 mỏ khoáng sản quan trọng ở Mongolia, phân bố khá đều trên toàn lãnh thổ, nhưng có thể thấy vùng nào nhiều dân sinh sống thì vùng đó chắc chắc có mỏ gì đó:

1) Mỏ than đá Ulaan-Ovoo (tỉnh Selenge), cách biên giới Nga 17km, cách UB 430km đường sắt. Người Nga tìm ra mỏ năm 1970, trữ lượng 280 triệu tấn than đá chất lượng cao.
2) Mỏ than đá OvdogHudag (Dundgovi), trữ lượng 320 triệu tấn, đã và đang khai thác từ thời Liên xô cũ.
3) Mỏ than đá Bayanteeg (Uvurkhangai), cách UB 560km, trữ lượng 30 triệu tấn, được tìm thấy năm 1961 và bắt đầu khai thác năm 1978.
4) Mỏ than NuurstKhotgor (Uvs), là loại than nhiệt (thermal coal), trữ lượng 110 triệu tấn, do công ty của South Korea (51%) khai thác từ 2011. Đây là mỏ than lộ thiên, diện tích đã khai thác là 130 km2, dự đoán còn có thể lớn hơn, nếu dự đoán thành sự thực thì đây có thể là một trong những vựa than lớn nhất thế giới.
5) Mỏ than đá KharTarvagata (Uvs), 23 triệu tấn, khai thác từ 1964.
6) Mỏ than nhiệt Aduunchuluun (tỉnh cực đông Choibalsan), chỉ cách thủ phủ tỉnh này 6km, cách UB 665 km, cách biên giới Nga-Trung 100km. Trữ lượng 430 tấn, phát hiện 1951 và khai thác 1955.
7) Mỏ than nhiệt TevshiinGovi (Dundgovi), 930 triệu tấn, là mỏ lớn thứ 2 sau mỏ Tavan Tolgol, khai thác từ năm 1990.
8) Mỏ than nhiệt Talbulag (Sukhbaatar), 10 triệu tấn, khai thác từ năm 1970.
9) Mỏ than đá Chandgana Tal (Khentii), chỉ cách thủ phủ Murun 25km về phía đông, phát hiện năm 1941, khai thác từ 1967, trữ lượng 1,2 tỷ tấn.
10) Mỏ than nhiệt KhuutiinKhonkhor (Dundgovi), trữ lượng 100 triệu tấn, được tìm thấy 1954 và 1980.
11) Mỏ than nhiệt Khuut (Dornod), được tìm thấy 1973-1979, khai thác trung bình 120.000 tấn/năm.
12) Mỏ than đá Nalaikh, đây được công nhận là mỏ than đá đầu tiên ở Mongolia (1920), đã đóng cửa tháng 1/1995 bởi điều kiện khai thác kém. Trữ lượng 75 triệu tấn, đã khai thác 25 triệu tấn.
13) Bãi than đá Alagtogoo (Dornogovi), sản lượng 250.000 tấn/năm, khai thác từ 1998.
14) Mỏ than nâu Zeegt (Gobi-Altai), trữ lượng 93 triệu tấn, chiều dày lớp than 16m, được phát hiện từ thời Liên xô cũ, dự kiến khai thác từ 2014.
15) Mỏ than đá Mogoingol (Khuvsgul), cách Morun 223 km về phía tây, được phát hiện năm 1967-1970, hoạt động khai thác từ 1971, trữ lượng 16 triệu tấn.
16) Mỏ than đá Saikhan-Ovoo (Bulgan), phát hiện 1987-1999 với trữ lượng 35 triệu tấn.
17) Mỏ quặng sắt Bargilt (Khentii), cách UB 280km, trữ lượng 30 triệu tấn.
18) Mỏ than nâu Tugrugnuur (Tuv), cách UB 130km, trữ lượng 3 tỷ tấn.
19) Mỏ vàng Narantolgoi (Tuv), cách UB 120km, trữ lượng 22 tấn.
20) Mỏ vàng Tavt (Bulgan), cách UB 540 km, phát hiện 1986, trữ lượng 130 tấn và 370 tấn bạc.
21) Mỏ quặng sắt Tumurtolgoi (Darkhan-Uul), cách UB 230km về phía tây bắc. Đây cũng là nơi có nhà máy thép đầu tiên của Mongolia, được phát hiện năm 1960.
22) Mỏ thiếc, vonfram Bayandavaa (Tuv), trữ lượng ít với khoảng 500 tấn.
23) Mỏ thiếc, vonfram Ulaan-Uul (Bayan-Ulgii).
24) Mỏ thiếc, vonfram Janchivlan (Tuv).
25) Mỏ thiếc, vonfram Tsagaandavaa (Tuv), cách UB 76km.
26) Mỏ bạc Mungun-Undur (Khentii), cách UB 310km về phía tây bắc, trữ lượng 500.000 tấn.
27) Mỏ đồng, kẽm Khukh Adar (Bayan-Ulgii), trữ lượng: 98.000 tấn đồng, 44.000 tấn chì, 18.000 tấn kẽm
28) Mỏ Shavriin Tsarampyrope: Đá ngọc thạch (Garnet), được tìm thấy ở nhiều vùng từ năm 1974-1977.
29) Mỏ muối Shuden Uul (Uvs), phía bắc hồ Uvs, là một trong những mỏ muốn lớn nhất thế giới, trữ lượng có thể đủ dùng cho toàn châu Á trong vài năm.
Mỏ được tìm thấy năm 1973 và khai thác từ 1974. Tuy nhiên người dân bản địa đã dùng muốn này từ 300 năm trước. Đây là mỏ muốn cổ nhất ở Mongolia, lớp muối dày 9-50m, trữ lượng 73 triệu tấn.
30) Mỏ đá vôi Shiree Uul (Dundgovi), là một trong 4 mỏ đá vôi lớn nhất của Mongolia, được tìm thấy từ năm 1958-1960, và tiếp đó trong các năm 1985-1986, trữ lượng 5 triệu tấn.
31) Mỏ than nâu Uvdug Khudag (Dundgovi), trữ lượng 120 triệu tấn.
32) Mỏ than nâu Tsaidam Lake (Tuv), trữ lượng 7 tỷ tấn, cách UB 117 km.
33) Mỏ zeolite Tsagaan Tsav (Dornogovi): Là khoáng chất alumin-silicates ngậm nước với chất natri, kali, canxi và bari. Cách UB 540 km, trữ lượng 180 triệu tấn.
34) Mỏ phốt pho Mankhan Uul: Mongolia là một trong 10 quốc gia giàu phốt pho nhất, chiếm 5% tổng trữ lượng thế giới 155 tỷ tấn. Phốt pho được tìm thấy ở các khu vực Khuvsgul và Zavkhan những năm 1974-1988 với 1,6 tỷ tấn.
35) Mỏ phốt pho Ongilog Lake (Khuvsgul), phía tây hồ Khuvsgul, trữ lượng 1,5 tỷ tấn. Để đảm bảo nguồn nước nên mỏ này gần như không được khai thác.
36) Mỏ đá (spar) Khongor (Dornogovi), được tìm thấy trong thời Liên xô cũ.
37) Mỏ đất hiếm Lug River (Dornogovi), cách UB 750 km, trữ lượng 6,6 triệu tấn cho cả vùng Lug River, MushgiaKhudag, Khotgor và Khalzanburgedei.
38) Mỏ chì, kẽm Ulaan (Dornod), trữ lượng 40 triệu tấn, gồm cả vàng, đồng, bạc, uranium... Mỏ này được phát hiện năm 1986.
39) Mỏ chì, kẽm Tsav (Dornod), một trong các mỏ chì kẽm lớn nhất Mongolia, 120.000 tấn kẽm.
 
