What's new

[Chia sẻ] Khám phá Con đường Tơ Lụa

Đối với tôi Trung Hoa quả là quá rộng lớn và huyền bí, có quá nhiều điều để khám phá và tôi không quyết định nổi mình nên bắt đầu từ đâu. Sau chuyến đi Lệ Giang, chúng tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp đa dạng của vùng đất Vân Nam nằm ngay sát Việt Nam. Chuyến đi tiếp theo được quyết định nhanh chóng, đó là khám phá những kinh đô cổ xưa nhất Trung Quốc: thành Hàm Dương - Lạc Dương - Khai Phong. Chuyến đi tiếp theo đó mà chúng tôi hướng tới là vùng đất huyền bí Tây Tạng. Khi đó nhóm Tibet tháng 5 với 2 thành viên Lệ Giang 1 đã quyết định lên đường vào đầu mùa hạ, thời điểm này thời tiết ở Tây Tạng có lẽ là dễ chịu nhất. Tôi vẫn ôm ấp giấc mộng nhìn thấy Tibet mùa thu với những hàng cây lá vàng rực rỡ, thế nên đã vạch một lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng mùa thu, và nhất quyết chờ đến mùa thu...

Hai cô bạn JanJan và Miuykivn đều là những người bạn có kinh nghiệm backpack, khả năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Nhớ lại hồi ấy, tối nào cả 3 cũng conference đến khuya để lên lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng. Lịch trình đã xong, thậm chí đã contact với các agent để làm permit vào Tây Tạng. Một hôm JanJan tìm được cuốn Con Đường Tơ Lụa của Xa Mộc Kỳ ở Đinh Lễ. Đọc xong cuốn bút ký này JanJan mê mẩn ngợi ca, đến mức tôi và Miuykivn phải lao ra Đinh Lễ vợt lấy những cuốn cuối cùng rồi ngồi trên vỉa hè đọc ngấu nghiến.

Đoạn mở đầu của Con đường Tơ Lụa , Xa Mộc Kỳ đã viết thế này:

"Do đâu mà con đường tơ lụa có sức hấp dẫn như vậy? Những ai đã đi thăm con đường xưa nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc đều tự cảm nhận sức hấp dẫn ấy.

Ông Trần Thuấn Thần, người từng đi lại nhiều lần trên con đường tơ lụa đã nói với tôi rằng mỗi lần đi như thế mình lại phát hiện ra những cái mới và hiểu thêm được những điều mới.

Tôi đang dài dòng cho ông biết mấy người bạn của tôi chưa từng đi lần nào cả, ông ngồi yên lắng nghe, rồi cười, nói với vẻ khiêm hòa:

- Ồ thú lắm! Tôi cũng cần phải đi lại. Năm 1978 và 1979, tôi đã phải mất bảy tháng để đi từ Tây An, men theo dấu chân của các đội con buôn đi bằng lạc đà thời cổ đại qua từng trạm, từng trạm để thám hiểm, đi khắp hành lang Hà Tây và xuyên qua ba tuyến đường ở Nam Bắc dãy Thiên Sơn, toàn bộ hành trình phải đến hơn 5000 cây số.

Đối với tôi sự cảm nhận về sức hấp dẫn của con đường tơ lụa, nếu được nói một câu khái quát thì tôi sẽ nói trong cuộc tìm tòi thám hiểm này rằng tôi cảm thấy thích thú vô cùng.

Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên - chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.

Trên con đường tơ lụa, rải rác đây đó là những tòa cổ thành, những hang thạch động, chúng lóe lên ánh sáng ngọc ngà thần bí của một thời. Cho dù đã có nhiều nhà bác học trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng cũng vẫn chưa làm lộ ra hết bức màn bí mật trong bản thân chúng. Người có lòng cứ việc tìm đến từng chút, từng nơi, còn đối với người đương thời hoặc đối với hậu thế, đó cũng là công việc mang rất nhiều ý nghĩa.

