What's new

[Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh

Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH
 
Last edited:
Hì hì, lamchieu đang dùng tôn giáo để dẫn giải ra ngày đầu tuần và tên "Chúa Nhật" cho ngày đầu tuần.
Còn tại sao dùng tôn giáo là vì:
1. Chúa Nhật là do các giáo sĩ Công Giáo đặt.
2. Mình đang dùng lịch do Công Giáo chuẩn lại và đưa ra, còn Công Giáo thì dựa theo người Israel.
3. Rõ ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần vì Chúa Jesu dặn dò như vậy và ngày cuối tuần Sabbah của Israel là ngày thứ 7.

Còn tại sao chỉ có VN mình ư? Vì đơn giản chữ Quốc ngữ là do các giáo sĩ Công Giáo phát triển, Công Lịch với 7 ngày là do họ truyền vào và họ đặt tên các ngày luôn, vậy thôi.

Với ngôn ngữ VN, ban đầu là ngày "Chúa Nhật", sau sửa thành "Chủ Nhật" để tránh ảnh hưởng tôn giáo.
 
Chitto vui lòng xem lại tại sao người Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần nhé!

Chiếu theo lịch sử Do Thái thì ngày Sabbah chắc chắn là ngày cuối tuần.
Còn nếu muốn chắc ăn hơn thì ngày Chúa Nhật bốc điện thoại gọi các công ty Israel là sẽ thấy họ đang làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần!

Như em đã viết ở bài dưới, quan niệm Ngày Mặt Trời (Sunday) là đầu hay cuối là tùy nước.

Thậm chí như Iran lại coi Ngày Sao Kim (Friday - thứ Sáu) mới là cuối tuần, đầu tuần bắt đầu từ Saturday, tức là ngày Sabbah là vào Friday, Saturday đã là đầu tuần mới !

Một số nước Hồi giáo khác và Israel lấy Saturday làm ngày cuối tuần, đó là quan niệm của từng quốc gia, nhà cai trị.

Điều lưu ý là chu kì 7 ngày này là chu kì độc lập, không liên quan ràng buộc với chu kì tháng/năm. Cho nên bên cạnh Công lịch, Israel có lịch Do Thái riêng, Hồi giáo có lịch Hồi giáo riêng cho các hoạt động tín ngưỡng (kiểu như lịch Âm của VN, TQ), thì các lịch đó cũng không ảnh hưởng gì đến chu kì Sabbah hay lễ Chúa.
 
1. Chúa Nhật là do các giáo sĩ Công Giáo đặt.
2. Mình đang dùng lịch do Công Giáo chuẩn lại và đưa ra, còn Công Giáo thì dựa theo người Israel.
3. Rõ ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần vì Chúa Jesu dặn dò như vậy và ngày cuối tuần Sabbah của Israel là ngày thứ 7.

Vâng, em đang chờ mấy câu này của bác. Hí hí

Câu 1. Rõ ràng, không ý kiến. Từ đó suy ra mệnh đề sau (em sẽ dùng ở bài sau): Một số từ như Chúa Nhật, Thứ Hai,..., là của riêng Việt Nam, không nước nào có, Tàu cũng không có.

Câu 2.
Ta đang dùng Công lịch La Mã. Tuy vậy, Công lịch La Mã có trùng với lịch Israel hay không? Đó là một vấn đề.

Israel từ cổ đã dùng lịch Do Thái. La Mã dùng lịch La Mã. Hai bên riêng biệt cho đến khi La Mã xâm chiếm Israel lập xứ Judah. Những yếu tố như cách tính tháng, ngày đầu năm,..., của hai lịch này khác nhau, nên các yếu tố ngày tháng năm là khác nhau. Khi La Mã xâm chiếm, Israel phải dùng lịch La Mã làm lịch chính thức, lịch Do Thái chỉ là lịch phụ, cho đến nay vẫn thế (giống như ta đang dùng lịch Âm vậy)

Chỉ có 1 thứ giống nhau: đó là chu kì 7 ngày. Tuy vậy hai chu kì 7 ngày này có khớp nhau về Đầu - Cuối hay không? Người Do Thái coi Sabbah là ngày cuối tuần, người La Mã coi Ngày Mặt Trời là cuối tuần, nhưng ngày Sabbah của Israel khi đó có trùng với ngày Mặt Trời của La Mã không?

Ta cứ giả sử ngày Sabbah của Do Thái khi đó lại trùng với ngày Sao Thổ (Saturday) của La Mã, thì ngày Lễ Chúa (sau ngày Sabbah) lại trùng với Ngày Mặt Trời (Sunday). Với Do Thái đó là đầu tuần mới, với La Mã là cuối tuần cũ.
 
Như phần trên, ta thấy Chúa Nhật là từ Hán Việt nhưng chỉ có VN dùng, TQ không dùng. Nhiều từ do giáo sĩ BĐN đặt ra và do đó mang nặng tính Tôn giáo.

