Đối với tôi Trung Hoa quả là quá rộng lớn và huyền bí, có quá nhiều điều để khám phá và tôi không quyết định nổi mình nên bắt đầu từ đâu. Sau chuyến đi Lệ Giang, chúng tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp đa dạng của vùng đất Vân Nam nằm ngay sát Việt Nam. Chuyến đi tiếp theo được quyết định nhanh chóng, đó là khám phá những kinh đô cổ xưa nhất Trung Quốc: thành Hàm Dương - Lạc Dương - Khai Phong. Chuyến đi tiếp theo đó mà chúng tôi hướng tới là vùng đất huyền bí Tây Tạng. Khi đó nhóm Tibet tháng 5 với 2 thành viên Lệ Giang 1 đã quyết định lên đường vào đầu mùa hạ, thời điểm này thời tiết ở Tây Tạng có lẽ là dễ chịu nhất. Tôi vẫn ôm ấp giấc mộng nhìn thấy Tibet mùa thu với những hàng cây lá vàng rực rỡ, thế nên đã vạch một lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng mùa thu, và nhất quyết chờ đến mùa thu...
Hai cô bạn JanJan và Miuykivn đều là những người bạn có kinh nghiệm backpack, khả năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Nhớ lại hồi ấy, tối nào cả 3 cũng conference đến khuya để lên lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng. Lịch trình đã xong, thậm chí đã contact với các agent để làm permit vào Tây Tạng. Một hôm JanJan tìm được cuốn Con Đường Tơ Lụa của Xa Mộc Kỳ ở Đinh Lễ. Đọc xong cuốn bút ký này JanJan mê mẩn ngợi ca, đến mức tôi và Miuykivn phải lao ra Đinh Lễ vợt lấy những cuốn cuối cùng rồi ngồi trên vỉa hè đọc ngấu nghiến.
Đoạn mở đầu của Con đường Tơ Lụa , Xa Mộc Kỳ đã viết thế này:
"Do đâu mà con đường tơ lụa có sức hấp dẫn như vậy? Những ai đã đi thăm con đường xưa nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc đều tự cảm nhận sức hấp dẫn ấy.
Ông Trần Thuấn Thần, người từng đi lại nhiều lần trên con đường tơ lụa đã nói với tôi rằng mỗi lần đi như thế mình lại phát hiện ra những cái mới và hiểu thêm được những điều mới.
Tôi đang dài dòng cho ông biết mấy người bạn của tôi chưa từng đi lần nào cả, ông ngồi yên lắng nghe, rồi cười, nói với vẻ khiêm hòa:
- Ồ thú lắm! Tôi cũng cần phải đi lại. Năm 1978 và 1979, tôi đã phải mất bảy tháng để đi từ Tây An, men theo dấu chân của các đội con buôn đi bằng lạc đà thời cổ đại qua từng trạm, từng trạm để thám hiểm, đi khắp hành lang Hà Tây và xuyên qua ba tuyến đường ở Nam Bắc dãy Thiên Sơn, toàn bộ hành trình phải đến hơn 5000 cây số.
Đối với tôi sự cảm nhận về sức hấp dẫn của con đường tơ lụa, nếu được nói một câu khái quát thì tôi sẽ nói trong cuộc tìm tòi thám hiểm này rằng tôi cảm thấy thích thú vô cùng.
Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên - chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.
Trên con đường tơ lụa, rải rác đây đó là những tòa cổ thành, những hang thạch động, chúng lóe lên ánh sáng ngọc ngà thần bí của một thời. Cho dù đã có nhiều nhà bác học trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng cũng vẫn chưa làm lộ ra hết bức màn bí mật trong bản thân chúng. Người có lòng cứ việc tìm đến từng chút, từng nơi, còn đối với người đương thời hoặc đối với hậu thế, đó cũng là công việc mang rất nhiều ý nghĩa.
Ngay như lộ tuyến của con đường tơ lụa đến nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phương hường tổng thể của nó thì đã rõ, song truy tầm theo dấu chân của Trương Khiên, Hoắc Khứ Bệnh, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang thì cũng cần phải mất nhiều công sức. Theo dấu chân thám hiểm của cổ nhân, tôi cho rằng ngày xưa việc khai thông giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và phương Tây của những người này là những cống hiến đáng khâm phục...