Ngay như lộ tuyến của con đường tơ lụa đến nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phương hường tổng thể của nó thì đã rõ, song truy tầm theo dấu chân của Trương Khiên, Hoắc Khứ Bệnh, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang thì cũng cần phải mất nhiều công sức. Theo dấu chân thám hiểm của cổ nhân, tôi cho rằng ngày xưa việc khai thông giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và phương Tây của những người này là những cống hiến đáng khâm phục...

Tác giả

Tháng Năm năm 1986"


desert20view.jpg
Note: Ảnh sưu tầm trên net
 
Last edited:
Từ Hồ Sailimu đến Yining

Ở Sailimu chúng tớ đã có một bữa ăn ngon nhất trong cả hành trình, mì thịt cừu và trứng sốt cà chua..chẹp chẹp:

IMG_0288-2.jpg


Oánh chén xong thì phải nghĩ đến chuyện bắt xe đến Yining, để đi từ hồ đến Y Lê khoảng 60km chỉ có một cách - đứng đường bắt xe ( những chuyến xe chạy từ Urumqi đến ). Tớ với gái Natasha lại vác ba lô và quyển LP ra đứng vẫy xe, đứng khoảng 15-20p xe cũng chẳng thấy đâu, có một anh taxi chạy ra hỏi có đi không, tớ nói: đi taxi nhiều tiền lắm bọn tôi không đi được . Đồng chí taxi nói 30 tệ/người thôi, tớ phải hỏi đi hỏi lại 30 tệ thật àh, ok...thế thì chả có lý gì mà không đi nhỉ. Lên xe rồi chúng tớ mới hiểu vì sao taxi chỉ 30 tệ...hihi...

Đoạn đường đầu tiên xe đi qua Thung lũng Hoa quả, đây cũng là một địa điểm du lịch mà khi đến Y Lê rồi hai đứa mới phát hiện ra là đi qua mất rồi. Vào thế kỷ 13, con trai thứ 2 của Thành Cát Tư Hãn đã đưa một đội quân hàng chục ngàn người đến đây khai khẩn đất hoang và hình thành nên thung lũng hoa quả này. Đây là điểm giao thông quan trọng trên con đường tơ lụa cổ phía Bắc và là đầu mối giao thông giữa Đông và Tây.

Qua thung lũng hoa quả:


IMG_0300.jpg


Đi hết thung lũng hoa quả thì đến đoạn đường đang được sửa chữa, bụi mù trời. Chiếc xe "taxi" không điều hoà, mất giảm xóc cứ gọi là long sòng sọc, bác tài lại còn hút thuốc nên mở cửa kính, thành ra ngồi trong xe với ngoài xe cũng chả khác gì nhau, bụi bám trắng xoá. Gái Natasha trùm khăn kín mít hở mỗi con mắt như người đạo Hồi, còn tớ thì nghĩ mình đã bụi bẩn lắm rồi, bụi thêm tý nữa cũng chẳng chết được. Qua quãng đường sửa chữa thì đến đoạn đường nhựa khá đẹp, hai bên đường toàn là cánh đồng hoa hướng dương và ngô. Chiếc taxi thi thoảng lại đỗ lại bắt thêm khách, có 2 người đàn ông lên, khi họ xuống thì lại có hai cô gái người Duy Ngô Nhĩ, các cô trùm một tấm khăn trên đầu trông rất xinh xắn, rồi họ lại xuống. Đến một thị trấn nhỏ xe đỗ lại, bọn tớ được bán cho một xe khách lớn hơn, khoảng 20 chỗ ngồi. Xe chờ đầy chặt khách mới bắt đầu chuyển bánh, bây giờ nhiệt độ đã bắt đầu thay đổi, thời tiết càng ngày càng nóng và khô. Xe đỗ ở một bến cóc nhỏ bên rìa thị trấn.