“Quê tôi đất cày lên sỏi đá” vẫn còn hơn Mongolia không thể cày


Mongolia có thể chia 5 vùng địa lý: Bắc, Trung tâm, Đông, Tây và Gobi. Phía Nam chính là Gobi.

Một phần lớn đất ở Mongolia không thể trồng trọt, đất có khả năng canh tác chỉ 0,4%.

Khu vực trung tâm miền trung đất coi như đã bị hỏng do đô thị hóa. Toàn bộ một nửa phía dưới và khu vực miền tây của Mongolia với diện tích gần 50% (700.000 km2/1.560.000 km2) là đất đã bị khô cằn, suy thoái, dễ bị tổn thương. Miền bắc cùng khu vực miền đông là đất còn canh tác được.

Mùa sinh trưởng cây trồng rất ngắn chỉ 70-130 ngày/năm, tùy thuộc vào vị trí và độ cao các vùng mà sương băng giá có thể hủy diệt đến 30% các loại cây trồng. Cây trồng chủ yếu là cây có củ (khoai tây), lúa mì, rau vườn, chủ yếu tự cung tự cấp, bao gồm các loại rau nhà kính gần Ulaanbaatar, và cỏ thức ăn gia súc. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi có đàn gia súc như cừu, ngựa, lạc đà, bò và dê; có thể tuần lộc ở vùng phía bắc vào mùa đông.


Có rừng nhưng lâm nghiệp không có gì đáng kể, tương tự là thủy sản dù khá nhiều hồ, và cả lông thú dù đàn gia súc nhiều. Chỉ dê nuôi làm len cashmere là có giá trị xuất khẩu. Những bộ lông thú cũng được bày bán trên đường ra vào quanh thủ đô UB.

Bữa ăn của người Mongolia thường ít rau là thế, chỉ toàn thịt và thịt, hết dê là cừu, là ngựa, bò… Nhưng cần rau thì ra siêu thị mua cũng có đủ, tuy nhiên đấy là ở thành phố hoặc vùng có đông người dân (cụm dân cư), còn cứ lang thang như phượt thì chỉ có ăn cỏ như gia súc thôi. Nếu không ăn được cỏ, chỉ còn cách uống sữa ngựa chua của người Mongolia, đảm bảo rửa luôn sạch hết dạ dày và sau đó thế nào thì không biết…


Nông nghiệp là thành phần kinh tế chính, trong nông nghiệp thì chăn nuôi lại là chủ đạo.

Tổng đàn gia súc ở đây là ước khoảng 30-45 triệu con, có tài liệu là 60 triệu con nhưng khó tin là 60 triệu con.
Với 5 loài phổ biến trong hơn 30 loài động vật có vú là: Dê; cừu; ngựa; bò, bò yak; lạc đà; nhưng chủ yếu là cừu và dê, với 22% là ngựa, bò và lạc đà; gấp nhiều lần dân số Mongolia (2,9 triệu dân), tỷ lệ vật nuôi và người là 15:1.

Người ta còn tính tỷ lệ dê cừu trong những năm qua là 1:1,5, trong khi tỷ lệ tối ưu cho cừu dê nên là 1:4, vì nuôi dê ngoài lấy thịt còn là len cashmere, loại áo len rất nhẹ mà nghe nói giữ ấm vào mùa đông và mùa hè thì vẫn mát, dĩ nhiên là mùa hè chỉ mặc được vào sáng sớm và tối muộn khi nhiệt độ như mùa đông ở miền bắc Việt Nam. Len cashmere ấm gấp 8 lần loại len ấm nhất. Bên cạnh lợi ích kinh tế thì dê dễ thích nghi với môi trường ngày càng bị suy giảm hơn là cừu. Gia súc là nguồn thực phẩm chính rất quý của cuộc sống du mục chăn nuôi.


Len cashmere được lấy từ lớp lông của loài dê Kashmir (India), chính xác tên là Kashmir chứ không phải cashmere nhưng do nhầm lẫn chính tả nên tên chính thức được gọi cashmere, là loài dê sống được trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nhiệt nhất. Mongolia là môi trường lý tưởng nhất cho loài dê nuôi để lấy lông cashmere. Loại len này được phát hiện thời Đế chế Mongolia thế kỷ 13.


Lớp lông này nằm dưới lớp da bên ngoài có khả năng bảo vệ để chống lại nhiệt độ cực lạnh, nó như là chất cách nhiệt tự nhiên. Việc lấy lớp lông này hoàn toàn bằng thủ công. Vào mùa xuân, khi loài dê thay lông, người chăn nuôi sẽ dùng dụng cụ để tách những sợi lông quý này khỏi lớp lông bên ngoài.

Napoleon được cho là người có công trong việc phổ biến rộng rãi việc sử dụng khăn choàng cashmere khi ông tặng nó cho người vợ thứ hai.


Nguồn sữa ở Mongolia được khai thác từ lạc đà (ít), ngựa (không nhiều), bò và dê, cừu là chủ yếu.
Trong 30 năm qua, tổng số gia súc đã tăng lên 44% trong khi diện tích đồng cỏ giảm 20%. Do chăn thả quá mức, năng suất chăn nuôi đã giảm 19-44%/ha.

Chăn nuôi nhiều nên người dân cũng thường nhiễm bệnh từ động vật, bệnh than và cúm gia cầm rất phổ biến ở Mongolia.

Giá thịt gia súc cho tham khảo: Các loại thịt giá 7.000-10.000mnt/kg
Dê, cừu thường nặng 20kg/con; bò, bò yak 200 kg/con, ngựa nhẹ hơn.

Nói chung, tất cả nhập khẩu là chính.
 
Có nên bán đất cho Israel hoặc cho thuê đất dài hạn?

Trên thảo nguyên, nguồn nước ít, cũng không thể khoan giếng, người du mục cũng không có nhiều dụng cụ tích trữ nước, do thói quen nhu cầu sinh hoạt, họ không cần tích trữ vì đã quen với kiểu du mục.

Ô nhiễm nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng ở Mongolia vì nguồn cung cấp nước rất hạn chế.

Khi làm thịt cừu, dê, họ chỉ cần một con dao nhỏ, rạch lỗ nhỏ bụng cho lòi dạ dày ra, bóp chặn cổ cho con vật ặc ặc và tắt thở mà không chọc tiết; tiếp đó lột da, tháo khớp tay chân, khi mổ bụng thì tiết (máu) con vật được trút vào nồi và để cho đàn chó ăn uống. Tất cả các công đoạn làm thịt chỉ ở trên thảm cỏ, da con vật chính là thớt, hoàn toàn không dùng nước, chủ yếu dùng dao tháo khớp các bộ phận, cắt xương sống... Có bộ lòng ruột thì sẽ phải dùng nước rửa để làm các món ăn khác, mà cũng chỉ là rửa qua mà thôi, chứ khó mà sạch đúng nghĩa, có thể chúng chỉ ăn cỏ ở môi trường thiên nhiên còn trong sạch thì cũng chẳng bận tậm lắm làm gì.

Năm 1991, Mongolia thay đổi chính trị và kinh tế. Về kinh tế, họ theo kinh tế thị trường, tư nhân hóa, cổ phần hóa đã đến. Thị trường chứng khoán được thành lập năm 1991 ở UB và đây là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới. Trước kia, người dân mong ra các đô thị để không phải làm nghề nông vất vả nữa. Nhưng sau khi đàn gia súc cũng được tư nhân hóa thì người dân lại có xu hướng từ các đô thị quay lại thảo nguyên để làm người chăn nuôi. Do đó, người du mục lại tăng lên chứ không phải giảm xuống.


Trước kia, cuộc sống du mục của người Mongolia là thỏa mãn nhu cầu bản thân, mọi việc quanh quẩn quẩn quanh chỉ nhằm để tồn tại. Còn ngày nay, họ cũng đã biết sống là để, là phải đáp ứng được các nhu cầu của nền kinh tế thị trường, như thế mình và dân tộc mình tồn tại và phát triển, có tương lai về sau này.

Giai đoạn Liên xô cũ (1920-1990), cũng như ở Việt Nam, các chủ ger đều bị vào hợp tác xã hay trang trại tập thể thuộc sở hữu nhà nước, do tính du mục nên người dân vẫn sở hữu cá nhân các đàn gia súc nhỏ. Việc vào hợp tác xã không vì thế mà kém phát triển, ngược lại nông nghiệp và chăn nuôi đã phát triển rất mạnh. Tất nhiên, đó là do là nền nông nghiệp đang du canh du cư, năng suất thấp, hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, nay có sự hỗ trợ, hướng dẫn của khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn thì sẽ phải phát triển hơn, có quy hoạch hơn.

Theo số liệu năm 1998, tỷ lệ người nghèo ở đô thị (40%) đã vượt người nghèo ở nông thôn (33%). Khoảng 57% những người nghèo khổ sống ở khu vực đô thị và 26% trong số này là ở thủ đô UB. Người nghèo sống ở khu vực nông thôn 43%.
Người di cư thường ở trong các khu ger ổ chuột, thiếu nước, sưởi ấm, điện, chăm sóc y tế cơ bản và giáo dục cho các trẻ xung quanh. Nghiện rượu, bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, và suy dinh dưỡng đang gia tăng ở UB.

Trong khu trung tâm thì du khách có thể yên tâm đi lại buổi tối, nhưng ngoài khu này ra, khi đêm xuống thì không nên đi đâu, kể cả với người bản xứ, chỉ nên trong pub uống bia cho hết thời gian.
 
Đất nước của thảo nguyên và sa mạc

Đất nước này có thể chia làm các vùng sinh thái chủ đạo: Vùng rừng taiga, bạch dương, tùng, rừng thông kiểu Siberia ở phía bắc và một phần của trung tâm Mongolia, rừng này bao phủ 10% diện tích đất nước; vùng núi ở phía tây tây nam, có dãy Altai chạy dài 650km; vùng đồng bằng sa mạc và đồng bằng bán sa mạc (thảo nguyên) bao phủ một phần lớn Mongolia; vùng sa mạc khô cằn và thảo nguyên sa mạc Gobi ở phía nam chiếm khoảng 30% diện tích đất nước (460.000km2). Nơi đây tìm thấy khủng long hóa thạch.

Chi tiết hơn thì có thể chia thành 6 vùng sinh thái: Núi cao, rừng taiga, rừng cao nguyên trên núi, thảo nguyên, sa mạc thảo nguyên và sa mạc; hay đơn giản là:

- Thảo nguyên ở miền trung và miền đông.
- Đồi núi ở miền tây và tây nam.
- Sa mạc ở phía nam (sa mạc Gobi).
- Rừng Taiga ở miền bắc.


Một vài số liệu về đất đai ở Mongolia:
- Thảo nguyên: 26%.
- Núi: 23%.
- Thảo nguyên sa mạc: 20%.
- Rừng: 9%.
- Sa mạc: 9%.
- Núi cao: 5%.
- Đất nhiễm mặn: 5%.
- Cát: 3%.

Lớp đất mặt ở Mongolia được chia theo 2 màu sắc chính:
- Đất màu nâu (Brown), nâu đậm, nâu xám: Là đất tốt, lớp đất xốp mềm bên trên dày 40-60cm. Nếu đi về phía bắc hay ở miền trung, màu đất này có thể thấy rõ trên vệt bánh xe hay qua lớp cỏ mỏng bên trên.

- Đất màu xám (Grey) hoặc đen (Black): Có ở phía nam, tây và tây nam của đất nước.
 
Rét nhất nhưng tuyết ít nhất

Mông Cổ có khí hậu lục địa. Mùa đông dài lạnh và khô, trong khi mùa hè ấm áp (có thể coi là nóng với người Mongolia) với lượng mưa thường xuyên, nói là mưa thường xuyên nhưng cũng là ít và rất ít. Mùa đông nhưng hầu như không có tuyết rơi, tất cả là băng đá, trừ cơn bão mạnh có kèm theo tuyết thì sẽ là thảm họa, có thể là thảm họa quốc gia.

Nhiệt độ có sự khác biệt rất lớn theo mùa và giữa ngày và đêm. Nếu chỉ xét trung bình năm, nhiệt độ không khí trung bình hằng năm chỉ với 0,7 độ C, nơi ấm nhất (không phải nóng nhất) +8,5 độ C tại sa mạc Gobi và phía nam dãy Altai, và lạnh nhất -7,8 độ C tại Darkhad. Con người Mongolia hằng năm sống trong điều kiện nhiệt độ trung bình chỉ ở 0-1 độ C.

Trong hơn 70 năm qua, nhiệt độ ở UB đã tăng 2,1 độ C, trung bình toàn thế giới chỉ tăng 0,7 độ C.


Vào tháng 1, nhiệt độ trung bình là -15 độ C đến -35 độ C (min -56 độ C) và -15 độ C đến -20 độ C ở sa mạc Gobi. Nhiệt độ không khí trung bình trong tháng 7 là 15 đến 20 độ C (max 44 độ C) ở vùng núi, và 20 đến 25 độ C ở phía nam của thảo nguyên miền đông và sa mạc Gobi. Mùa du lịch tốt nhất là trong tháng 7 và lân cận nó, bạn nên tranh thủ để có thể đi đến hầu hết các vùng đất của Mongolia.

Trong sa mạc Gobi, với nhiệt độ ban ngày vào mùa hè khoảng 40 độ C và gần 0 độ C vào ban đêm, nhiệt độ mùa đông có thể đến âm 50 độ C.

Trong những tháng mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 2, tất cả các sông, hồ, suối đều bị phủ lớp băng, khoảng 60% diện tích của Mongolia bị phủ băng dài ngày, có thể gọi là vĩnh viễn. Kể cả bạn đi du lịch vào giữa mùa hè, thỉnh thoảng vẫn gặp những tảng băng nằm ven đường vẫn chưa tan hết và không thể tan hết. Nhiệt độ không khí có thể đến 38 độ C, nhưng bạn cúi xuống ghé sát đất hoặc sờ tay vào cỏ, đất thì vẫn thấy lạnh.

Về địa hình thì Mongolia là một cao nguyên với độ cao từ 900 m (phía đông) đến 1.500 m (phía tây) trên mực nước biển, không phải chỉ hoàn toàn đồng bằng thảo nguyên.

Có 3 dãy núi chính là: Cao nhất là dãy núi Altai (Altai Nuruu) ở phía tây và tây nam của đất nước, gần với China; vùng núi Khangain ở trung tâm đất nước, lệnh về phía tây, nằm ngay phía trên của Altai; và thấp nhất là vùng núi Khentiin ở phía đông bắc UB với một đầu giáp biên giới Nga.


Để dễ tưởng tượng hơn, chia đôi Mongolia theo trục đứng (bắc-nam), đường trục này chạy qua gần thành phố Erdenet-tỉnh Bulgan. Bên trái của trục (miền tây) là cao nguyên với 2 dãy núi Altai và Khangain; bên phải là vùng đồng bằng thảo nguyên, có dãy Khentiin ở phía bắc và sa mạc Gobi ở phía nam. UB nằm ở phía đông, gần trục chia. Nhiều các điểm thu hút khách du lịch nằm lệch về phía miền tây, các tour cũng thường đi về hướng tây nhiều hơn, tuy nhiên không phải xa hẳn mà chỉ loanh quanh trục chia đôi này.

Các tuyến khai thác và sân bay cũng nằm nhiều ở phía tây và nam, còn phía đông chỉ duy nhất có sân bay ở Choibalsan. Có thể do địa hình khó khăn, phía tây và miền trung là đồi núi cao với 2 dãy Altai và Khentii, còn phía nam là sa mạc Gobi; phía đông địa hình bằng phẳng hơn.

Chỉ riêng tỉnh phía nam Omnogovi (Umnugovi) có sa ma Gobi đã có đến 4 sân bay: Chính là Gurwan Saikhan Airport; Ovoot, Tavan Tolgoi và Oyu Tolgoi.
 
UB: Dân số 1,1 triệu, 5.000km2 đất, mật độ 220 người/km2.

Thường tour được chọn là từ UB xuống phía nam để đến sa mạc Gobi, rồi lại ngược lên phía bắc nhưng chếch hướng tây đến cố đô Karakorum, qua Tsetserleg, Murun để đến hồ Khovsgol gần biên giới với Nga; sau khi nghỉ vài ngày ở đây để nghỉ dưỡng, sẽ đi về phía đông, đến với Bulgan, Erdenet và Darkhan; từ Darkhan đi về phía nam sẽ gặp UB để kết thúc hành trình. Tour này thường kéo dài 17-21 ngày.