Nhưng hai từ Công lịch, Công nguyên là từ Trung Quốc, hay từ Việt Nam ? T

Theo tôi, đó là từ tiếng TQ.

Bây giờ xét xem trong tiếng TQ, nguyên nghĩa chữ Công của Công Nguyên có phải là Kỉ nguyên Công giáo hay không. Có một số điều sau đây:

1. Người TQ hầu như không dùng từ Công giáo. Họ dùng từ Thiên Chúa giáo.
Tra bằng google tiếng Hán, chỉ có 810 văn bản dùng từ Công giáo.
Khi tra trong wikipedia tiếng Tàu cũng không có từ Công giáo, mà chỉ có Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo. Link Công giáo chuyển ngay sang Thiên Chúa giáo.
Như vậy, từ Công giáo trong tiếng Hán gần như không được dùng, không chính thức.

2. Người TQ dùng chữ Công với những chuẩn quốc tế:
Công lý = kilomet
Công thước = met
Công cân = kilogram
Công thăng = litre

Chữ Công viết trong Công lý, công thước, công cân, công thăng viết hoàn toàn giống chữ công trong Công nguyên, công lịch.
Liệu Công trong Công lý, công thước, công cân, công thăng có thể hiểu là Dặm của Công giáo, thước Công giáo, Cân công giáo... hay không? Chắc là không. Công lịch cũng là lịch Chung.

Vậy chữ Công trong các từ mang tính chuẩn: Công lý, công thước, công cân, công thăng, và cả công lịch, đều có nghĩa là Chung, chứ không có gốc từ chữ Công giáo.

Vậy Công Nguyên trong tiếng TQ liệu có phải nghĩa gốc là Kỉ nguyên Công giáo không, trong khi chính họ rất ít dùng từ Công giáo, và dùng không chính thức ?

Theo tôi, Công nguyên trong tiếng TQ nhiều khả năng mang nghĩa gốc là Kỉ nguyên Chung, cho dù được tính theo Thiên Chúa giáo, nhưng nghĩa gốc thì không nhất thiết là nghĩa Kỉ nguyên Thiên Chúa giáo.
 
Last edited:
Hì hì, chitto dẫn chứng này kia vòng vòng nhưng lamchieu thì vẫn rất đơn giản:

1. Công Lịch La Mã do Công Giáo La Mã đưa ra, lấy năm đầu tiên là năm Chúa Jesu ra đời, và gọi kỷ nguyên mới là Kỷ Nguyên của Chúa AD/CE, trước năm 1 thì gọi là năm trước Chúa Jesu / BC.

2. Người Thiên Chúa Giáo đưa ra Công Lịch thì chắc chắn phải hiểu rằng ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần, Chúa Jesu dặn dò là ngày đầu tuần hãy họp mặt và cử hành nghi thức để tưởng nhớ đến Người mà.

Vậy, người đang dùng lịch Công Giáo thì cũng phải chịu những quy ước của Công Giáo trên lịch đó (Kỷ nguyên của Chúa, ngày Chúa Nhật là ngày đầu tuần).

Còng chữ Công, chitto có tra tới tra lui thì cũng đơn giản như vầy - chữ quốc ngữ là do các giáo sĩ phát triển, Công lịch cũng được đưa vào và đặt tên theo chữ quốc ngữ bởi các giáo sĩ. Thế nên các cách đặt tên thì làm sao có thể nói theo Tàu hay Hàn hay cái quái gì được.
Người Công Giáo đặt tên cho các khái niệm mới tinh đó thì phải chịu thôi, mang ảnh hưởng tôn giáo là phải.
Và tất cả do Công Giáo, nên họ có nói đây là Kỷ nguyên Công Giáo (theo Công Lịch) và Công Lịch là lịch của Công Giáo thì cũng đâu có sai. Khỏi đi diễn giải lòng vòng nữa, các khái niệm mới tinh do Công Giáo đặt ra mà, tìm tính khoa học và logic thì chịu, chỉ chấp nhận thôi.

Dĩ nhiên là khi gọi tên thì các giáo sĩ cũng phải suy nghĩ nát óc, chiếu qua chiếu lại ngôn ngữ địa phương và các ngôn ngữ đang có ảnh hưởng; nhưng đâu có nghĩa là phải theo logic ngôn ngữ vốn không có logic chặt chẽ.
Vả lại, phải xem xét từ "Công" trong Thiên Chúa giáo có nghĩa gì nữa.

Thôi, chấp nhận như bên trên đi, khỏi nói nữa - tất cả các khái niệm, lịch, chữ quốc ngữ là do người Thiên Chúa Giáo đưa ra mà.
 
Em chen một câu vô duyên, em thấy các bạn Ixxrael nghỉ ngày thứ 6 ạ, chủ nhật vẫn đi làm. :)
 
Hì hì, chitto dẫn chứng này kia vòng vòng nhưng lamchieu thì vẫn rất đơn giản:

Thôi, chấp nhận như bên trên đi, khỏi nói nữa -

Thì như Chitto đã nói ở mấy bài trước, mỗi người có một cách nhìn khác nhau mà.

"Chiếc xe Lexus của Lamchieu" - Thế là ngắn gọn đơn giản, chính xác, đúng đắn, và ai cũng chấp nhận ngay.

Tuy nhiên, Chitto lại muốn tiếp cận ở khía cạnh là "Chiếc xe Lexus của Toyota", thậm chí muốn tìm ra rằng : "trong chiếc xe Lexus của Toyota có bộ phận xyz của Huyndai" chẳng hạn, thì phải đào sâu thêm hơn.

Thực ra vào năm ngoái, em hoàn toàn nghĩ y hệt như bác, y như hầu hết tất cả mọi người. Nhưng một năm nay, sau khi đọc một số tài liệu sâu hơn, tiếng Anh, và cả tiếng Trung, thì vỡ ra một số điều mà trước kia mình chưa cảm nhận, chưa đánh giá hết.

Tuy vậy, những điều đó nên dành cho box chuyên Lịch sử văn hóa, Học thuật ngôn ngữ hơn là Du lịch. Viết nhiều quá thành ra dài, dai, và dại.

Vì thế quay về với Jerusalem thì hơn.
 
Sự mở rộng phát triển của Jerusalem



Thành Jerusalem đã thay đổi rất nhiều qua 3000 năm lịch sử của nó.

Vào thời mà David xâm chiếm đất Canaan, những người bản địa đã tập trung tại Núi đền chống cự. Vì thế David thiết lập "Thành David" ở phía nam Núi Đền, khoảng 1000 TCN.
Thành David ngày nay nằm ngoài thành Cổ, trong thung lũng Kidron. (màu xanh lá cây)

Khi Salomon lên ngôi, đã xây thành Jerusalem bao quanh thành David và núi đền, thành có hình dài và hẹp. (gồm hình màu xanh lá cây + da cam)

Dưới thời Vương quốc chia đôi, xứ Judah mở rộng Jerusalem về phía tây (thêm phần màu vàng).

Sau khi Ngôi đền Thứ nhất bị phá hủy, người Do Thái dựng lại Jerusalem chỉ hẹp như thành thời Salomon. Đến thời của Herod, Jerusalem được mở rất rộng, gồm phần màu xanh + da cam + vàng + lam nhạt.

Năm 70, La Mã hoàn tất việc chiếm Jerusalem, thành phố được mở rộng nhất, phía bắc vươn lên gấp đôi.

Thời hoàng đế Hadrian, phía bắc được thu hẹp lại tương ứng với phía bắc ngày nay, phía nam dần bị hủy hoại.

Cho đến thế kỉ 16, khi người Thổ xây dựng lại tường thành, họ giữ phần phía Bắc, Đông, Tây như thành thời Hadrian, chỉ có phía nam là thu hẹp hơn so với trước, và "Thành David" giờ chỉ còn là khu đất ngoại thành.
 
Còng chữ Công, chitto có tra tới tra lui thì cũng đơn giản như vầy - chữ quốc ngữ là do các giáo sĩ phát triển, Công lịch cũng được đưa vào và đặt tên theo chữ quốc ngữ bởi các giáo sĩ. Thế nên các cách đặt tên thì làm sao có thể nói theo Tàu hay Hàn hay cái quái gì được.

Tôi không có ý kiến gì về nội dung tôn giáo mà lamchieu và Chitto đang tranh luận. Nhưng về mặt ngôn ngữ, các giáo sĩ khi đến VN truyền giáo và sáng tạo ra chữ quốc ngữ, tức là lối viết sử dụng ký tự Latin cho ngôn ngữ hiện thời lúc đó đang sử dụng ở VN là chữ Hán và chữ Nôm, chứ không phải là các giáo sĩ Bồ Đào Nha sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới cho người Việt.
Chữ quốc ngữ là cách ghi chép khác, tiện lợi hơn cho người Việt mà thôi.
Cho nên trong trường hợp chữ "công" trong "Công giáo" hay "Công nguyên" mà các bác đang tranh luận, rõ ràng là phải được đối chiếu với nghĩa Hán của từ đó.

Chúng ta hiểu được ý nghĩa của các từ đang được sử dụng, cũng là hiểu sâu hơn và có cách nhìn công bằng với sự vật mà từ đó diễn tả.
 
Nhưng đó là các khái niệm hoàn toàn mới nên họ đặt mới thôi!

lamchieu cũng có nói là họ sáng tạo ra ngôn ngữ mới đâu; và cũng có nói họ phải tham chiếu có ngôn ngữ ảnh hưởng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,676
Bài viết
1,171,168
Members
192,353
Latest member
buyverifiedwised
Back
Top