Tác giả
Tháng Năm năm 1986"
Note: Ảnh sưu tầm trên net
Hai cô bạn JanJan và Miuykivn đều là những người bạn có kinh nghiệm backpack, khả năng tổ chức và lên kế hoạch tốt. Nhớ lại hồi ấy, tối nào cả 3 cũng conference đến khuya để lên lịch trình Tứ Xuyên - Tây Tạng. Lịch trình đã xong, thậm chí đã contact với các agent để làm permit vào Tây Tạng. Một hôm JanJan tìm được cuốn Con Đường Tơ Lụa của Xa Mộc Kỳ ở Đinh Lễ. Đọc xong cuốn bút ký này JanJan mê mẩn ngợi ca, đến mức tôi và Miuykivn phải lao ra Đinh Lễ vợt lấy những cuốn cuối cùng rồi ngồi trên vỉa hè đọc ngấu nghiến.
Đoạn mở đầu của Con đường Tơ Lụa , Xa Mộc Kỳ đã viết thế này:
"Do đâu mà con đường tơ lụa có sức hấp dẫn như vậy? Những ai đã đi thăm con đường xưa nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc đều tự cảm nhận sức hấp dẫn ấy.
Ông Trần Thuấn Thần, người từng đi lại nhiều lần trên con đường tơ lụa đã nói với tôi rằng mỗi lần đi như thế mình lại phát hiện ra những cái mới và hiểu thêm được những điều mới.
Tôi đang dài dòng cho ông biết mấy người bạn của tôi chưa từng đi lần nào cả, ông ngồi yên lắng nghe, rồi cười, nói với vẻ khiêm hòa:
- Ồ thú lắm! Tôi cũng cần phải đi lại. Năm 1978 và 1979, tôi đã phải mất bảy tháng để đi từ Tây An, men theo dấu chân của các đội con buôn đi bằng lạc đà thời cổ đại qua từng trạm, từng trạm để thám hiểm, đi khắp hành lang Hà Tây và xuyên qua ba tuyến đường ở Nam Bắc dãy Thiên Sơn, toàn bộ hành trình phải đến hơn 5000 cây số.
Đối với tôi sự cảm nhận về sức hấp dẫn của con đường tơ lụa, nếu được nói một câu khái quát thì tôi sẽ nói trong cuộc tìm tòi thám hiểm này rằng tôi cảm thấy thích thú vô cùng.
Chỉ nói đến phong cảnh thiên nhiên thôi thì nào núi non, sông ngòi sa mạc, thảo nguyên - chúng luôn luôn biến hóa. Cái bao la khoáng đạt cố nhiên là nét đặc sắc của chúng, nhưng còn núi cao, vực sâu hoặc trong lòng sa mạc thì cảnh sắc kỳ ảo, rực rỡ, tráng lệ khiến người ta không ngớt thán phục. Trên đường đi thường có thể không biết tên địa phương, nhưng ta có cảm tưởng hầu như được xem những bức tranh sơn dầu cổ điển vậy. Cảnh đẹp do chính ta phát hiện và tự nhận ra sự hứng thú đặc biệt của chính mình.
Trên con đường tơ lụa, rải rác đây đó là những tòa cổ thành, những hang thạch động, chúng lóe lên ánh sáng ngọc ngà thần bí của một thời. Cho dù đã có nhiều nhà bác học trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng cũng vẫn chưa làm lộ ra hết bức màn bí mật trong bản thân chúng. Người có lòng cứ việc tìm đến từng chút, từng nơi, còn đối với người đương thời hoặc đối với hậu thế, đó cũng là công việc mang rất nhiều ý nghĩa.
Ngay như lộ tuyến của con đường tơ lụa đến nay vẫn chưa hoàn toàn được xác định. Phương hường tổng thể của nó thì đã rõ, song truy tầm theo dấu chân của Trương Khiên, Hoắc Khứ Bệnh, Cưu Ma La Thập, Huyền Trang thì cũng cần phải mất nhiều công sức. Theo dấu chân thám hiểm của cổ nhân, tôi cho rằng ngày xưa việc khai thông giao lưu văn hóa giữa Trung Hoa và phương Tây của những người này là những cống hiến đáng khâm phục...
Tác giả
Tháng Năm năm 1986"
Last edited: