What's new

[Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh

Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH
 
Last edited:
Ngon lành rồi, giờ vào kể chuyện tiếp.

... Mình bắt chuyến tàu sớm từ Haifa đi Jerusalem. Tàu ngon, chạy qua những vùng đất nông nghiệp trồng hoa quả, đất trông khô cằn nhưng hoa quả vẫn xanh tươi, chắc là do thuỷ lợi tốt.

Cái ga Jerusalem bạn nào đến rồi chắc cũng ấn tượng chuyện những chú lính trẻ đeo súng đứng soi mói hành khách lên xe. Nhưng mà chỉ nhìn thế thôi chứ không sờ mó khám xét gì cả. Với lại mấy hôm rồi vào siêu thị xuống tàu điện ngầm về khách sạn đều gặp lính đeo súng nên cũng hơi quen.

Thời tiết Jerusalem đẹp tuyệt vời. Nắng chói chang nhưng không gay gắt, trời khô ráo, gió nhẹ nhàng. Mình chỉ ở đây có 4 tiếng nên nhảy lên cái bus đỏ ngay lối ra nhà ga làm một vòng Jerusalem.

 
Không nơi nào trên trái đất này mà đất đai lại thấm đẫm dấu ấn tôn giáo như Jerusalem. Nơi đây là cái nôi của 3 tôn giáo lớn: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Mảnh đất của 3 tôn giáo này cũng là nơi chứng kiến những vinh quang tột đỉnh và đau khổ tột cùng của lịch sử.

Hãy tưởng tượng từ trên đỉnh đồi này phóng tầm mắt nhìn xuống xung quanh là 2000 giáo đường Do Thái, 1000 giáo đường Hồi và 500 nhà thờ Thiên chúa
 
Một góc đoạn tường than khóc (Lamentation). Đây là nơi thiêng liêng bậc nhất của Do Thái giáo. Suốt hơn 2000 năm lưu lạc, mơ ước của mỗi người Do Thái khi qua đời là được chôn xác dưới chân bức tường này.

 
Jerusalem bây giờ là một thành phố hiện đại, đường xá rộng rãi, kinh tế phồn thinh. Mãnh đất đồi dốc và khô cằn này bây giờ giống như một công trường xây dựng, cho ra đời sản phầm là những tòa nhà kiến trúc đá hết sức đẹp.

 
Jerusalem hiện đại cũng đầy rẫy những tương phản, bất công. Những phát triển xanh tươi phồn thịnh kia chỉ có bên Tây Jerusalem của dân Do Thái. Bên Đông Jerusalem là của dân Hồi thì nhìn lụp xụp nghèo nàn hơn rất nhiều.

Sau 2000 năm lưu lạc chịu đủ bất công, khi trở lại mảnh đất xưa thì dân Do Thái áp dụng một chính sách thực dân hết sức hà khắc với dân Hồi: tịch thu nhà tản cư, hạn chế cấp giấy phép xây dựng nhưng sẵn sàng mua lại với giá cao. Xây nhà đẹp gần những khu dân Hồi và cho dân Do Thái xem vào ở. Có bệnh viện trường học cảnh sát ở gần, giá thuê nhà ưu đãi và cho luôn nhà nếu chịu ở đến đời con cháu.

Xe bus chỉ men qua một tẹo bên Đông và chạy rõ nhanh nên cũng chả không có nhiều ảnh. Cái này chụp lúc đèn đỏ xe dừng.

 
Nhân dịp có âm mưu đi Israel 1 quắn, em đọc lại bài này, tiện thể quote vài cái:

Chitto:
Cũng vì ngôn ngữ thế giới không đánh số (như VN và TQ) nên không có cơ sở nói ngày nào là đầu tiên. Hiện nay trên thế giới có đồng thời hai quan điểm: Ngày Mặt Trời (Sunday) là ngày đầu và là ngày cuối.

Câu 1. Rõ ràng, không ý kiến. Từ đó suy ra mệnh đề sau (em sẽ dùng ở bài sau): Một số từ như Chúa Nhật, Thứ Hai,..., là của riêng Việt Nam, không nước nào có, Tàu cũng không có.

Trong tiếng Bồ Đào Nha, các thứ trong tuần lần lượt như sau:
Thứ Hai: Segunda-feira (Segunda = Second)
Thứ Ba: Terca-feira (Terca = Third)
Thứ Tư: Quarta-feira...
Thứ Năm: Quinta-feira
Thứ Sáu: Sexta-feira
Thứ Bảy: Sabado (= Shabbat ???)
Chủ Nhật: Domingo

Trong đó thứ 2-6 đánh thứ tự như VN (hay đúng hơn là các thầy tu BĐN đã dậy dân VN cách đánh thứ tự ngày trong tuần).

Em xin hết !
 
Mình đọc nhiều bài mới, bây giờ mới lọ mọ đọc mấy bài cũ.
@ Chitto, lamchieu, Toet,...: Mình thấy bạn vqd up ảnh đẹp quá nhưng mà cũng ngưng lâu rồi, vậy nói lại mây chuyện cũ chút nha.

Sunday tiếng hoa là Tinh kỳ nhật hoặc Tinh kỳ thiên, chứ đâu có Tinh kỳ thời đâu Chitto.

Tiếng VN Chủ nhật hay Chúa nhật cũng như nhau, vì chữ 主 có 2 cách đọc. Công chúa cũng chữ này, mà Chủ tịch cũng chữ này.
Không chỉ có tiếng Việt và Hoa là đánh số các ngày trong tuần, mà có cả tiếng Bồ. Và còn nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Chữ gốc hán trong tiếng Việt nhiều hơn 60% nhiều chứ Chitto. Mình đồng ý với Toet là tiếng Việt là của người Việt, không phải tàu hay tây đâu ạ. Tây Âu chỉ dùng ABC để viết tiếng Việt.
Còn từ gốc Hán nhiều là do ta bị tàu đô hộ, láng giềng 1 nền văn minh lớn như thế nên bị ảnh hưởng sâu sắc là dễ hiểu. Ngoài cái rủi đó thì do ảnh hưởng TQ nên VN trong khu vực văn minh nhất, là 1 trong những nền văn hóa văn hiến lâu đời nhất của thế giới.

Dù thế, chữ Hán cũng không diễn tả hết tiếng Việt nên ta mới sáng tạo ra chữ nôm. Vì không biết ABC nên ta phải sáng tạo chữ cho tiếng Việt từ chữ hán, thêm nét theo nguyên tắc hội ý. Triều Tiên và Nhật bản cũng rơi vào tình hình tương tự.

Điểm khác của VN và HQ là do VN sáng tạo chữ riêng cho mình quá sớm (Nôm) nên không hề biết ABC. Vì thế chữ khó, rắc rối hơn chữ Hán và không nhất quán, không hoàn chỉnh. Còn HQ thì sau này mới có chữ viết vì thế họ biết nguyên tắc ký tự. Dù họ viết như tượng hình nhưng kỳ thực không phải là tượng hình. Thế mới thấy vấn đề nào cũng có 2 mặt. Nhanh hay chậm đều thế.

Tiếng Nhật thì bây giờ vẫn phải dùng hỗn hợp chữ Kanzi (như chữ Hán của VN) và chữ phiên âm của Nhật. Ký thực ngữ pháp, từ vựng của Nhật là độc nhất không giống ai. Có chăng trên Discovery có nói giống 1 bộ lạc ở Châu Phi. Còn tiếng Hàn thì giống tiếng Mông Cổ và Hungary.

Mông Cổ thì mượn ký tự slave của Nga để phiên âm tiếng Mông Cổ.

Dù cùng gốc Hán nhưng đừng tưởng bở là Hoa - Việt - Hàn - Nhật hễ thấy chữ giống là cùng nghĩa nhé. Theo thời gian thì ngà càng khác xa. Ví dụ người Việt nói là Thư viện nhưng tiếng hoa là Thủ Thư Quán. Việt - văn phòng nhưng Hoa - biện công,....

Cũng hơi rắc rối nhưng thôi viết chút cho vui, :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top