Gobi hứa hẹn sẽ phát triển nhanh hơn vì đang chuẩn bị khai thác vàng, đồng và than đá tại đây, tuy nhiên sẽ là nhà thầu China vì vùng này tiếp giáp Inner Mongolia, vậy nên không biết người dân và chính phủ Mongolia có chấp nhận.

UB cùng Erdenet và Darkhan là 3 nơi phát triển nhất của Mongolia. Khoảng 45% dân số Mongolia tương ứng 1,3 triệu người sống tại UB, Erdenet và Darkhan; chỉ riêng UB đã hơn 1,1 triệu, còn Erdenet và Darkhan mỗi nơi có ít hơn 100.000 dân. Tất cả các thành phố ở Mongolia đều dưới 100.000 dân, ngoại trừ thủ đô UB.

Tính dân số cấp tỉnh: Tỉnh Khovsgol ở miền bắc (nơi có đệ nhất hồ của Mongolia cùng tên, thủ phủ là thành phố Moron) có 120.000 dân, riêng Moron 36.000 dân. Tỉnh Uvur-Khangai (Arvaikheer, nơi có cố đô Karakorum) có hơn 100.000 dân, riêng thủ phủ Arvaikheer khoảng 20.000 dân, còn Karakorum khoảng 5.000 dân.

UB là đơn vị có diện tích nhỏ nhất khoảng 5.000km2.

Tỉnh có diện tích lớn nhất 142.000km2 là Govi-Altai (phía tây nam) với dân số cả tỉnh khoảng 60.000 người.
Trừ vài thành phố như UB, Erdenet và Darkhan, các thành phố hay thủ phủ của các tỉnh đều có dân số trung bình 20.000 dân.

Vùng núi Altai có điểm cao nhất là núi Tavan Bogd Uul cao 4.374 m nằm phía gần cực tây đất nước, gần giáp điểm biên giới với Russia, tìm trên bản đồ có một vùng-một điểm giáp 4 quốc gia: Mongolia-Russia-China-Kazakhstan; còn điểm thất nhất là Khokh Nuur (Khukh Lake, Blue Lake) ở phía đông, cao 518m trên mực nước biển. Nói chung, địa hình cao ở phía tây và thấp dần về phía đông.

Chú ý Mongolia không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực tây của Mongolia chỉ cách điểm cực đông của Kazakhsta khoảng 38 km.

Chính xác hơn thì vùng núi Tavan Bogd Uul nằm ở điểm cực tây xa nhất của Mongolia, gồm 5 đỉnh núi (Five Sacred): Hüiten (Khuiten Uul, Cold Peak) 4.374m, Nairamdal 4.180m, Bürged 4.068m, Malchin (Herder Peak) 4.050m, Olgii 4.050m, nhìn trên bản đồ có địa danh Olgii. Đây cũng là một địa điểm du lịch nhưng chỉ ở mùa hè.


Còn vị trí thấp nhất là hồ Khukh (Khokh Nuur, Blue Lake), hồ nước mặn diện tích 95km2, ở phía đông bắc Mongolia, gần biên giới với Russia-Inner Mongolia (China), nhìn trên bản đồ sẽ thấy gần thị trấn Choibalsan (thuộc tỉnh Dornod, Dornod Province, Dornod Aimag, là một tỉnh cực đông của Mongolia). Từ UB đến Choibalsan khoảng 655 km về phía đông bắc.
Tỉnh Dornod là một trong những nơi có nhiều cung thủ xuất sắc nhất ở Mongolia.

Top 5 thành phố đông dân nhất Mongolia (đồng nghĩa phát triển nhất):

- UB: 1.350.000 (49,1%) (miền bắc)
- Erdenet: 88.000 (3,4%) (miền bắc)
- Darkhan: 75.000 (2,7%) (miền bắc)
- Choibalsan: 40.000 (1,4%) (miền đông)
- Moron: 36.000 (1,2%) (miền tây bắc)
(Các số liệu trên có thể khác nhau ngay trong bài viết này)
 
Mưa làm cho phong cảnh tươi đẹp và đáng nhớ hơi rất nhiều

Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, khoảng 20 cm, chỉ khoảng 5-10cm ở sa mạc Gobi và 40 cm ở miền bắc, vùng thảo nguyên khoảng 15-25cm. Lượng mưa lớn nhất được ghi nhận là 138mm/ngày. Mongolia xếp hạng 157 thế giới về lượng mưa.

Lượng mưa trung bình khoảng 50 cm được coi là thích hợp cho nông nghiệp mà không cần phải tưới. Lúa mì và yến mạch được trồng ở những vùng có mưa.

Khoảng 85% tổng lượng mưa là từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó tháng 6 đến 9 là mùa hè-mùa du lịch. Tuy nhiên lượng mưa này cũng chẳng là gì nếu so với mưa ở vùng nhiệt đới, nên mưa không ảnh hưởng đến các bước chân phuot mà ngược lại làm không khí và bầu trời càng tươi mới hơn. Tuyết chỉ đóng góp không nhiều hơn 20% tổng lượng mưa hằng năm. Hạn hán xảy ra ở mùa xuân và mùa hè với chu kỳ lặp 5 năm ở khu vực Gobi, và chu kỳ 10 năm ở hầu hết các vùng khác của Mongolia.


Trong mùa du lịch tháng 6-9 thì cũng là mùa mưa, mưa sẽ giúp cho nhiệt độ trên đường di chuyển mát hơn khi đi vào cuối trưa và đầu giờ chiều. Đặc biệt, có thể bạn sẽ bắt gặp những trận mưa đá với những viên to bằng ngón tay, và đương nhiên sẽ có cầu vồng, cả cầu vồng kép xuất hiện sau và ngay trong cơn mưa. Mưa thảo nguyên chắc chắn cũng sẽ mang đến cho bạn một cảm giác tươi mới hơn sau quãng thời gian ngồi xe di chuyển mệt mỏi bởi nắng nóng và gió bụi.