Hỏi thăm một anh TQ đứng ở cửa bến xe được chỉ dẫn khá tận tình: muốn đi đến đâu trong thành phố cứ nhảy lên taxi, ở đây rất nhỏ đi đâu cũng chỉ mất 5 tệ thôi. Chúng tớ kiếm một cái taxi để phi đến nhà trọ Thiên Sơn ( trên đường Shengli ) chỗ này dorm 15-20 tệ.

Cô reception chừng tầm 40 nhưng rất xinh da trắng, đôi mắt Kazaks đen láy với hàng lông mi cong vút tươi cười. Tớ hỏi có còn phòng không - Có, nhưng mà không cho "wai bin" ở đâu - tớ quay ra hỏi gái Natasha : "wai bin"là cái gì bà nhể? , Gái ấy: ngoại binh àh. Tớ hỏi cô reception : Ý cô là người ngoại quốc ạh? - Cô ấy gật đầu cái rụp...Oạch...ối cô ơi chúng cháu có phải là "ngoại binh" đâu ạ ...Híc. Cô ấy giới thiệu bọn tớ sang Y Lê hotel, tớ đành ngậm ngùi liếc cái bảng giá Dorm 20-30 tệ lần cuối rồi chào từ biệt cô ấy... Ở đây là vùng biên giới, lại có tranh chấp giữa Nga và TQ nên các bác ấy phải quản lý bọn ngoại binh vào một chỗ, chắc thế...híc...

Cái chỗ cho phép bọn ngoại binh ở thì là một hotel giá 100-400 tệ. Đành vậy chứ biết làm thế nào. Y lê Hotel nằm cách nhà trọ Thiên sơn cũng không xa, đi bộ 10p là tới, đứng ở cổng Hotel mà bọn tớ tưởng đang đứng ở cổng vườn bách thảo. Không có biển chỉ đường chả biết đi đường nào, phải hỏi thăm bác bảo vệ kẻo lại lạc trong rừng thì xong. Hotel được xây từ thời Liên Xô cũ, có cả một tượng đài Lê Nin nhỏ, những cây cổ thụ cao vút và chim hót ríu rít.


IMG_0306-1.jpg



Tối hôm ấy, tớ giơ hai bàn chân sưng vù, các ngón chân không còn động cựa được nữa và gan bàn chân thì nứt như ruộng hạn tươm cả máu ra cho Natasha xem: Tôi chịu không đi thêm được bước nào nữa đâu bà ạh, tối nay ta đành nhịn đói thôi. Thế là cái xúc xích mà ở nhà không bao giờ thèm động vào cũng được tớ tọng hết vào dạ dày, thêm một ít bánh tai lợn nữa, lấy lọ kem dưỡng da bôi mặt của gái Natasha âm thầm..trét vào chân...hí hí...thế là đi ngủ. Còn gái Natasha đói quá chả ngủ được ( gái ấy không biết tiếng, mà cái chỗ này nó lại hơi khó kiếm quán ăn nên đành nhịn đói và cũng vì không chịu ăn cái xúc xích với bánh tai lợn ấy ).

Sáng hôm sau, việc đầu tiên là phải đi tìm hàng ăn sáng. Có tấm bản đồ chúng tớ quốc bộ ra trung tâm, đây chỉ là một huyện nhỏ sát biên giới thoi mà trông hoành tráng thật. Đường phố rộng rãi sạch sẽ, không khí trong lành và người dân chủ yếu là công chức nhà nước rất trí thức. Ở Y lê còn một điều đặc biệt nữa, lái xe taxi rất nhiều là nữ, họ làm nghề lái xa taxi như đi làm văn phòng ấy, nghĩa là ăn mặc, trang điểm, thái độ...rất trí thức.

IMG_0311.jpg


Đây là bữa sáng 3 trong 1: nghĩa là ăn một lần cho bữa tối hôm trước, sáng ngày hôm nay và bữa trưa luôn thể , tóm lại câu ĂN ĐỂ MÀ SỐNG CHỨ KHÔNG PHẢI SỐNG ĐỂ MÀ ĂN đã được bọn tớ áp dụng triệt để, thực tế thì nó là 4 trong 1 vì tối hôm ấy lên xe đi về Urumqi cũng không kịp ăn gì...híc...Bọn tớ gọi tá lả, mỗi thứ một tý thử xem sao, nói chung là khó nuốt, trừ món cháo đỗ xanh ra, một bát sữa dê to tướng, mấy cái bánh cứng đơ ăn đau hết cả mồm, mấy cái bánh bột mỳ với trứng rán lên thêm tý hành nữa, ở cửa hàng này cũng có các món rau tự chọn, mỗi đĩa 5 tệ bạn muốn chất bao nhiêu rau vào cái đĩa của mình cũng được:

IMG_0320-1.jpg


Ăn sáng xong chúng tớ bắt đầu dạo quanh Yning. Yning là thủ phủ của Khu tự trị Kazak Y Lê nằm cách biên giới Kazakstan chỉ 60 km, LP dành rất ít giấy cho khu vực này nhưng nhìn vào bản đồ du lịch của Y Lê chúng tớ đã thấy hối tiếc vì thời gian dành cho khu vực này quá ít. Đặc biêtj là huyện Huocheng nằm cách Yning không xa là nơi trồng 95% số hoa oải hương của Trung Quốc, quanh vùng cũng còn rất nhiều thảo nguyên, vào tháng 6 - tháng 7 các loại hoa nở đầy cả thung lũng.

Nhà thờ đạo hồi trắng muốt nổi bật trên nền trời, ở đây chỉ dành cho tín đồ, không cho phép du khách vào thăm quan:


IMG_0322.jpg


Bên ngoài nhà thờ:


IMG_0328-1.jpg


Bên cạnh nhà thờ đạo Hồi là một ngôi đền của người Hán:


IMG_0329-1.jpg


Một bức tranh cổ động ở trên tường:


IMG_0335-1.jpg


Cuốc bộ một hồi tớ bảo Natasha: Này bà ơi, nàng tiên cá mà nhảy với đôi chân đau như bị kim châm thì cũng chỉ ...bằng tôi bây giờ mà thôi...híc híc...phải kiếm chỗ nào mua vaseline mà bôi cái chân nứt nẻ này mới được. Chúng tớ vào một cửa hàng bách hoá nhỏ, cô chủ khi biết chúng tớ là người nước ngoài hỏi: Các nỉ là người Singapore àh, hay là người Thái Lan...( chúng tớ còn được mọi người đoán là người ..Nhật Bản, Hàn Quốc..túm lại rất nhiều nước...nhưng không phải Việt Nam ) tớ nói chúng cháu người Việt Nam, cô ấy vẫn không tin...lại hỏi đi hỏi lại người Việt Nam thật ahf?

Hiệu tạp hóa không có thuốc nẻ, đi một đoạn may quá có một hiệu thuốc. Cô bán thuốc rất đẹp, và tớ với gái Natasha nhất trí cao gọi cô là: Người đẹp hiệu thuốc


IMG_0336-1.jpg
 
Last edited:
Arround Yining

Sông Y Lê

Sông Y Lê bắt nguồn từ phía Đông dãy Thiên Sơn, dài 1.439km trong đó 815 km nằm trên đất Kazakhstan .

Trên đường đi đến sông Y Lê chúng tớ gặp rất nhiều các cô gái đi bộ từ nhà đến cơ quan, các cô thong dong vừa đi vừa trò chuyện, tất cả đều có kiểu ăn mặc khá giống nhau: mặc váy và đi tất ngắn, y như trong những bộ phim Liên Xô mà ngày xưa chúng ta hay từng xem ấy. Cuộc sống ở đây cũng thích thật, không khí trong lành, sáng sáng tản bộ đến công sở dọc theo con đường bạch dương lấp lánh ánh nắng:

IMG_0344-1.jpg


Chúng tớ vào một quán nước ở gần đầu cầu ngồi hóng gió sông Y Lê:

IMG_0351-1.jpg


Lúc sau bác chủ quán bắt đầu mang thịt cừu ra nướng, thế là bạn Natasha xông ra thể hiện tay nghề nướng thịt đây:

IMG_0355-1.jpg


Ngồi ăn thịt cừu nướng với nho đen, gió từ sông Y Lê thổi lồng lộng:

IMG_0352-1.jpg



Khu tưởng niệm Lâm Tắc Từ:

Đầu giờ chiều chúng tớ bắt xe đến khu tưởng niệm Lâm Tắc Từ. Lâm Tắc Từ với người dân Việt Nam có lẽ không nhiều người biết tiếng lắm, nhưng nếu đã xem một bộ phim vế chiến tranh nha phiến thời nhà Thanh bạn sẽ biết ông là ai.

Nổi tiếng với phát động phong trào đấu tranh chống việc buôn bán và sử dụng nha phiến cùng với việc tịch thu và đốt hơn 2 vạn hòm nha phiến của Anh châm ngòi cho cuộc đối đầu với Anh. Triều đình nhà Thanh nhu nhược dưới sự thống trị của Từ Hy, thay vì đầu tư cho quân đội thì bà ta trút ngân khố cho việc xây dựng Di Hoà Viên. Sau thất bại của 2 cuộc chiến tranh nha phiến, Trung Quốc phải ký một loạt hoà ước cắt đất cho Anh, Lâm Tắc Từ bị đi đày đến Tân Cương

Dấu chân của Lâm Tắc Từ có khắp Tân Cương: từ Khố Xa, A Khắc Tô, Ca Thập, Diệp Nhĩ Khuông, Hòa Điền, Ha Mật đến Tolophan … Ông chỉ huy khai khẩn đất hoang, lập đồn điền ở các nơi, tổng cộng hơn sáu vạn mẫu. Xây dựng một con kênh dẫn nước từ sông Ca Thập đến Huệ Viễn dài 100 cây số. Không lấy làm khó hiểu vì sao ở Tân Cương lại có đền tưởng niệm của ông.

IMG_0366.jpg


Tớ và Natasha ngắm nhìn chiếc sa bàn đánh dấu con đường đi của Lâm Tắc Từ từ Bắc Kinh đến Tân Cương và các chuyến đi khai khẩn đất hoang ngang dọc Tân Cương của ông mà trong lòng đầy cảm phục.

Hãy thử đọc một đoạn trong Tây hành nhật ký của ông về chuyến đi qua Thung Lũng Hoa Quả - Y Lê:

“Sau khi xuống núi, đường núi quanh co khuất khúc có tên là Quả Tử Câu, đây rõ là một ngòi nước kỳ lạ, có một không hai. Trong Hành ký của Kỳ Hạc Cao tiên sinh, ông gọi xứ này là cảnh non tiên kỳ tuyệt, như đi vào hang núi vạn hoa. Nay đang vào mùa đông, hoa khoe màu xanh đậm, đỏ thắm không thể nào thấy hết, trùng trùng điệp điệp không kể xiết. Sau đợt tuyết rơi, núi trắng tùng xanh, thiên nhiên đẹp như một bức tranh. Đường núi vắng vẻ quanh co, suối nước trong xanh mát lạnh, dài hai mươi dặm có dư, mỗi bước đi qua là dẫn ta vào cảnh lạ”.

Khu tưởng niệm của Lâm Tắc Từ được đầu tư trang bị rất tốt, những dòng chữ viết về cuộc đời ông được viết bằng 3 thứ tiếng: Anh, Hán, Kazaks trên những tấm thuỷ tinh lớn. Lúc chúng tớ đến khu tưởng niệm không có ai, người trông coi khu tưởng niệm là một người đàn ông trung niên rất vui khi có hai người khách là 2 chúng tớ bác ấy bật một hệ thống đèn chiếu sang lung linh chỉ để cho hai đứa bọn tớ lang thang, ngắm nghía, bình luận chỉ trỏ, còn bác ấy ngồi ở cửa và...ngủ gật trên chiếc bàn nhỏ.

IMG_0363-1.jpg


Lại nói đến Sayram Lake, lúc từ Urumqi đi lên chúng tớ đi vào ban đêm, bây giờ quay lại Urumqi vào buổi chiều. Mặt hồ lúc này không còn ánh bạc, hay xanh bóng như gương nữa, hồ đã chuyển sang màu xanh đậm, nổi sóng khá to, nước đập vào bờ từng đợt như đang ở biển vậy. Đi xe bus cả tiếng đồng hồ mới hết con đường vòng quanh bờ hồ. Có đi thế này tớ mới thấy hồ Sayram thật là rộng lớn, ven hồ có nhiều đàn gia súc : dê, bò...được chăn thả dọc bên những bãi cỏ mênh mông ...khung cảnh thật thanh bình...nếu đến đây vào tháng 6- tháng 7 chắc chắn bạn sẽ bắt gặp khung cảnh những cánh đồng phủ ngập hoa bên bờ hồ...khung cảnh trên những poster về Tân Cương mà trước khi đến đây tớ đã từng nghĩ là nó không có thật:

(Ảnh sưu tầm)

2005112121130266-1.gif


2005112121227258-1.gif
 
Last edited:
Turpan - PI - Cánh đồng quạt gió.

Quay lại Urumqi tớ và gái Natasha lại chia tay mỗi người một ngả, tớ đi tour Turpan và quay lại Urumqi trong ngày hôm ấy, còn gái Natasha nhiều thời gian hơn sẽ đủng đỉnh vài ngày ở Turpan.

Hôm ấy xe đi Turpan chỉ có 1 chuyến, vắng khách nên phải chờ cả tiếng đồng hồ. Cô gái tour guide hỏi tớ: Nỉ là người Việt Nam àh, thật không đấy? Rồi ghé mặt vào mặt tớ dòm ngược dòm xuôi...vẫn chả tin lắm...ủa..thế mình là người gì :shrug:??? Điểm dừng chân đầu tiên nằm trên đường từ Urumqi đến Turpan...đó là cả một cánh đồng những cánh quạt năng lượng mặt trời màu trắng - biểu tượng thường thấy trên các tấm pano về Tân Cương:

IMG_0382.jpg


IMG_0384-1.jpg


Thiên Sơn mờ xa:

IMG_0389-1.jpg
 
Turpan - PII - Hỏa Diệm Sơn

IMG_0403.jpg


"Vào đời nhà Nguyên, Tolophan từng được gọi là “Hỏa châu”. Tôi rất sợ nóng, nghe nói lòng chảo Tolophan là vùng đất nóng nhất của Trung Quốc, nên tôi có ý tránh mùa viêm nhiệt của tháng bảy và lần lữa đến hạ tuần tháng tám mới đi. Lúc ấy nhiệt độ vẫn ở 37 độ C. Thành ngữ có câu: “Mồ hôi đổ như tắm” thì thật không thích hợp ở đây. Vì sao? Mồ hôi ra nhiều nhưng bốc hơi cũng rất nhanh, da luôn luôn bị khô. Nước rửa mặt, rửa tay không cần lau cũng bốc hơi khô liền.

Trong những năm 1952, 1953 và 1956, Tolophan có nhiệt độ lên đến 47,6 độ C, kỷ lục trên toàn quốc. Có một điều trùng hợp thú vị là trong cả ba lần có nhiệt độ cao kỷ lục ấy đều nhằm vào ngày 24 tháng bảy. Tôi may mắn tránh khỏi những ngày nắng nóng ấy. Dân chúng ở đây nói cát sa mạc Gôbi có thể làm chín trứng gà, nướng chín bánh mì. Chính mắt tôi chưa trông thấy nhưng tôi vẫn tin. Khoa học có ghi rõ khoảng tháng bảy có những ngày nhiệt độ bề mặt sa mạc vào lúc đứng bóng có thể lên đến 80 độ C.

Vĩ độ đi ngang Tolophan tương đương với Trường Xuân của Trung Quốc và bắc biển Nhật Bản, nhưng tại sao lại nóng khiếp như vậy Sở dĩ nóng là do địa thế quá thấp. Hồ Ngãi Ninh ở vào chỗ thấp nhất của lòng chảo, thấp hơn mặt nước biển 154 mét, chỉ xếp thứ hai sau Biển Chết (Biển Chết thấp hơn mặt nước biển 392 mét).

Lòng chảo Tolophan là lòng chảo thấp nhất của Trung Quốc và là lòng chảo thấp thứ hai trên thế giới Lòng chảo Tolophan có hình ngọn lá dâu, mặt bắc là dãy Thiên Sơn quanh năm đầy tuyết, giữa là vùng núi lửa nằm ngang kéo dài 100 cây số, ngọn cao nhất là 815 mét so với mặt nước biển. Vì mặt đất vùng phụ cận thấp hơn mặt nước biển nên núi lửa có vẻ nguy nga chót vót. Trên núi, nham thạch đỏ hồng, người Uygur gọi là “khác du lặc tháp cách”, có nghĩa là “hồng sơn” (núi đỏ). Người xưa gọi là “xích thạch sơn (núi đá đỏ) hoặc “hỏa sơn” (núi lửa)." - Trích Con đường Tơ lụa - Xa Mộc Kỳ


---------------------------------------------------------------------

IMG_0394.jpg


Ở Hỏa Diệm Sơn không có gì ngoài...một dãy núi, lại nắng nóng đến nỗi dù có ngưỡng mộ dãy núi thần kỳ trong bộ phim Tây Du Ký này đến mấy, tớ cũng không thể đứng lâu mà ngắm nó được. Ở đây dân tàu cũng cố bôi ra một thứ gì đó để thu hút khách du lịch, và thế là cả một khu "du lịch" được xây ngầm dưới lòng đất để tránh nóng, luanh quanh cũng chỉ có sự tích Đường Tam Tạng thỉnh kinh, sa bàn vùng núi Hỏa Diệm Sơn....và chiếc gậy Như Ý của Tôn Ngộ Không:

IMG_0393-1.jpg


IMG_0392.jpg


Rời Hỏa Diệm Sơn, xe đi qua con đường ngoằn nghèo giữa các dãy núi màu đỏ, màu hồng, những quả đồi tròn nhẵn như có ai bào, đây đó những ngôi nhà bằng đất hình thù kỳ lạ xây dựng ven núi...một cảnh tượng khá đặc biệt, tớ lạ nhao lên đầu xe chụp lấy chụp để, cuối cùng về nhà thẻ nhớ của tớ bị virus chỉ còn lại có vài kiểu :(

IMG_0398.jpg
 
Dạ vầng...em sẽ giảm bớt tốc độ ...copy & patse lại :D

Hé hé, topic bên kia gần trăm trang rồi ấy chứ !!! Còn rất là nhiều bài hay về các kinh đô cổ Trung Hoa, lập thêm topic rồi cho lão Són trố mắt ra đi nhỉ !!!
 
Dạ vầng...em sẽ giảm bớt tốc độ ...copy & patse lại :D

Năm xưa, ngày đấy chưa có Phượt, tao vì hâm mộ lão Tinh hoa, hì hà hì hụi copy and paste cái Hồi ức căng củ cọt của lão ý từ bển về đây, đọc đến đâu copy đến đấy... độ chừng 1 tuần thì xong...

Có hồi ức rồi... đâm chán. Đạp cho mấy phát... thế là mong manh vỡ òa :))
Khốn nạn cái thân mình thế cơ chứ=))
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top