Năm 1994, các tỉnh Selenge, Tov, Khentii, Bulgan và Arkhangai là khu vực trồng trọt nhiều nhất của cả nước, 25.000ha hoa màu đã bị mất bởi mưa đá, thiệt hại kinh tế lên đến 700 triệu MNT. Năm 1984, mưa đá với kích thước bằng một quả trứng ở tỉnh Khentii. Còn năm 1998 mưa đá đã phá hủy 4 ger, làm 14 người chết cùng 200 con gia súc ở tỉnh Ovorkhangai.

Mưa đá thường xảy ra vào mùa hè cũng có thể gây nhiều thiệt hại. Khu vực thường có mưa đá và kèm theo nguy cơ sét đánh là vùng núi Khangai, Khentii và Khovsgal, đây đều là những vùng khách du lịch thường đến và nghỉ ngơi ngắn và dài ngày.



Các khu du lịch (tourist camp, ger camp) thường nằm gần và sát các hồ, vì chỉ có hồ mới đẹp và có nước cho sinh hoạt và kinh doanh. Việc mưa và sét đánh khá thường xuyên, nếu là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn hãy trực sẵn để chớp được không chỉ cầu vồng đơn, kép mà cả chớp, sét…

Giữa vùng bao la chỉ hồ, thảo nguyên, đồi núi bao quanh, mình bạn nhỏ nhoi bên lều, chắc rủi ro sét không nhằm vào bạn. Nhưng thực sự khi đang giơ máy ảnh lên chụp mà sét đánh thì 36 kế phải chuồn ngay vào lều, hoặc chỉ đứng ở cửa ger để ngắm và chụp ảnh thôi.

Nếu bạn đang đi bộ hay cưỡi ngựa trên thảo nguyên, sa mạc, hay đứng giữa đỉnh đồi mà gặp mưa, mưa sẽ có sấm chớp, sét thì thật là tai họa. Bạn không sợ mưa, nhưng sét thì có thể làm bạn hoảng sợ bởi giữa khoảng không bao la đó dường như chỉ có bạn và sấm sét ngay trên đỉnh đầu. Sét đánh mà ngồi trong ger vẫn còn giật mình và cảm giác lo lắng, chẳng biết có làm phát vào ger của mình không.

Thực ra khi bắt đầu mưa hoặc mưa gần tạnh hay hết hẳn mới có nhiều cái để xem, để nhớ và chụp ảnh, nhất là khi cả ngày hôm đó bạn chỉ thấy một màu xanh bận tận trên trời, lác đác vài đám mây trắng, ngồi cả ngày như vậy cũng chán, chỉ háo hức những ngày đầu. Lúc này cả bầu trời sẽ chuyển màu, có thể tạo thành các mảng màu đối lập nhau, do mây che mặt trời tạo ra các vùng sáng tối, như ánh hào quang trên bầu trời, ánh sáng lọt khe xuống thảo nguyên, sa mạc hay mặt hồ sóng vỗ vào bờ bởi bão gió như ở biển; bầu trời xanh ngắt, mặt hồ phẳng lặng xanh như bầu trời, tưởng như là phản chiếu qua gương,…

Ánh nắng của bình minh và hoàng hôn cũng sẽ tạo nên những sắc thái vô cùng đối lập và đẹp vô thường. Những lúc như vậy có cảm giác như đang đứng trước tượng Chúa, đang trong trạng thái vô thức về với miền cực lạc hay đang trong thế giới ảo nào đó. Bạn có thể nằm trên bãi cỏ, ngồi trên ngọn núi cao như để mặc cho người du mục đưa mình bay đi. Nếu còn trên oto, có thể bạn được nghe các bài nhạc Mongolia, rất thiên nhiên, bay bổng, lúc nhẹ nhàng, lúc vút bay, khi thúc giục tiếng vó ngựa... Cùng những hàng thông, thảm cỏ, đàn gia súc, các em bé vô tư trên bãi cỏ, các gia đình quây quần nói chuyện, sân bóng chuyền, bóng rổ vang những tiếng cười nói, những làn khói trắng bay lên từ ống khói của các lều, rồi mặt hồ khẽ rung rinh bởi những làn gió nhẹ… tất cả như chỉ có trời, đất và bạn, bạn sẽ muốn lưu giữ mãi những hình ảnh này.

Thật khó để tả hết những cảnh đó, chụp được ảnh lại càng khó hơn. Sa mạc với màu sắc rực lửa của Flaming Cliff. Có những nơi là các dãy núi đan xen, mỗi dãy cùng mỗi khoảng trời và đất sẽ cho bạn các màu sắc khác nhau mà có thể chưa bao giờ bạn nhìn thấy. Những cảnh như vậy diễn ra đôi khi rất nhanh, chỉ 5-10 phút, sau đó lại trở về tĩnh lặng, mọi thứ trong xanh trở lại như không có chuyện gì vừa xảy ra, bạn như vừa bị mất đi một thứ gì đó, có thể khiến bạn trở nên bâng khuâng, mơ màng và tiếc nuối. Đôi khi, tưởng thế là hết, nhưng bất ngờ vẫn có thể lặp lại, trời lại nổi gió, mây lại kéo về,… Mọi thứ lại diễn ra: Mưa, mưa đá, cầu vồng, cả một vùng trời thành biển màu đỏ rực, vàng bừng sáng, tương phản với xung quanh,…
 
Khác biệt Bắc-Trung-Nam

Do điều kiện tự nhiên, nên nếu đi về phương bắc, bạn hoàn toàn yên tâm ngủ đêm trong ger không cần chăn, mặc cho ngoài lều nhiệt độ xuống chỉ còn 5-10 độ C ở mùa hè… Chỉ với một quần cộc hoặc không cần, lửa thơm từ củi khô, là gỗ thông chứ không chỉ cành thông, luôn đỏ rực cả đêm, đem lại cảm giác rất rạo rực, cả bứt rứt sau một ngày mệt mỏi cho phượt. Chỉ nên cẩn thận, vào ban đêm, trong khi bạn đã ngủ, biết đâu đó các bà chị em Mongolian và ngược lại hay bạn phượt đi vào các ger để giữ lửa lò giúp các bạn có những giấc mơ đẹp trên thảo nguyên.

Ngược lại nếu bạn xuống miền trung và càng xuống phía nam (Gobi), đêm đến bạn sẽ phải mặc thêm quần áo rét mới hy vọng ngủ được qua đêm, dù đang là mùa hè nóng nhất ở Mongolia. Ở các vùng này, khi bạn nhận lều để ở qua đêm, củi không phải là củi, có khi chỉ là các cành cây khô bằng ngón tay, được bằng ngón chân cái đã là quý, trong khi ở phía bắc thì củi phải chẻ rồi mà vẫn to bằng bắp chân.

Những hôm đầu, chúng tôi cứ vào lều là đốt củi, vì chỉ khoảng 18g hằng ngày là trời bắt đầu lạnh (ban ngày 24-38 độ, đêm còn 8-15 độ), rét, có thể thêm mưa, gió như bão, giữa cả khu thảo nguyên bằng phẳng có khi chỉ là mấy cái lều, hoặc trước mặt là hồ, sau lưng là rừng hoặc núi chặn. Lúc này ngồi trò chuyện với nhau quanh lò giữa lều thì nóng, tràn ngập tiếng cười dù người ê ẩm, thật ấm cúng, sướng, đỡ đi không biết bao nhiêu mệt mỏi, bụi bẩn, nhất là sau khi đi rửa bằng nước lạnh về. Nhưng củi chỉ cầm cự đến khoảng 12 giờ đêm là hết, chủ lều cũng không còn củi, thế là phải đi ngủ trong điều kiện có tiền cũng nhưng không.

Các hôm sau, việc đầu tiên vào lều là nhìn củi, xem là loại gì, ít hay nhiều, đi hỏi chủ lều và nhìn quanh khu họ sống xem kho củi ở đâu, và tiết kiệm là khi còn chưa ngủ thì tất cả tập trung vào một lều.

Có thể dùng phân bò, cừu phơi khô đốt sưởi, phân sau khi phơi khô hoàn toàn không có mùi hôi. Nhưng du khách không dám chắc sẽ dám qua đêm với phân khô.

Vải che ger được làm từ lông gia súc. Nếu làm tốt thì lớp lông này được lu lèn, ép rất chặt để chống được rét.
 
Đồi núi, nước của thảo nguyên, sa mạc

Mongolia có 4 vùng núi:
- Altai: Cực tây
- Gobi-Altai: Tây nam
- Khangai: Miền trung
- Khentii: Phía bắc, phía trên bên phải của thủ đô UB, nơi sinh của Thành Cát Tư Hãn.

Hãy tưởng tượng hai cánh tay bạn bắt chéo (hình chữ V) để đỡ bao quanh toàn đất nước Mongolia, tay trái sẽ là Khangai, còn bên phải là Khentii, và chúng tạo thành vùng lưu vực lớn phía bắc.

Các sông đều ở phía bắc đất nước. Nhiều sông bắt nguồn từ vùng núi Khangai (miền trung, lệch phía tây) và chảy ngược lên phía bắc và hợp nhánh để cuối cùng chảy vào hồ Baikal, tiếp tục từ đó đổ ra Bắc Băng Dương.

Duy nhất sông Onon-dài 298 km trong Mongolia, bắt nguồn từ dãy núi Khentii là chảy ra biển Okhotsk ở Thái Bình Dương (vùng biển Russia-Japan). Hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng Thành Cát Tư Hãn được sinh ra và lớn lên dọc theo sông Onon ở dãy núi Khentii, vì lý do này mà Onon được coi là một trong những con sông thiêng liêng nhất ở Mongolia.

Tổng trữ lượng nước ngọt của Mongolia ước tính là khoảng 610 km3, trong đó với 3500 hồ nước chiếm trữ lượng khoảng 84%, khoảng 11% là từ 262 (190?) sông băng và 6% còn lại là từ 3811 các con sông suối, 7.000 suối nhỏ; 250 suối nước khoáng; chỉ 1,7% là từ nước ngầm.

Tổng chiều dài của 3811 sông là hơn 67.000km.

Sông (river) tiếng Mongolia là “gol”. Có 51 sông (rivers) lớn, chiều dài một số sông: Orkhon 1.124km; Selenge 1.024km; Kherlen 1.090km; Zavkhan 808km; Tuul 704km; Khovd 593km; Ider 452km, Yeruu 323km; Kharaa 291km. Có nhiều tài liệu thì mỗi nơi đưa ra chiều dài khác sông nhau.


Hai sông quan trọng nhất là Selenge và Orkhon, nằm ở giữa Mongolia. Nói là sông nhưng không rộng và lớn, cũng không chảy xiết,… như đúng nghĩ sông mà tôi thường thấy, và vì thế cũng rất hiếm sử dụng cho vận tải đường thủy. Hai sông này chảy ngược lên phía bắc và đổ vào hồ Baikal của Nga chứ không phải là chảy từ hồ Baikal ra.


Khi mới mở cửa với kinh tế thị trường những năm 1990, có 2 công ty tư nhân khai thác dịch vụ đường thủy ở hồ Khovsgol và sông Selenge, dịch vụ chính là chở khách (Tàu Sükhbaatar chuyên chở 50-100 khách) và nhiên liệu (Tàu Urgats chở được 300 tấn nhiên liệu). Nay thì cả 2 đã ngừng hoạt động do ít khách, nhu cầu vận chuyển không cao, muốn đảm bảo môi trường nước. Các tàu thuyền nếu có chỉ phục vụ du lịch.

Hiệp hội hàng hải Mongolia được thành lập năm 1991.

Năm 1999 Quốc hội đã thông qua Luật Biển, giúp cho Mongolia phát triển ngành hàng hải, như đã liên danh với công ty ở Singapore để cho phép tàu biển nước khác được đăng ký và treo cờ Mongolia.

Sông Selenge (1.480km) là sông lớn nhất, quan trọng không chỉ ở Mongolia mà còn nguồn cung cấp nước chủy yếu cho hồ Baikal. Sông bị đóng băng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

Các nhánh của sông Selenge: Orkhon, Tuul (chảy vào Orkhon), Ider, Chuluut (chảy vào Ider), Eg (Egiin), Delgermoron (chảy qua thị trấn Moron)…


Sông Tuul chảy qua UB có ý nghĩa tinh thần lớn với các kị binh Mongolia vì Genghis Khan cho đóng doanh trại và cầu nguyện bên bờ sông này.

Con sông duy nhất chảy từ hồ Baikal (Nga) ra là sông Angara (tại thành phố Irkutsk của Nga), sau đó chảy tiếp vào sông Yenisey (Nga), rồi tất cả đổ vào Bắc Băng Dương. Hệ thống 3 sông Selenge-Angara-Yenisey dài thứ 5 thế giới.


Sông Onon (Mongolia) chảy hướng đông-bắc qua nước Nga, nhập với sông Shilka và sau đó là Amur (bên China thì tên sông là Heilong). Đây chính là hệ thống sông Onon-Shilka-Amur dài thứ 9 thế giới tên Amur-Argun (4.444km) chảy qua 3 nước Russia-China-Mongolia, cuối cùng đổ ra biển Okhotsk ở Thái Bình Dương.

Nước ngọt khan chứ không hiếm, vì so với nhiều nơi khác không có nước, phải tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng, hay vẫn có quốc gia phải mua nước ngọt, thì rõ là Mongolia vẫn còn được thiên nhiên ưu đãi. Hơn 250 con sông băng ở Mongolia có khi lại là nguồn dữ trữ chiến lược của đất nước khi trái đất nóng lên. Các sông, hồ, suối ở Mongolia bị đóng băng trong khoảng 6 tháng, chỉ trở lại trạng thái nước từ tháng 5 đến tháng 9.
 
Hồ, sông, suối đóng băng 6 tháng trong năm


Hồ có vai trò rất quan trọng ở Mongolia, các hồ được hình thành chủ yếu từ các sông bắt nguồn từ vùng núi cao chảy xuống tạo thành. Có hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

Hồ diện tích lớn nhất ở Mongolia là hồ nước mặn Uvs (Uvs Nuur) nằm phía cực tây bắc đất nước, diện tích 5.000 km2 (3.350?), mặn gấp 4 lần muối ăn. Khu vực Hồ Uvs cũng được biết đến như một trong những nơi lạnh nhất trong khu vực châu Á, nhiệt độ thấp nhất ghi được là -58 độ C. Cạnh hồ có một trong những mỏ muốn lớn nhất thế giới, có thể đủ dùng cho toàn châu Á trong vài năm. Đây cũng là một trong số ít các mỏ muối nằm ở một quốc gia không giáp biển. Muối ở dưới đáy biển đã ở lại đây khi biển bị biến mất hàng triệu năm về trước. Các tảng đá muối ở đây cũng bắt đầu được đưa vào kinh doanh và xuất khẩu.

Hồ nước ngọt sâu nhất Trung Á-Khuvsgul dài 136km, rộng 36,5km, sâu 262,4m, diện tích 2.760km2, trữ lượng chiếm 74% nước ngọt toàn Mongolia và 1% nước ngọt thế giới. Hồ Khovsgol này (Khovsgol Nuur) lớn thứ 2 ở Châu Á, có các tên như The Pearl of Central Asia, The Blue Pearl of Mongolia, The Mother Sea.

Khovsgol là hồ lớn nhất Mongolia về thể tích, nằm ở phía bắc, gần hồ Baikal của nước Nga. Vùng hồ này được cho là có lịch sử 4000 năm, nơi hình thành và sinh sống của người Mongolia cổ đại. Hồ này có một con sông chảy ra là Eg dài 475km, sông Eg (Egiin) lại nối vào Selenge để chảy ngược lên và vào hồ Baikal.

Sông Eg có loài cá tên Taimen (salmonoid) nổi tiếng của Mongolia và Sebiria
Khovsgol là địa điểm phải đến ở mùa Hè và cả mùa Đông, có Ice Festival lớn nhất nước được tổ chức tháng 2-3 hằng năm.

Hồ có tên Khagiin Khar Nuur (Black Lake) trong vườn quốc gia Gorkhi-Terelj, phía tây bắc thủ đô UB, cách UB khoảng 60km. Hồ này sâu 20m, tên có vẻ hay là vậy nhưng lại là một trong những nơi ít khách du lịch đến nhất ở Mongolia.
Hồ Terkhiin Tsagaan (White Lake, tỉnh Arkhangai, miền trung Mongolia): Hồ nước ngọt, dài 16km, rộng 4-10km, diện tích bề mặt 60 km2, sâu 20m. Hồ nằm trên núi Khangai ở độ cao 2000m so với mực nước biển. Là một địa điểm thăm quan và nên nghỉ qua đêm trong hành trình ở Mongolia.


Thác nước lớn nhất Mongolia là Ulaan Tsutgalan trên sông Orkhon hoặc có thể coi là sông Ulaan Tsutgalan vì là nhánh, nhưng cũng chỉ rộng 10m, cao 20m.


Các hồ chính ở Mongolia: 5 hồ nước ngọt, 5 hồ nước mặn:

- Tỉnh Uvs:
+ Uvs: 3.350 km2, nước mặn.
+ Khyargas: 1.407 km2, nước mặn.
+ Uureg: 239 km2, nước mặn.

- Tỉnh Khuvsgul: Khuvsgul: 2.760 km2, nước ngọt (65% nước ngọt toàn Mongolia, 2% thế giới).

- Tỉnh Khovd:
+ Khar Us: 1.578 km2, nước ngọt.
+ Durgun: 305 km2, nước mặn.
+ Khar: 575 km2, nước ngọt.

- Tỉnh Uvs và Khovd: Achit: 311km2, nước ngọt.

- Tỉnh Bayankhongor: Buun Tsagaan: 252 km2, nước mặn.

- Tỉnh Dornod: Buir: 615km2, nước ngọt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,747
Bài viết
1,136,851
Members
192,573
Latest member
thienvmex
Back
Top